Ký sự của Thanh Hà (Switzerland)
***Dành tặng mấy cháu nhóc của tôi
Tặng Hoa Trần mà nếu không có sự khích lệ của "trang chủ" thì bài viết nầy đã không được ra đời.
June, 2015
Tôi rất tâm đắc mấy câu thơ mà tôi đọc được trên internet, không biết có phải của Thượng Toạ Thích Tánh Tuệ?
Trăm năm trước thì ta chưa có
Trăm năm sau biết gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc, không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau
Và:
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...
Mấy câu thơ trên cũng chính là nhân sinh quan của tôi vậy.Tôi áp dụng nó mỗi ngày, với chính bản thân và với mọi người -- không phải với mọi người, mà với hầu hết mọi người -- vì nói thì dễ nhưng thực hành thì khó. Cuộc đời là một đấu trường mà ta phải chiến đấu không ngừng để đừng bị gục ngã. Ở đây, đấu trường của tôi có 2 đấu thủ, là Tôi và Bản Ngã chính mình.
Chẳng hạn tôi tự an ủi: chồng tôi hẳn đã về cõi thiên đường vì khi sống anh là người quá nhân hậu, tử tế, giờ đây anh không còn bị chứng bịnh dày vò thân xác, anh đang ở nơi chốn bình yên vĩnh cửu , vậy thì tôi phải vui mừng cho anh thay vì cứ đêm đêm nằm khóc vì nhớ thương, vì thiếu vắng. Con- thỏ- lý-trí nói vậy, nhưng con-nai-tình-cảm thì xử sự ngược lại; tôi vẩn tiếp tục... khóc, nhưng khóc lén. Tôi khóc khi có một mình không để ai nhìn thấy, nhưng bề ngoài có vẻ như tôi đã lấy lại nụ cười, niềm vui sống.
Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi (ca dao VN)
Mỗi nụ cười là 1 tiếng khóc khô không lệ... Là tôi hiện nay đó.
Tôi và Bản Ngã tôi chiến đấu ngày đêm bất phân thắng bại, lúc nghiêng về bên này, lúc bên kia.
Tôi phải tiếp tục sống cho trọn kiếp người. Vì vậy, tôi không thể suốt ngày giam mình trong bốn bức tường với hằng trăm vật thể chứa toàn kỷ niệm. Rồi mang chứng trầm cảm, tóc tai xác xơ, mặt mày nhăn nheo ủ rũ như một "lão bà, cụ bà" được. Tôi phải vượt lên nỗi đau,đi ra ngoài nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên, tìm về gia đình, chia sẻ với tha nhân, gặp gỡ bạn bè... điều đó giúp tôi tìm lại được ý nghĩa sống. Tôi tin rằng từ trên cao, Gaston ắt hẳn hài lòng về tôi lắm.
Cứ tưởng tượng đoạn đường đời còn lại tôi phải đi nốt mà vắng anh -- bao nhiêu năm? 10 năm? 20 năm? -- tôi thấy kinh hoảng.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết:
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?
Tôi mạn phép sửa lại Em thành Anh, Say thành Vui cho phù hợp hoàn cảnh :
Đời vắng anh rồi vui với ai!!!!
Tôi lợi dụng mảnh đất THKT này để vừa viết ký sự vừa viết tự sự luôn. Xin mọi người chịu khó đọc nó. Với tôi, đó chính là một phương thuốc chửa trị bịnh buồn khá hữu hiệu khi trút nỗi niềm riêng lên trang giấy (internet ). Tôi tin rằng mặc dù không nói ra, nhưng mọi người đều đồng chia sẻ & cảm thông một cách thầm lặng cùng tôi.
Tôi lại quá "nhiều chuyện" cho đoạn mở đầu của phần 3, cũng là phần cuối này là vì tôi muốn biện minh (hay bào chữa?) cho việc Vui Chơi của mình nhân dịp về VN. Cuộc đời có buồn, có vui lẫn lộn. Thí dụ như cái ly chứa phân nửa nước. Người lạc quan sẽ nói ly CÒN ĐẦY phân nửa. Người bi quan sẽ nói ly ĐÃ VƠI phân nửa. Tôi trong số người thấy ly còn đầy phân nửa đây.
XUÂN 2015
Tôi còn rất ham vui, những trò đùa dành cho trẻ con, hồn nhiên nghịch ngợm tôi không thiếu. Khi các chị em của tôi bận bịu, tôi thường đi chơi với các cháu. Nhà tôi có gần tiểu đội "nam thanh nữ tú" nếu tính luôn cháu rể, cháu dâu. Dịp tết các cháu tôi nghỉ làm, nghỉ học... về thăm nhà nên là dịp đoàn tụ cùng vui xuân.
Tôi tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc mà cuộc đời mang lại cho mình:
---Tình yêu thương của gia đình, bạn học cũ, họ hàng.
--- Đi du ngoạn.
--- Ăn .
Có thực mới vực được đạo. Một tâm hồn lành mạnh trong một thể xác tráng kiện.
Nhớ hồi học triết lớp đệ nhất, bàn về Tam Đoạn Luận :
"Cái gì hiếm thì quí
Con ngựa què thì hiếm
Vậy con ngựa què thì quí", hic!
Hỏi các em có đồng ý con ngựa què thì quí không? Không!!!! Cả lớp nhao nhao.Thầy kết luận: đó thấy chưa, ta dễ rơi vào Nguỵ Biện nếu suy diễn theo lối Tam Đoạn Luận là vậy.
Thuỵ Sĩ ít có tiệm Vietnam. Vì vậy, những món ăn ở VN cho là bình dân, dễ tìm như khoai lang, rau tần ô , bánh ống...thì với tôi nó trở thành quí hiếm, xa xỉ, vì phải đi xa và vì mắc nữa. (khoảng 15dollars USA) 1 ký. Hơn nữa, phải tới mùa mới có rau tần ô nhé. Còn bánh ống thì hoàn toàn không có, thậm chí ít ai biết nó là gì, ngoại trừ dân Rạch Giá (?)
Vậy theo phép tam đoạn luận , tôi sẽ nói:
Cái gì hiếm thì quí
Khoai lang, tần ô, bánh ống thì hiếm
Vậy khoai lang, tần ô, bánh ống thì quí
Diễn dịch như thế, nếu ai sống ở Thuỵ Sĩ, thì không cho là nguỵ biện, mà đích thực là chân lý đó.
Tôi lợi dụng tối đa thời gian 3 tháng để... ăn!!!
Người ở Mỹ, Canada, Úc chắc không còn thèm ăn đồ VN như người sống bên Châu Âu, vì các nơi ấy thức ăn VN thừa thải, thậm chí ngon, rẻ hơn bên VN. Tôi được ăn thoả thuê bánh chuối chiên nóng hổi, dòn rụm. Bánh tai yến tròn trịa, xinh xinh, xung quanh thành bánh như được broder ấy. Bánh ống màu xanh lá dứa, trộn dừa bào, nước cốt mới nạo, hấp trong ống tre thơm phứt. (cái bánh này tôi đã mơ ước về nó nhiều lần lắm).
A, tôi còn được ăn trái lekima, mà có người gọi là trái trứng gà nữa.
Trái khóm Tắc Cậu ngọt ơi là ngọt.
Tôi cố gắng trong điều kiện có thể, chọn các món mà mình nghĩ xuất xứ của Vietnam, chính người Vietnam trồng trọt ra. Tìm mua "cây nhà lá vườn", ít ra khi cho vào bao tử cũng đở e ngại là đang nuốt dioxine, nhưng cũng khó biết được nhỉ.
Tôi ăn "đại" cá, tôm,cua, ghẹ, ếch. Thành thật mà nói, sau khi ăn cua ở Canada rồi thì tôi thấy ở đâu cũng kém ngon hết. Tôi nhớ lần theo bạn đi câu cua ở Vancouver, kéo giỏ cua lên lựa mấy con to nhất đổ bia vào luộc luôn trên tàu ăn dã chiến cho vui. Tôi được ưu tiên vì dân châu Âu qua, chết thèm đồ biển, bạn đưa tôi con cua cái (cả giỏ chỉ có 1 con) luộc còn nóng hổi, ngon lành. Vì sợ nước gạch cua rớt xuống sàn tàu dơ nên tôi đưa ra ngoài thành tàu, định chờ bớt nóng mới ăn. Nào ngờ cua bị gãy càng rơi tòm xuống biển, tôi tiếc hùi hụi con cua cái. Kỳ lạ! Cua đầy ra đó, trong thời gian mấy tháng ở Canada, nhằm ngay mùa tôi ăn không biết bao nhiêu là cua tươi, nhưng vẩn tiếc hoài con cua cái rơi xuống biển. Có lẽ vì xung quanh phong cảnh hữu tình với màu xanh bầu trời hòa cùng màu xanh của biển, gió nhè nhẹ thổi,các bạn hiếu khách, tôi lại đang đói. Miếng ăn đã tới bên miệng mà bị rơi mất lãng xẹt nên... tức quá mà nhớ hoài chăng?!
