Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Giờ Này Anh Ở Đâu?

Nhạc Khánh Băng
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc 





Chuyện, Chỉ Có Tôi Biết - Kỳ 7

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 


Lê Minh Dã Tràng (Hiền Ự), Hàn Lệ
Cung Thy (Bình Nhướng) 1967
Năm tôi lên đệ nhị, gia đình Bình nhướng bán nhà, về Sài Gòn sống trong một chiếc ghe chài, chở hàng mướn kiếm sống trên khắp sông ngòi miền đông và miền nam đất nước. Bình về cầu đập (kinh 16) cất một mái lá nhỏ, tiếp tục học hành. Chúng tôi lại tụ ở đó, vui chơi và tung hoành theo thú riêng của mỗi người. Từ nơi đây, nếu băng ngang đường Lê Phú Nhung, bạn sẽ gặp xóm Tin Lành. Xóm này là xóm đạo. Chúa nhật, cư dân kéo nhau ra nhà thờ đầu xóm để làm lễ. Và không tuần nào, vắng mặt một con chiên tên Nhu, từng quen với tôi, từ thời cô bé còn học đệ ngũ. Sau này, Nhu ra đời, làm thư ký trong căn cứ hải quân tiền doanh yểm trợ ở ngay Cà Mau. Và lạ một điều, giữa cái xóm đạo nghiêm trang như thế, lại xuất hiện thằng bạn Sáng của tôi ngoại đạo, có người cha hành nghề thầy pháp, mỗi ngày cắp nải đi khắp nơi kiếm tiền, nuôi Sáng ăn học. Khi chiến tranh bùng nổ bạo tàn, Sáng cũng gia nhập hải quân, lưu lạc theo các giang đoàn, rồi biệt tích luôn.

Thư Tình Em Gái Hậu Phương

Thơ Thoại Phương



Tình Quân Nhân

Thơ Mộc Lan 



Có Chiếc Lá nào Bay

Thơ Lạc Nguyễn 



Tháng Tư Man Mác Nỗi Buồn

Thơ Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Ngọc Thuận, Lý Kim Ba



Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Những Ngày Cuối Tháng Tư ( 1975 - 2020, 45 Năm Tưởng Nhớ)

Bài viết của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng

***“Những Ngày Cuối Tháng Tư”. Đây là một bài viết gồm nhiều tư liệu và hình ảnh đáng ghi nhớ cho ngày 30 tháng Tư 1975 - 45 năm sau tưởng nhớ!

1. Phía Sau Bức Ảnh Lịch Sử
Bức ảnh lịch sử của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es
Sáng sớm ngày 29/4, đích thân đại sứ Mỹ ra sân bay giữa tiếng nổ ầm ỉ của của đạn pháo để chắc chắn rằng không thể di tản bằng đường hàng không được nữa. Tới 10 giờ 48, khi không còn có thể chần chừ thêm được nữa, ông liên lạc về Mỹ xin khởi động Chiến Dịch Cơn Gió Lốc (Operation Frequent Wind). Chỉ 3 phút sau, đề nghị nhanh chóng được chấp thuận. Giai điệu bài hát White Christmas vang lên trên sóng Đài Phát thanh Quân đội Hoa Kỳ. Cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử loài người chính thức bắt đầu. Những người nghe hiệu lệnh này bao gồm người Mỹ, người nước ngoài, và những người Việt được lựa chọn, phải ngay lập tức tập trung tại 1 trong 28 điểm tập kết đã định khắp thành phố. Tại đây, các chuyến xe bus theo 4 tuyến đường khác nhau sẽ đưa họ đến Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) cạnh sân bay. Từ căn cứ này, trực thăng sẽ chở người di tản ra các tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đợi sẵn ở ngoài khơi biển Vũng Tàu. 

