Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 5

Tự truyện của Hình Toàn

TÔI ĐI HỌC

.......Tôi gần 7 tuổi chế hai tôi dắt lại lớp học cô giáo Kim ở xóm gần nhà để học trước vài ba tháng cho biết mặt chữ, khoảng sân trước nhà cô che mái làm vách có năm ba cái bàn loại bàn dài ghế và bàn dính liền nhau (giống như loại bàn chúng ta học tại trường) cô khai giảng cả tuần rồi chế hai mới dắt tôi tới 
Hình Toàn  đang dựa bàn thờ Ông Thiên

Nên tôi ngồi bàn chót phía ngoài cùng (sở dĩ tôi nói rành rọt vậy vì nó ảnh hưởng đến tôi sau này luôn luôn thích ngồi bàn chót) 
Thứ nhứt: hỏng cần dành giựt với ai
Thứ hai: hỏng ai để tới mình 
Thứ ba: dễ quan sát cả lớp 
Thứ tư: mình làm gì hỏng ai biết nên dễ trốn 
Thế là câu chuyện bắt đầu từ đây, đi học chỉ có quyển vở 50 trang cây viết chì có cục gom ở cuối, ngày đầu tiên tôi có biết gì đâu cô viết lên bảng:
—— A. E .U. O. I.  ( cô nói đó là 5 chữ cái )
Rồi cô đọc kêu đọc theo, đọc xong một hồi góp vở lên cô viết vô vở chiều học xong về nhà đồ theo đó, trong khi cô cặm cụi viết từng trang vở thì cho học trò ra chơi nhân cơ hội đó tôi đi về luôn cuốn vở ở lại cây viết đem về, chế tôi không có ở nhà nên không ai biết, bữa sau chế tôi dắt tới lớp vừa về tới nhà thì tôi cũng về tới, thế là bị ăn đòn chế tôi lượm cọng dây trên cuống dừa đánh vô cặp chân tôi cho mày bỏ cái tật trốn học:
-- Trời ơi tui có biết chữ nào đâu mà học 
-- Không biết mới phải đi học 
-- Biết nói được rồi học chi 

Một Mình Lẻ Loi - Trách Ai...??

Thơ Sơn Nam & Ngọc Huệ



Ghép Nửa Mảnh Tình

Thơ Trúc Lan KTP



Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Dòng Sông Kỷ Niệm - Bích Thủy

Nhạc Trúc Hồ
Trình bày Bích Thủy
Video clip MTN




Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 4

Tự truyện của Hình Toàn

HÁT XIỆC SƠN ĐÔNG

Thời xưa lâu lâu có gánh hát xiệc sơn đông về hát ở đầu cầu sông kiên gần nhà thờ tạm, mấy bà đi chợ về nói với nhau tụi tui nghe được thì mừng quá đứa này rủ đứa kia 5,6 đứa xúm nhau mà chạy đi coi, mới quẹo cua góc đường có tiệm nước mắm lý thanh hưng thì nghe tiếng phèn la tiếng trống ỏm tỏi, thấy người ta vây quanh vòng tròn để mà coi con nít người lớn có hết, tụi tui mạnh ai nấy chen.
Chị và Hình Toàn
Thấy múa đao múa thương kêu vùn vụt, rồi có cô gái nhỏ mặc áo xẩm dắt con khỉ chạy vòng vòng hát xiệc cho thiên hạ cười, cuối cùng cầm cái mâm thiếc chìa trước mặt mọi người, thấy có người cho có người không .

......... Người ta bu quanh một góc nhỏ có chú bán thuốc dán, dán mụt nhọt 
loại này tui có dán qua rồi (miếng giấy màu đỏ sậm hình vuông chính giữa có vòng tròn đen sệt sệt là thuốc). Khi nổi mụn nhọt thì má tui dán lên đó một miếng, vài ngày sau mụn nhọt mùi bể ra... ÔI... máu  mủ chảy thấy mà ghê xong má tui còn đè bóp cho ra cái còi, nói làm vậy nó mới tiệt...
.......Tui 5,6 tuổi có biết làm gì đâu, chỉ ăn no rồi đi chơi ba má đi bán đâu có ở nhà, cơm nước giặt đồ thì có chế hai chế ba lo, vã lại hai chế còn phải đi học nữa (2 chế lớn hơn tui 6,7 tuổi) giờ nghĩ lại thấy thương hai chế. Con nhà nghèo mười mấy tuổi phải phụ cha phụ mẹ, sáng giặt thau đồ xong cho heo ăn rồi tắm heo, tắm rửa sơ sài rồi thay đồ đi học... ôi hai người chị thân thương của tôi