Tương tự, cái gì có sẵn thì ta không thấy quí, cho là bình thường, tất nhiên. Chỉ khi nào vuột mất khỏi tầm tay thì mới ngẩn ngơ tiếc nuối, đã muộn rồi. Lại triết lý cùn đây!
Tôi có thể tả thêm vài chục dòng về các thứ bánh, trái cây, rau cải, cá tươi... mà tôi thưởng thức ở VN. Nhưng thôi, nhắc nhiều, thấy mình... trần tục quá.
Tôi hoà nhập vào dòng người đi xem bán hoa tết. Đủ các loại, nhưng tôi thích nhất là hoa mai, vì: cái gì hiếm thì quí... Các loại khác tôi đã thấy thường xuyên nên hết quí, còn mai thì chỉ ngắm hoa thật khi có dịp về VN thôi. Nhìn hình dáng cành hoa mai, tôi man mán nhớ lại 2 câu thơ của Thiền sư Mãn Giác đời nhà Lý:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch :
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Ngô Tất Tố dịch
Cụ Hoàng Xuân Hãn thì dịch là:
Ngoài sân đêm trước một cành mơ
Đây là tôi đọc trong sách, chứ đầu óc tôi sao nhớ nổi. Chẳng qua khi nhìn cây mai, tôi chỉ nhớ chữ Nhất Chi Mai, đọc lên nghe thơ mộng rồi ráng lục tìm nguyên cả bài. Nhờ đó mà tôi học hỏi thêm nhiều điều về lịch sử & văn chương thời cổ.
Hình như người đi xem thì nhiều mà ít thấy ai mua. Tội cho người bán ngồi ủ rũ vì tối 29, 30 mà vẫn còn khá nhiều hoa.
Chúng tôi ngắm hoa, chụp vài tấm hình rồi đi ăn.
Bây giờ Rạch Giá khu lấn biển, restaurant, cafétéria, karaoke, hotel...mọc ra nhiều vô kể. Mức độ to lớn, sang trọng của nó khiến tôi sửng sốt kinh ngạc. Đâu thua gì các nhà hàng bên châu Âu này.
Nghe nói có nhà hàng còn mời ca sĩ khá nổi tiếng bên Mỹ về hát nữa.
Tối 30 , tôi có dịp chứng kiến cảnh đốt pháo bông, kéo dài 30 phút.
Mùng 2 tết, chúng tôi đi Sóc Trăng, Cà Mau thăm họ hàng.
Nhân tiện ghé vào nơi thờ phượng Đức Cha Trương Bửu Diệp. Người đi lễ đông nghìn nghịt.
Và ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu, bây giờ khuôn viên ấy có mở restaurant, nhà thì bán vé cho ai muốn vào xem ngày xưa công tử sống thế nào. Cũng đông người lắm lắm.
CHUYẾN DU NGOẠN MIỀN TRUNG
Tôi thật sự khó khăn mới tìm được ý tưởng để viết cho phần 3 của bài Nhân Một Chuyến Về này, và có lẽ là phần kết thúc luôn. Vì chỉ toàn chuyện đi chơi, ăn uống thôi. Đâu còn "nỗi niềm" gì để mà ai oán nữa?
Thảo nào trong thi ca hay âm nhạc, có rất ít bài tả về hạnh phúc, niềm vui .-- rất ít chứ không phải không có -- Cứ để ý mà xem, các bản nhạc hay, bài thơ hay thường nghiêng về nỗi buồn, chia ly, lưu luyến, tiếc nhớ, tang thương. Có vậy mới lay động được lòng người.
Tôi kể về chuyến du ngoạn miền Trung, mà đáng lẽ nó được kết thúc ở động Thiên Đường, Quảng Bình. Nào ngờ thiên đường đâu chưa thấy, tôi suýt nửa rơi vào địa ngục, nhưng Trời Phật còn phù hộ, chưa đến nổi nào. Chuyến du ngoạn bỏ dở , nhất là đành lỡ cuộc hẹn gặp thăm các Thầy Được, thầy Qươn... ở Saigon. Thầy ơi, em xin hẹn lại chuyến về lần tới vậy.
Lần đầu tiên tôi ra Huế, Đà Nẵng, Hội An, đèo Hải Vân.....
Lòng náo nức, vì mình sắp được thăm tận mắt những địa danh nổi tiếng mà mình chỉ được nghe tả, được đọc qua sách báo, văn thơ, âm nhạc...
Sáu dì cháu chúng tôi đi máy bay ra Huế. Chuyến đi này do các cháu tôi lên chương trình, tự túc chứ không theo tours để có nhiều thời gian rộng rãi, và ghé nơi nào tuỳ ý thích. Các cháu tôi đều có máu lãng du giống tôi nên các tâm hồn lớn gặp nhau, đi chơi vui không thể tưởng.
Các cháu đã sắp đặt thuê khách sạn, thuê motorcycle, địa điểm sẽ đi... Phen này tôi cũng thành zorro như ai vậy! Kính đen, khăn bịt mặt kín tới cổ, găng tay, quần jean, basket. Nghĩa là không để hở chút ánh sáng nào lọt vào được, thế nhưng tia sáng mặt trời vẫn len lõi xuyên qua lớp quần áo, khi về nhà thịt da vẩn bị nướng xem xém dù có thoa kem chống nắng.
Mấy lần về VN, tôi rất thích đi chơi xa bằng moto. Nhưng các chị tôi đều phản đối, ra sức cản ngăn quá xá. Lý do ngồi lâu mệt đau lưng, xe chạy ẩu rất nguy hiểm, ăn nắng đen -- mọi người sẽ nghĩ bên này tôi hành nghề... cu li suốt ngày phơi nắng --. Nhưng lần này thì các chị đành nhượng bộ để 6 dì cháu tôi đi vì trong số các cháu có một cô nương hể đi xe lớn là ói ra mật, chỉ sử dụng độc nhất con ngựa sắt làm phương tiện di chuyển. Hôm ngồi máy bay ra tới Phú Bài, vừa xuống sân bay cô ấy đã vội ói vào bọc nylon tùm lum rồi!
Chuyến bay của hãng Jet Air VN bị đổi giờ 2 lần. Đầu tiên là từ 12g trưa thành 9g sáng, rồi từ 9g sáng bị đổi thành 3g chiều, nên chúng tôi bị lỡ 1 địa điểm dự tính sẵn sẽ đi thăm. Cháu tôi nói: chuyện thay đổi giờ bay là chuyện bình thường ở VN nên chả có ai phàn nàn gì hết -- ngay cả chuyện thay vì tới thành phố này mà họ lại hạ cánh ở thành phố khác cách gần ngàn km cũng là chuyện... tự nhiên! Trời!!!
Đến Huế, lấy taxi từ phi trường Phú Bài vào khách sạn. Chúng tôi hẹn ông bà chủ cho thuê moto cũng ở gần đó, vì cháu tôi đã từng thuê xe. Nếu khách sạn thuê thì họ tính 200 ngàn một ngày, còn cháu tôi tự thuê thì chỉ phân nửa giá . Wow! Chúng tôi 6 người trên 3 chiếc xe bon bon nhắm chùa Thiên Mụ trực chỉ.
Đây rồi, chùa Thiên Mụ, tôi náo nức. Bởi đây là một địa danh nổi tiếng cả trong ca dao tục ngữ:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Tôi nhất định phải đứng cạnh cái chuông chụp vài tấm hình. Tôi con nít quá hén!
Trong các tấm hình chụp ở Chùa Thiên Mụ, tôi thích nhất 2 tấm -- tuy nó không phải là 2 tấm đẹp nhất của bộ hình -- đó là cảnh tôi đứng cạnh quả chuông, và cảnh tôi đứng một góc nhìn xuống giòng sông Hương.
Buổi chiều, mặt trời đã lặn. Không hiểu sao đối với tôi, giòng Hương giang nhất định phải mờ ảo, u buồn, cô tịch. Vì vậy tôi cố tình chọn ánh sáng cho không rõ mặt luôn.
Tôi đã đi qua các địa danh: thôn Vỹ Dạ, Nam Giao, cầu Trường Tiền 6 vai 12 nhịp, vào Đại Nội,Tử Cấm Thành, nhiều nhiều nữa tôi không nhớ hết.