Cuốn Theo Chiều Gió

Thơ Trúc Lan KTP



Tháng Tư Đen & Niềm Vong Quốc Hận

Thơ Lanh Nguyễn 



Mưa Đầu Mùa

Thơ Bá Phước 



Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Vọng Cổ: "Trích Đoạn Tô Ánh Nguyệt"

Karaoke: "Trích Đoạn Tô Ánh Nguyệt"
Song ca Kim Trúc & Ngô Hoàng Đạt




Chuyện, Chỉ Có Tôi Biết - Kỳ 7

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 

Nếu đứng quay mặt về cửa chính của chợ, phía bên tay trái của bạn, ngày xưa là một dãy hàng gòn, tới mùa, tung bông trắng xóa mặt lộ. Sau này, người ta cất một khán đài ở đó. Khán đài chỉ nhộn nhịp quan khách trong những ngày lễ hội. Ngày thường, là nơi trú ẩn của bọn trẻ khắp nơi. Chúng đến đó để đùa giỡn, chọi đáo, đánh đu, đánh bài, hoặc chia phe nhau đánh lộn. Mỗi tháng, ty thông tin mang máy chiếu bóng ra chiếu tại đây. Khán đài là chỗ để căng màn ảnh và cũng là nơi khán giả con nít hung hăng chiếm đóng. Khi tôi về xóm Huỳnh Long, khán đài đã dẹp đi. Thay vào đó, là nhà in và nhà sách Trần Hoàng Tỷ, bề thế và sang trọng mọc lên, làm công trường Bạch Đằng nổi bật thêm lên. Chủ nhân nhà sách chỉ có một cô con gái duy nhất. Cô này cũng học trung học An Xuyên. Cô rất hiền lành, duyên dáng. Thường thay mẹ bán sách trong những lúc nghĩ học. Lúc này là lúc tôi thường lang thang với các bạn thơ đi " cọp" báo ở một sạp báo bên ngoài tiệm sách. Cứ mỗi lần máy bay Air Việt Nam đáp xuống phi trường Cà Mau, chúng tôi canh giờ mò đến sạp báo, mở từng tờ báo từng tạp chí...xem có bài mình đăng không? "Cọp" riết, chúng tôi trở thành những tay xếp báo không công cho chủ sạp. Tội nghiệp, mỗi ngày, khi thấy bóng dáng "lũ ăn hại" thấp thoáng, ông đều chìa hàm răng trống hoác, ngó chúng tôi cười mếu máo.

Vần Thơ Họa Nét Vô Thường

Thơ Lan Anh, Minh Công, Nguyễn Nhớ & Kim Ba



Nuối Tiếc

Thơ Trần Minh Phú 



Duyên Thừa & Ai Về Kiên Giang

Nhạc thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Nguyễn Hoa & Ngọc Huệ 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Duyên Thừa & Ai Về Kiên Giang", phổ thơ Nguyễn Hoa & Ngọc Huệ và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 




Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Hẹn Hò

Nhạc Phạm Duy 
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc 




Hạ Đỏ Lại Về

Đoản văn của Thanh Hà

1/-
Mấy ngày nay tôi đánh liều rời khỏi nhà, leo mấy đoạn dốc ra ngoại thành, nhẩn nha dọc theo
con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu dưới hàng thông bốn mùa vĩnh cửu xanh tươi; hoặc cây sồi, cây dẻ vươn tán rộng lộc non và hoa đã đâm chồi. Ngang qua cánh đồng cỏ điểm chi chít hoa bồ công anh lẫn thuỷ tiên vàng rực, hoa anh thảo trắng chen nhuỵ vàng phơn phớt.
 Thỉnh thoảng nhà ai mấy bụi mai rừng thi nhau khoe sắc cùng với hoa mơ hoa mận hoa táo hoa anh đào…khiến tâm hồn tôi ngất ngây chao đảo vì mê say. 

Người ta thường ví phụ nữ đẹp như hoa đẹp. Đàn ông là ong bướm. Ong bướm đa tình vờn lượn quanh đoá hoa hút mật đồng thời mang phấn vương vãi sang hoa kế cạnh để thụ tinh sinh trái ngọt cho đời thưởng thức.

Chữ Có Muôn Rồi Cũng Ấy Câu

Thơ Cố Quận




Tình Phụ

Thơ Bạch Huệ 


Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Chuyện, Chỉ Có Tôi Biết - Kỳ 6

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 

Tôi vẫn nhớ mồn một trong đầu, thời học trò của mình. Nhớ nơi tôi bắt đầu. Bắt đầu từ một thị xã nhỏ xíu, tận cùng đất nước. Bắt đầu từ những xóm nghèo, người dân quanh năm cơ cực. Tôi lớn lên ở những xóm nghèo đó. Xóm Huỳnh Long, xóm Công Chức, xóm Lò Tương. Rồi tới cái trại lính bề bộn, nheo nhóc vợ lính, con lính...Xóm Huỳnh Long, ngoài căn nhà ngói khang trang của ông Chín Chúc làm ở Dinh Điền, và ngôi nhà tôle tàm tạm của ba tôi, các gia đình còn lại đều là dân lao động vất vả. Họ là dân Miên, dân Tàu trộn lẫn với dân ruộng từ các nơi mất an ninh đổ về. Xóm Công Chức cách đó không xa, họ là những viên chức cấp thấp, lương ba cọc ba đồng, mỗi ngày đi làm với chiếc xe đạp cũ mèm. Ở đó, tôi biết bà cảnh sát Long, có những đứa con, một thời nổi tiếng ở chợ Cà Mau. Dỉ nhiên còn Tý và Cúc, con ông giám thị Nhựt, cùng học chung lớp với tôi. Lúc phong trào thơ Cà Mau lên cao điểm, bộ ba: Cúc, Loan và Sương thường đi với nhau, thì phía sau vài thước, luôn có tôi,

Người Ở Lại Charlie

Nhạc Trần Thiện Thanh
Trình bày Tê Tê Hát
Video clip Như Lê 




Bài Tango Mến Tặng Người

Thơ Hoàng Dũng & Kim Ba



Đừng

Thơ Lê Tấn Tài



Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Hồn Tôi Sư Nữ Nghe Kinh Kệ

Thơ Kim Ba 



Chuyện, Chỉ Có Tôi Biết - Kỳ 5

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân 


Nhà Thơ, Văn Phạm Hồng Ân
Thơ tôi bắt đầu bay xa. Kể từ khi tôi gởi thử lên các báo Sài Gòn, chẳng bao lâu, thơ được chọn đăng hầu hết các báo. Hứng chí, tôi thành lập nhóm thơ, quy tụ các người biết làm thơ trong trường trung học An Xuyên. Tôi tìm được các anh: Lộc, Lỹ, Phú, Oanh, Long, Hiền, Bình...Nhưng chỉ tìm ra có một nữ: Trần thị Bé Tư. Trong số đó, Lộc và Lỹ, thân cận với tôi nhất. Hồi còn học thi nơi căn nhà đầu tiểu lộ, Lộc thường đạp xe xuống tôi chơi. Nhà Lộc cách nhà tôi khoảng vài cây số. Xóm Lộc ở ban đêm rất hiu hắt, vì nằm sâu trong đoạn đường gập ghềnh, ngược hướng Tân Lộc. Thế mà đêm nào Lộc cũng đạp xe lên tôi, khuya lắc khuya lơ mới kẽo kẹt đạp về. Lỹ thì cách tôi vài căn. Anh ta đã nghỉ học, hiện tại phụ gia đình bán thịt heo ở chợ Cà Mau. Lỹ học rất ít, nhưng làm thơ thật tài hoa. Chứng tỏ người làm thơ hay không cần học cao. Bởi vậy nước ta mới có một kho tàng ca dao và tục ngữ rất thú vị, được phát xuất từ giới dân dã nghèo nàn.

Người thân cận kế tiếp, là Bình. Anh em thường gọi là Bình nhướng. Anh em gọi vậy, tôi gọi theo. Thật ra, tôi không hiểu tại sao bạn bè lại nỡ lòng nào thêm một động từ trái khoáy, nhằm hạ thấp một cái tên vô cùng bình dị như thế? Bình ở kế nhà Lỹ, ở chung với nhà thơ Linh Hồ - một cây bút sáng giá trong thi văn đoàn Hoài Linh Giang. Có thể, sống chung với nhà thơ tài hoa, nên Bình cũng tài hoa theo. Tục ngữ mình ngày xưa có câu "gần đèn thì sáng", quả đúng như vậy! Cách thêm vài căn, vượt qua con hẻm Công Chức một đỗi, là nhà của Hiền - theo như mấy em nhận xét - anh này cũng là tay thơ lỗi lạc miền cuối việt. Giống như Bình nhướng, Hiền có biệt danh là Hiền ự. Biệt danh này, người ta có thể mường tượng được, vì Hiền có tật bẩm sinh, không chữa được. Đọc thơ anh, người ta thấy bóng dáng của giáo đường, của gác chuông, của thiếu nữ cúi đầu cầu nguyện - mặc dù cả nhà anh theo truyền thống Phật giáo. Sau này tôi mới hiểu ra, nàng thơ của Hiền là con chiên ngoan đạo, là một tín đồ trung thành với Thiên Chúa.

Cây Thiện Sẽ Đơm Hoa

Thơ Thanh Hà 



Mắt Biếc Buông Lơi

Thơ Lan Anh



Một Nửa

Thơ Nguyễn Thị Nhớ



Bài Thơ Đó (2)

Thơ Lee Cai 


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Tấm Thẻ Bài

Thơ Thoại Phương 



Chuyện, Chỉ Có Tôi Biết - Kỳ 4

Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân


(Tranh Kim Rossa Le-Brossaud)
Mối tình chị Rạng với anh tư, chỉ là tình bạn. Tôi đoán thế. Nên chẳng bao lâu, tôi nghe tiếng cười giòn rụm của anh tư trong nhà chị Hương, mà ba má chị ấy, lúc này, không có ở nhà. Ông bà ba Điện đã lên Sài Gòn lập nghiệp, sau khi để lại cho chị Hương một thổ cư khá lớn. Ông Điện là thợ điện xe hơi từ thời Pháp thuộc, nên có lẽ người ta gọi biệt danh là Điện. Giờ này, Pháp về nước rồi, với cái mảnh đất khỉ ho cò gáy này, đào đâu ra chiếc xe hơi để ông kiếm sống? Ông đi lập nghiệp là phải. Nhưng tội chị Hương. Chị quá hiền, lại đẹp người đẹp nết. Vì đẹp, nên chị sợ thế gian. Thế gian có lắm kẻ gian, có lắm người dữ. Biết ai tốt, biết ai xấu? Thế là chị rút trong nhà. Chị rút riết, da trắng bóc như trứng gà luộc. Thanh niên đi ngang, thoáng thấy chị, người nào cũng hít hà, chắc lưỡi.

Cố Nhân

Thơ Mặc Khách 



Ngày Xưa...

