Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Còn Chút Gì Để Nhớ

Truyện ngắn của Lanh Nguyễn


Hôm trước trên Tha Hương có post bài thơ ƠI EM MIỆT THỨ của Nguyễn Minh Phúc làm tui nhớ lại những ngày đầu đặt chân lên cái xứ mà ban đêm trai gái gì khi "tè" xuống sông cũng xẹt lửa đỏ trời. Xin kể lại để quý bạn cùng xem chơi giải buồn nghen...

Đầu thập niên 70 chiến tranh Việt Nam đã leo lên đến nấc thang sau cùng, nên hầu như con trai trên 18 tuổi đều gia nhập quân đội để ra sức giữ gìn phần đất còn lại cho nó khỏi bị nhuộm đỏ. Nhưng cũng không ít người tìm đủ lý do để trốn lính, khỏi phải thi hành nghĩa vụ gìn giữ quê hương. Họ trốn lính qua đủ mọi hình thức hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Ba hình thức hợp pháp phổ thông nhất để trốn lính thời bấy giờ là hoãn dịch vì lý do học vấn, vì lý do gia cảnh và vì lý do công vụ (đang làm việc ở xã ấp)...

Sợi Nắng

Thơ Thanh Trần



Nhớ Nhau Hoài

Thơ Mặc Mặc



Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Mối Tình Đầu Của Tôi

Truyện ngắn của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng


1.

Ngày xưa còn bé, tôi thấy con sông trước nhà nội sao lớn đến như vậy. Ước mơ thuở đó, là một ngày tôi sẽ bơi qua sông, đến bên kia bờ. Rồi chẳng lâu, tôi đã thực hiện được điều đó. Con sông trước nhà nội tôi không còn lớn nữa! Ngồi ngất ngưỡng bên kia sông, nhìn khúc quanh cuối làng, tôi vẫn thường tự hỏi: dòng sông quê tôi, sẽ chảy về đâu ở cuối nguồn? Cho đến khi học hết tiểu học, tôi phải lên huyện để thi vào lớp đệ thất. Ngày đi thi, bà nội và má tôi nhắc nhở, dặn dò đủ điều gần hết cả đêm. Riêng tôi, chỉ mong ngày mai sẽ được đi đò lớn, ra khỏi làng đến cuối nhánh sông quê. Thế nhưng khi con đò lớn chạy hết con sông làng, thì trước mắt tôi là một bãi sông lớn mịt mùng, không bờ bến, trước khi rẽ vào trường huyện. Trên đò mọi người lao nhao, đã ra sông Cái! Tôi xúc động vô cùng. Thì ra là vậy, cuối nhánh con sông nhỏ làng tôi là một con sông rộng lớn khác. Con sông nhỏ trước nhà nội không dừng lại ở cuối làng, mà hòa mình vào một dòng sông khác của quê tôi, rộng lớn hơn và trôi, trôi mãi không ngừng. Tôi không còn mơ ước sẽ bơi qua bên kia bờ của dòng sông Cái, như ngày xưa nữa. Nhưng dòng sông Cái rộng lớn nầy sẽ trôi về đâu ở cuối chân mây? Một ngày lớn lên, tôi quyết sẽ đi đến đó. Tôi tự nhủ với lòng. 

Chiều Giữa Thu

Thơ Lanh Nguyễn



Rặng Liễu Ngọc Lam Bên Sông

Thơ Cố Quận



Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Uyển

Truyện ngắn của Nguyên Ngôn


Niềm vui bùng vở. Hàng cây xương rồng trổ bông. Đám nga dọc bờ sông trổ cờ. Cây bằng lăng đơm bông tím tình yêu rực rỡ. Tất cả các nét đẹp thiên nhiên xuất hiện do sự xuất hiện của một cô gái. Không, phải nói là một nàng tiên vừa xuất hiện.

Thời dụng biểu của anh học trò nghèo phải thay đổi. Anh học trò phải bỏ ra buổi trưa nửa giờ, buổi chiều nửa giờ để len lén đón nhìn tiên nữ đi học ngang nhà. Anh học trò tên Độ. Anh vừa mới đậu bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp. Rắn đã thay da. Cua vừa lột vỏ. Anh bước lên một từng lớp mới. Anh có thể làm quan: thiếu úy Bảo An hay Thẩm Sát Viên Cảnh sát. Người ta nhìn anh học trò như thế.

Chính hắn, hắn chỉ biết mình là anh học trò lớp Đệ Tam, ban B. Hắn học buổi sáng. Đây là năm học nhàn nhã sau cùng của thời học sinh, đầy mộng mơ lãng mạn. Hắn đứng dưới tàng cây bằng lăng, đờ đẫn, ngây dại, thất thần nhìn nàng tiên của hắn đi qua. Nàng tiên sáng chói, đẹp rực rỡ, đẹp hơn cả các tượng nữ thần. Sức sáng chói thần tiên của nàng đủ để soi rọi, làm bừng sáng các cõi u minh trần thế. Nàng tiên chẫm rãi, nhẹ nhàng, thoáng một cái đã đi ngang qua hắn. Ánh mắt đờ đẫn, siêu hồn, lạc phách của hắn làm cho nàng tiên bối rối, e thẹn cuối đầu. Nàng tiên đã đi qua từ lâu, hắn vẫn còn đứng trơ ra đó. Hắn đã đánh mất linh hồn. Hắn biến thành tượng đá. Tượng đá đứng cạnh gốc bằng lăng từ tạo thiên lập địa đến giờ

Trăng Quê

Thơ Trần Phiêu 



Em Đã Về

Thơ Thầy Lê Văn Được



Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Trăng - Nhạc Thầy Vĩnh Trương

Nhạc Thầy Vĩnh Trương
Thơ Phan Thị Thùy Dương & Nguyễn Xuân Hiền

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Trăng", phổ thơ Phan Thị Thùy Dương, Nguyễn Xuân Hiền và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả




Thương

Thơ Mặc Mặc



Nỗi Đau Giằng Xé

Thơ Sơn Nam