Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Nhân Một Chuyến Về - Phần Cuối

Ký sự của Thanh Hà (Switzerland)

***Dành tặng mấy cháu nhóc của tôi
Tặng Hoa Trần mà nếu không có sự khích lệ của "trang chủ" thì bài viết nầy đã không được ra đời.
June, 2015




Thanh Hà với Sông Hương
Tôi rất tâm đắc mấy câu thơ mà tôi đọc được trên internet, không biết có phải của Thượng Toạ Thích Tánh Tuệ?

Trăm năm trước thì ta chưa có
Trăm năm sau biết gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc, không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau

Và:
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...

Mấy câu thơ trên cũng chính là nhân sinh quan của tôi vậy.Tôi áp dụng nó mỗi ngày, với chính bản thân và với mọi người -- không phải với mọi người, mà với hầu hết mọi người -- vì nói thì dễ nhưng thực hành thì khó. Cuộc đời là một đấu trường mà ta phải chiến đấu không ngừng để đừng bị gục ngã. Ở đây, đấu trường của tôi có 2 đấu thủ, là Tôi và Bản Ngã chính mình.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Thương Nhớ Đồng Quê

Truyện ngắn của Hai Hùng SG



Nhìn chiếc đồng hồ quả lắc treo trên tường khi tiếng chuông vừa điểm báo hiệu 23 giờ đêm, rồi nhìn ra ngoài ngõ bực dọc trong lòng ông Cảnh lẩm nhẩm:
- Cái thằng Nam này hết thuốc chữa rồi, chơi bời giờ này chưa chịu về, hổng biết nó mê cái giống gì ở trỏng mà tối ngày ở riết chỗ đó.

Rồi quay sang bà Nguyệt vợ mình, ông nói như ra lệnh:

- Bà nè, làm ơn đến cái tiệm net ở đầu đường bà mời nó về đây cho tui, người ta nói đúng mà: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà mà, tui nhắc cho bà nhớ nghe cứ chìu chuộng nó riết nó hư hồi nào không hay cho bà coi, tới chừng đó rồi đừng than với thở nghe bà.

- Cái ông này, tật ông nóng như Trương Phi nói hoài mà không chịu sửa, ngày mai chủ nhật cho con nó chơi thả dàn một bữa nhằm nhò gì, thằng Nam nó học tốt mà, ông đừng có lo...

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Tuổi Mộng Mơ

Thơ Vanny - Huệ


Tình Đầu

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Phong Dinh



Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rũa thầm con nhỏ. Sáng nay, lần đầu tiên có kinh, lại đúng vào giờ Sử của thầy Tấn, tôi vừa sợ vừa mắc cở đến có thể chết được.  Chân tay lạnh ngắt, nước mắt lưng tròng. May sao nhỏ Oanh thấy được, xin thầy cho tôi về sớm. Không biết nó lên nói gì với thầy Tấn, chỉ biết thầy nhìn tôi rồi gật đầu lia lịa.  Ra khỏi trường tôi gạn hỏi nó, Oanh ôm bụng cười ngất: "Tao nói mầy bị đau bụng, tiêu chảy. Xin ổng cho về ngay, sợ chạy ra cầu cá không kịp". Nghe, tôi giận lắm nhưng lúc nầy đành nuốt giận, xuống giọng hỏi nó bây giờ mình phải làm sao. Oanh hất mặt làm lành: "Thì ra chợ mua băng vệ sinh rồi về nhà tao. Nếu mi mắc cở thì đứng ngoài đợi, tao mua cho". Rồi Oanh biến mất cho đến bây giờ.
- Xong rồi nhỏ. Chuồn lẹ đi!

