Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Người Đàn Bà Đi Nhặt Mặt Trời

Nhạc Tiến Đức
Thực hiện & Trình bày Phù Dù






Khuôn Mặt Hôm Nay

Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng 


Khoảng cuối tháng 6, chương trình mở cửa của tiểu bang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2. Công ty tôi làm cho phép 25% nhân viên được vào văn phòng làm việc. Riêng nhóm của tôi, mỗi người được vào văn phòng một ngày trong tuần. Đeo khẩu trang là điều kiện bắt buột và một số điều kiện khác như: giữ khoảng cách ít nhất 2 mét, mang bao tay và phải rữa tay bằng loại xà bông khử trùng thường xuyên. Mọi người làm việc lặng lẽ, giảm thiểu giao tiếp và nếu không cần thiết, có thể về làm việc tại nhà càng sớm càng tốt. Không khí làm việc căng thẳng, nghi hoặc, buồn chán. Tất cả đã mất, sự thân thiện, cởi mở, nhất là thói quen chào hỏi, tay bắt mặt mừng gặp gỡ của người Mỹ không còn nữa. Tất cả đã thay đổi, tạm thời hay mãi mãi vẫn chưa có câu trả lời thích đáng. Covid-19 đang khoắc lên không phải chỉ nước Mỹ, Âu châu mà toàn thể nhân loại một thói quen mới, một tập quán đang dần dà hình thành? Làm việc tại nhà (work from home) bận rộn và phức tạp hơn tôi tưởng. Mọi quy trình thiết lập, nối kết và kiểm chứng vừa mất nhiều thời gian vừa kém hiệu quả. Sự hòa nhập xã hội, giao tiếp với người chung quanh hay nói khác giữ tinh thần và nguồn năng lượng tích cực với bản thân, với cộng đồng đã không còn nữa. Thay vào đó là những phương tiện truyền thông hiện đại, bạn làm việc tại nhà "nối kết" qua màn hình nhỏ trên bàn viết, ở một góc phòng!

Lặng...

Thơ Kim Ba 



Mong Chờ

Thơ Thanh Trần 



Thuyền Quyên Một Lòng

Thơ Quý Thành Huỳnh 



Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Chữ Và Nghĩa

Tùy bút của Hình Toàn 


 Trong văn chương và chữ nghĩa Việt Nam có muôn vàn lắt léo, nội các dấu : 
 - Sắc = '
⁃ Huyền = `
⁃ Nặng = .
⁃ Hỏi = ?
⁃ Ngã = ~
Bỏ thêm trên những chữ viết cũng là một vấn đề, rồi chữ i ngắn, y dài nhưng khi rắp với mẫu tự khác thì đọc thành ra khác nghĩa thí dụ như chữ : 
   - Thuý 
Mà khi bạn viết y dài thành i ngắn thì nó nghĩa khác tức thì 
   - Thúi 
Rồi còn thêm cái mũ đội trên những chữ cái (A O ) như chữ Lan mà bỏ thêm mũ nhỏ trên chữ A
⁃ Lân  và Lăn 
chỉ một dấu nhỏ trên đầu mà đọc đã khác âm và khác nghĩa, các bạn có thấy chữ vn muôn vàn khăn khó khi đi học, nhứt là lớp vở lòng, thấy THƯƠNG cho những thầy cô giáo dạy lớp mẫu giáo và lớp một dạy những đứa trẻ thơ không biết gì và không biết cầm cả cây viết 

