Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Chùa Ấn Độ

Tùy bút của Hình Toàn 


Theo lịch trình sau khi rời phố Đan Mạch thì đoàn chúng tôi sẽ đến Hindu Temple của người Ấn khoảng 5:30-6:00 chiều tham quan xong rồi sẽ ghé nhà hàng dùng cơm tối và ngũ tại Orange County ....nhưng vì mùa lễ Thankgiving phố xá đông người, xa lộ kẹt xe khi đến nơi gần 8 giờ tối nên cô trưởng đoàn đề nghị mình cứ ghé nếu họ chưa đóng cửa thì vào bên trong mà tìm hiểu còn không mình ngắm cảnh bên ngoài rồi ngày mai trở lại, vì theo cô ban ngày có vẽ đẹp của ban ngày, còn ban đêm khi ánh đèn được thắp sáng thì nó đẹp lung linh (nhưng rất may họ còn mở cửa nên chúng tôi có thể vào trong chánh điện để tham quan ngày mai không cần quay lại)


 Ôi ! Một ngôi đền uy nguy lộng lẫy, với sự điêu khắc đầy nghệ thuật và rất công phu, ở San Jose vùng tôi sinh sống cũng có một “Hindu Temple”trên ngọn đồi cao mà khi trước thất chí rồi sinh “trầm cảm” có những chiều nhạt nắng sắp hoàng hôn tôi cũng thường lên trên ấy mà nghe gió lộng để tâm hồn lắng động mọi ưu phiền 
       Có người hỏi tôi tại sao chùa Việt Nam gần lại không đi mà lại lên đồi cao 
chùa của người khác chủng tộc ....với tôi những điều ấy không quan trọng đạo nào cũng đạo Phật giáo, Thiên chúa giáo Hindu hay Tây Tạng tôi không quan tâm ...tôi thích đi tìm những nơi có phong cảnh đẹp thế thôi. Vã lại lúc ấy tôi cần nơi yên tỉnh để quên mọi ưu phiền .
    Và nay tôi lại đến nơi này thật lời đồn quả thật không sai, xin mời các bạn một lần ghé đến.

15100 Fairfield Ranch Rd
Chino Hills CA 91709 

     Đền thờ Ấn Độ giáo ở Chino Hills có tên gọi là BAPS. Shri Swaminarayan Mandi, Hindu Temple nằm về hướng tây nam của thành phố San Bernardino tiểu bang California bắt đầu khởi công xây dựng năm 2005 và hoàn thành năm 2012 với một lối kiến trúc vô cùng độc đáo tọa lạc trên một khu đất rộng 20mẫu 

     Thường thì các chùa Ấn Độ ở một vùng họ xây dựng chỉ một ngôi đền thật lớn rồi tất cả tín đồ đều qui tụ về một nơi, có paking đậu xe rộng rải chớ không giống như người Việt cứ xây rất nhiều chùa mà không có nhiều chỗ đậu xe, có khi những ngôi nhà ở rồi lâu dần biến thành niệm Phật đường rồi sau trở thành chùa chiền, như vùng tôi ở không đầy một dặm vuông mà có tổng cộng gần mười ngôi chùa lớn nhỏ, và thường hay mở gần khu phố thị nên không còn vẽ trang nghiêm của một ngôi chùa. Tôi không là phật tử nên cũng ít đến chùa 
chỉ sau khi má tôi mất nên tôi thường vãng lai đến chùa DI LẶC, tôi thích ngôi chùa này vì rộng rãi ngăn nắp, chỗ đậu xe thoải mái, có hội trường có nhiều tượng phật xung quanh chùa và phong cảnh đẹp và điều quan trọng là mẹ tôi an vị tại đây để nghe kinh Phật
     Đáng lý ra trong chuyến hành hương này chúng tôi ghé chùa “Bảo Quang” 
một ngôi chùa rộng lớn và nguy nga của miền nam Cali ....nhưng thật đáng tiếc sau khi sư trụ trì viên tịch, thì nó lại là sự tranh chấp của những phật tử và ban chấp hành về vấn đề người kế vị làm trụ trì (chùa là của bá tánh cúng dường thì là của chung ông sư chánh viên tịch thì ông phó lên thay hoặc bầu lại, đâu phải của riêng mà cha truyền con cháu nối ngôi ....thiệt là tình) nên cửa chùa nay trở thành đề tài tranh cải và ồn ào như một khu chợ ...ÔI ! Buồn thay, còn đâu là chốn tu hành lòng vẫn còn sân si, lúc đầu tôi tò mò mở “YouTube” xem chuyện gì xảy ra nhưng khi nghe họ cải cọ chửi nhau như một cái chợ nên vội vàng tắt máy ...Ôi tu kiểu gì mà sôi nổi quá. A DI ĐÀ .

     Trở lại với quang cảnh của chùa Ấn Độ ở miền nam California 
Đường từ ngoài đi vào qua một khung viên rộng lớn hai bên đường có những ngọn tháp vuông nhỏ nhỏ trên tháp có hình dáng như một hoa sen, những ngọn tháp đều sơn một màu đỏ hồng, và trước tiền đình của toà Chánh điện trên cao có một những vòi phun nước cũng được thiết kế như hình một đóa hoa sen khổng lồ, mà những vòi nước được bao bọc bằng những hình hoa sen nhỏ xinh xinh, vách tường trụ cột điều được điêu khắc bằng những hoa vân vô cùng độc đáo và tỉ mỉ 

   
Bên trong chánh điện điêu khắc toàn bằng đá hoa cương, muốn đi lên toà chánh điện nằm trên cao phải bước lên mấy chục nấc thang mình phải để giày dép vào trong những chiếc kệ dài có nhiều ngăn để được hai mặt nhưng họ thiết kế như những băng ghế dài và chắc chắn để khi trở ra mình có thể dùng làm băng ghế ngồi mang và cột lại dây giày (tôi xin mạn phép đề nghị các chùa Việt Nam mình nên bắt chước điều này, để không còn cảnh để giày dép đầy trước cửa chánh điện) nơi đây cũng có phòng ăn và nơi bán đồ lưu niệm .

      Vì mãi mê chụp hình và ngắm những công trình tuyệt tác , nên đoàn chúng tôi không cần ghé nhà hàng ăn tối mua tạm đồ ăn Ấn Độ đêm nay đổi khẩu vị 
có những món cũng ngon tôi thích nhất là món samosa (giống như cái bánh ú nhân ở trong bằng khoai tây trộn với đậu pea và gia vị có bột cary, gói bên ngoài bằng vỏ bột mì rồi đem chiên giòn có thể ăn không hoặc chấm thêm nước sốt chua cay 
     
     Hôm ấy khi chúng tôi về đến khách nhận phòng cũng hơn 9 giờ đêm 
có lẽ tôi đi du lịch theo đoàn thường xuyên nên tôi không cảm thấy mệt mỏi vì mỗi ngày cứ 6 giờ sáng lên đường, đêm về mới đến KS 
Còn lên xe thì xe cứ chạy còn tôi thì cứ ngủ nên không bị mất sức, người ham vui là thế. 

Buồn vui thì cũng một ngày 
Sầu chi cho khổ thân này ai ơi 
U sầu tôi cũng thử qua 
Nhưng không đổi được số trời định cho 
Giờ còn chi nữa mà lo 
Cứ vui bỏ mặc nỗi buồn năm xưa 
Cuộc đời như bức rào thưa 
Thời gian như thể bóng câu qua mành


Hình Toàn






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét