Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Phân Ưu Đến Gia Đình Bạn Cao Thị Tuyết


Phân Ưu Đến Gia Đình Chị Judy Trần & Thi sĩ Mai Trần


Chim Phóng Sanh

Tùy bút của Hình Toàn 

 Tháng bảy mùa lễ Vu Lan

mùa xá tội vong nhân hay mùa Vu Lan báo hiếu 
Tháng bảy mưa ngâu bắt cầu ô thước 
Thường vào ngày rằm tháng bảy các chùa thường tổ chức mùa lễ Vu Lan thật lớn thật linh đình và các phật tử thường đi lễ chùa đốt nhang lạy Phật cầu Phước cầu an cho gia đình cho cuộc sống và có phong tục mua chim, cá để phóng sanh với ý nghĩ là làm việc thiện 
     Nên vô hình chung biến trước cổng chùa thành nơi buôn bán tấp nập, nào đèn nhang hoa quả, cá, chim ...tạo nên một khung cảnh nhốn nháo ồn ào lời rao, lời mời gọi lời trả giá mặc cả như một cái chợ 

    Ôi ! Còn đâu vẽ trang nghiêm của một ngôi chùa..đó là chưa nói tới cảnh những hành khất qui tụ về xin bố thí (vì vào dịp lễ Vu Lan nên lòng thiện nhân cũng rộng mở hơn nhiều) thường thì những nơi đông đúc chen lấn thì có tình trạng móc túi hay rạch bóp xảy ra

Cô À! Thu Tàn Rồi Ư

Thơ Cố Quận



Chỉ Có Em

Thơ Bạch Huệ 



Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Phân Ưu Đến Gia Đình Bạn Kim Oanh, Kim Quyên, Kim Điển, Thanh Thủy...


Đoạn, Về Sông Dọc Lửa

Hồi ký của Phạm Hồng Ân 


Bước xuống phi cơ, tôi vội vã thuê xe về xóm Chùa, thăm Ba, Dì và các em. Đức và Hiền còn nhỏ, chỉ ngơ ngác nhìn tôi như người xa lạ. Ba tôi đi làm, chưa về. Còn Dì, tất bật, chạy tới chạy lui, thăm hỏi đủ điều. Cuối cùng, dì cắp nón ra chợ, mua thức ăn cho buổi cơm chiều. Tôi muốn lên gác, thắp cho ông bà một nén hương tưởng niệm. Lâu rồi, tôi không có dịp tham dự ngày giỗ trong gia đình. Lâu rồi, tôi như đứa con hoang đàng, mãi lang bạt đầu núi cuối sông. Tôi tiến tới bàn thờ, vừa đưa tay cầm bó nhang, bỗng một xấp phong bì rơi xuống, nằm sóng soải dưới chân. Dòng chữ quen thuộc trên bì thư đập vào mắt tôi. Trời ơi! thư của Út. Mấy chục lá thư của em gởi cho tôi, lâu rồi, tôi chưa bao giờ nhận được. Tại sao thư lại nằm đây, nơi góc bàn thờ ông bà, trên căn gác ba tôi? Tôi run rẩy lật từng trang. Lá thư cuối cùng, cách nay đã hai năm, Út đau khổ viết "...Em gởi cho anh rất nhiều, rất nhiều thư. Nhưng vẫn chưa bao giờ nhận được hồi âm, dù chỉ là đôi dòng ngắn ngủi. Em biết, hình bóng em bây giờ đã phai nhạt trong anh, đã vĩnh viễn phai nhạt trong anh. Vậy thì, bức thư này là bức thư cuối cùng em viết cho anh. Nếu không thương nhau nữa, thì hãy coi đây như những kỷ niệm, cho tình yêu chúng mình..." Tôi úp mặt vào hai lòng tay, ngậm ngùi. Cố nén buồn đau cho chìm xuống đáy tim, nhưng sao nước mắt của tôi vẫn lặng lẽ lăn dài.
Chiều xuống dần. Dì tôi còn ở trong bếp, cố làm món ăn cuối cùng. Tôi cầm xấp thư, vẫy trước mặt dì.
- Thư của bạn con. Sao dì cất, không đưa cho con?
Dì buông đũa, chăm chú vào các lá thư.
- Ô, thư này lâu rồi. Lúc con còn đi học. Ba giấu, sợ con bận tâm đến yêu đương sớm, chẳng học hành được.