Khúc Luân Vũ Mùa Hè

Thơ Trúc Lan KTP 



Nhặt Lá Vàng Bay

Thơ Quý Lê 



Người Ghét Và Bị Ghét

Thơ Diệu Tâm 



Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Giọt Nước Mắt Bị Bỏ Quên

Tùy bút của Phạm Hồng Ân 


Vài năm trước, tôi có nhận được cú điện thoại thống thiết của thằng cháu ruột, từ Việt Nam.
   – Chú ơi! Hồ sơ của Ba cháu, chú đã mang theo qua Mỹ gần 15 năm rồi. Chú có nộp vào các chương trình nhân đạo của Mỹ chưa chú? Tụi con bây giờ nghèo khổ lắm! Tụi con muốn qua Mỹ làm ăn để phụ giúp gia đình. Ở đây bây giờ khó kiếm việc làm. Muốn vào hãng xưởng, mình phải có thân thế, hoặc có tiền hối lộ …chú ơi!
Tôi lặng lẽ giây lát, rồi bùi ngùi nói với cháu:
   – Hoàn cảnh gia đình cháu không nằm trong diện nào của chương trình nhân đạo Mỹ. Chú đã tìm mọi cách để giúp đỡ các cháu, nhưng cuối cùng đành bó tay. Hơn nữa, bây giờ kinh tế Mỹ đang bị suy thoái một cách trầm trọng. Tìm kế sinh nhai ở bên này cũng rất khó cháu ạ!
Cú điện thoại chấm dứt, nhưng tôi vẫn còn cầm ống nghe, thẫn thờ như kẻ mất hồn. 17 năm qua, hồ sơ của anh tôi vẫn nằm yên trong ngăn tủ. Một hồ sơ của tên lính, một chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa… đã gục ngã ở nơi nào đó trên đường rút quân kinh hoàng vào tháng 3 năm 1975. Tôi đau khổ kéo ngăn tủ. Đây rồi. Tấm ảnh mặc quân phục oai nghi của anh tôi, vừa rơi ra, từ mảnh bằng tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Chính Trị. Và kia là bản Tướng Mạo Quân Vụ. Tất cả, với thời gian trôi qua, chất chồng… màu giấy đã xao xác ố vàng. Đại Úy Phạm Hữu Nghĩa, sư đoàn II bộ binh, Bộ Tư Lệnh đóng tại Quảng Ngãi. Với tôi, anh Nghĩa vẫn còn là một quân nhân tại ngũ. Bởi anh chưa trút bỏ quân phục, chưa đào thoát, chưa cam chịu ngục tù, chưa cao bay xa chạy ra nước ngoài. Anh đã hiên ngang nằm xuống cho quê hương, nằm với linh cảm cuối cùng: hy sinh vì đất nước…

Khi Xa Người

Thơ Allen Trinh



Phượng Đỏ Màu Hoa Rụng Áo Ai

Thơ Lee Cai



Tình Cha

Thơ Mặc Mặc 



Mẹ Tôi

Thơ Hồng Điệp 



Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Đón Xuân Ở Chicago

Tùy bút của Phạm Hồng Ân 


Tết này, tôi dự định sẽ dẫn bà vợ đi du lịch một chuyến lên Las Vegas cho biết. Mấy lần tết trước, hai vợ chồng cứ quanh quẩn trong nhà, thui thủi với cái điện thoại suốt ngày suốt đêm để chúc tết cô bác, anh chị em, cháu chắt, bà con và bạn bè bên tận Việt Nam. Nhờ có cái điện thoại, căn phòng ồn ào lên với tiếng nói tiếng cười có vẻ tết đôi chút. Nếu không, hai vợ chồng cứ ngồi lên ngồi xuống với nồi thịt kho hột gà và mấy đòn bánh tét nhân mặn, độ chừng lai rai một tháng vẫn chưa thấy hết. Chúng tôi chỉ độc nhất vô nhị một thằng con trai. Vì thích mộng giang hồ, nó đã từ giã mẹ cha qua Chicago lập nghiệp, ngay từ những tháng năm đầu tiên, khi đặt chân lên đất Mỹ. Rồi...có lẽ mùa đông ở đó lạnh thấu đất thấu trời, nó chịu cảnh cô đơn không nổi, đành lập gia đình sớm, đến nay đã có một bầy con tương đương với nửa tiểu đội tân binh. Rồi...có lẽ bầy con ngày ngày níu lưng nó, đòi uống đòi ăn từng phút từng giờ, nên nó mất biệt luôn và thường xuyên ca bài hát cũ rích "xuân này con không về".
   Dự định xong, chưa kịp thực hiện, tôi lại nhận cú phôn của thằng con 
   - Con vừa mua xong hai vé máy bay cho ba mẹ qua ăn tết với tụi con. Ba vào email in nó ra. Đến ngày, ra phi trường làm thủ tục lấy vé lên phi cơ. Chúc ba mẹ thượng lộ bình an.
   Tôi chưa kịp phân trần, bên đầu dây kia nó đã cúp máy một cái cụp. Trời đất! Cái thằng ba trợn. Từ ngày qua Mỹ, nó cứ đặt đâu thì mình theo đó, kể cả lúc quan trọng nhất là lấy vợ, nó cũng chẳng cho vợ chồng già này có ý kiến ý cò gì ráo?