Tôi không tả cảnh vì các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ... đã tả dùm tôi rồi. Hơn nữa tôi không đủ khả năng để làm việc ấy.
Chúng tôi còn đi thăm Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, toạ lạc dưới lòng hồ Truồi, Phú Lộc, cách Huế khoảng 30 km. Đây là một thiền viện thuộc môn phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Đò chở sang ốc đảo, trời trong xanh ngăn ngắt, chung quanh cây cối cũng một màu xanh bao bọc. Có cảm tưởng mình đi lạc vào xứ thần tiên. Ngày xưa Lưu Thần, Nguyễn Triệu vào động Thiên Thai, chắc cũng huyền diệu, thoát tục đến thế này thôi.
Làm lễ bái Phật xong, chúng tôi ra hành lang bên hông chùa ngồi hóng mát và ngắm cảnh. Lúc ngồi lên bậc thềm sạch bóng, bỗng tôi phát giác có xác một con bướm nằm ngay cạnh chân mình!!!
Bâng khuâng, vì sao sự ngẫu nhiên xui tôi ngồi đúng cái chỗ có xác bướm trong khi nguyên hành lang dài mấy chục mét tôi không ngồi?
Vài ngày sau trước cổng vào thánh Địa Mỹ Sơn, lúc đứng chờ các cháu vào gởi xe, tôi lại gặp một xác bướm tương tự ngay dưới chân mình lần thứ 2 ! Xác còn tươi, màu sắc vẫn còn sinh động. Cháu tôi nói: chắc chắn là linh hồn dượng mượn xác bướm gởi thông điệp gì đó cho má tư đây!
Khá lạ lùng, cả một khoảng đất rộng hàng ngàn mét vuông, vì sao tôi lại đứng ngay nơi có xác bướm nằm chết?
Tôi luôn quan niệm: hể cái gì mình tin, là có. Còn không tin là không có. Tôi thuyết phục mình tin đây là tín hiệu của chồng tôi.
Tôi biết đây chỉ là sự tình cờ, tôi lại càng không phải là người cuồng tín, nhưng trong trường hợp này, tôi tự huyển hoặc, khoát lên câu chuyện phần linh thiêng, hoang đường để tự an ủi rằng dù Gaston không còn trên cõi hồng trần, nhưng anh luôn đồng hành cùng tôi qua mọi nẻo đường. Nhờ đó tôi thấy lòng bình yên thanh tịnh.
Thăm Đại Nội, cố đô triều Nguyễn, Tử Cấm Thành. Tưởng tượng cách đây vài trăm năm, các vị vua chúa, hoàng hậu, vương phi, quan quân... hiện diện nơi nầy. Làm gì có một người dân nào dám héo lánh tới, chắc là đầu lìa khỏi cổ ngay, dù chỉ lén đưa cặp mắt nhìn trộm từ xa rồi còn đâu mà vào được.
Ở Huế, chúng tôi có dịp thưởng thức bánh bột lọc, bánh khoái (giống như bánh xèo), bánh căn (tương tự bánh khọt), nem lụi, bánh bèo, bánh ít, chè Huế.
Buổi tối chúng tôi ngồi chơi dưới chân cầu Trường Tiền, ăn tàu hủ nước đường, tôi ngạc nhiên là bà bán múc tàu hủ ra chén, cho đường cát nguyên hạt vào, rồi quậy cho vụn ra hết. Tôi chỉ nếm 2 muỗng rồi bỏ, vì ăn tàu hủ, chủ yếu là cho miếng đậu mềm mại nằm trên đầu lưỡi, chờ nó nhẹ nhàng len lén trôi qua cuống họng... Đằng này nó đã tan nát đời hoa, còn gì mà thưởng thức nữa!!
Khác biệt hoàn toàn với chén đậu hủ ở Hội An đêm rằm đốt đèn lồng lung linh, ảo diệu.
Tôi bỏ qua phần tả phong cảnh, vì tôi không đủ ngôn ngữ để nói cho hết cái đẹp tuyệt vời của nó, mà tôi chỉ nhắc lại những điều khiến tôi bâng khuâng, hoặc những việc nhỏ nhặt khiến chúng tôi cười thoải mái, hay run sợ... Xin thề rằng: A, người hay thề mới đích thực là người hay dối trá, kinh nghiệm cho thấy.
Vậy tôi không thề, mà tôi bảo đãm đây là những chuyện có thật 100/100.
Và tôi chỉ ghi lại để chúng ta cùng cười vui, vô tư, không ác ý khi nghe người Đà Nẵng, Huế, Hội An... nói chuyện. Họ có quyền cười lại chúng tôi, vì:
"tui đây là dân Gạch Giá, Gạch Sõi thì đúng hơn. Tui dìa quê mình ên, tui thích ăn con cá gô, bắt bỏ chong gỗ. Khỏi đợi ai cười, tui cười ên tui chước gồi đây."
Vậy phần này dành cho những người thích đùa, miễn cho quí vị nhạy cảm hoặc có tinh thần tự ái dân tộc, ủa tự ái địa phương nhé.
Ở Huế có 2 kỷ niệm khó quên mà tôi để dành viết sau.
Chúng tôi vượt đèo Hải Vân (còn gọi là đèo Ải Vân), đi Đà Nẵng.
Trước chuyến đi, 2 người em rể tôi cứ dặn dò qua đèo Hải Vân phải vô cùng cẩn thận vì đã có bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu người bỏ mạng nơi đó. Thật vậy, dọc theo đường đèo, tôi thấy rất nhiều miếu thờ họ dựng lên để tưởng nhớ người khuất mặt.
Tôi ở Thuỵ Sĩ, xứ sở có nhiều núi non, rừng, ao hồ. Tôi sống ngay vùng cao nguyên hơn ngàn mét. Mùa đông tuyết rơi dầy đặc, các con đường chật hẹp quanh co, hiểm trở, dốc cao chập chùng một bên là núi đá, bên là vực thẳm tôi chạy xe ngang thường xuyên, nên tôi không thấy e ngại đèo Hải Vân. Hình như con đường đã được mở rộng, tôi thấy cũng dễ đi.
Dọc đường có rất nhiều người chạy moto như chúng tôi, hầu hết là dân Tây.
Nhớ vài lời trong bài ca: mây Hải Vân đùn quanh tháp ngọc, cây (?) ngà... mà Duy Khánh thường hát. Hoặc câu ca dao:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn
Đến đoạn nhìn xuống bãi biển Lăng Cô, chúng tôi ngừng xe lại để ngắm cảnh và chụp hình.
Có một ông đến gạ mấy người ngoại quốc đổi tiền. Ông cầm một quyển album có tiền của nhiều quốc gia và hỏi họ từ đâu đến và có muốn đổi tiền không? Ông nói tiếng Anh trôi chảy.
Sau đó ông lại hỏi tôi : where are you from? Tôi ghẹo ông nên trả lời: I am from Saigon. Ông bỏ đi luôn không nói gì cả.
Chúng tôi ghé lại Hải Vân Quan, leo lên lô cốt từ thời Pháp chụp vài tấm hình rồi tiếp tục hành trình.
Đà Nẵng, tìm nhà bạn để lấy chìa khoá phòng khách sạn mà bạn đặt trước dùm. Gặp lại bạn thật vui. Hẹn nhau tối đi ăn các món địa phương.
Chúng tôi có dịp đi thăm chùa Phật Bà Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà, cầu sông Hàn, Ngủ Hành Sơn....
Đáng nhớ là khu thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, di tích văn hoá người Chăm.
Chúng tôi có may mắn được xem trình diển ca vũ nhạc Chăm. Uyến chuyến, huyền bí, gợi nhớ, nỉ non.
Tôi nghe văng vẵng bên tai giọng ca Trường Hải bài Hận Đồ Bàn:
Người xưa đâu? Mà tháp trên cao đứng như buồn rầu
Thành quách đâu? Nay thấy chăng rừng xanh, xanh một mầu....
Trên đường về Đà Nẵng (gần 70 km), chúng tôi lạc lối nên dừng lại hỏi thăm dân. Có một chú bỏ dở công việc đang làm, ra đứng cạnh lề sốt sắng hướng dẩn đường cho chúng tôi. Chú nói rằng :" chạy khoẻng 50 mét thì céc em rẻ phẻ ( vì tôi bịt mặt nên chú không đoán ra tuổi tôi). Xong đi thẻng khoẻng 250 mét rồi rẻ phẻ nữa, chớ đừng rẻ tré, vì rẻ tré thì céc em sẽ bị lẹc".
Có lẽ thấy chúng tôi ngơ ngác không trả lời , vì đâu có hiểu chú nói gì??!!! Nên chú vừa lập lại lời nói, vừa ra dấu chỉ đường nhiều lần. Nhờ chú vừa nói vừa giơ tay chỉ phương hướng nên sau cùng chúng tôi cũng... ngộ ra. Cám ơn chú và tiếp tục lên đường.
