Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Khoảnh Khắc Hóa Thành Thiên Thu

Tùy bút của Thanh Hà 

Đời người dẫu có mong manh
Đôi khi khoảnh khắc hoá thành thiên thu ( TH )

Gom nhặt ký ức về “Saigon của tôi” ngày xưa.

Ngày…tháng… 1975
Sai Gòn những ngày cuối cùng trước tòa Đại Sứ Quán Mỹ

Đầu năm 1975, tết âm lịch xong chị em tôi trở lại Saigon để bắt đầu chuẩn bị gạo bài cho mùa thi cuối khoá, thông thường vào giữa mùa hạ.

Thật sự lúc ấy vì đang đi học nên trọng tâm ý nghĩ của tôi nặng về trường lớp, thi cử là chính. Chuyện chiến tranh, đất nước tôi cũng tìm hiểu, đọc các phóng sự, tác phẩm viết về người lính, các anh bạn của các chị tôi trong nhiều binh chủng thỉnh thoảng có kể phớt qua–à, lạ là khi các anh được phép về hậu phương thăm gia đình, rất hiếm khi kể các trận hành quân nguy hiểm lội sình lầy, các chuyến nhảy dù xuống ngay chiến địa, các chuyến lái trực thăng cứu nạn, các chuyến tàu tuần tiểu trên sông ngòi kinh rạch nhỏ hẹp bị trúng đạn pháo kích… tuỳ theo họ thuộc binh chủng nào cho chúng tôi nghe. Có lẽ họ đã sống đối diện cái chết thường trực, nên khi được vài ngày phép ít ỏi, họ không muốn nhắc nhớ đến những gian nguy bất trắc, để được hưởng trọn vẹn khoảnh khắc yên bình như có thể.

Tháng Tư...

Thơ Mặc Mặc 


 

Góc Nhỏ

Thơ Hồng Điệp 



Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Đêm Chia Tay Ở Tà Niên

 Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng 


1.  
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường. Vừa đi tôi vừa cố nghe ngóng những động tĩnh chung quanh và mong rằng không gặp mặt học trò hoặc người quen. Lòng dạ xôn xao, cả ngày hôm nay tôi chẳng làm gì ra hồn và gần như không nuốt được buổi cơm chiều. Mặc dù đã hứa, tôi cứ mãi đắn đo không biết có nên giữ lời hứa đó hay không? Đây là buổi hẹn rất nguy hiểm cho người gặp gỡ và có khi sẽ một lần vĩnh viễn chia tay. Những ngày tháng gần đây Rạch Giá trở thành nơi tập trung cho những chuyến ra đi, những chuyến ra đi biền biệt quê nhà. Ngôi trường cấp 3 Rạch Sỏi nhỏ bé của tôi cũng không ngoại lệ. Học trò bàn chuyện "vượt biển" nhiều hơn chuyện học. Thầy cô mỗi ngày nhìn xuống lớp, vài khuôn mặt mất đi giữa ghế bàn. Đôi lúc phải dồn lớp dạy mới đủ số học sinh. Đã có nhiều buổi chiều học sinh vào trường như thăm viếng thầy cô và để kín đáo nói lời chia tay. Ở tuổi các em "ăn chưa no, lo chưa tới" mà đã phải tự làm người lớn, vượt ngoài ý thức của bản thân. Một thế hệ "lớn trước tuổi", toan tính hoang mang nhiều hơn mơ mộng sách bài. Nhiều thầy cô giáo phải "nổi giận" vì tinh thần học tập sa sút của các em. Tôi thương các em nhiều hơn bao giờ hết. Nếu tôi là các em chắc cũng không thể làm khác, nhiều khi còn tệ hại hơn không chừng? Vì thương con, cha mẹ đã đẩy các em "ra khơi" mong sẽ tìm được một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp hơn. Chỉ với hành trang là những tờ giấy tập trắng, các em phải làm gì cho những bước đường vô định, tương lai may rủi nơi bên kia xứ lạ quê người? 

Những Người Không Chết

Nhạc Phạm Thế Mỹ 
Trình bày Kim Oanh
Video clip Kim Trúc 

Mỗi Độ Tháng Tư Về, lòng người dân miền Nam đều mang mang một nỗi buồn ngậm ngùi ..
Xin mượn ca khúc NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHẾT của cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ như một nén nhang lòng  tưởng niệm những đồng bào nạn nhân đã chết trong cuộc chiến hay trên đường tìm Tự Do, và xin thành kính Tri Ân những người lính VNCH, TPB  hy sinh máu xương đền nợ nước.
Họ đã CHẾT để con cháu họ được SỐNG hôm nay" 🌹❤️
NHỮNG AI ĐÃ CHẾT VÌ SÔNG NÚI
SẼ SỐNG MUÔN ĐỜI VỚI NÚI SÔNG ! 
-Thơ Trần Trung Đạo.



Lại Một Tháng Tư

 Thơ Thoại Phương 





Tháng Tư Về

 Thơ Mộc Lan 



Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Sau 30.04: Bây Giờ Bạn Ở Đâu?

Tùy bút của Thanh Hà 


1/-

Hồi ấy, một người chị của tôi đậu tú tài hai, lên Saigon để tiếp tục vào đại học. Ba má thương và lo chị sống xa nhà một mình nên cho tôi lên theo, có chị có em. Nên thay vì chuyển ra Nguyễn Trung Trực để học năm cuối bậc trung học thì tôi khác con cò trong ca dao:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng

Cò chỉ bay từ cửa phủ ra cánh đồng, còn tôi rời tổ ấm nhà quê tung cánh bay một mạch 250 km tới tận thủ đô của miền Nam Việt Nam cú direct không phải dừng chân ở cánh đồng nào hết. Thế là giấc mơ được sống ở hòn ngọc viễn đông đã đuợc thực hiện sớm hơn dự kiến một năm, khiến tôi cứ nôn nao sung sướng vô cùng.