Lavender

Thơ T2H 



Hoàng Hôn Núi

Thơ Allen Trinh



Nước Mắt Tạo Hóa

Thơ Huỳnh Chí Hậu 



Lối Kép

Thơ Mộc Lan 


Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Con Theo Chân Ngài

Nhạc Vĩnh Điện - Thơ Trần Tố Uyên 
Trình bày Ca sĩ Đông Nguyễn
Video clip thực hiện tại phòng thu âm Dong Nguyen 




Quán Ăn & Hớt Tóc Vỉa Hè

Tùy bút của Hình Toàn 


 Hôm nay tình cờ mở “YouTube” thấy cảnh tiệm làm tóc móng tay và các quán ăn của cộng đồng Việt Nam dọn ra hè phố theo lịnh của “Mông xừ” tỉnh trưởng tiểu bang Cali ....Ôi !!! Làm tôi nhớ tới những hình ảnh của quá khứ 45 năm trước hiện về đúng là như một bóng ma “số là vì bởi”
     Sau 75 cuộc sống của dân miền nam Việt Nam quay lại thập niên ngàn chín trăm hồi đó phát triển kinh tế vỉa hè nghĩa là mọi sinh hoạt giao tiếp buôn bán đều ra hè phố, chợ phố tiệm đều phải đóng cửa ra đường cho nó tiện, còn mua hàng “nhu yếu phẩm” đều phải sắp hàng có khi mua 1-2 kg gạo 1/2 kg muối cũng sắp hàng cả buổi 

     Có nhiều người không hiểu những nỗi khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ 
hỏi thế thì tại sao không đóng cửa? cho tới khi hết dịch KHI NÀO HẾT DịCH ?
thì hỏng có ai trả lời ...TUỲ, muốn hết thì hết muốn lây thì lây vì trùng mà ! 
bịnh thì lúc nào chả có cả trăm ngàn thứ vi khuẩn khác nhau không lẽ phải đóng cửa nằm nhà rồi lấy gì để sống, nào cơm áo gạo tiền, tiền nhà tiền tiệm tiền xăng tiền điện tiền nước ÔI trăm thứ để lo ngàn điều phải tính 
Ai người thương cảm ai kẻ xót thương ? Nằm nhà ai hỏng muốn nhưng đào đâu ra tiền để sống còn phải ăn cơm còn phải đóng tiền nhà. Ôi một bài toán khó ! 

Dòng Nhật Ký

Thơ Thoại Phương 



Mơ Phượng

Thơ Nguyễn Nhớ 
Design Như Lê



Mẹ Vẫn Ngồi Chờ

Thơ Lạc Nguyễn 



Ghét Làm Chi?

Thơ Lanh Nguyễn 



Ở Không & Nhớ Em

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Hình Toàn & Ngọc Huệ

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Ở Không & Nhớ Em", phổ thơ Hình Toàn, Ngọc Huệ và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 




Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Biết Nói Gì Đây

Nhạc Huỳnh Anh
Thực hiện & Trình bày Tê Tê Hát 




Chai Dầu Gió

Hồi ký của Phạm Hồng Ân 


  (Nhân ngày giỗ Mẹ)
   
Dầu gió Nhị Thiên Đường 
Vừa tan sở, tôi chạy thẳng lên Santa Ana cho kịp dự buổi họp mặt đồng hương Cà Mau. Hôm qua, thằng Kiên – bạn học cũ –đã gọi điện thoại nhắc nhở trước:
- Kỳ này, mày phải đến dự nghe thằng quỷ! 40 năm rồi không gặp , bạn bè không thể đoán được mặt mày bây giờ dài ngắn thế nào? Con Thùy Nhan nó nhắc mày hoài. Nó nhớ những bài thơ si tình mày làm tặng nó lúc còn đi học…
40 năm xa cách, kể từ năm 1968, tôi rời Cà Mau lên Sài Gòn và không trở lại nữa. Năm đó, cầm mảnh bằng tú tài II trên tay, mỗi đứa trôi dạt mỗi nơi. Ðứa tiếp tục đại học. Ðứa đi lính. Ðứa lấy chồng. Ðứa chui vào mật khu…Cho đến năm 1975, miền nam biến động, chúng tôi hoàn toàn mất tích nhau luôn. Vậy mà, trên cái đất Mỹ xa lạ này, sau 40 năm, chúng tôi lại hội ngộ nhau với đàn con cháu dài thòng như các toa xe lửa. 
Những năm trước, năm nào cũng vậy, tôi cứ tìm cách từ chối lời mời họp mặt của Kiên, bởi nhiều lý do chính đáng. Tôi qua Mỹ quá muộn,  quá muộn khi tuổi đời chồng chất, nên mặc cảm không còn cơ hội vươn lên như các bằng hữu qua trước. Rồi nghề nghiệp, rồi tài sản…cũng chẳng có gì. Trong lúc bạn bè đã làm nên sự nghiệp. Ðứa kỹ sư, đứa giám đốc, đứa chuyên viên, đứa chủ tiệm…Ðứa nào đứa nấy đều có nhà cao cửa rộng, xe trước xe sau mới toanh bóng loáng.

