Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

Đẹp Tình thơ

 Thơ Kim Phượng 



Chắc Là Chuyện Giai Thoại

 Tùy bút của Đặng Xuân Xuyến


Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.

Cánh Phượng Ngày Xưa

 Thơ La Thùy 



Ta Nào Phải?

 Thơ Huỳnh Chí Hậu 



Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

Xa Rồi Ân Ái

 Thơ Kim Ba



Chuyện Cu Tố Làng Tôi

 Truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến 


Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tí tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ. Bằng tuổi nó, con nhà khác thì được học hành đến nơi đến chốn, còn nó, đang học dở cấp 2 phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Mẹ nó bỏ làng ra đi dễ đến sáu, bảy năm rồi, còn bố nó là kẻ nát rượu nhất vùng, mỗi khi quá chén lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân, trút lên đầu nó tất cả sự hận thù về mẹ nó. Nghe đâu, mẹ nó sau một cuộc mây mưa tình ái với gã hàng xóm, nó được hình thành từ bận ấy. Không phải lão Phục - bố nó - có vấn đề về chuyện chăn gối, mà cái chính để mẹ nó ngoại tình đẻ ra nó là do hoàn cảnh…. Vâng, thì hẳn là do hoàn cảnh, chứ mẹ nó vốn là người nổi tiếng hiền thục nhất làng, đâu muốn lão Phục phải nuôi con người khác. Ngay cả thằng cu Đấu, lão Phục cũng thừa biết là con của lão Q, nhưng vẫn quyết cưới, vẫn hì hì cười: “Cá vào ao ta, ta được”, chứ đâu phải mẹ cu Tố chủ tâm lừa dối. Người làng Trúc Xuân vốn rộng lượng, nhất là trong hoàn cảnh gia đình cu Tố, nên nhiều người có vẻ bênh mẹ cu Tố ra mặt, tất tật mọi chuyện đều đổ lỗi cho hoàn cảnh nó trớ trêu, nó oan nghiệt, không chịu chiều theo ý người …. Vì thế, thượng vàng hạ cám, người làng Trúc Xuân đổ tuột lên đầu lão Phục! Thật tội cho lão, nghe mọi người bóng gió, mỉa mai, lão chỉ biết gượng cười. Lão không thích phân trần, vì đấy không phải bản tính của lão, hơn nữa, nếu có nói, cũng không ai chịu nghe, càng không ai chịu tin. Xưa tới nay, ở cái làng Trúc Xuân này, có ai coi lão ra cái thá gì? Trước mặt thì cười cười nói nói, ra vẻ thân tình, thương mến lắm, nhưng vừa đi khỏi dăm ba bước là những cái bĩu môi, những lời châm chọc chạy theo lưng lão.

Chiều Lạnh

 Thơ Mặc Khách



Hoa Vàng Mấy Độ

 Thơ Quí Thành Huỳnh