Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân
Mối tình chị Rạng với anh tư, chỉ là tình bạn. Tôi đoán thế. Nên chẳng bao lâu, tôi nghe tiếng cười giòn rụm của anh tư trong nhà chị Hương, mà ba má chị ấy, lúc này, không có ở nhà. Ông bà ba Điện đã lên Sài Gòn lập nghiệp, sau khi để lại cho chị Hương một thổ cư khá lớn. Ông Điện là thợ điện xe hơi từ thời Pháp thuộc, nên có lẽ người ta gọi biệt danh là Điện. Giờ này, Pháp về nước rồi, với cái mảnh đất khỉ ho cò gáy này, đào đâu ra chiếc xe hơi để ông kiếm sống? Ông đi lập nghiệp là phải. Nhưng tội chị Hương. Chị quá hiền, lại đẹp người đẹp nết. Vì đẹp, nên chị sợ thế gian. Thế gian có lắm kẻ gian, có lắm người dữ. Biết ai tốt, biết ai xấu? Thế là chị rút trong nhà. Chị rút riết, da trắng bóc như trứng gà luộc. Thanh niên đi ngang, thoáng thấy chị, người nào cũng hít hà, chắc lưỡi.
Thổ cư của chị Hương khá lớn. Nó bắt đầu từ đường cái, cặp song song với tiểu lộ, chạy dài cho đến khu nghĩa trang gia tộc của ông bà chủ Huỳnh Long. Phần đất giáp ranh đường cái là phần đất dành chứa hàng chục chiếc xe Peugeot hư, từ thời Pháp để lại. Xe đã rỉ sét, bạc màu...và đang thi đua cùng cỏ cây để dành lấy sự có mặt. Kế đó, một dãy nhà cho thuê - chắc đây là nồi cơm của chị Hương hàng tháng. Sau cùng là ngôi nhà chị ở, phía trước chứa đầy những dụng cụ điện đã quá cũ, như: bình ắc-quy, mô-tưa, ống nước, dây điện...Phía sau nhà chị có một cây gòn thật lớn, tàng cây xum xuê. Mỗi lần nứt trái, bông bay đầy đường, trắng cả một vùng tiểu lộ.
Về thăm quê vài tháng, qua hè, anh tư tôi phải trở lại Sài Gòn. Ngày cuối, má đãi anh tư cua gạch son và sò huyết, uống với bia con cọp. Chị Hương lủi vô bếp, lăn lộn với các món ăn, che giấu những giọt nước mắt ràn rụa. Tôi bắt đầu làm thơ, bắt đầu than mây khóc gió, nên hiểu nỗi lòng chị hơn những người vô tâm khác. Tôi biết, má tôi cũng vậy. Má không nói, nhưng má đã âm thầm coi chị như một phần tử trong gia đình. Sau ngày đó, chị Hương tới lui thường xuyên nhà tôi. Chị săn sóc anh em tôi từng miếng ăn, nhắc nhở tôi học bài, thủ thỉ với tôi về chuyện anh tư...Ba tôi đi để lại một khoảng trống lạnh lùng. Có chị, dường như khoảng trống đó được lấp đầy phần nào. Phần đó là phần ấm áp, mà chị đã thật lòng mang lại cho gia đình chúng tôi.
Căn nhà ở xóm Huỳnh Long đã bán đi, má dồn anh năm và hai em tôi ra quán cà phê gần trại lính, phụ má buôn bán. Còn cái quán ở đầu tiểu lộ má dành riêng cho tôi yên tĩnh học thi. Cái quán bây giờ là cái nhà nhỏ. Tất cả hàng hóa lúc trước, má đã dọn hết về cái quán gần trại lính. Hàng hóa dọn đi, căn nhà trông trống vắng một cách lạnh lùng. Ban ngày, tôi lo lắng ôn bài. Nhưng cũng có lúc, tôi hướng tâm hồn về một bóng dáng nào đó, phác họa một bài thơ trữ tình. Thơ là một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Không có nàng thơ, nó chỉ là những dòng chữ vô tri. Ban đêm, tôi năn nỉ chị Hương ngủ với tôi. Có chị, tôi ngủ một giấc tới sáng. Hình như mùi hương và hơi ấm từ thân thể chị tỏa ra, như một thứ an thần, nhẹ nhàng đưa tôi vào cõi mộng.