Chúng tôi cười run cả người. Cháu tôi vừa cười vừa nói ngắc ngứ: má tư đừng nhắc lại nữa, nếu không con cười quá con không chạy xe được.
Kể từ lúc ra miền Trung, trong giao tiếp, chúng tôi bỗng trở thành mấy đứa ngây ngô khờ dại hết trọi. Vì bất cứ đi vào quán ăn hay hỏi thăm đường, chúng tôi thường xuyên phải yêu cầu người dân địa phương lập lại ít nhất 2 lần trở lên thì mới hiểu câu họ nói.
Ở chùa Thiên Mụ có các chú tiểu, chiều ra đá banh chơi đùa trong sân sau. Nghe các chú nói chuyện ríu rít, tôi tưởng các chú nói tiếng ngoại quốc. Hoàn toàn tôi không hiểu lấy 1 chữ nào hết.
Cháu tôi xếp đặt chương trình sao cho đi chơi Hội An đúng 15 rằm, vì mỗi tháng Hội An thắp đèn lồng chỉ 1 ngày đó thôi.
Phố nhỏ, khá đẹp. 90/100 là người Tây phương. Chúng tôi & vợ chồng bạn xà vào một dãy bàn kê trên vỉa hè kêu cao lầu, nem lụi ăn. Dân Tây cũng làm như chúng tôi. Ăn xong món mặn, lại kêu tiếp tàu hủ. Mỗi người một chén to, bên trong còn kèm thêm long nhãn và hạt lựu, giòn giòn thơm tho. Ăn rồi còn muốn ăn thêm nhưng tiếc là không còn chỗ chứa. (chả bù với tàu hủ dưới chân cầu Trường Tiền). Hỏi đứa nào còn muốn ăn thêm nữa không? Tiến Đạt nói để dành bụng để ăn thêm tàu phớ! Cái gì? Thì tàu hủ tiếng địa phương họ gọi là tàu phớ còn gì nữa!!!
Chúng tôi quay ngược về Huế chơi thêm 2 hôm rồi mới đi thăm động Thiên Đường, Quảng Bình. Vì từ Huế đi Quảng Bình thì gần hơn Đà Nẵng -- Huế. (nói gần chứ cũng 200km)
Tôi xin kể tiếp. Lúc chúng tôi từ lăng vua Khải Định quay về Huế khoảng xế chiều, định về khách sạn nghỉ ngơi tắm rửa tối còn tổ chức sinh nhật cho Tiến Đạt và sáng hôm sau khởi hành sớm đi khám phá động Thiên Đường thì 1 trong 3 chiếc xe bị tai nạn. Chỉ vì 2 chú chó rượt đuổi nhau tông thẳng vào chiếc xe có tôi trong đó!
Hai dì cháu nằm lăn quay ra đường. Thuỷ Tiên bị xe đè lên người, đau quá nằm im không nhúc nhích, máu tùm lum.
Mấy đứa kia chạy lại kêu réo ầm ĩ vẫn chẳng trả lời. Tôi té giữa đường, cố bò vào lề. Máu từ trong mũi chảy tràn đỏ thắm khăn bịt mặt và áo khoác. Bốn đứa còn lại thất kinh hồn vía, hỏi dân chung quanh chẳng ai biết bệnh viện nằm đâu cả. Tôi chỉ lo chấn thương sọ, hoặc máu bầm tụ trong não thì tiêu . A, tôi cũng sợ chết đây.
Chúng tôi lê lết lên xe đi tìm bệnh viện. May thay khoảng 3km thì thấy 1 bệnh viện tư. Mừng ơi là mừng.
Đầu tiên có các cô y tá đón. Một cô hỏi cháu tôi: em bổ hả? Có hai người bổ hả?
Bổ? Bổ là gì? Cái gì bổ? Ngơ ngác nhìn nhau??!!
Tiến Đạt hỏi: chị ơi, chị nói gì em không hiểu?
Cô lập lại: chị hỏi có mấy người bổ?
Vẫn tròn xoe mắt nai nhìn cô, không trả lời. Cô phải ra dấu bằng tay
A thì ra là té.
Lúc ngồi ở phòng chờ, tụi nó cằn nhằn nho nhỏ với nhau: người ta té đau gần chết mà còn bổ với dưỡng!!!
Sau này về kể lại, chúng tôi được nhiều dịp cười sảng khoái vì bất đồng ngôn ngữ địa phương. He he
Chúng tôi bỏ dở cuộc hành trình, sáng hôm sau bay về Saigon đi taxi thẳng vào bệnh viện Columbia điều trị. Cái mủi tôi bị nứt xương, phải nằm viện để điều chỉnh lại. Tôi gọi điện về Thuỵ Sĩ báo tin tai nạn cho hãng bảo hiểm hay, họ liên lạc với bệnh viện để thanh toán trực tiếp mọi chi phí một cách nhanh chóng. Tôi chấm 20 điểm về mức độ hữu hiệu, xem việc chăm sóc sức khoẻ cho khách hàng (hay bệnh nhân) là ưu tiên số một của ngành y tế và bảo hiểm ở quê hương thứ hai của mình.
May mắn mũi tôi là thật, chứ không thì phải tự bỏ tiền túi đi thẩm mỹ viện làm đẹp rồi.
Hiện giờ thì mặt mũi tôi vẫn như xưa, không gì thay đổi. Cảm tạ ơn trên phù hộ.
Chuyến du lịch miền Trung của chúng tôi đến đây là... tạm ngừng, chỉ vì hai tiểu yêu chó ngáng đường. Tôi chắc chưa đủ thánh thiện để bước chân vào động Thiên Đường. Cần phải tu tập thêm về Bát Chánh Đạo, và loại bỏ Tam Độc: tham, sân, si, thì chắc có thể ung dung tự tại bước vào nơi ấy!!!
A, tôi quên không nhắc lại 1 kỷ niệm khác nửa ở Huế. Đối với nhiều người thì thấy nó chỉ là chuyện con nít hay đàn bà; nhưng chắc chắn đối với nhiều người khác thì đó là chuyện kinh khiếp, sợ xanh mặt, ngất xỉu nữa là đằng khác.
Đó là: tôi nhìn thấy chuột chạy trên đường, 2 lần, mỗi lần cách nhau chỉ 30 phút vào ngày đầu tiên ở Huế!!!! Trời đất ơi, không thể nào diễn tả nổi sự sợ hải của tôi được, nhất là lần sau nó còn chạy thẳng về phía tôi nữa chứ.
Một lần nó ở dọc lề đường, lần sau chúng tôi đang đứng trước nhà cho thuê xe. Oh my God!
Hay là nó theo tôi về tận đây? Vì cả 2 đều có cái lối chạy giống nhau, cà cồng, cà cồng cứ như ngựa phi ấy! Tôi không tưởng tượng đâu nhé, hứa đấy.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến hoa phượng đỏ thắm và hoa bằng lăng tim tím gắn liền với mùa hè và tuổi học trò mà tôi nhìn thấy trên đường đi Hà Tiên.
Trong mỗi chúng ta, bất cứ tuổi nào cũng đều đọng lại một phần bản tính trẻ thơ trong tâm hồn hết.
Dù thường xuyên đắm chìm trong nỗi buồn riêng, tôi vẫn tìm được cho mình niềm vui, hạnh phúc giản đơn mà gia đình, bạn bè, tha nhân, thiên nhiên... ban tặng.
Đó là một phần thưởng vô giá mà cuộc sống mang lại. Tôi đón nhận và trân trọng nó.
Thanh Hà (Switzerland)
June 2015
***Dành tặng mấy cháu nhóc của tôi
Tặng Hoa Trần mà nếu không có sự khích lệ của "trang chủ" thì bài viết nầy đã không được ra đời.
June, 2015
Thanh Hà với Sông Hương |
Trăm năm trước thì ta chưa có
Trăm năm sau biết gặp lại không
Cuộc đời sắc sắc, không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau
Và:
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...
Mấy câu thơ trên cũng chính là nhân sinh quan của tôi vậy.Tôi áp dụng nó mỗi ngày, với chính bản thân và với mọi người -- không phải với mọi người, mà với hầu hết mọi người -- vì nói thì dễ nhưng thực hành thì khó. Cuộc đời là một đấu trường mà ta phải chiến đấu không ngừng để đừng bị gục ngã. Ở đây, đấu trường của tôi có 2 đấu thủ, là Tôi và Bản Ngã chính mình.
