Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Một Lần Trúng Số

Truyện ngắn của Hai Hùng SG


Vừa trút bộ đồ sau một ngày vất vả ở nơi làm việc, cái tâm trạng chiều cuối tuần thật dễ chịu vì tôi cố xua đi những con số những lo toan trong công việc sổ sách hàng ngày, hít căng đầy không khí vào buồng phổi rồi thở ra nhẹ nhàng, cứ thế sau đôi lần làm như vậy tôi mới lấy lại cái trạng thái nhẹ nhõm như buổi đầu ngày. Tắm rửa ăn uống xong tôi nằm xoải lưng trên chiếc ghế bố rồi tiện tay quơ cái remote bấm vội, màn hình ti vi đang trình chiếu bộ phim "Những con chim hót trong bụi mận gai", tôi xem cho có xem vì thể loại phim này nó không hợp gu của tôi nhưng với thời "bao cấp" được xem bộ phim như vậy đã là điều hạnh phúc cho mọi người dân lắm rồi vì ngoài nhưng phim của Liên Xô, phim trắng đen của Hà Nội làm thì người dân Sài Gòn không còn nguồn phim nào khác để xem...
Đang lim dim trên ghế bố, tiếng động trong phim đến những hồi giật gân dồn dập theo tình huống cũng không làm tôi hứng thú chăm chú xem, bổng đâu tiếng cái thắng xe đạp kêu rít bên tai tôi hòa lẫn cùng tiếng gạt cái chống xe rồi tiếng thằng Hải em tôi dồn dập gọi:

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Tình nghĩa Bên Dòng Kênh

Truyện ngắn của Hai Hùng SG


Lấy cây Sào chống chiếc ghe tách bến xuôi về con kinh phía ngã ba sông cái, cha con ông Sáu trong bụng thật vui bởi chuyến ghe từ chợ quận lần này ông đã cất đủ các loại hàng hóa mà bà con trong ấp dặn dò để chuẩn bị cho cái tết Nguyên Đán, nhẫm tính trong đầu nếu chuyến hàng cuối năm này mà gom hết tiền đã bán chịu cho bà con trong năm thì tết này gia đình ông Sáu có điều kiện sắm sửa ba ngày tết thật tươm tất, ông sáu vừa chèo ghe vừa gọi con Thắm con gái của ông đang ngồi sắp xếp đồ đạc trong khoang:

- Thắm ơi! Con xem lại cái sổ mua chịu của bà con coi họ còn thiếu mình bi nhiêu, con áng chừng được rồi để tía liệu bề với má mầy lo cái tết này coi.

Đang dời mấy khạp tương hột, mấy can đựng dầu hôi gọn vào một chổ để có lối đi lại trong lòng ghe,Thắm nghe tía biểu lo tính tiền nợ nần của bà con nên Thắm đáp vội:

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Trận Đòn Năm Xưa

Truyện ngắn của Hai Hùng SG

Sài gòn 14.7.2015
(Một ngày tôi nhớ đến ba mình)


Ngồi bệt dưới bãi cỏ nơi bờ sông mắt  tôi dỏi nhìn theo cái phao đang nổi phập phìu trên mặt nước, chốc chốc cái phao bất chợt chìm xuống nhưng nó vụt trồi lên ngay khiến tôi nóng máu nói lầm bầm:

- Có cắn câu thì cắn đại cho rồi, tụi bây cứ nhấp nhấp hoài làm tao bực mình lắm rồi đó nha.

Lại thêm lần nữa phao chìm nhanh xuống nước, không đợi thêm phút nào tôi giật mạnh cần câu về phía sau, một chú cá Chạch nhỏ bằng ngón tay út của mình con cá ngo ngoe vùng vẫy, vói tay chụp sợi dây cước tay kia buông cái cần câu xuống đất để gỡ con cá ra khỏi lưỡi câu, thả con cá vào cái xô nhựa xong tôi tiếp tục móc con trùng đất vô lưỡi câu rồi vung mạnh cần câu về phía trước và tiếp tục ngồi chờ thời.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Thư Ngỏ của Thầy Lê Văn Được

2015-07-08 22:54 GMT-07:00 Được <levduoc@yahoo.com>

NHỜ HOA ĐĂNG VÀO TRANG NHÀ:

Các em thân thương,

THKT đã mất tên, nhưng người KT vẫn còn đó và mang ký ức tuổi thơ hồn nhiên dù đã xa cách nhiều phương trời. Tiếc thay một số Thầy-Trò đã vĩnh viễn ra đi, giờ chỉ còn là hoài niệm, rồi sẽ đến lượt ai bước qua cánh cổng vô thường?

Rất may là ta còn vất vưỡng: Thầy Vinh (vừa mỗ mắt) soạn nhạc, Thầy Được (di chứng stroke) vui tuổi già qua mấy vần thơ; không biết ngày nào tin không vui sẽ đến.