Vọng Cồ: "Trái Tim Người Mẹ "

Tác giả Ngọc Phúc
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc 



Tình Đầu

Thơ Cutin An 



Trăng Vu Lan Nhớ Mẹ

Thơ Kim Hương 



Mùa Xuân Qua

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Allen Trinh 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Mùa Xuân Qua", phổ thơ Allen Trinh  và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 





Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Bóng Thời Gian

Tùy bút của Hình Toàn 


Không hình không tuổi không tên
Chảy ngang trần thế dệt nên tháng ngày 
Không màu không sắc hiển bày 
Xuân thì thuở nọ chiều nay bạc đầu 
........
Thời gian hai chữ nhiệm mầu 
Là phương thuốc để quên sầu thế gian
Thời gian hai tiếng gian nan
Nhọc nhằn nhân loại vội vàng đến, đi 
.........
Thời gian thực sự là gì ?
Thủy chung bạc bẻo cũng vì thời gian 
Những ngày hội ngộ hân hoan
Chén mừng chưa trọn đã tàn cuộc vui 
           (Thơ : Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ )

 Vâng ...cuộc vui nào không tàn, sự hội ngộ nào cũng phải chia tay, mới vui mừng đi dự HỘI NGỘ  Kiên Giang, chớp mắt một cái mà nay đã hơn một năm 
theo như dự tính thì năm 2021 hội ngộ liên trường KG sẽ tổ chức tại thành phố Denver tiểu bang Colorado, nên nhóm bạn tụi tui hẹn nhau sẽ về hội ngộ ...thôi giờ vui được cứ vui hai năm mới có một lần, nay không còn bận bịu con cái thì cứ an hưởng tuổi xế chiều, thời gian như chiếc bóng ngày lại ngày qua như gió thổi qua mành .

Áo Vàng Qua Ngõ

Thơ Thoại Phương 



Quán Xưa Hò Hẹn

Thơ Lan Anh 



Thức Giác

Thơ Nguyễn Nhớ 



Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Đoạn Dạo Đầu, Khúc Hùng Ca

Hồi ký của Phạm Hồng Ân 


          (Gởi Kalee xa xăm)

Tg Phạm Hồng Ân
Chiếc Boeing 707, sau khi vượt qua chặng hành trình dài 12,000 dặm, đã ngạo nghễ đáp xuống phi trường Newyork an toàn. Nước Mỹ rực rỡ hiện ra trước mắt chúng tôi. Tất cả đều mới lạ, đẹp đẽ, và văn minh một cách tuyệt vời.    
Trường U.S. Naval Officer Candidate nằm ở tiểu bang Rhode Island, trong thành phố Newport, thuộc khu vực vịnh Narragansett. Đó là điểm cuối cùng chúng tôi phải đến, để chịu thời gian thụ huấn, cách đây thêm 2 giờ xe nữa. 
Chiếc bus quân sự màu xám tro, dềnh dàng như tòa nhà hình hộp, đang nằm sẵn chờ chúng tôi bên vệ đường. Cô tiếp viên Mỹ xinh xắn, nở nụ cười thật tươi thắm, đưa tay chào đón chúng tôi một cách nồng nàn.
Chúng tôi là Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học hải nghiệp. Những khuôn mặt ngơ ngáo, chưa biết mùi đời. Vừa rời ghế nhà trường, tình nguyện vào lính, bởi chiến tranh càng lúc càng dâng cao đến độ nóng sốt. 
Có lẽ, lần đầu, chúng tôi đi xa. Trải qua cuộc du hành dài lê thê, nhưng rất ngoạn mục. Chúng tôi tiếp cận ánh sáng văn minh, từ: Narita (Nhật), rồi Alaska, đến Newyork (Mỹ)... Ở đâu, người ta cũng đều lịch sự và ấm no như trong cõi thiên đàng. Nhìn lại, đất nước tôi, biết bao năm vùi mình trong đói nghèo và chiến tranh - mà xót xa, tội nghiệp biết chừng nào!