Chẳng hạn tôi tự an ủi: chồng tôi hẳn đã về cõi thiên đường vì khi sống anh là người quá nhân hậu, tử tế, giờ đây anh không còn bị chứng bịnh dày vò thân xác, anh đang ở nơi chốn bình yên vĩnh cửu , vậy thì tôi phải vui mừng cho anh thay vì cứ đêm đêm nằm khóc vì nhớ thương, vì thiếu vắng. Con- thỏ- lý-trí nói vậy, nhưng con-nai-tình-cảm thì xử sự ngược lại; tôi vẩn tiếp tục... khóc, nhưng khóc lén. Tôi khóc khi có một mình không để ai nhìn thấy, nhưng bề ngoài có vẻ như tôi đã lấy lại nụ cười, niềm vui sống.
Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi (ca dao VN)
Mỗi nụ cười là 1 tiếng khóc khô không lệ... Là tôi hiện nay đó.
Tôi và Bản Ngã tôi chiến đấu ngày đêm bất phân thắng bại, lúc nghiêng về bên này, lúc bên kia.
Tôi phải tiếp tục sống cho trọn kiếp người. Vì vậy, tôi không thể suốt ngày giam mình trong bốn bức tường với hằng trăm vật thể chứa toàn kỷ niệm. Rồi mang chứng trầm cảm, tóc tai xác xơ, mặt mày nhăn nheo ủ rũ như một "lão bà, cụ bà" được. Tôi phải vượt lên nỗi đau,đi ra ngoài nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên, tìm về gia đình, chia sẻ với tha nhân, gặp gỡ bạn bè... điều đó giúp tôi tìm lại được ý nghĩa sống. Tôi tin rằng từ trên cao, Gaston ắt hẳn hài lòng về tôi lắm.
Cứ tưởng tượng đoạn đường đời còn lại tôi phải đi nốt mà vắng anh -- bao nhiêu năm? 10 năm? 20 năm? -- tôi thấy kinh hoảng.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết:
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai?
Tôi mạn phép sửa lại Em thành Anh, Say thành Vui cho phù hợp hoàn cảnh :
Đời vắng anh rồi vui với ai!!!!
Tôi lợi dụng mảnh đất THKT này để vừa viết ký sự vừa viết tự sự luôn. Xin mọi người chịu khó đọc nó. Với tôi, đó chính là một phương thuốc chửa trị bịnh buồn khá hữu hiệu khi trút nỗi niềm riêng lên trang giấy (internet ). Tôi tin rằng mặc dù không nói ra, nhưng mọi người đều đồng chia sẻ & cảm thông một cách thầm lặng cùng tôi.
Tôi lại quá "nhiều chuyện" cho đoạn mở đầu của phần 3, cũng là phần cuối này là vì tôi muốn biện minh (hay bào chữa?) cho việc Vui Chơi của mình nhân dịp về VN. Cuộc đời có buồn, có vui lẫn lộn. Thí dụ như cái ly chứa phân nửa nước. Người lạc quan sẽ nói ly CÒN ĐẦY phân nửa. Người bi quan sẽ nói ly ĐÃ VƠI phân nửa. Tôi trong số người thấy ly còn đầy phân nửa đây.
XUÂN 2015
Tôi còn rất ham vui, những trò đùa dành cho trẻ con, hồn nhiên nghịch ngợm tôi không thiếu. Khi các chị em của tôi bận bịu, tôi thường đi chơi với các cháu. Nhà tôi có gần tiểu đội "nam thanh nữ tú" nếu tính luôn cháu rể, cháu dâu. Dịp tết các cháu tôi nghỉ làm, nghỉ học... về thăm nhà nên là dịp đoàn tụ cùng vui xuân.
Tôi tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc mà cuộc đời mang lại cho mình:
---Tình yêu thương của gia đình, bạn học cũ, họ hàng.
--- Đi du ngoạn.
--- Ăn .
Có thực mới vực được đạo. Một tâm hồn lành mạnh trong một thể xác tráng kiện.
Nhớ hồi học triết lớp đệ nhất, bàn về Tam Đoạn Luận :
"Cái gì hiếm thì quí
Con ngựa què thì hiếm
Vậy con ngựa què thì quí", hic!
Hỏi các em có đồng ý con ngựa què thì quí không? Không!!!! Cả lớp nhao nhao.Thầy kết luận: đó thấy chưa, ta dễ rơi vào Nguỵ Biện nếu suy diễn theo lối Tam Đoạn Luận là vậy.
Thuỵ Sĩ ít có tiệm Vietnam. Vì vậy, những món ăn ở VN cho là bình dân, dễ tìm như khoai lang, rau tần ô , bánh ống...thì với tôi nó trở thành quí hiếm, xa xỉ, vì phải đi xa và vì mắc nữa. (khoảng 15dollars USA) 1 ký. Hơn nữa, phải tới mùa mới có rau tần ô nhé. Còn bánh ống thì hoàn toàn không có, thậm chí ít ai biết nó là gì, ngoại trừ dân Rạch Giá (?)
Vậy theo phép tam đoạn luận , tôi sẽ nói:
Cái gì hiếm thì quí
Khoai lang, tần ô, bánh ống thì hiếm
Vậy khoai lang, tần ô, bánh ống thì quí
Diễn dịch như thế, nếu ai sống ở Thuỵ Sĩ, thì không cho là nguỵ biện, mà đích thực là chân lý đó.
Tôi lợi dụng tối đa thời gian 3 tháng để... ăn!!!
Người ở Mỹ, Canada, Úc chắc không còn thèm ăn đồ VN như người sống bên Châu Âu, vì các nơi ấy thức ăn VN thừa thải, thậm chí ngon, rẻ hơn bên VN. Tôi được ăn thoả thuê bánh chuối chiên nóng hổi, dòn rụm. Bánh tai yến tròn trịa, xinh xinh, xung quanh thành bánh như được broder ấy. Bánh ống màu xanh lá dứa, trộn dừa bào, nước cốt mới nạo, hấp trong ống tre thơm phứt. (cái bánh này tôi đã mơ ước về nó nhiều lần lắm).
A, tôi còn được ăn trái lekima, mà có người gọi là trái trứng gà nữa.
Trái khóm Tắc Cậu ngọt ơi là ngọt.
Tôi cố gắng trong điều kiện có thể, chọn các món mà mình nghĩ xuất xứ của Vietnam, chính người Vietnam trồng trọt ra. Tìm mua "cây nhà lá vườn", ít ra khi cho vào bao tử cũng đở e ngại là đang nuốt dioxine, nhưng cũng khó biết được nhỉ.
Tôi ăn "đại" cá, tôm,cua, ghẹ, ếch. Thành thật mà nói, sau khi ăn cua ở Canada rồi thì tôi thấy ở đâu cũng kém ngon hết. Tôi nhớ lần theo bạn đi câu cua ở Vancouver, kéo giỏ cua lên lựa mấy con to nhất đổ bia vào luộc luôn trên tàu ăn dã chiến cho vui. Tôi được ưu tiên vì dân châu Âu qua, chết thèm đồ biển, bạn đưa tôi con cua cái (cả giỏ chỉ có 1 con) luộc còn nóng hổi, ngon lành. Vì sợ nước gạch cua rớt xuống sàn tàu dơ nên tôi đưa ra ngoài thành tàu, định chờ bớt nóng mới ăn. Nào ngờ cua bị gãy càng rơi tòm xuống biển, tôi tiếc hùi hụi con cua cái. Kỳ lạ! Cua đầy ra đó, trong thời gian mấy tháng ở Canada, nhằm ngay mùa tôi ăn không biết bao nhiêu là cua tươi, nhưng vẩn tiếc hoài con cua cái rơi xuống biển. Có lẽ vì xung quanh phong cảnh hữu tình với màu xanh bầu trời hòa cùng màu xanh của biển, gió nhè nhẹ thổi,các bạn hiếu khách, tôi lại đang đói. Miếng ăn đã tới bên miệng mà bị rơi mất lãng xẹt nên... tức quá mà nhớ hoài chăng?!
Tương tự, cái gì có sẵn thì ta không thấy quí, cho là bình thường, tất nhiên. Chỉ khi nào vuột mất khỏi tầm tay thì mới ngẩn ngơ tiếc nuối, đã muộn rồi. Lại triết lý cùn đây!
Tôi có thể tả thêm vài chục dòng về các thứ bánh, trái cây, rau cải, cá tươi... mà tôi thưởng thức ở VN. Nhưng thôi, nhắc nhiều, thấy mình... trần tục quá.