Oanh ôm một gói bọc giấy, kéo tay tôi đi nhanh. Nhìn khuôn mặt xương dài, mái tóc cắt ngắn láo lỉnh, tôi cảm phục nó vô cùng. Bằng tuổi tôi, không hiểu sao Oanh "chì" đến như vậy. Chuyện gì nó cũng đương đầu, giải quyết một cách dễ dàng. Chớ không như tôi, lúc nào cũng dễ mắc cở, mũi lòng như bánh tráng nhúng nước. Nhớ lần thằng Hải học cùng lớp, viết thư tỏ tình với tôi. Vừa sợ lại vừa mắc cở, không biết phải làm sao, tôi đem thư Hải đến nhờ Oanh giúp ý giải quyết. Nó đọc hết thư, lấy viết đỏ sửa lỗi chính tả chấm câu, gạch đích phê bình đầy kín bức thư rồi cho ba điểm rưởi. Chưa hết, giờ chơi hôm sau, Oanh đem lá thư đọc cho cả lớp nghe kèm với lời phân tích của nó. Đến nổi Hải phải lấy cớ bệnh, nghỉ học cả tuần lễ. Từ đó chẳng còn đứa con trai nào dám léo lánh, viết thư tỏ tình với tôi nữa. Và cứ thế mà thời gian trôi qua, tôi cùng Oanh lớn lên một thời con gái...

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Khúc Nhạc Buồn

Thơ Thầy Lê Văn Được



Tan Rồi Nguyện Ước

Truyện ngắn của Hai Hùng SG 
                        (đêm 19/06/2015)


Trời sụp tối thật nhanh đúng như câu mà dân gian thường nói "Tháng mười chưa cười đã tối", đang giăng cái mùng trên bộ "đi văng" phía nhà trên để chuẩn bị cho giấc ngủ, Ông Ba làu bàu nói một mình:

- Mới lua có mấy miếng cơm vô bụng, vừa dọn xong xuống bếp, chưa kịp uống miếng nước vậy mà ông trời ổng tối thui rồi.

Chực nhớ đến cái chuồng gà phía sau nhà, ông Ba lên tiếng nhắc thằng Hải con của ông:

- Hải ơi! Bây ra sau nhà coi cái chuồng gà tía có khóa lại chưa? Mắc cái giống gì lúc này ăn trộm quá chừng, nếu tía chưa khóa bây khóa lại dùm, chứ không khéo cái đám mắc dịch mắc gió nó vô quơ hết thì tết này nhà mình có nước treo mỏ hết trơn đó nghe bây.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Tuổi Trần Gian

Thơ Thầy Lê Văn Được



Miên Trường Phía Sau

Truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Long (Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng)

Xin chào nhau giữa con đường 
mùa xuân phía trước, miên trường phía sau...
                                                 (Bùi Giáng)


1. Bến đò chợ Giữa nằm ở ngã ba sông, một bên là chợ huyện, bên kia xuôi về kinh Cấm. Không ai còn nhớ tự bao giờ đã tên gọi khó nghe, đầy bí ẩn như vậy. Chỉ biết từ ngày giải phóng, chính quyền địa phương đã đổi tên đơn vị mới là phường An Lạc. Nhưng vài năm sau, dân chúng trong huyện lại trở lại gọi tên cũ là phường kinh Cấm. Rồi kể cả chính quyền, cũng chẳng ai màng đến tên của cái xóm nghèo xơ xác đó... Hầu hết dân trong vùng kinh Cấm sống bằng nghề đan và vá lưới gia truyền. Lưới kinh Cấm nổi tiếng cả tỉnh đẹp, bền và rẻ. Vậy mà dân chúng trong huyện không ai muốn léo lánh và cấm đoán cả con cái không được bén mãn đến gần. Người lớn kể lại rằng kinh Cấm là xóm của người cùi, thành lập từ thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều đời, đến nay ngườI ta cũng rất thận trọng và ái ngại phải nhắc đến. Chính quyền cách mạng đã tổ chức nhiều chiến dịch cải cách, giáo dục dân chúng trong vùng về ấn tượng chia rẽ đó. Rằng kinh Cấm không còn là xóm cùi nữa, là bà con của chúng ta và đã có nhiều công trạng với cách mạng trong suốt hai cuộc chiến tranh. Những cố gắng, kêu gọi đó chừng như không thay đổi được nhiều trong ý thức sinh hoạt của dân chúng huyện. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi theo sự tái lập của nề nếp và thói quen. Nhưng nếu chỉ chừng ấy, đã không thành chuyện...