Khoảnh Khắc

Thơ Trúc Lan KTP



Nhớ Hạ Xưa

Thơ Nguyễn Thị Nhớ
Design Như Lê



Áo Dài Một Thuở...

Thơ Bá Phước 



Chầm chậm Thôi...

Thơ La Thùy 



Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Út Non

Truyện ngắn của Mộc Lan 


Ông đã được chỉm chệ ngồi trên ngai vàng bất tử rồi. Vậy mà vẫn không cất dùm ánh mắt và nụ cười nhếch nửa mép kia cho thiên hạ nhờ dùm cái.

Cũng chính vì nét phong trần ấy mà hồi còn trẻ ông đã làm điêu đứng biết bao nhiêu là cô gái.

Để Đếm và Nhớ cho bằng hết chắc không tài nào. Thôi đành kể vài điểm nhấn nổi bật trong cuộc đời ông vậy.

Cái thời còn cổ hủ và định kiến thì chỉ cần đi chung với nhau thôi, ai nhìn thấy về mách cha mẹ là coi như no đòn. Thế nhưng, con bé chỉ vừa mười bảy tuổi con nhà kia yêu và cho ông tất cả. Đến khi có thai thì ông như ngựa bất kham vậy. Trốn biệt.
Cha cô ấy để chai thuốc rầy rồi bảo: " mày chết đi" Từ con một cách lạnh lùng...vậy là cô ấy chọn cái chết cùng với đứa con trong bụng.
Người cha giận đến độ chẳng sắm cho cổ cái quan tài cũng không cho khiêng xác vào nhà, chỉ quấn lại bằng tấm chiếu rách rồi đem chôn. Họ trồng cây chuối nơi ngôi mộ đợi chuối trổ quài nghĩa là cổ đã sinh con.

Duyên Dáng Cùng Hoa

Thơ Kim Hương
Design Như Lê 



Lời Tự Tình

Thơ Kim Ba 



Ly Biệt

Thơ Trần Minh Phú 



Này Cô... Đang Đọc Thơ Tôi

Thơ Cố Quận 



Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Ghét Làm Chi ? - Ghét Anh

Thơ xướng họa  của Lanh Nguyễn & Thoại Phương



Chùa Ấn Độ

Tùy bút của Hình Toàn 


Theo lịch trình sau khi rời phố Đan Mạch thì đoàn chúng tôi sẽ đến Hindu Temple của người Ấn khoảng 5:30-6:00 chiều tham quan xong rồi sẽ ghé nhà hàng dùng cơm tối và ngũ tại Orange County ....nhưng vì mùa lễ Thankgiving phố xá đông người, xa lộ kẹt xe khi đến nơi gần 8 giờ tối nên cô trưởng đoàn đề nghị mình cứ ghé nếu họ chưa đóng cửa thì vào bên trong mà tìm hiểu còn không mình ngắm cảnh bên ngoài rồi ngày mai trở lại, vì theo cô ban ngày có vẽ đẹp của ban ngày, còn ban đêm khi ánh đèn được thắp sáng thì nó đẹp lung linh (nhưng rất may họ còn mở cửa nên chúng tôi có thể vào trong chánh điện để tham quan ngày mai không cần quay lại)

Phượng Hồng Và Em

Thơ Kim Hương
Design Như Lê 



Lối Thu Xưa

Thơ Bạch Huệ 



Cười Lên...