Tôi hoà nhập vào dòng người đi xem bán hoa tết. Đủ các loại, nhưng tôi thích nhất là hoa mai, vì: cái gì hiếm thì quí... Các loại khác tôi đã thấy thường xuyên nên hết quí, còn mai thì chỉ ngắm hoa thật khi có dịp về VN thôi. Nhìn hình dáng cành hoa mai, tôi man mán nhớ lại 2 câu thơ của Thiền sư Mãn Giác đời nhà Lý:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch :
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Ngô Tất Tố dịch
Cụ Hoàng Xuân Hãn thì dịch là:
Ngoài sân đêm trước một cành mơ
Đây là tôi đọc trong sách, chứ đầu óc tôi sao nhớ nổi. Chẳng qua khi nhìn cây mai, tôi chỉ nhớ chữ Nhất Chi Mai, đọc lên nghe thơ mộng rồi ráng lục tìm nguyên cả bài. Nhờ đó mà tôi học hỏi thêm nhiều điều về lịch sử & văn chương thời cổ.
Hình như người đi xem thì nhiều mà ít thấy ai mua. Tội cho người bán ngồi ủ rũ vì tối 29, 30 mà vẫn còn khá nhiều hoa.
Chúng tôi ngắm hoa, chụp vài tấm hình rồi đi ăn.
Bây giờ Rạch Giá khu lấn biển, restaurant, cafétéria, karaoke, hotel...mọc ra nhiều vô kể. Mức độ to lớn, sang trọng của nó khiến tôi sửng sốt kinh ngạc. Đâu thua gì các nhà hàng bên châu Âu này.
Nghe nói có nhà hàng còn mời ca sĩ khá nổi tiếng bên Mỹ về hát nữa.
Tối 30 , tôi có dịp chứng kiến cảnh đốt pháo bông, kéo dài 30 phút.
Mùng 2 tết, chúng tôi đi Sóc Trăng, Cà Mau thăm họ hàng.
Nhân tiện ghé vào nơi thờ phượng Đức Cha Trương Bửu Diệp. Người đi lễ đông nghìn nghịt.
Và ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu, bây giờ khuôn viên ấy có mở restaurant, nhà thì bán vé cho ai muốn vào xem ngày xưa công tử sống thế nào. Cũng đông người lắm lắm.
CHUYẾN DU NGOẠN MIỀN TRUNG
Tôi thật sự khó khăn mới tìm được ý tưởng để viết cho phần 3 của bài Nhân Một Chuyến Về này, và có lẽ là phần kết thúc luôn. Vì chỉ toàn chuyện đi chơi, ăn uống thôi. Đâu còn "nỗi niềm" gì để mà ai oán nữa?
Thảo nào trong thi ca hay âm nhạc, có rất ít bài tả về hạnh phúc, niềm vui .-- rất ít chứ không phải không có -- Cứ để ý mà xem, các bản nhạc hay, bài thơ hay thường nghiêng về nỗi buồn, chia ly, lưu luyến, tiếc nhớ, tang thương. Có vậy mới lay động được lòng người.
Tôi kể về chuyến du ngoạn miền Trung, mà đáng lẽ nó được kết thúc ở động Thiên Đường, Quảng Bình. Nào ngờ thiên đường đâu chưa thấy, tôi suýt nửa rơi vào địa ngục, nhưng Trời Phật còn phù hộ, chưa đến nổi nào. Chuyến du ngoạn bỏ dở , nhất là đành lỡ cuộc hẹn gặp thăm các Thầy Được, thầy Qươn... ở Saigon. Thầy ơi, em xin hẹn lại chuyến về lần tới vậy.
Lần đầu tiên tôi ra Huế, Đà Nẵng, Hội An, đèo Hải Vân.....
Lòng náo nức, vì mình sắp được thăm tận mắt những địa danh nổi tiếng mà mình chỉ được nghe tả, được đọc qua sách báo, văn thơ, âm nhạc...
Sáu dì cháu chúng tôi đi máy bay ra Huế. Chuyến đi này do các cháu tôi lên chương trình, tự túc chứ không theo tours để có nhiều thời gian rộng rãi, và ghé nơi nào tuỳ ý thích. Các cháu tôi đều có máu lãng du giống tôi nên các tâm hồn lớn gặp nhau, đi chơi vui không thể tưởng.
Các cháu đã sắp đặt thuê khách sạn, thuê motorcycle, địa điểm sẽ đi... Phen này tôi cũng thành zorro như ai vậy! Kính đen, khăn bịt mặt kín tới cổ, găng tay, quần jean, basket. Nghĩa là không để hở chút ánh sáng nào lọt vào được, thế nhưng tia sáng mặt trời vẫn len lõi xuyên qua lớp quần áo, khi về nhà thịt da vẩn bị nướng xem xém dù có thoa kem chống nắng.
Mấy lần về VN, tôi rất thích đi chơi xa bằng moto. Nhưng các chị tôi đều phản đối, ra sức cản ngăn quá xá. Lý do ngồi lâu mệt đau lưng, xe chạy ẩu rất nguy hiểm, ăn nắng đen -- mọi người sẽ nghĩ bên này tôi hành nghề... cu li suốt ngày phơi nắng --. Nhưng lần này thì các chị đành nhượng bộ để 6 dì cháu tôi đi vì trong số các cháu có một cô nương hể đi xe lớn là ói ra mật, chỉ sử dụng độc nhất con ngựa sắt làm phương tiện di chuyển. Hôm ngồi máy bay ra tới Phú Bài, vừa xuống sân bay cô ấy đã vội ói vào bọc nylon tùm lum rồi!
Chuyến bay của hãng Jet Air VN bị đổi giờ 2 lần. Đầu tiên là từ 12g trưa thành 9g sáng, rồi từ 9g sáng bị đổi thành 3g chiều, nên chúng tôi bị lỡ 1 địa điểm dự tính sẵn sẽ đi thăm. Cháu tôi nói: chuyện thay đổi giờ bay là chuyện bình thường ở VN nên chả có ai phàn nàn gì hết -- ngay cả chuyện thay vì tới thành phố này mà họ lại hạ cánh ở thành phố khác cách gần ngàn km cũng là chuyện... tự nhiên! Trời!!!
Đến Huế, lấy taxi từ phi trường Phú Bài vào khách sạn. Chúng tôi hẹn ông bà chủ cho thuê moto cũng ở gần đó, vì cháu tôi đã từng thuê xe. Nếu khách sạn thuê thì họ tính 200 ngàn một ngày, còn cháu tôi tự thuê thì chỉ phân nửa giá . Wow! Chúng tôi 6 người trên 3 chiếc xe bon bon nhắm chùa Thiên Mụ trực chỉ.
Đây rồi, chùa Thiên Mụ, tôi náo nức. Bởi đây là một địa danh nổi tiếng cả trong ca dao tục ngữ:
Thanh Hà với tháp chuông Thiên Mụ |
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Tôi nhất định phải đứng cạnh cái chuông chụp vài tấm hình. Tôi con nít quá hén!
Trong các tấm hình chụp ở Chùa Thiên Mụ, tôi thích nhất 2 tấm -- tuy nó không phải là 2 tấm đẹp nhất của bộ hình -- đó là cảnh tôi đứng cạnh quả chuông, và cảnh tôi đứng một góc nhìn xuống giòng sông Hương.
Buổi chiều, mặt trời đã lặn. Không hiểu sao đối với tôi, giòng Hương giang nhất định phải mờ ảo, u buồn, cô tịch. Vì vậy tôi cố tình chọn ánh sáng cho không rõ mặt luôn.
Tôi đã đi qua các địa danh: thôn Vỹ Dạ, Nam Giao, cầu Trường Tiền 6 vai 12 nhịp, vào Đại Nội,Tử Cấm Thành, nhiều nhiều nữa tôi không nhớ hết.
Tôi không tả cảnh vì các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ... đã tả dùm tôi rồi. Hơn nữa tôi không đủ khả năng để làm việc ấy.
Chúng tôi còn đi thăm Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, toạ lạc dưới lòng hồ Truồi, Phú Lộc, cách Huế khoảng 30 km. Đây là một thiền viện thuộc môn phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Đò chở sang ốc đảo, trời trong xanh ngăn ngắt, chung quanh cây cối cũng một màu xanh bao bọc. Có cảm tưởng mình đi lạc vào xứ thần tiên. Ngày xưa Lưu Thần, Nguyễn Triệu vào động Thiên Thai, chắc cũng huyền diệu, thoát tục đến thế này thôi.
Làm lễ bái Phật xong, chúng tôi ra hành lang bên hông chùa ngồi hóng mát và ngắm cảnh. Lúc ngồi lên bậc thềm sạch bóng, bỗng tôi phát giác có xác một con bướm nằm ngay cạnh chân mình!!!