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Mưa Nắng

Thơ Trí Thành (Thầy Lê Văn Được)



Thiên Đường Nhỏ

Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khoa


Nhà của ông Năm, nằm tận cùng trong một con hẻm đông đúc dân lao động tứ chiến. Ông không nhớ từ bao giờ, những ngày xưa khi cha mẹ ông mua miếng đất để xây căn nhà 3 gian, thì lúc đó cả xóm chỉ có hơn chục nóc nhà. Bây giờ thì có hơn trăm nóc trong một cái xóm nho nhỏ của ông. Ở đây con nít choai choai nhiều vô kể. Chính lũ trẻ đã đặt tên "Vườn Địa Đàng" cho sân nhà của ông. 

Nhà của Ông Năm, mặt bên trái từ ngoài đường nhìn vào, được ôm bởi một con sông nhỏ, ông trồng năm sáu cây dừa rải rác, xen kẽ với những cây bình bát và một số cây ăn trái như vú sữa, ổi, cóc, v.v..., và đàng trước sân nhà ông, có hai cây mận cao lớn, tàng lá xum xuê xòe nhánh ra cả ngoài đường, vắt ngang qua những sợi dây điện từ cột điện truyền vào nhà ông, và bóng cây đủ che mát cho một khoảnh sân rộng lớn, ông không lót gạch hay tráng xi-măng sân, nhưng bằng nền đất mịn xen kẽ lát đát vài cục đá nhỏ nhô lên, tạo thành một nơi rất lý tưởng để lũ trẻ con chơi bắn bi, và đó chính là thiên đường của lũ nhóc. 

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Coi Cọp

Truyện ngắn của Hai Hùng SG


Khi xem sơ qua tựa đề bài này, chắc rằng ai cũng nghĩ tôi sẽ đưa bà con mình đi vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn nơi mà theo tiếng thường gọi của giới Bình dân ngày xưa là sở thú để xem ông Ba Mươi trong dãy chuồng sắt. Những con cọp nằm với đôi mắt lim dim buồn như bài thơ bất hủ Hổ Nhớ Rừng của Thi sĩ Thế Lữ đã đi vào lòng người qua bao thế hệ dân Việt mình.

Thuở ấy vùng đất Gia Định quê tôi vào thập niên sáu mươi, cái thập niên mang đầy ấp những kỷ niệm của tuổi thơ chúng tôi ngày xa xưa, mãi đến giờ mỗi khi trong tâm tư tôi có lúc len lén quay về thì hầu như một trong những hình ảnh khó phai mờ trong tâm thức tôi đó là những lúc đi "Coi cọp" một vở tuồng cải lương hoặc một cuốn phim trong rạp chớp bóng với màn ảnh đại vĩ tuyến.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Giữ Tình Anh

Thơ Mai Trần



Nhân Một Chuyến Về - Phần 2

(Phần Hai)

Cho Gaston và đại gia đình yêu dấu của tôi
Ký sự của Thanh Hà Switzerland - June 2015





Em bé đòi bồng
Xe chạy tới Giồng Riềng thì trời chạng vạng. Lần đầu tiên mới biết Giồng Riềng, dù chỉ cách Rạch Sỏi khoảng 30 km phải không? Chợ tết  về đêm đèn sáng choang trông rất vui mắt.

Lần lượt xe đi qua Minh Lương, Cù Là, đầu lộ Tà Niên, bến xe Rạch Sỏi - bây giờ đã dời lên gần đền thờ cụ Nguyễn Hiền Điều. Ngôi trường Kiên Thành ngày xưa tôi từng học -- giờ đã đổi tên gì đó -- nằm khiêm nhượng, chèn ép giữa nhiều ngôi nhà mới xây nên phải chú ý lắm mới kịp nhìn thấy, nhất là xe đang chạy.

Đến ngã ba Rạch Sỏi thì tôi hoàn toàn mất phương hướng, mù tịt vì bây giờ mọc lên nhiều khu nhà cao tầng, lạ lẫm. Buổi tối đèn màu lấp lánh, xe cộ ồn ào náo nhiệt.