Xứ Tây

Thơ Linh Trần 



Yêu Thương

Thơ Ngày Xưa Hoa Tím 





Chuyến Đò Hoàng Hôn

Thơ Thầy Lê Văn Được 



Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Trong Cơn Bão Lửa

Tùy bút của Hình Toàn 


(Photo 4WW-CBS)
Trong lúc tiểu bang California đang chống chọi với tình trạng cháy rừng lửa vẫn cháy khắp nơi và người dân hoang mang lo sợ người người chuẩn bị hành trang và theo dõi từng khu vực vì khi có lịnh là phải rời nhà đi lánh nạn, tôi không thể nói khu nào an toàn, vùng nào nguy hiểm vì tuỳ thuộc vào cơn gió ....Ôi ! Chưa lúc nào tôi thấy gió đáng ghét đến như vậy 
    
        Trong khi Cali đang trông chờ những giọt mưa để dập tắt ngọn lửa
thì thành phố New Orlean tiểu bang Louisiana và Houston Texas lại cùng một lúc đón nhận hai cơn bảo Marco & Laura .
    Thiệt là không có cái khổ nào giống cái khổ nào, (nơi cần nước thì không có, nơi thì lại có quá nhiều) nên người dân lại quằng mình đương đầu chống chọi 
Rồi tình trạng khẩn cấp lại báo động người dân lại chuẩn bị đi sơ tán tránh BẢO 

Tôi nhớ 15 năm về trước cũng tại thành phố New Orlean trải qua một trận bảo KATRINA đã tàn phá tiểu bang Louisiana 
   Gia đình cậu tôi phải đi sơ tán (gồm 4 gia đình vừa con cháu phải chạy qua Virginia) nơi đây có gia đình một người con gái nhỏ 
   New Orlean một thành phố mà thấp hơn mặt nước biển, nếu lúc trước tôi chọn đó là nơi an cư lạc nghiệp chắc là cũng đồng chung số phận, thật ra lúc đó tôi không biết đâu là đâu ...vì với tôi một người mới định cư thì nơi nào cũng giống nhau ...ôi Âu cũng là số phận 

Khép Lại

Thơ Kim Ba 



Ngăn Cách

Thơ Hàn Thiên Lương 



Ánh Trăng Quê

Thơ Mặc Khách 




Mãn Nguyện

Thơ Nhật Đạo 



Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Đoạn Nháp, Viết Cho Một Hồi Ký

Hồi ký của Phạm Hồng Ân 



Thân mẫu của Tg Phạm Hồng Ân
          Ba bỏ Cà Mau đi, vài năm sau, má tôi sa sút một cách nhanh chóng. Những căn nhà lần lượt bán. Tiền bạc cũng không đủ để nuôi một bầy con và bầy cháu ăn không ngồi rồi. Chị Mau chỉ biết nấu nướng và chăm sóc cho từng đứa, là đã hết thời gian trong ngày. Cuối cùng, chị đành kiếm chồng. Một ông lính trong sư đoàn 21 thương chị, chịu đưa gia đình chị về Chương Thiện sinh sống. Chị Mau đi, má thêm vất vả. Cái quán ế nhệ. Vì những cái quán mới mọc lên, bao vây chung quanh. Vì rạp Huỳnh Long đóng cửa,  người chủ rạp xoay qua kinh doanh cho hàng không Air Việt Nam. Thất bại, má bán luôn cái quán, rồi dọn nhà tới sát trại lính, pha cà phê kiếm sống. Khu trại lính này, ngày xưa là khu dinh điền rộng lớn dưới trào Ngô Đình Diệm. Nay, trong chế độ của tướng lãnh, nó biến thành trại địa phương quân, súng ống rợp trời. 
Gia đình càng lúc càng kiệt quệ, túng quá, anh Hiệp tôi đành tới ban tuyển mộ, đăng lính Biệt Động Quân. Trên Sài Gòn, anh Nghĩa tôi dở dang việc học, cũng chui vào Thủ Đức. Em Báu tôi học chữ hết vô, xin má về tá túc với cô tôi, học nghề điện ở Bạc Liêu. Pha cà phê cho lính, không dễ kiếm ăn. Đa số lính đều uống ghi sổ, tới kỳ lương mới trả. Ban đêm ngủ cũng chẳng yên. Nửa khuya, họ đổi gác, gõ cửa xin mua một ly cà phê đen. Những ly cà phê đen nhỏ nhoi, tính lại, không đủ để nuôi tôi và thằng út ăn học, nên má làm thêm xíu mại bán cho lính ăn sáng. Tôi lại phải dậy sớm, đi bộ đến lò bánh mì, quảy một bao bánh trên vai, ba chân bốn

Mây... Gió...