Trọn Cuộc Tình

Thơ Bá Phước



Phượng Vĩ

Thơ Cố Quận



Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Âm Thầm - Nhạc Thầy Vĩnh Trương

Nhạc Thầy Vĩnh Trương
Lời CMĐ (sưu tầm)

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Âm Thầm", lời CMĐ (sưu tầm) và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả




Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Vọng Cổ: Ai Đưa Con Sáo Sang Sông - Kim Trúc

Tác giả Unknown
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc
Video clip: Contain Khánh Nga's photos




Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 3

Tự truyện của Hình Toàn


Cha Mẹ và chị em Hình Toàn
Cái gì cũng vậy chơi lâu rồi cũng chán nên tui đổi sang chơi trò con gái, chơi nhà chòi chơi bán quán chơi nấu cơm mới đầu buôn bán, nấu nướng giả 
Tui với NGHIỀL (con dì tôi nhỏ hơn một tuổi) hai đứa đi tới trại cưa Triệu xuân Triều xuống mé sông chỗ mấy cây xúc (cây to lớn trại cưa đem ngâm nước khi cần người ta vớt lên rồi đem cưa thành ván mỏng) nhiều lắm, để vớt lục bình về bán quán: lá tụi tui xé nhỏ làm bún khúc lục bình nào ốm dài thì làm bánh mì ổ dài bán không có thịt, loại nào xốp xốp khỏang giữa to, mổ bụng làm bánh mì thịt nguội cũng lấy bông lá, rể lục bình làm bì. Trò này cũng vui nhưng xuống sông hoài sợ té chết trôi hay bị ”MA DAl” kéo nên dẹp ...

........Đổi sang chơi nấu cơm mới đầu nấu giả sau đi mua cà ràng ông táo nồi niêu bằng đất (loại nhỏ) dưới mé sông xóm tui có mấy chiếc ghe chuyên môn bán chén, nồi chậu bông, cà ràng ông táo bằng đất, rồi về nhà hốt gạo muối đem ra nấu vừa ăn vừa chơi có khi sống có khi nhảo nhưng cũng ăn, ăn cơm hoài chán đổi sang nấu chè, tụi tui hùn tiền đi mua mấy khúc ô môi rồi xúm nhau mà cạp ăn hết khúc ô môi thì cũng tới chiều vì ô môi có từng miếng từng miếng mỏng thịt thì có một chút phải cạp từ từ, ăn để lấy hột đem ngâm nước một hai ngày cho hột nở ra rồi lột vỏ bỏ tim

Xa Quê

Thơ Trần Phiêu



Nghe Tiếng Mẹ Cười

Thơ Thầy Lê Văn Được



Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 2

Tự Truyện của Hình Toàn

Khi tôi được hai tuổi má lại có bầu lần này thì ba hồi hộp lắm không biết trai hay gái rất may là nhà nghèo và không có gia đình bên chồng, chớ cái mững đẻ toàn con gái chắc má tôi bị đày vào lãnh cũng rồi, vì người tàu trọng nam khinh nữ, mong có con trai để nối dõi tông đường... cuối cùng ngày khai hoa nở nhụy lần thứ sáu cũng tới 
Ba Má (ba 40, má 30 tuổi)
 lúc sanh được đứa con thứ 6 là con trai
Lần này má tôi sanh quý tử ....CON TRAI ...là con trai đó, ai cũng mừng dùm má tôi lấy chồng năm mười tám, đến ba mươi tuổi mà sanh tới đứa thứ sáu rồi (chắc tại ngày xưa không có tivi không có điện)