Tới nhà, tôi cũng không nhận ra luôn. Ban đêm khả năng phân biệt đường phố của tôi sụt xuống gần zéro. Hơn nữa, mấy chục cây dừa trĩu quả trồng chung quanh nhà đâu rồi? Cây xoài, cây lý đâu rồi? Và cây bông giấy đặc biệt cùng một chùm mà nở ra 2 màu trắng, tím sen đâu rồi? Cây bông giấy mà bất cứ ai đi ngang cũng đều trầm trồ khen ngợi, vì màu sắc tuyệt vời, vì nó nở hoa gần như quanh năm ấy?

Phiền Não

Thơ Thầy Lê Văn Được



Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Nhớ Lắm Hạ Ơi!

Truyện ngắn của Hai Hùng SG - 12/6/2015



Tôi còn nhớ năm nọ, chỉ còn vài tuần nữa thôi chúng tôi phải tạm chia tay sau suốt một năm dài cùng nhau học tập, tháng năm là cái tháng vừa chớm vào hạ, mặt trời nóng gay gắt hơn, những chùm hoa Phượng vừa hé nở trên cành mặc cho lũ ve sầu vẫn còn ngủ vùi đâu đó nên chúng chưa xuất hiện để cùng nhau hòa tấu những giai điệu quen thuộc báo hiệu một mùa hè nữa lại quay về trên quê hương yêu dấu ngàn đời của chúng ta.

Bài vở chẳng mấy chốc rồi đây trở thành giấy cũ, những điểm mười, điểm năm sáu thậm chí điểm zero trong sổ gọi trả bài của thầy cô chấm điểm chúng tôi hàng ngày nó cũng trở thành quá khứ, bao nhiêu buồn vui hờn giận, bao nhiêu trò nghịch ngợm phá phách lẫn nhau, và những tình cảm riêng tư nhẹ nhàng giành cho nhau chắc cũng nhòa đi sau chín mươi ngày xa cách. Những ngày tháng ít ỏi còn lại trước lúc chia tay nó khiến cho chúng tôi thấy tiếc nuối, suốt một năm dài mặc dù ngồi cạnh nhau, ra vô lớp chạm mặt nhau hàng ngày vậy mà những điều muốn nói từ lâu chưa có dịp nào thổ lộ cho nhau, chỉ biết lén nhìn nhau, tìm cớ mượn tập vở của cô bạn dễ thương đem về nhà chép bài nhưng kỳ thực là chèn vào trang sách nào là mảnh giấy nho nhỏ nói lên cái tâm trạng rung động đầu đời cho "người ấy"  hoặc những hình vẽ dễ thương nào đó ngụ ý nói lên tình cảm trên mức bình thường, để rồi khi mang trả lại cuốn vở ngoài mặt các chàng tỏ vẻ rất thản nhiên, nhưng các cô nàng tóc dài đâu có biết rằng các chàng tóc ngắn kia đang đánh lô tô trong bụng, trao trả cuốn vở lại cho các cô nàng mấy anh chàng cho dù hàng ngày rất lém lỉnh nhưng lúc đó thái độ  "lóng nga lóng ngóng" có khi thể hiện điệu bộ như "Gà mắc tóc", vì vậy khi cuốn sách vừa rời khỏi tay thì các chàng lật đật chuồn êm vì ngại các nàng phát hiện ra vật đi kèm trong vở thì có nước độn thổ vì ngượng ngùng...

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Sự Kỳ Diệu Của Một Nụ Cười

Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khoa



Biết chít liền!!! 

Chiều chiều bìm bịp kêu nhiều. 
Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi! 
Ban ngày làm việc tả tơi, 
Ban đêm hầu vợ phận tôi đêm trường! 
Nằm chung thì bảo... chật giường, 
Nằm riêng lại bảo... tơ vương con nào! 
Lãng mạn thì bảo... tào lao, 
Đứng đắn lại bảo... người sao hững hờ! 
Khù khờ thì bảo... giai tơ, 
Khôn lanh thì bảo... gái mơ mấy lần?! 
Cả đời cứ mãi phân vân 
Tơ lòng con gái biết mần sao đây??!! 
Bói bài rồi xem chỉ tay 
Nếu mà bíết được, chít liền ai ơi...!! 