Thơ Kim Ba 



Vẫn Trông

Mặc Mặc 



Giọt Nắng Yêu Thương

Thơ Hồng Điệp



Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Bắc California

Tùy bút của Hình Toàn 



 Quay ngược dòng thời gian trở về ba mươi chín năm trước, sau khi lây lất ở trại tỵ nạn và khi được đi định cư tôi chọn “Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ” là 
Quê Hương thứ hai nơi tôi đến đầu tiên là thành phố New Orlean tiểu bang Louisiana nhưng tôi chỉ ở đó hai mươi lăm ngày ngắn ngủi, sau khi hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ của một người vừa mới định cư, thì tôi vội lên đường sang San Jose tiểu bang CALIFORNIA và sống cho đến ngày nay cũng gần 40 năm, vùng đất này tôi đã chọn, tôi hít thở cái không tự do và xây dựng một gia đình nơi vùng thung lũng đầy hoa vàng rực rỡ .

     Và nơi đây còn được mệnh danh là Silicon Valley (thung lũng điện tử) ngành  công nghệ kỷ thuật nỗi tiếng thế giới đa phần phát xuất từ đây như :

Vượt Sóng

Thơ Thoại Phương 



Răng Long Đầu Bạc

Thơ Trúc Lan KTP 



Màu Của Bình Yên

Thơ Diệu Tâm



Mùa Dịch Thăm Bậu

Thơ Phạm Hồng Ân



Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Đoạn, Hồi Ký Chưa Ghi

Hồi ký của Phạm Hồng Ân


 (Kính dâng hương hồn Ba)

Di ảnh Ba cùa Phạm Hồng Ân
Sau khi ba tôi mất, tình cờ sắp xếp lại ngăn tủ trong phòng ông, tôi bắt gặp một quyển nhật ký màu hường, nằm lẫn lộn trong mớ sách chữ Pháp rất xưa. Quyển nhật ký với dòng chữ ngay thẳng, nắn nót, làm lòng tôi se lại, chạnh nhớ đến năm tháng thơ ấu sống bên ba, nơi vùng đất Cà Mau yên lành. Quyển nhật ký ghi lại cuộc đời trôi nổi của ông - một cuộc trôi nổi vạn dặm, từ phương bắc xuống phương nam, xuống tới tận cùng đất nước. Nhật ký ghi lại thời kỳ vua Hàm Nghi, trong đó, ông nội tôi từng là quan chức trong triều đình. Nhật ký viết, khoảng tháng 7 năm 1885, quan phụ chính đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết nửa đêm đem đại binh tấn công vào đồn Mang Cá của Pháp. Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua, đành bỏ kinh thành Huế trốn chạy. Hàm Nghi lưu vong lên Quảng Bình. Ông nội tôi phò vua, đành lưu vong theo. Tại đây, nhà vua ban hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp. Nhưng phong trào tan rã, vì bị hai viên chức phản bội, nửa đêm đem giặc Pháp về vây bắt vua. Thế là, Hàm Nghi bị bắt, bị dẫn vào Sài Gòn, rồi bị Pháp đưa lên tàu, lưu đày ở vùng Algérie. Sau thời gian này, ông nội tôi treo ấn từ quan, chọn Quảng Bình làm quê hương. Kế đó, lấy vợ. Và chẳng bao lâu, bà nội tôi hạ sinh ba tôi. Như vậy, phần số nổi trôi đã vận vào cuộc đời của ba, ngay từ lúc ông chưa lọt lòng.