Mừng nhứt là ba tôi ... chỉ tội cho chế hai chế ba ngần ấy tuổi đầu (9,10 tuổi) bồng em mệt xỉu cứ hai năm một đứa, bồng em đến đổi bên hông nổi hột... chế hai ốm yếu nên bồng em nhiều hơn còn chế ba thì phụ việc nhà (gánh nước thì khỏi bồng em là vậy con nhà nghèo thì chịu thiệt thòi là thế)
Ai sao tôi hổng biết! Chị em tôi từ nhỏ tới lớn (12 tuổi) đeo bùa mãn năm, tôi nhớ người ta lấy giấy quyến màu vàng loại mỏng mà dai rồi dùng mực tàu màu đỏ vẽ quằn quện lên gọi là bùa, xếp lại thành hình tam giác lấy vải đỏ bọc lại rồi kết với sợi dây chỉ màu vàng hoặc đỏ đeo vào cổ giống như đeo dây chuyền, hể dây này cũ thì đi "thỉnh"dây khác. Ôi lúc xưa sao người ta mê tín quá dzậy, bịnh không đi BS mà đi cúng đi vái, cúng vái thế nào bịnh hoạn ra sao? mà khi lớn lên tôi thấy còn bốn đứa con gái, người chị giữa hổng thấy hỏi má, má nói: nó chết hồi mấy tuổi rồi!!  Hú hồn tui cũng uống thuốc bằng nhang khói không, bịnh thì đi "thỉnh" xác cô hai hốt thuốc.

Nỗi Nhớ Niềm Chờ

Thơ Thanh Trần



Phận Nhỏ, Làm Việc Nhỏ

Thơ Mặc Mặc



Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Mắt Biếc - Bích Thủy

Nhạc Ngô Thụy Miên
Trình bày Bích Thủy
Video clip MTN: Hình ảnh anh chị Nam Phu






Đầu Cá Mèo

Truyện ngắn của Lanh Nguyễn 

Con Catfish ở Mỹ người Việt Nam ta lại "dịch vật" ra thành con cá "bông lau". Nhưng tui thì thấy nó không giống con cá bông lau hay cá dứa của nước mình tí nào. Cái đầu của nó nhìn giống đầu con mèo, hơn nữa người Mỹ gọi Cat (con mèo) Fish (con cá) cho nên tui xin tạm gọi đở nó là con "cá mèo" chuyển ngữ từ danh từ ghép catfish của người Mỹ. Nếu có sai tí tí cũng không sao, chỉ là chuyên kể cho vui thôi mà.
Cá Mèo (Catfish)


Người Việt Nam nhất là dân Miền Tây trừ các vị chân tu trường chay tịnh độ ra, thì hầu như ai ai trong chúng ta cũng từng ăn cá qua rồi. 
Nói về cá thì thiệt là một đề tài quá lớn nhưng tui vốn không có nhiều kiến thức nên chỉ ghi lại một chút ít về những gì mà mình biết để quý vị xem chơi đỡ buồn.
Nước ta có rất nhiều sông rạch cũng như đồng ruộng bao la vô tận lại nằm giáp biển nên có quá nhiều loại cá. Nó nhiều đến độ ít có ai biết hết có bao nhiêu giống cá sống chung với người Việt Nam mình. Nhưng tóm lại có thể phân ra 4 loại cá theo nơi chúng sinh sống. Đó là:
Cá Bông Lau
Cá sống trên đồng, cá  sống dưới sông, cá sống trong biển cả và cá sống ở vùng nước lợ.
Trong bốn vùng chiến thuật nầy mỗi vùng đều có rất nhiều giống cá khác nhau. 
Thí dụ như trên đồng ruộng thì có cá lóc, cá dầy, cá trê vàng, cá rô, cá sặc, cá chèn, cá thác lác...
Dưới sông thì nhiều loại hơn không thể nhớ hết nào là cá có vẩy như cá he, cá linh, cá mè, cá chép, cá bóng mú, cá lòng tong, cá rô biển...
Cá không vẩy như cá tra, cá vồ, cá chốt, cá trê trắng, cá lăn, cá ngác, cá kèo ...
Cá ở vùng nước lợ nổi tiếng ngon nhất là cá dứa, cá chẻm
Còn cá biển thì không biết bao nhiêu loại mà kể, nhưng bán ở chợ nhiều nhất có lẽ là cá mòi, cá chim, cá rún, cá nhám, cá ngừ, cá đuối, cá đối, cá úc, cá ba thú, cá thu, cá thiều... ối thôi nó nhiều vô số kể có lẽ chỉ có ngư dân mới biết, mới thấy được hết mà thôi.

Những Người Năm Ấy

Thơ Kim Khánh

Chuyện năm 1954, Khi hiệp định Geneve vừa ký xong. Lúc đó, hai miền Nam Bắc đợi trong 55 ngày (?) sẽ đi đến tổng tuyển cử.
Tập kết ra Bắc 1954
Và trong thời gian chờ đợi ấy. Ai theo về Bắc thì ra, ai vào Nam thì tự do vào. Nhưng không biết lý do gì hai chính quyền 2 miền Nam Bắc không đồng nhứt đi đến tổng tuyển cử thống nhứt đất nước để trở thành một dãy sơn hà! Họ ích kỷ chăng? Hung hăng chăng? Sợ tổng tuyển cử sẽ bị thua chăng?... Hay vì một lý do nào nhỏ nhen hẹp hòi hơn và với lòng tham lam hung hăng cứ đánh và chém giết, hận thù, thẳng tay với người anh em và cả triệu người Việt Nam đã phải chết tức tưởi cho những tham vọng nhỏ nhen ấy? (Mở ngoặc kiên cường với anh em ruột thịt giết nhau không nương tay, nhưng với ngoại xăm,Trung Quốc chẳng hạn, thì co cổ rút đầu, chịu nhục? Thật ngán ngẫm ư...

Trong hoàn cảnh này, họ hàng tôi kẻ Nam người Bắc, gia đình Bác tôi có người tập Kết ra Bắc trên dòng sông ngã Ba này (trong bài thơ). Em của người anh này ở lại miền Nam theo VNCH và đã bị chịu hứng cái chết do chiến hữu của anh mình (người anh đi tập kết... và năm 1975 trở về trong chiến thắng! Anh đã thắng những đứa em chính mình !) Ôi buồn thay!

Bao Nhiêu Năm Gặp Lại

Thơ Kim Ba



Xem Bói

Thơ Sơn Nam



Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Bao Giờ Biết Tương Tư - Bích Thủy

Nhạc Phạm Duy
Trình bày Bích Thủy
Video clip MTN




Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 1

Tự truyện của Hình Toàn

HOÀI HƯƠNG

Cha tôi quê tận biển trời
Cha Mẹ của Hình Toàn (chụp 1948)

Có hòn đảo nhỏ tên là Hải Nam
Năm lên mười sáu cha chạy loạn 
Theo sóng người đi đến bến sông
Xuôi sóng thuyền đi qua biển bắc
Mà đời kêu gọi hắc long giang
Từ đó cha tôi đời lưu lạc
Làm người trọn kiếp, kiếp hoài hương
Làm kẻ tha nhân nơi đất khách
Tình cờ gặp lại chút tình thân
Tình thân cô đó mang cùng họ 
Sống nhờ ở tạm kiếp làm trâu
Áo rách xin cô may áo mới
Cô lần lựa hẹn đến mùa sau
Mùa sau lại đến mùa sau nữa
Áo rách nay thành áo tả tơi
Thương thay cái kiếp con tằm gởi
Bỏ ruộng ra thành kiếm miếng cơm
Cơm ăn phải nấu thôi thì nấu
Nấu cả mình ăn nấu khách ăn
Lăng xăng cái kiếp anh đầu bếp
Xếp mộng hoài hương nhớ cố hương

Quê Hương Tôi, Miền Bãi Bồi Ven Biển

Thơ Bá Phước 



Có Đôi

Thơ La Thùy



Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Tản Mạn Đời Thường - Kỳ 2

Tùy bút của Thanh Hà Switzerland

Tâm lý con người thường có khuynh hướng “niềm vui thì chóng quên nhưng nỗi buồn thì nhớ hoài nhớ mãi”. Chỉ cần một chút muộn phiền cũng đủ lấn áp mười điều vui khiến ta cứ gậm nhấm ray rức với sầu thương hoặc giận dỗi mà quên đi niềm hạnh phúc nhận được mỗi ngày.