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nhân Một Chuyến Về

(Phần Một)

Cho Gaston và đại gia đình yêu dấu của tôi
Ký sự của Thanh Hà Switzerland - June 2015



Từ lâu rồi tôi không còn khả năng viết nữa!

Tôi, một đứa thích đọc sách -- hay đúng hơn là đọc CHỮ, vì hầu như ngày nào tôi cũng phải đọc bất cứ gì: truyện dài, ngắn, tham khảo, thơ, tin tức, tạp chí... ngay cả quảng cáo nếu như không còn gì để đọc -- một ngày mà tôi không được đọc tôi cảm thấy bứt rứt, thiếu thốn như người ta nghiện café, thuốc lá, tứ đổ tường... Đọc là một đam mê mà nó sẽ đeo đẳng theo tôi đến hết đời, tôi chắc thế !

Như nhiều năm trước mỗi lần về thăm nhà, khi trở sang đây đa số mọi người có khuynh hướng mua thức ăn để ăn và quà cáp cho người thân, bạn bè. Còn tôi ngoài quần áo thì chỉ toàn sách là sách, nặng chình chịch. May thay bây giờ là thời đại internet cho nên không cần mua sách giấy nữa, hú hồn!!!

Theo logique thì những ai thích đọc thường là những người thích viết. Ngày xưa tôi nhút nhát đến bệnh hoạn. Hể nhà có khách là tôi tìm cách lẩn trốn, đến chẳng đặng đừng thì mới chịu bước ra chào. Thế nên những gì tôi không dám nói, dám phát biểu thì tôi trãi lòng trên trang giấy. Tôi hay viết truyện dài, truyện ngắn, thơ... Độc giả là... tôi, cùng một số ít người thân, bạn bè tâm giao thôi. Vì lẽ tôi quá xấu hổ sợ bị chê cười thơ văn con cóc của mình nên giấu kín trong tủ. Nhưng tôi vẫn viết đều đặn, chỉ cần trốn vào một góc giường cạnh cửa sổ, không ai lai vãng ngồi tập trung tư tưởng, thế là tư tưởng biến thành câu văn, thơ nằm trên giấy, dễ ợt.

Mẹ Độc Hành

Thơ Thầy Lê Văn Được



Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Nắng Trường Xưa

Thơ Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng


Nghe Lén Trong Đêm

Truyện ngắn của Hai Hùng SG


Đêm hè  ngoài trời không một chút gió thoảng qua để xua bớt cái nóng hầm hập của ban ngày còn xót lại, đưa tay bấm công tắc cái quạt máy, tôi chưa kịp tận hưởng làn gió mát từ cánh quạt thổi đến thì đèn đuốc tắt phụp, cánh quạt được nghĩ làm việc một cách bất đắc dĩ, chưa kịp thắp đèn dầu lên thì tôi nghe ông hàng xóm đối diện la lên bực dọc:
- Trời ơi là trời, mới có điện chút xíu lại cúp nữa rồi, mấy ông nhà đèn làm ăn kiểu gì mà cúp điện lia chia, rồi ít bửa vịn cớ này cớ nọ tăng giá tiếp cho coi.

Tiếng bà vợ phụ họa theo, nhưng không gay gắt:

- Ối xời! Tăng giá là chuyện của mấy ông nhà đèn, còn như ông không thích thì ông đừng xài, vậy thôi hơi đâu càm ràm chi cho nó mệt.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Gieo Duyên

Thơ Thầy Lê Văn Được


Cái Bìa Hồ Sơ Bằng Da Cam

Truyện ngắn của Hai Hùng SG



Chỉ mới nhìn thấy cái bìa đựng hồ sơ màu cam khác với cái bìa đựng hồ sơ của những người khác trong phòng, tôi tự suy diễn rồi tự sụp đỗ trong tích tắc, nhưng rồi khi biết được sự thật của cái bìa hồ sơ màu cam này, tôi...
Sáng nọ vẫn như mọi ngày khi vào đền nơi làm việc, dựng cái chống xe và khóa cổ con ngựa sắt của mình xong, tôi ngó một vòng quanh khoảng sân trong công ty cố tìm một đứa bạn nào cũng được để cùng nhâm nhi cà phê buổi sáng với mình, vì vô quán uống cà phê cu ky một mình thì tôi có cái cảm giác lẻ loi như thế nào đó,thời may không phải chờ đợi lâu tôi gặp thằng Bỉnh tài xế của sếp vừa đến, tôi ngoắc tay và mời hắn:

-Hé lô Bỉnh, cất xe rồi ra quán cà phê với anh làm một ly cho tỉnh táo nha, mà lâu ghê anh mới có dịp mời Bỉnh đó.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Khi Cuộc Sống Có Tình Yêu

Truyện ngắn của Nguyễn Đăng Khoa



Có một Bác đã nghỉ hưu, Bác có mảnh vườn sau nhà rất rộng, Bác trồng nhiều cây kiểng, cây ăn trái, rau đậu, cây cảnh... v..v... Bác chăm sóc chúng rất là kỷ lưỡng, mổi khi rảnh rỗi Bác thường ra ngoài vườn, vun xới, nhổ cỏ dại, có khi nói chuyện với mấy chậu bông và hát khe khẻ bên giàn mướp. Cho nên vườn của Bác, cây thì sai quả, rau thì xanh um, hoa thì nở rất đẹp. Nói chung vườn nhà Bác nổi tiếng là rất đẹp, bất cứ ai đến chơi đều trầm trồ khen ngợi làm Bác ấy đắc ý và vui lắm. Tuy nhiên, có một người không bao giờ khen tặng Bác lấy nửa lời, mà lại còn cằn nhằn Bác suốt ngày, nào là chỉ biết lo cho cây với cỏ chẳng màng đến Bác gái. 

Một hôm, nhân ngày sinh nhật 68 của Bác, Bác gái mang về nhà hai chậu cây con rất đẹp giống nhau như đúc, tặng cho Bác trai, làm Bác cảm động muốn khóc, và Bác có được một buổi tối sinh nhật rất hạnh phúc. 

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Tình Chỉ Một

Thơ Thầy Lê Văn Được


Trở Lại Dòng Sông Tuổi Thơ

Truyện ngắn của Hai Hùng SG

*** Mời quí Thầy Cô và các bạn nghe đọc truyện "Trở Lại Dòng Sông Tuổi Thơ", trích từ chương trình Gối Mộng, California - do Hồng Ánh và Hoàng Phố thực hiện:

Trở Lại Dòng Sông Tuổi Thơ - Mp3 - Hồng Ánh & Hoàng Phố diễn đọc



Ai trong chúng ta cũng đã từng sống trong tuổi thơ, cái tuổi hồn nhiên của con trẻ, cái tuổi của những trò nghịch ngợm, của những buồn vui, những yêu thương, giận hờn vô cớ. Cái đám trẻ con chúng tôi ngày xưa sống trong cái xóm nghèo cạnh đường ray xe lửa, giờ đây mỗi đứa một phương trời, tóc trên đầu lốm đốm sợi bạc sợi đen, đứa còn đứa mất, cho dù đang ở đâu, đang hiện diện trên cõi đời này hoặc đang rong chơi đâu đó ở một tinh cầu xa xôi huyền hoặc trong thế giới tâm linh, tôi chắc rằng chúng tôi vẫn muốn đắm mình trở lại với dòng sông tuổi thơ của mình ngày xưa.

Dạo ấy thuở đất nước ta thật thanh bình, miền nam đồng lúa phì nhiêu "cò bay thẳng cánh", nền kinh tế ổn định ít có tình trạng lạm phát nên cuộc sống của dân tình tương đối thoải mái, một người đi làm thì đủ sức "bao dàn" cho cả gia đình.