Bâng khuâng, vì sao sự ngẫu nhiên xui tôi ngồi đúng cái chỗ có xác bướm trong khi nguyên hành lang dài mấy chục mét tôi không ngồi?
Vài ngày sau trước cổng vào thánh Địa Mỹ Sơn, lúc đứng chờ các cháu vào gởi xe, tôi lại gặp một xác bướm tương tự ngay dưới chân mình lần thứ 2 ! Xác còn tươi, màu sắc vẫn còn sinh động. Cháu tôi nói: chắc chắn là linh hồn dượng mượn xác bướm gởi thông điệp gì đó cho má tư đây!
Khá lạ lùng, cả một khoảng đất rộng hàng ngàn mét vuông, vì sao tôi lại đứng ngay nơi có xác bướm nằm chết?
Tôi luôn quan niệm: hể cái gì mình tin, là có. Còn không tin là không có. Tôi thuyết phục mình tin đây là tín hiệu của chồng tôi.
Tôi biết đây chỉ là sự tình cờ, tôi lại càng không phải là người cuồng tín, nhưng trong trường hợp này, tôi tự huyển hoặc, khoát lên câu chuyện phần linh thiêng, hoang đường để tự an ủi rằng dù Gaston không còn trên cõi hồng trần, nhưng anh luôn đồng hành cùng tôi qua mọi nẻo đường. Nhờ đó tôi thấy lòng bình yên thanh tịnh.
Thăm Đại Nội, cố đô triều Nguyễn, Tử Cấm Thành. Tưởng tượng cách đây vài trăm năm, các vị vua chúa, hoàng hậu, vương phi, quan quân... hiện diện nơi nầy. Làm gì có một người dân nào dám héo lánh tới, chắc là đầu lìa khỏi cổ ngay, dù chỉ lén đưa cặp mắt nhìn trộm từ xa rồi còn đâu mà vào được.
Ở Huế, chúng tôi có dịp thưởng thức bánh bột lọc, bánh khoái (giống như bánh xèo), bánh căn (tương tự bánh khọt), nem lụi, bánh bèo, bánh ít, chè Huế.
Buổi tối chúng tôi ngồi chơi dưới chân cầu Trường Tiền, ăn tàu hủ nước đường, tôi ngạc nhiên là bà bán múc tàu hủ ra chén, cho đường cát nguyên hạt vào, rồi quậy cho vụn ra hết. Tôi chỉ nếm 2 muỗng rồi bỏ, vì ăn tàu hủ, chủ yếu là cho miếng đậu mềm mại nằm trên đầu lưỡi, chờ nó nhẹ nhàng len lén trôi qua cuống họng... Đằng này nó đã tan nát đời hoa, còn gì mà thưởng thức nữa!!
Khác biệt hoàn toàn với chén đậu hủ ở Hội An đêm rằm đốt đèn lồng lung linh, ảo diệu.
Tôi bỏ qua phần tả phong cảnh, vì tôi không đủ ngôn ngữ để nói cho hết cái đẹp tuyệt vời của nó, mà tôi chỉ nhắc lại những điều khiến tôi bâng khuâng, hoặc những việc nhỏ nhặt khiến chúng tôi cười thoải mái, hay run sợ... Xin thề rằng: A, người hay thề mới đích thực là người hay dối trá, kinh nghiệm cho thấy.
Vậy tôi không thề, mà tôi bảo đãm đây là những chuyện có thật 100/100.
Và tôi chỉ ghi lại để chúng ta cùng cười vui, vô tư, không ác ý khi nghe người Đà Nẵng, Huế, Hội An... nói chuyện. Họ có quyền cười lại chúng tôi, vì:
"tui đây là dân Gạch Giá, Gạch Sõi thì đúng hơn. Tui dìa quê mình ên, tui thích ăn con cá gô, bắt bỏ chong gỗ. Khỏi đợi ai cười, tui cười ên tui chước gồi đây."
Vậy phần này dành cho những người thích đùa, miễn cho quí vị nhạy cảm hoặc có tinh thần tự ái dân tộc, ủa tự ái địa phương nhé.
Ở Huế có 2 kỷ niệm khó quên mà tôi để dành viết sau.
Chúng tôi vượt đèo Hải Vân (còn gọi là đèo Ải Vân), đi Đà Nẵng.
Trước chuyến đi, 2 người em rể tôi cứ dặn dò qua đèo Hải Vân phải vô cùng cẩn thận vì đã có bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu người bỏ mạng nơi đó. Thật vậy, dọc theo đường đèo, tôi thấy rất nhiều miếu thờ họ dựng lên để tưởng nhớ người khuất mặt.
Tôi ở Thuỵ Sĩ, xứ sở có nhiều núi non, rừng, ao hồ. Tôi sống ngay vùng cao nguyên hơn ngàn mét. Mùa đông tuyết rơi dầy đặc, các con đường chật hẹp quanh co, hiểm trở, dốc cao chập chùng một bên là núi đá, bên là vực thẳm tôi chạy xe ngang thường xuyên, nên tôi không thấy e ngại đèo Hải Vân. Hình như con đường đã được mở rộng, tôi thấy cũng dễ đi.
Dọc đường có rất nhiều người chạy moto như chúng tôi, hầu hết là dân Tây.
Nhớ vài lời trong bài ca: mây Hải Vân đùn quanh tháp ngọc, cây (?) ngà... mà Duy Khánh thường hát. Hoặc câu ca dao:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn
Đến đoạn nhìn xuống bãi biển Lăng Cô, chúng tôi ngừng xe lại để ngắm cảnh và chụp hình.
Có một ông đến gạ mấy người ngoại quốc đổi tiền. Ông cầm một quyển album có tiền của nhiều quốc gia và hỏi họ từ đâu đến và có muốn đổi tiền không? Ông nói tiếng Anh trôi chảy.
Sau đó ông lại hỏi tôi : where are you from? Tôi ghẹo ông nên trả lời: I am from Saigon. Ông bỏ đi luôn không nói gì cả.
Chúng tôi ghé lại Hải Vân Quan, leo lên lô cốt từ thời Pháp chụp vài tấm hình rồi tiếp tục hành trình.
Đà Nẵng, tìm nhà bạn để lấy chìa khoá phòng khách sạn mà bạn đặt trước dùm. Gặp lại bạn thật vui. Hẹn nhau tối đi ăn các món địa phương.
Chúng tôi có dịp đi thăm chùa Phật Bà Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà, cầu sông Hàn, Ngủ Hành Sơn....
Thanh Hà với Tháp Chàm |
Chúng tôi có may mắn được xem trình diển ca vũ nhạc Chăm. Uyến chuyến, huyền bí, gợi nhớ, nỉ non.
Tôi nghe văng vẵng bên tai giọng ca Trường Hải bài Hận Đồ Bàn:
Người xưa đâu? Mà tháp trên cao đứng như buồn rầu
Thành quách đâu? Nay thấy chăng rừng xanh, xanh một mầu....
Trên đường về Đà Nẵng (gần 70 km), chúng tôi lạc lối nên dừng lại hỏi thăm dân. Có một chú bỏ dở công việc đang làm, ra đứng cạnh lề sốt sắng hướng dẩn đường cho chúng tôi. Chú nói rằng :" chạy khoẻng 50 mét thì céc em rẻ phẻ ( vì tôi bịt mặt nên chú không đoán ra tuổi tôi). Xong đi thẻng khoẻng 250 mét rồi rẻ phẻ nữa, chớ đừng rẻ tré, vì rẻ tré thì céc em sẽ bị lẹc".
Có lẽ thấy chúng tôi ngơ ngác không trả lời , vì đâu có hiểu chú nói gì??!!! Nên chú vừa lập lại lời nói, vừa ra dấu chỉ đường nhiều lần. Nhờ chú vừa nói vừa giơ tay chỉ phương hướng nên sau cùng chúng tôi cũng... ngộ ra. Cám ơn chú và tiếp tục lên đường.
Chúng tôi cười run cả người. Cháu tôi vừa cười vừa nói ngắc ngứ: má tư đừng nhắc lại nữa, nếu không con cười quá con không chạy xe được.
Kể từ lúc ra miền Trung, trong giao tiếp, chúng tôi bỗng trở thành mấy đứa ngây ngô khờ dại hết trọi. Vì bất cứ đi vào quán ăn hay hỏi thăm đường, chúng tôi thường xuyên phải yêu cầu người dân địa phương lập lại ít nhất 2 lần trở lên thì mới hiểu câu họ nói.
Ở chùa Thiên Mụ có các chú tiểu, chiều ra đá banh chơi đùa trong sân sau. Nghe các chú nói chuyện ríu rít, tôi tưởng các chú nói tiếng ngoại quốc. Hoàn toàn tôi không hiểu lấy 1 chữ nào hết.
