Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Da Rừng

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi") 


(Tranh Dung Nham)
Chiếc xe dừng lại nơi bìa rừng. Hình như đây là rừng Xuyên Mộc hay Xuyên Thổ chi đó ở vùng Bà Rịa. Ðám con tôi loi ngoi xuống xe. Mặt mày mỗi đứa lem luốc quằn quệnh như thoa lọ nồi. Gã tài xế nhảy phóc xuống lề, chạy ra phía sau, la lớn:
- Tới rồi bà con ơi! Làm ơn chuyển lẹ đồ đạc xuống xe. Mẹ, tôi còn phải trở lại thành phố.
   Tôi mọp đầu thật thấp, tránh cái bình than đá quái quỉ lúc nào cũng ùng ục ùng ục, bắn ra hàng loạt những tia lửa tia than trong suốt cuộc hành trình. Trong lúc tôi đang loay hoay, gã tài xế bỗng chạy đến, nắm tay tôi lôi mạnh.
- Xuống lẹ dùm con, Má ơi! Ði vùng kinh tế mới mà như đi du lịch...
   Sức lôi của gã tài xế khiến tôi ngã bẹp xuống đất rừng. Cái đít rơi bịch như trái mít rụng. Ðá, sỏi, gai, gốc...từ phía dưới chỉa lên, đâm thấu vào da thịt, làm ran rát nguyên cả bàn tọa. Tôi nhăn mặt, hít hà, ôm cái đít ê ẩm nhìn ngược ra con đường. Ðoàn xe cải tiến tiếp tục chạy tới, nối đuôi, thả khói nghịt trời. Bụi lửa từ bình than đá bắn ra tứ tung. Nó cộng với bụi đường, bụi rừng...đua nhau quện vào thân thể người dân như một đòn tra tấn cực kỳ của lịch sử.
- Má ơi, nhanh lên! Người ta kêu vào phía trong chọn nhà kia kìa!
   Con Na cõng thằng Út lên vai, hai tay đèo thêm hai túi xách. Nó khệnh khạng bám theo đám đông, chạy thẳng vô cánh rừng. Thằng Ðậu, thằng Rớt, con Ú, con Nhách lóc cóc theo sau. Mỗi đứa một bịt nylon – trong đó ngổn ngang chén, dĩa, ly, tách, nồi, niêu, mùng, mền, quần, áo...Tôi  hổn hển nối đuôi, nhắm vạt áo rằn ri của con Nhách mà bườn tới trước. Tôi bườn như con điên. Tóc tai rối tung. Mặt mày hốc hác. Cái túi đựng ba mớ hỗn độn vẫn khư khư trước bụng. Dường như nó bắt đầu nặng nề, chướng rướng chàng ràng một cách khó chịu. Rồi, hai bàn tay yếu đuối của tôi không thể giữ nổi nó nữa. Nó chợt vuột khỏi vòng ôm, lăn tròn xuống đám cỏ gai, bùng bình búng bính một lúc, mới chịu vỡ toang ra từng mảng. Sổ hộ khẩu, giấy mượn lương thực, giấy chứng nhận đi vùng kinh tế mới, hình ảnh chồng con...cùng với thuốc xuyên tâm liên, thuốc nghệ, thuốc giải nọc rắn, băng keo, băng vệ sinh, giấy chùi đít, gương, lược, phấn, son...đua nhau rơi lả tả xuống con dốc.

Cánh Diều Mơ Ước

Thơ Nguyễn Nhớ 



Người Xưa

Thơ Ngày Xưa Hoa Tím 



Tím

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Ngoc Hue 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Tím", phổ thơ Ngoc Hue và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 






Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Xe Lam (Lambretta)

Tùy bút của Hình Toàn 

Hỏng biết xe lam có từ lúc nào nhưng khi tôi ra đời và biết chuyện thì đã có bóng dáng của chiếc ba bánh này mà trạm ngừng và đón khách của thị xã Rạch Giá nằm ở đường Phó Cơ điều gần tiệm Ích Ký, Minh Mạng và Huỳnh Cơ Phát (tiệm bán máy may hiệu Singer) ngang rạp hát Châu Văn.
     Tôi nhớ chỗ này vì còn nhỏ Tết đến được tiền lì xì, ba ngày Tết tụi nhóc tì tụi tui thường đi bộ ra bến đón xe lam đi Rạch Sỏi, hỏng biết để làm gì chỉ đi vòng vòng chợ Rạch Sỏi dài vô rạp hát Đồng Hưng rồi trở về Rạch giá, chắc để được hưởng cái thú đi xe, tụi tui khoái đứng sau xe mỗi khi xe nổ máy cà xịt cà xịt, để ngửi mùi khói tỏa ra từ ống bô xe. 
   - Để làm gì ? Đố các bạn biết ?

Tình Thu

Thơ Kim Ba


Chuyện Hai Người

Thơ Thầy Lê Văn Được 



Gọi Thầm

Thơ Mặc Khách 



Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Hoài Niệm

Thơ Thoại Phương


Xe Xích Lô

Tùy bút của Hình Toàn 

 Mấy tháng nay ngồi nhà chống dịch, hết ăn rồi ngủ hết đứng lại nằm hỏng lẽ trùm mền hoài ?! Có cặp chân để đi giờ cũng hỏng được đi (hết đi du lịch) có cái miệng để ăn để nói mà giờ cũng phải đeo khẩu trang che chắn tối ngày, mùa xuân hoa nở rợp trời nhìn đâu cũng thấy toàn là hoa, đẹp ơi là đẹp ngặt một nỗi là bị dị ứng phấn hoa nên hay hắt hơi nhảy mũi nhưng thời buổi này nếu bị ngứa cổ hắt hơi ho vài tiếng thì họ tưởng mình bị “dịch thì mắc dịch” luôn 

    Khổ ơi là khổ ! vàng thau lẫn lộn hỏng lẽ tui đeo khẩu trang ghi chữ “allergy”
Rồi mùa hè tới khí hậu nóng dần có ngày lên tới cả trăm độ, trời nóng thế này mà đeo khẩu trang thì làm sao mà thở, tuổi già như chiếc xe cũ máy móc hao mòn phêu tơ thì đóng bụi, cái kiểu này chắc có ngày cũng xỉu, xỉu vì thiếu dưỡng khí chớ hỏng phải vì bịnh, thôi tôi tìm cách bảo vệ mình ngồi nhà mở máy lạnh xem phim bộ, muốn ăn gì kêu con nó mua về (có con phải nhờ con) nên giờ tui ôm iPad và tìm trong ký ức về quá khứ tuổi thơ.
    Nào xin mời các bạn cùng tôi quay ngược thời gian trở về hơn năm mươi năm trước đi bằng XE XÍCH LÔ nhé.

Mơ Màng Giấc Mộng

Thơ Quý Thành Huỳnh 



Ngò Gai

Thơ Mặc Mặc 



Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Mấy Ai Biết Được

Thơ Trúc Lan KTP



Nàng Thơ

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi") 

Tôi bắt đầu làm thơ ở tuổi mười lăm. Cái tuổi của mộng mơ, của kiếm tìm. Thực ra, mộng mơ điều gì đó? kiếm tìm điều gì đó? Với tôi, thuở đó –không thể giải bày được. Có lẽ, không thể giải bày được, nên tôi mới lao đầu vào thơ. Tập tành làm thơ. Tìm một “sư phụ” để cố vấn cho ước muốn của mình.
   “Sư phụ” tôi chẳng ai xa lạ, là ông anh láng giềng – anh Lường – lớn hơn tôi khoảng vài ba tuổi. Nhà anh Lường ở mặt tiền. Cửa nhìn ra lộ. Nhìn thẳng phía bên kia, là cây me keo xanh biếc, lúc nào cũng soi bóng mơ màng xuống dòng kinh phẳng lì, nước trong leo lẻo. Nhà tôi nghèo, nằm đằng sau nhà anh, cách nhau bởi một lối đi nhỏ vòng vèo. Anh Lường thường bắt ghế trước hiên, hút thuốc liên miên. Mỗi lần hút thuốc, tôi thấy anh luôn ngó ra dòng kinh, như thả hồn theo gió mây, rồi loay hoay xé bao thuốc lá ra, hí hoáy viết lên trên đó. Mỗi lần viết xong, anh rung đùi liên hồi, đọc đi đọc lại, có vẻ thích thú lắm. Một hôm, sau khi hí hoáy xong, anh khoan khoái áp bao thuốc lá vào ngực, mắt lim dim như đang thả hồn vào cõi bồng lai sâu thẳm nào. Không dằn được tính tò mò, tôi nhẹ nhàng nín thở, lê bước đến gần…
   Chưa kịp xác định được những dòng ngoằn ngoèo kỳ diệu trên bao thuốc, tôi đã bị anh chộp ngực la lớn:
   - Mày…mày định…ám sát tau, phải không?
   Tôi lính quính, đưa hai tay lên trời:
   - Không, oan cho em! Em định đến gần anh để xem anh viết hay vẽ chi trên bao thuốc?
   Anh đẩy tôi té nhào xuống nền đất, rồi dí bao thuốc vào mặt tôi:
   - Tau vẽ bùa, viết phép. Mà không, những cái này còn thiêng hơn bùa phép. Mày còn con nít, chưa hiểu đâu?

Giữ Vào Trong Những Thương Yêu

Thơ Hồng Điệp



Hẹn Mùa Hè

Thơ Diệu Tâm 



Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Phân Ưu Đến Gia Đình Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Kim Xuân & Nguyễn Xuân Mai


Cầu Soi Bóng Nước

Tùy bút của Hình Toàn 


Cầu đi bộ (qua đình Nguyễn trung Trực) - Photo by Jeluvtcc
 Trong bài viết trước có lần tôi mời các bạn về thăm quê tôi Rạch Giá miền tây nam bộ, một tỉnh nhỏ nằm ven bờ biển vịnh Thái Lan, một phần ranh giới giáp xứ chùa tháp, nay đã vươn mình ra biển lớn bằng khu lấn biển tạo thành khu đô thị mới không khác gì các thành phố Âu Châu 
         Mà khi xưa là một tỉnh nghèo có nhiều sắc dân người kinh người khờ me, người hoa sống bằng nghề ruộng rẫy và nghề đánh bắt hải sản ven bờ .
   Biển quê tôi không trong xanh như những vùng biển khác mà đục ngầu những phù sa và những dòng kinh lạch thì đục màu nước đỏ vì pha lẫn màu chàm 
Vì tỉnh Kiên Giang thừa hưởng một phần vùng U Minh thượng có rất nhiều cây tràm nên những miền trong vùng sâu vùng xa như miệt thứ An Biên, Xẻo Rô Tắc Cậu khi mùa nước nổi dâng cao nước sông đục ngầu, múc lên đựng trong lu thì phải lóng phèn đến ngày sau nước lắng xuống mới có nước trong mà nấu ăn tắm giặt (đó là những dòng sông ở cuối hạ nguồn của dòng Mekông)

Giọt Nắng Trên Tóc Em

Thơ Phạm Hồng Ân 



Những Người Đàn Bà Quý Hiếm...

Thơ Mỹ Nhan Hà 



Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Khúc Sông Chia

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi") 

Ông tin sông có thịt không? Người đàn bà chỉ tay ra dòng sông, hỏi tôi điều đó. Tôi lắc đầu, ngó bà chằm chặp. Đôi mắt đỏ chạch. Tóc xơ xác xõa dài. Và Khuôn mặt lơ láo, chứng tỏ bà là người không bình thường. Vậy mà có cái gì đó bắt buộc tôi dừng lại, bắt buộc chiếc ghe tôi ghé bến, cột dây, rồi lóc cóc lên bờ.
   Mảnh vườn của người đàn bà dài thòng thọc. Cây đâm đất tủa trái. Cành tức nhánh trổ bông. Rễ này luồn rễ kia, bám da vườn trỗi dậy. Nước từ sông đổ vô man mác, chảy ngập mương, lôi theo tôm cá róc rách. Mảnh vườn rộng, người đàn bà lại thu hẹp cuộc sống. Túp lều bình dị, nhỏ nhoi như bóng dáng bà. Tôi phải bắt ghế ra sân, vừa nghe bà nói, vừa uống từng ngụm nước mưa bà múc trong chiếc gàu bằng gáo dừa.
   Người có thịt. Thú có thịt. Vật có thịt. Gỗ có thịt thì sông cũng có thịt. Thịt là thân thể. Thân thể người. Thân thể thú. Thân thể vật. Thân thể gỗ. Thân thể sông. Thân thể nào mang thương tích, chắc chắn sẽ đau đớn khôn cùng. Không tin, ông cứ ở lại đây. Rồi ông sẽ trải nghiệm được điều đó. 

Mưa Xuống Đời Nhau

Thơ Trúc Lan KTP



Hoa Trinh Nữ

Thơ Thoại Phương 



Ca Dao Tình Yêu

Thơ Mộc Lan 



Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Tạ Ơn Mẹ

Nhạc Lam Phương 
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc 




Ráng Chiều

Tùy bút của Hình Toàn 


Ráng chiều - Hòn Tre, hình Trương Dũng
Các bạn có nhìn thấy hoàng hôn trên biển chưa? Nếu chưa thì xin một lần về quê tôi miền tây xứ biển, cảnh trời chiều chưa tắt nắng mang một màu đỏ rực ở phía chân trời, xa xa có những tàu đánh cá nhấp nhô. Các bạn có thể cười tôi vì Việt Nam những tỉnh ven bờ chạy dài từ Bắc vô Nam đều có biển, có gì khác nhau đâu mà quảng cáo .
     Nhưng Rạch Giá quê tôi thì khác hơn các tỉnh một điều, nhìn bức ảnh mặt trời sắp lặn trên sóng nước, cho dù trời quang đảng hay có mây mù không cần nói và cũng không cần phải hỏi đó là đâu? Thuộc tỉnh nào?
Nó như là một thương hiệu mà không cần giới thiệu dong dài, từ bờ nhìn ra biển các bạn sẽ thấy hòn rùa khi ẩn khi hiện thì không thể lầm lẫn vào đâu được chỉ là Rạch Giá, một tỉnh gần cuối miền đất nước một vùng quê mưa nắng hai mùa.

Đóa Hồng Việt Nam

Thơ Trần minh Phú & Thoại Phương 



Quảng Trị Đầu Hỏa Tuyến

Thơ Lạc Nguyễn 



Niềm Nhớ Chưa Nguôi

Thơ Lanh Nguyễn 



Cầu Cho Mẹ & Mẹ Tư Trầu

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Minh Giang & Lê Tấn Tài 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Cầu Cho Mẹ & Mẹ Tư Trầu", phổ thơ Minh Giang & Lê Tấn Tài và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 





Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Ký Ức Tình Đời

Truyện ngắn của Mộc Lan 

Anh nằm trong ban văn nghệ của xã. Đàn hay hát giỏi nhưng ngặt nỗi anh nghèo lại mồ côi từ nhỏ.

Chị làm thư ký . Xinh đẹp lại là một tiểu thư nhà giàu. Yêu anh bằng một tình yêu chân thành mãnh liệt.

Gia đình chị biết được, ngăn cấm bắt chị nghỉ làm và biệt giam chị trong buồng không cho ra ngoài hay đi đâu.

Nhớ anh....

Đau khổ chị khóc sưng húp mắt mà cha mẹ nào động lòng. Một đêm trăng sáng, lợi dụng sơ hở của gia đình chị đã trốn thoát.

Len lỏi trong nghĩa địa, mọi người thì chia nhau đi tìm....còn chị leo tuốt lên đọt mít rồi trụ trên đó cả đêm. Mặc cho kiến vàng bu cắn nát người. Chị vẫn cố gắng im lặng chịu đựng...

Tình Đời Đôi Lứa

Thơ Trúc Lan KTP 



Khi Loài Thú Yêu Nhau

Thơ Allen Trinh 



Ở Không

Thơ Hình Toàn 



Say...

Thơ Bá Phước 





Mưa Sài Gòn

Thơ Huỳnh Chí Hậu



Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Món Ăn Rạch Giá

Tùy bút của Hình Toàn 


Bún cá Rạch Giá
Hôm rày gánh “mì ngọt” của học trò xưa & K Oanh làm bà con xứ Rạch Giá xôn xao, kẻ thèm người nhiễu nước miếng. Ôi thôi, bàn tán quá trời đã mấy hôm rồi mà chưa hạ nhiệt có lẽ vì trong lúc chống dịch bà con ở nhà mặc sức mà hồi tưởng mà thèm thuồng, làm tôi cũng nhớ lại cái thời nhỏ dại ở quê nhà thời cơm cha áo mẹ cấp sách đến trường tuổi hồn nhiên (vô số tội) 
Rạch Giá có nhiều món ăn rất ngon .

- Bún Rạch Giá có tôm và thịt cá lóc nước lèo thì trong vắt, tô bún gồm có rau thơm (húng cây, húng nhủi, dưa leo và giá sống mà phải là giá cọng ốm) tất cả để dưới đáy tô bắt bún lên trên để vài miếng cá lóc đã gở xương thêm 5-3 con tôm lột vỏ rim mằn mặn (nhiều ít tùy theo giá tiền ) rồi chan nước lèo vào có hành lá xắc nhỏ thêm chút ớt và củ kiệu bằm pha với giấm ngon nhứt là bún của Dì Ba bên hông tiệm cà phê hai căn Tân Tường Phát, nếu thêm vài miếng thịt heo quay xắt nhỏ thì ngon tuyệt cú mèo 

Buồn Vui Ngày làm Việc Cách Ly

Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng 

1. Mở Cửa Sau Lệnh Cấm Túc Tại Nhà (Stay-At-Home Order)

Đã hơn hai tháng làm việc tại nhà, vẫn chưa quen, vẫn bồn chồn mong ngày trờ lại phòng làm việc thân quen. “Đâu có thấy ông làm việc gì đâu, toàn là họp cả ngày”, bà xã lên tiếng. Thật vậy, ở nhà làm thì ít mà họp tiểu nhóm qua WebEx, Zoom thì nhiều. Phần nối kết này liên hệ mật thiết với chức năng của phần thiết kế khác. Không đồng nhịp, không nối kết theo đúng quy trình thiết bị là “rối loạn”, vỡ toang những chức năng hạ tầng là tiêu tan cả hệ thống thiết kế… Bây giờ mới thấy nhớ cái ghế, cái bàn, những vật dụng nằm “lộn xộn” quanh tầm tay và những tiếng động lao xao trong chỗ làm. Thay đổi thói quen thật  không dễ chút nào! Nghĩ đến những ngày tháng phải về hưu sau này, chắc sẽ buồn và chưa sẵn sàng chút nào? Chợt thấy ngậm ngùi, đời người chưa làm được gì đã chuẩn bị tới tuổi phải ngồi yên, phải “vui thú điền viên” bất đắc dĩ… Thật ra lứa tuổi 60 trở lên, chúng ta mới thật sự phát triển khả năng chuyên môn và đóng góp “toàn bộ” sức lực tích cực nhất cho xã hội, cho gia đình. Đây là lứa tuổi mà kinh nghiệm tích lũy tràn đầy nhất, là lứa tuổi mà phần lớn con cái chúng ta đã trưởng thành, không còn bận bịu nhiều nữa; lứa tuổi có cái nhìn và cách sống đầm thấm, chín mùi hơn trong quan hệ với người chung quanh. Lứa tuổi mà chúng ta ý thức và quý trọng thời gian từng giờ, từng ngày… bởi thời gian không còn nhiều để do dự và tình toán thiệt hơn. Và chắc các bạn cũng không còn ngạc nhiên khi phần đông các nhà  lãnh đạo giới đều trên 60 tuổi! Lứa tuổi với đóng góp trọn vẹn nhất cho công việc, cho cộng đồng và cho xã hội. Do đó, bà xã cũng dần dà ý thức được và không còn cằn nhằn, hối thúc chồng về hưu nữa!

Đừng Xa Tôi

Thơ Kim Ba 



Cảm Tác Tháng 5

Thơ Như Lê 



Tiếc Thương

Thơ Trần Minh Phú 



Ly Hương Đạo Giữ Mình

Thơ Cố Quận 



Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Như Giấc Chiêm Bao

Nhạc Lam Phương 
Trình bày Tê Tê Hát
Video clip Như Lê 




Phù Điêu

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi") 

Tôi dắt chị Phiến đi lòng vòng quanh phố. Hội An huyền bí dưới bóng đêm. Ánh sáng trầm mặc hắt xuống từ những chiếc lồng đèn đỏ rực, khiến thành phố cổ này như sống lại từ thần thoại, từ những trang cổ tích hoang đường.
Chị Phiến chăm chú ngó từng hoa văn thanh thoát trên mỗi chiếc lồng đèn.
- Ðẹp quá! Nó được sáng tạo từ bàn tay sắc sảo của Bác Sáu, của Luân phải không?
- Bàn tay của Ba và em đầy những vết cắt, vết chai...trong suốt những năm tháng đeo đuổi nó.
   Chị Phiến chợt nắm lấy bàn tay tôi, sờ nắn từng ngón, rồi thở dài :
- Nghệ thuật nào...đều cũng trả giá đắt, phải không Luân?
   Tôi để bàn tay tôi nằm yên trong lòng tay chị Phiến. Hình như, buông xuôi như vậy, tôi thấy an tâm, ấm cúng một cách thân thương hơn. Từ trước, tôi chưa hề quen chị Phiến. Chỉ biết chị cách đây vài hôm. Khi cô tôi chở chị về Hội An, nhân dịp giỗ Nội . Cô tôi có nhà cho thuê ở Ðà Nẵng, và chị Phiến, là một trong những người đến trọ, suốt những tháng năm đi học.
   Cũng trong dịp giỗ này, cô tôi đã quyết định :
- Thằng Luân phải lên Ðà Nẵng học, lấy bằng tú tài. Anh không thể để nó nhởn nhơ ở đây với cái nghề đèn lồng mạt rệp này được.
   Ba tôi vươn vai, đứng dậy. Ông tiến tới bàn thờ, khục khặc ho :
- Tôi không nuôi nổi nó? Tiền học, tiền ăn, tiền nhà...hàng tháng. Ai lo?
   Cô tôi vỗ ngực, la lớn :
- Tôi lo. Tôi lo tất. Nó về quản lý nhà trọ cho tôi. Dọn dẹp, quét sân, thâu tiền   nhà...Ngoài các việc đó, nó tự do học.

Hoa Mây

Thơ Bạch Huệ 



Phượng Ru

Thơ Hoàng Dũng La 



Ai...!!

Thơ Lê Tấn Tài 



Đừng Chối Từ

Thơ Thanh Hà