Thơ Nhật Đạo 


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Đám Cưới Minh Trí & Hồng Thắm

Video Đám Cưới Minh Trí & Hồng Thắm 
*** Thực hiện & Trình bày Kim Trúc với nhạc Phẩm "Lâu Đài Tính Ái" của Trần Thiện Thanh




Bịnh Thế Kỷ

Tùy bút của Hình Toàn

Lâu quá rồi ...tôi không có viết gì trên trang giấy để bày tỏ nỗi niềm và cảm xúc của riêng mình ....vì muốn viết thì phải có cảm xúc và sự run động con tim, nhưng lúc sau này mình nản lòng vì thấy dư luận quá xôn xao ....từ chuyện anh chàng ca sĩ ...gia đình không lo, lo làm thiện nguyện ....muốn giúp người giúp đời, gia đình lo hỏng xong đến nổi cô vợ phải bị trục xuất về nước ....
    Ôi ...nên nhớ rằng “tề gia trị quốc bình thiên hạ”
Một gia đình nhỏ còn lo hỏng xong ...mà muốn làm chuyện lớn .....
Kêu sự giúp đỡ cộng đồng? ở mỹ này làm sao đói mà lo, con nít thì có chính phủ lo tới mười tám tuổi .
    Rồi tới chuyện bác NNN ....văn nghệ thì lo văn nghệ ...bàn chuyện quốc gia đại sự làm gì cho thiên hạ ném đá ....thiệt là tình 
    Rồi lại tới ngôi chùa lớn nhất miền nam Cali ....cũng dậy sóng 

Ôi ...! Nghe mà ngán ngẫm ....nên tôi từ giã ...nàng “phây”
Trở qua phim bộ ....nhưng những phim sau này không hấp dẫn bằng những phim thời thập niên 80-90 (như Anh hùng xạ điệu, Thần điêu đại hiệp)
Còn ông chồng tôi thì xem phim Bao Công xưa ....trời ơi xử án mấy chục năm mà xử hỏng xong....nỗi buồn chưa qua ....thì nỗi lo lại tới.

Dưới Gốc Phượng Già

Thơ  Thoại Phương



Những Nụ Hồng

Thơ Thanh Trần 



Ngỡ Ngàng

Thơ Quý Thành Huỳnh 



Hư Ảo & Chiếc Lá Về Đâu

Nhạc Thầy Vĩnh Trương 
Phổ thơ Thụy Vũ & Kim Hương 

Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Hư Ảo & Chiếc Lá Về Đâu", phổ thơ Thụy Vũ & Kim Hương  và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả 




Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Tản Mạn Đời Thường - Kỳ 10

ĐI TÌM SÔNG TRẸM NGÀY XƯA
Tản mạn của Thanh Hà 

1/-
Sau khi đi Cao Lãnh thăm họ hàng bên ông ngoại về được mấy hôm, vợ chồng em út vẫn tiếp tục thảnh thơi rảnh rỗi nên bàn chuyện du ngoạn tiếp. Chưa có tháng giêng nào mà các em lại nhàn hạ như năm này, bởi vậy tôi mới nói trong rủi có may là vậy. 

Bây giờ chúng tôi áp dụng triệt để câu: Tháng giêng là tháng ăn chơi đây.

Thế là chúng tôi lại kéo nhau đi thăm chú thím bảy là em ruột của ba, sống ở Cà Mau. 
Có dẩn theo Billy, cháu ngoại 6 tuổi của chị ba.

Mở ngoặc: Phải kể chút xíu về cậu nhóc nầy mới được.

Mẹ của cháu muốn cháu khám phá những cảnh miền quê có con trâu nhai cỏ, đàn vịt thả trên đồng, gà mẹ dẫn mấy chú gà con sục sạo quanh hè tìm thức ăn. Có cây dừa bụi chuối, có hàng rào dâm bụt bông trang. Có mái nhà lợp lá khói bếp quyện bay lên không gian buồn buồn. Có vài đứa trẻ khoảng lên 5 lên 6 ở trần đen trùng trục lặn ngụp dưới ao đầm đầy sình xúc vài con tép con cá về cho mẹ nấu ăn chứ không phải ngồi trong phòng máy điều hoà nhiệt độ, ăn no mặc đẹp tay cầm iphone ipad chơi game điện tử…
Để cháu nhìn thấy một khía cạnh khác của đời sống như thế nào.

Như Vạt Nắng Buồn

Thơ Trúc Lan KTP