Cháu tôi xếp đặt chương trình sao cho đi chơi Hội An đúng 15 rằm, vì mỗi tháng Hội An thắp đèn lồng chỉ 1 ngày đó thôi.
Phố nhỏ, khá đẹp. 90/100 là người Tây phương. Chúng tôi & vợ chồng bạn xà vào một dãy bàn kê trên vỉa hè kêu cao lầu, nem lụi ăn. Dân Tây cũng làm như chúng tôi. Ăn xong món mặn, lại kêu tiếp tàu hủ. Mỗi người một chén to, bên trong còn kèm thêm long nhãn và hạt lựu, giòn giòn thơm tho. Ăn rồi còn muốn ăn thêm nhưng tiếc là không còn chỗ chứa. (chả bù với tàu hủ dưới chân cầu Trường Tiền). Hỏi đứa nào còn muốn ăn thêm nữa không? Tiến Đạt nói để dành bụng để ăn thêm tàu phớ! Cái gì? Thì tàu hủ tiếng địa phương họ gọi là tàu phớ còn gì nữa!!!
Chúng tôi quay ngược về Huế chơi thêm 2 hôm rồi mới đi thăm động Thiên Đường, Quảng Bình. Vì từ Huế đi Quảng Bình thì gần hơn Đà Nẵng -- Huế. (nói gần chứ cũng 200km)
Tôi xin kể tiếp. Lúc chúng tôi từ lăng vua Khải Định quay về Huế khoảng xế chiều, định về khách sạn nghỉ ngơi tắm rửa tối còn tổ chức sinh nhật cho Tiến Đạt và sáng hôm sau khởi hành sớm đi khám phá động Thiên Đường thì 1 trong 3 chiếc xe bị tai nạn. Chỉ vì 2 chú chó rượt đuổi nhau tông thẳng vào chiếc xe có tôi trong đó!
Hai dì cháu nằm lăn quay ra đường. Thuỷ Tiên bị xe đè lên người, đau quá nằm im không nhúc nhích, máu tùm lum.
Mấy đứa kia chạy lại kêu réo ầm ĩ vẫn chẳng trả lời. Tôi té giữa đường, cố bò vào lề. Máu từ trong mũi chảy tràn đỏ thắm khăn bịt mặt và áo khoác. Bốn đứa còn lại thất kinh hồn vía, hỏi dân chung quanh chẳng ai biết bệnh viện nằm đâu cả. Tôi chỉ lo chấn thương sọ, hoặc máu bầm tụ trong não thì tiêu . A, tôi cũng sợ chết đây.
Chúng tôi lê lết lên xe đi tìm bệnh viện. May thay khoảng 3km thì thấy 1 bệnh viện tư. Mừng ơi là mừng.
Đầu tiên có các cô y tá đón. Một cô hỏi cháu tôi: em bổ hả? Có hai người bổ hả?
Bổ? Bổ là gì? Cái gì bổ? Ngơ ngác nhìn nhau??!!
Tiến Đạt hỏi: chị ơi, chị nói gì em không hiểu?
Cô lập lại: chị hỏi có mấy người bổ?
Vẫn tròn xoe mắt nai nhìn cô, không trả lời. Cô phải ra dấu bằng tay
A thì ra là té.
Lúc ngồi ở phòng chờ, tụi nó cằn nhằn nho nhỏ với nhau: người ta té đau gần chết mà còn bổ với dưỡng!!!
Sau này về kể lại, chúng tôi được nhiều dịp cười sảng khoái vì bất đồng ngôn ngữ địa phương. He he
Chúng tôi bỏ dở cuộc hành trình, sáng hôm sau bay về Saigon đi taxi thẳng vào bệnh viện Columbia điều trị. Cái mủi tôi bị nứt xương, phải nằm viện để điều chỉnh lại. Tôi gọi điện về Thuỵ Sĩ báo tin tai nạn cho hãng bảo hiểm hay, họ liên lạc với bệnh viện để thanh toán trực tiếp mọi chi phí một cách nhanh chóng. Tôi chấm 20 điểm về mức độ hữu hiệu, xem việc chăm sóc sức khoẻ cho khách hàng (hay bệnh nhân) là ưu tiên số một của ngành y tế và bảo hiểm ở quê hương thứ hai của mình.
May mắn mũi tôi là thật, chứ không thì phải tự bỏ tiền túi đi thẩm mỹ viện làm đẹp rồi.
Hiện giờ thì mặt mũi tôi vẫn như xưa, không gì thay đổi. Cảm tạ ơn trên phù hộ.
Chuyến du lịch miền Trung của chúng tôi đến đây là... tạm ngừng, chỉ vì hai tiểu yêu chó ngáng đường. Tôi chắc chưa đủ thánh thiện để bước chân vào động Thiên Đường. Cần phải tu tập thêm về Bát Chánh Đạo, và loại bỏ Tam Độc: tham, sân, si, thì chắc có thể ung dung tự tại bước vào nơi ấy!!!
A, tôi quên không nhắc lại 1 kỷ niệm khác nửa ở Huế. Đối với nhiều người thì thấy nó chỉ là chuyện con nít hay đàn bà; nhưng chắc chắn đối với nhiều người khác thì đó là chuyện kinh khiếp, sợ xanh mặt, ngất xỉu nữa là đằng khác.
Đó là: tôi nhìn thấy chuột chạy trên đường, 2 lần, mỗi lần cách nhau chỉ 30 phút vào ngày đầu tiên ở Huế!!!! Trời đất ơi, không thể nào diễn tả nổi sự sợ hải của tôi được, nhất là lần sau nó còn chạy thẳng về phía tôi nữa chứ.
Một lần nó ở dọc lề đường, lần sau chúng tôi đang đứng trước nhà cho thuê xe. Oh my God!
Hay là nó theo tôi về tận đây? Vì cả 2 đều có cái lối chạy giống nhau, cà cồng, cà cồng cứ như ngựa phi ấy! Tôi không tưởng tượng đâu nhé, hứa đấy.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến hoa phượng đỏ thắm và hoa bằng lăng tim tím gắn liền với mùa hè và tuổi học trò mà tôi nhìn thấy trên đường đi Hà Tiên.
Trong mỗi chúng ta, bất cứ tuổi nào cũng đều đọng lại một phần bản tính trẻ thơ trong tâm hồn hết.
Dù thường xuyên đắm chìm trong nỗi buồn riêng, tôi vẫn tìm được cho mình niềm vui, hạnh phúc giản đơn mà gia đình, bạn bè, tha nhân, thiên nhiên... ban tặng.
Đó là một phần thưởng vô giá mà cuộc sống mang lại. Tôi đón nhận và trân trọng nó.
Thanh Hà (Switzerland)
June 2015
Bài viết này mang lại thật nhiều cảm xúc, M4 nói tới đâu thì hình ảnh hiện ra tới đó cứ như mới ngày hôm qua, chỉ một chuyến đi ngắn ngày thôi mà biết bao kỷ niệm. Nhưng đúng là khủng khiếp khi đọc tới cái đoạn gần cuối nói về cái con ' đó ' huhu thấy ghê gớm quá đi hic hic.
Trả lờiXóaBài viết này mang lại thật nhiều cảm xúc, M4 nói tới đâu thì hình ảnh hiện ra tới đó cứ như mới ngày hôm qua, chỉ một chuyến đi ngắn ngày thôi mà biết bao kỷ niệm. Nhưng đúng là khủng khiếp khi đọc tới cái đoạn gần cuối nói về cái con ' đó ' huhu thấy ghê gớm quá đi hic hic.
Trả lờiXóaM4 viết thật khiến người ta rung động đó nha, ít nhất là đối với những đứa cháu của m4, đã cùng m4 trải nghiệm cuộc hành trình này. Sự lột tả những cung bậc cảm xúc một cách mộc mạc nhưng chân thành tuyệt đối. Đây sẽ là kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tất cả chúng ta ha m4, hihi...
Trả lờiXóaCon đọc bài viết của má 4, má 4 như đưa con quay lại cuộc hành trình của má con mình cách đây mấy tháng trước. Bao nhiêu là kỷ niệm, niềm vui, những bất ngờ, biến cố mà má con mình đã trải qua cùng nhau. Nghĩ lại thấy vui và có chút xúc động. Nhưng lần tới má 4 nhớ đăng ký cho phép ra vô nước nhiều lần đê mình đi tour nước ngoài nhé hihii con hi vọng moi thứ vẫn như bây giờ, má 4, những ng lớn vẫn còn nhiều sức khoẻ, để thực hiện tiếp cuộc hành trình của má con mình và đi tiếp cuộc sống một cách tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất...!
Trả lờiXóa