Hai người thầy sẳn lòng tặng nội dung thơ nhạc, mong các em cùng nhập cuộc tình tạo ra tác phẫm tinh thần THƠ-NHẠC THKT, chia sẻ kỷ niệm trần gian để cho nó chào đời...

Cao quý thay!

Thầy Được

Trời Xanh Không Anh

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Phong Dinh



Mùa hè năm bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi bốn tuổi. Sau gần một tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường trước mặt với đàn con nhỏ dại. Con mất cha như nhà mất nóc, chị em tôi như bầy chim tan tác lạc đàn. Dòng đời vẫn lặng lẽ trôi mặc cho bao biến cải đổi dời. Mẹ con tôi phải cùng dựng lại nóc, mà từ ngày xưa cuộc chiến chinh nào cũng đã đưa những người mẹ trở thành "phụ thân". Gom hết tiền dành dụm cộng với tiền tử, mẹ tôi bán luôn căn nhà đầy hình ảnh kỷ niệm cha tôi, để sang lại quán cơm bình dân, đối diện bến xe đò thị xã. Phía sau quán cơm Thanh Vị, mẹ tôi lấy tên thị xã đảo ngược lại, bà dựng thêm hai chái nhà cho mấy mẹ con cùng ở. Hai bên nội, ngoại đều nhiều lần đề nghị đem vài đứa về nuôi, đở tay, nhưng bà một mực từ chối. Tôi thương mẹ vô cùng. Là con gái lớn, tôi cũng nhiều lần xin nghỉ học giúp mẹ một thời gian, khi ổn định đâu vào đó, tôi trở lại trường cũng không muộn. Mẹ tôi vừa khóc vừa mắng tôi một trận nên thân. Từ đó, tôi không dám nhắc đến nữa, mà cố gắng sau buổi học dồn hết tâm sức đở đần với mẹ cho tiệm cơm và chăm sóc đám em. Đời sống mẹ con tôi cứ vậy lặng lẽ trôi qua như dòng kinh xáng chảy quanh thị xã, phía sau nhà.

Tàn Phai

Thơ Mai Trần



Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Phân Ưu Đến Gia Đình Lưu Hoàng Sơn, Lưu Thị Bi và Châu Thị Ánh Hoa


Hòa Nhịp

Thơ Thầy Lê Văn Được



Thêm Bước nữa

Truyện ngắn của Hai Hùng SG
                   (Đêm 3 July 2015)

Từ khi có bà Tám dọn về ở cái xóm này đã nhiều việc xảy ra khiến cho nhiều người thích thú, việc đầu tiên bà cho sơn phết lại toàn bộ căn nhà với màu xanh két  cái màu mà ít có ngôi nhà nào chủ nhân ưa chuộng, cả xóm tôi căn nhà bà như nổi bật hẳn lên, cũng vì cái màu sơn này khiến ông Sáu khều ngứa mắt, nên vào một sáng nọ sau chầu cà phê ở quán Bà Tư bán ngay đầu hẻm ông Sáu lò dò thả bộ đến trước cổng nhà bà Tám rồi ông réo lên:

- Chị Tám ơi! Có nhà không chị?

- Ai đó in như anh Sáu Khều phải không? Sáng sớm tìm tui có gì không cha nội, may cho tui là bà giá chứ không khéo lúc ông chồng tui còn sống ổng ghen dàn trời,  thấy ông tìm tui kiểu này ổng xử đẹp ông liền đó nghe cha già Sáu. Ha ha ha.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Tách Trà Thanh

Thơ Cô Lưu Nga Ảnh


Tóc Xanh Mấy Mùa

Truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Long (Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng)



1.

Tôi bồn chồn, liếc mắt nhìn đồng hồ rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách "nồng cốt", để bắt đầu chương trình. Mà bao giờ cũng vậy, các vị khách "nồng cốt" cho các buổi sinh hoạt thính phòng nầy luôn luôn sử dụng giờ "dây thun" phơi nhiều nắng. Hơn nữa, Khánh sắp tôi hát mở đầu chương trình, nên tôi sẽ có dịp chuồn êm sau phần trình diễn...

Từng động tác nhỏ, mỗi ánh mắt vô tình của tôi cũng đã và đang là đề tài thì thào, bàn tán của đám người chung quanh. Tôi nhột nhạt đến khó chịu vì những cặp mắt "tà tâm" của đám đàn ông cùng với những cái nhìn soi mói của mấy bà trên khuôn mặt đẹp của tôi. Tất cả dù quá quen thuộc, đến không còn cảm giác, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề. Ly nước lạnh xoay tròn trên tay tôi, chừng như đang bao quanh với những lờI tán tụng của ngườI đàn ông nào đó trong bàn. Không hiểu sao, những người đàn ông trí thức, lịch sự và sang trọng trước mặt không đem lại một mảy may nào chú ý của tôi. Họ trao đổi, bàn luận những vấn đề chính trị, xã hội và nghề nghiệp trọng đại thật say sưa, rộn rã cố chừng khoe khoang sự thành công để chinh phục sự chú ý của tôi.

Luyến Nhớ

Thơ TM.