Nương Sóng Tình Yêu

Thơ Trúc Lan KTP 



Cô Đơn

Thơ Mỹ Nhan Hà 



Cô Đơn

Thơ Mộc Lan 



Mơ Phượng & Không

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Nguyễn Nhớ & Mặc Mặc 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Mơ Phượng & Không", phổ thơ Nguyễn Nhớ, Mặc Mặc  và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả





Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

California (Lửa Rực Trời)

Tùy bút của Hình Toàn 


Trong mấy ngày nay tôi tin rằng các bạn ai cũng xem BREAKING NEW về thảm họa cháy rừng và cháy nhà hai miền nam Bắc tiểu bang California 
 Suốt tuần qua khí hậu trở nên nóng lạ thường có ngày trên 100 độ người dân đang điêu đứng vì con dịch Vũ Hán và các doanh nghiệp khổ sở vì quán ăn tiệm tóc tiệm nail dọn ra đường, chuyện này chưa xong chuyện kia lại đến .

     Vào rạng sáng ngày 18/8/2020 lúc nửa đêm về sáng trời nóng bức  giấc ngủ chập chờn thì bỗng nghe sấm chớp rền vang, nhìn ra bầu trời thì thấy những tia chớp sáng rực và tiếng sét quá lớn ...thường thì khi trời mưa thì mới có sấm sét và tia chớp ....đàng này trời quang đản khô nóng vô cùng thì tại sao lại có sấm chớp, lòng chưa hết hoang mang, trời vừa sáng cả bầu trời như có màn khói  bao phủ, và ngửi thấy mùi khen khét tỏa trong không khí, lúc ấy gần 8 giờ sáng định đi bộ ...

Với Lên Trời Tháng Tám

Thơ Kim Ba 



Khóc

Thơ & design by Linh Trần 


Thương Mãi Lời Rao

Thơ Lạc Nguyễn 



Con Đường Xưa

Thơ Lanh Nguyễn 



Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Người Việt Gốc Hoa Chống Tàu

Tùy bút của Phạm Hồng Ân 


Tôi gặp lại A Tỷ ở chợ Thuận Phát, sau 10 năm anh ta biệt tích giang hồ. Chúng tôi quen nhau vì cùng làm chung trong một hãng “bù tèo”. Cái hãng toàn người già với đồng lương mắc dịch chưa lần nào nhích khỏi năm đầu ngón tay.
   A Tỷ người Tàu, gốc Bạc Liêu. Năm 1978 mua thuyền đánh cá, xuống Cà Mau vượt biên với mấy ông ba tàu khác. Vượt biên đâu phải chuyện dễ. Vượt biên, chẳng những vượt qua muôn trùng sóng gió của biển, thuyền nhân còn vượt qua móng vuốt của công an việt cộng, của cướp biển, thảo khấu, và lòng thờ ơ nơi những nước láng giềng. Cho nên A Tỷ đến đảo chỉ còn cái quần xà lỏn, giấy tờ rớt mẹ đâu mất hết. Đến khi phỏng vấn qua Mỹ, mấy ông ba tàu khác xúi A Tỷ khai sụt tuổi để dễ kiếm việc làm. Chủ Mỹ không ai dại gì bỏ tiền ra thuê một ông già về quờ quạng như con rùa lật ngửa.
   A Tỷ vốn chân thật, dễ tin người. Nhưng tội nghiệp, khi gặp phái đoàn Mỹ, anh ta lúng ta lúng túng thế nào mà khai sụt một hơi 13 tuổi. Thế là, trong lúc bạn bè trang lứa với A Tỷ về hưu, hưởng thú đó đây – thì lão lại khòm lưng bên cỗ máy, cà rịch cà tang kéo lê kiếp trâu già. Mãi đến khi hãng “bù tèo” dẹp tiệm, A Tỷ mới thoát khỏi ách cày. Từ đó, lão biệt tích luôn, tới bây giờ chúng tôi mới gặp lại.

Tiếng Cô Bé Từ Lâu Không Ai Gọi

Thơ Thanh Hà 



Mùa Thu Năm Ấy

Thơ Trúc Lan KTP 



Người Về Đi

Thơ Bá Phước 



Tình Thơ

Thơ La Thùy