Dì cháu Thanh Hà trong chuyến du lịch tại Sydney, Australia
Trong kho tàng văn học hay âm nhạc cũng thế, đa số các kiệt tác để đời thường thiên về bi kịch, thảm sầu, mất mát … có thế mới lay động trái tim mọi người.

Chẳng hạn như bài Những Bóng Người Trên Sân Ga của thi sĩ Nguyễn Bính mà tôi cho là một trong những bài thơ tả cảnh biệt ly xuất sắc nhất:

Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn sum hợp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày

Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm 
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu
…..
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn nầy

Xuân Nầy Mẹ Ở Đâu!!!

Thơ Cố Quận



Mưa Xưa... Mưa Nay...

Thơ Lê Tấn Tài & Ngọc Huệ



Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Hương Xưa - Ngọc Sương

Nhạc Cung Tiến
Thực hiện & Trình bày Ngọc Sương 




Hai Bài Thơ Và Một Cái Nhìn

Tùy bút của Kim Khánh 

Hôm nay, trời Sydney lại đổ mưa.Tôi phải đành ôm máy móc vô xe và chạy về nhà.
Trời lành lạnh, lên giường đắp chăn, nhưng rất khó ngủ vì không quen giấc vào tầm 10 giờ sáng. Nằm lăn qua, lộn lại, không tài nào ngũ được, nhưng cũng không biết làm gì đành lên máy computer mở trang Facebook đọc cho đở buồn....Tình cờ tôi thấy có bài thơ: GIỌT SỮA
Giọt sữa chia ly cuối cùng của người
mẹ trước lúc hy sinh
CHIA LY & VÀ LỜI NGƯỜI MẸ và phần dưới bài thơ có minh họa: chàng trai trẻ lính Mỹ, tay cầm súng M 16, với tư thế như đứng canh người đàn bà cho con bú (Người lính Mỹ này chờ người đàn bà cho con bú xong là anh ta sẽ bắn người đàn bà này hay sao ớ ?, vì bà ta là nữ cán binh Việt Cộng. Vì sau khi đọc hết bài thơ thì tôi hiểu như vậy). Bài thơ có mấy câu đầu là như vầy:


"Tao không biết Việt Cộng là ai,
Tao chỉ biết những người yêu nước.
Tao đã bị chúng mầy bắt được.
Đừng hỏi nhiều, hãy bắn tao đi.

Với chúng mầy tao không cần điều gì
Hãy để con tao bú no bụng đã.
Đừng hỏi thêm tao điều gì cả
Việt cộng là tao, yêu nước cũng là tao...."

Và kết thúc là người đàn bà này cho con bú xong, có lẽ là sẽ bị bắn? vì là nữ cán bộ Du kích ở Bạc Liêu. Tên là Nguyễn Thị Tư, bị giết năm 1966 (Có ai biết vụ này không các bạn? Tư, Sáu,  Tám thường hay bị giết quá vậy ta ! ....Võ Thị Sáu /Lê Văn Tám ...).

Khi tôi đọc xong bài thơ và nhìn bức hình anh chàng lính Mỹ này, Tôi nghĩ: "sao ác ôn quá, ngang ngược, bắt người là bắn luôn, không tôn trọng luật lệ gì cả .. và có thật không?) Nhưng khi thoạt nhìn bức hình và đọc qua bài thơ, tội nghiệp dân ta, nếu đó là chuyện thật. Hay cũng gây ít nhiều thương tâm cho những ai khi đọc qua hay nhìn qua và chỉ suy nghĩ đơn thuần hay chính xác hơn là hiểu biết theo sự tuyên truyền mà tính khả dĩ thì không!. Và tôi không tin tên lính Mỹ trẻ này có thể hành xử luật tù binh như có người lầm tưởng !!!

Giọt Buồn

Thơ Kim Hương 



Gái Quê

Thơ Hình Toàn