Thơ Hoàng Dũng La 



Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Về Little Sài Gòn

Tùy bút của Phạm Hồng Ân 
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi") 


Tg Phạm Hồng Ân trước Tượng Đài Chiến Sĩ
Việt Mỹ, Little Saigon - California
Về Little Saigon, tình cờ nghe lại bản Have you ever seen the rain? của John Fogerty, tôi chợt thấy Sài Gòn hiện ra trong trí tôi. Sài Gòn của thập niên 70. Một thập niên của khói lửa, chia lìa và tang tóc. John Fogerty như muốn nói đến tình yêu thời chiến. Một tình yêu tội nghiệp và đẫm nước mắt. Em có bao giờ thấy mưa rơi trong tiếng đạn bay? Em có bao giờ thấy đạn rơi trong tiếng mưa bay?
   Từ năm 1975, làn sóng di dân bắt đầu cuộn lên. Cuộn lên đến độ khốc liệt. Dân chen nhau, bỏ nước ra đi. Dù trước mắt là tương lai mịt mùng. Dù gian truân, hiểm nguy, hay cận kề cái chết. Chiến tranh kéo dài đã làm ngưởi dân khổ đau. Chế độ hà khắc đã làm người dân kiệt lực. Thà hy sinh để tìm tự do. Tìm quyền sống.
   Từ năm 1975, Sài Gòn đổi tên. Những năm sau, Sài Gòn chuyển dạng thay hình. Sài Gòn mất gốc. Dưới chế độ hà khắc, Sài Gòn thiên biến vạn hóa để sống còn. Sài Gòn không chân thật, không còn thơ mộng, không còn chan chứa tình yêu thương như những thập niên 50, 60.
   Từ năm 1975, làn sóng di dân tới Mỹ. Little Saigon bắt đầu hình thành. Một số cửa tiệm mọc lên giữa các nương dâu và vườn cam ở quận Cam, tiểu bang California, trong đó có chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, nhà hàng Thành Mỹ... Giờ đây, Little Saigon rộng lớn hơn xưa, bao gồm các khu vực của những thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley và Santa Ana. Ngày 13 tháng 8 năm nay, năm 2013, hội đồng thành phố Garden Grove chính thức vinh danh và ấn định Little Saigon là ĐỊA DANH LỊCH SỬ.

Ngày Anh Đến

Thơ Kim Ba 


Phượng Hồng Trong Nỗi Nhớ

Thơ Quý Thành Huỳnh


Niềm Vui Hiện Hữu

Thơ Cutin An 


Thu Vàng

Thơ Kim Hương 


Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Solvang (Phố Đan Mạch tại Cali)

Tùy bút của Hình Toàn 




 Đầu năm 2020 tôi đã ghi tên đi hành hương các chùa dưới nam Cali cùng Thăng Long TRAVEL vào dịp lễ rằm tháng giêng (năm ngoái 2019 tôi theo chùa Di Lặc tổ chức đi hành hương các chùa về hướng Stockton, Sacramento)
      Nhưng mới đầu năm mà đã nghe tin bịnh dịch Vũ Hán đang bùng phát tại TQ và cuối tháng 1 Hoa Kỳ đã cấm những chuyến bay từ TQ đến HK
còn chuyến đi này thì đi vào ngày 7-8-9  tháng 2 /2020. Tui định hủy chuyến đi nhưng chế 3 tôi nói ....bịnh ở tận bên kia cách cả ngàn cả số, mắc mớ gì Mỹ mà sợ ...kkk thế là tui lên đường nhưng trong lòng cũng hơi hồi hộp nên mang theo đủ thứ phòng hờ nào nước rửa tay sát trùng diệt khuẩn, giấy sát trùng chùi trên ghế ngồi tay vịn ...ôi thôi đủ thứ, còn khẩu trang lúc ấy mua hỏng có (vì bị người ta hốt hàng hết rồi) nên tui đành phải mang khăn choàng cổ lớn nhỏ đủ kiểu vừa choàng vừa che ....thiệt là tình 
    Điểm dừng chân đầu tiên là làng Đan Mạch .

    Solvang là một thành phố ở quận Santa Barbara thuộc tiểu bang California 
nằm trong thung lũng San Ynez được thành lập 1911 rộng khoảng 9 ngàn mẫu anh do một nhóm người dân nhập cư đi về phía tây để thành lập một vùng quê hương ĐAN MẠCH (đúng là đi đâu cũng mang trong lòng quê hương dù sống nơi đất khách, giống như những người Việt xa quê vẫn mang theo bên mình một Sài Gòn thu nhỏ)