Quán cà phê của má tôi, dần dà, bắt đầu suy sụp. Lính uống, cứ ghi nợ liên tu. Tháng này thiếu hụt, lại hẹn tháng tới. Hẹn riết, má tôi không còn vốn để lấy cà phê. Thấy tình cảnh bi đát, anh năm tôi đành xung phong đi lính Biệt Động Quân. Báo lên Bạc Liêu, học nghề ở nhà cô bảy. Tôi cố thức đêm thức ngày học ráo riết, kết quả đậu bằng trung học, đậu luôn cuộc thi tuyển vào đệ tam trường trung học An Xuyên. Má tôi mừng đến bật khóc. Từ đây, má không còn lo đóng học phí cho tôi mỗi tháng. Bây giờ, tôi thảnh thơi hơn trước. Năm đệ tam là năm dưỡng sức, năm nhìn ngắm lại mình, nhìn ngắm lại hoàn cảnh. Tôi bắt đầu thương má tôi. Má thức khuya dậy sớm pha từng ly cà phê. vò từng viên xíu mại để kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhìn má bằm từng miếng thịt mỗi đêm, như bằm từng mảnh đời má, để vắt tròn sự thành tựu cho con cái, tôi bỗng cảm thấy mình hèn mọn như loài cỏ cây ăn bám. Nghĩ thế, mỗi sáng, tôi cố gắng thức dậy lúc 4 giờ khuya - lúc má đang pha những ly cà phê đầu tiên - phóng một mạch đến lò bánh mì, vác một bao bánh mì nóng hổi về bán với xíu mại.
Thời gian trôi qua, má tôi vẫn vật lộn với cuộc sống. Tôi và Quí, em út tôi, vẫn phụ giúp má trong những lúc cần thiết. Nhà nghèo, má lại có lòng nhân đức, ai hoạn nạn khổ đau má đều rước về nuôi. Má nuôi không biết bao nhiêu người, từ một đứa bé Miên mồ côi cha mẹ, một thiếu phụ chồng bỏ, tới một bà già bị con dâu hắt hủi. Má thương người như thể thương thân. Đúng như câu ca dao má từng học từ thời thơ ấu. Cái quán cà phê sắp sập tiệm, vì những lý do nhân ái như vậy. Thế rồi má phải bán thêm cái nhà ở đầu đường tiểu lộ, với hy vọng sẽ vươn lên, bằng số lợi tức nhỏ nhoi này. Tôi và Quí cũng lớn lên theo thời gian. Chúng tôi cần bộ đồng phục để thay đổi đi học, cần sách vở để luyện thi, cần họp mặt bạn bè...Tôi cũng cần tiền mua thuốc hút. Những ngày qua, suy tư quá, tôi đã nếm thử mùi thuốc, và bây giờ trở nên ghiền, không bỏ được nữa. Tôi nghiệm thêm một điều, khói thuốc giải tỏa được cơn sầu, khói thuốc đưa hồn vào thơ một cách kỳ diệu.
Rất lâu, Anh tư tôi không trở lại Cà Mau. Anh cũng không hứa hẹn chi với chị Hương, làm chị cứ trông đợi mỏi mòn. Quá đau khổ, chị rút về nhà, khép cửa lại, xa lánh những giao tiếp bên ngoài. Thỉnh thoảng, tôi tới thăm chị, nhưng cũng chỉ đứng ngoài cửa, nghe chị khéo léo đuổi về. Lần cuối, tôi đến, báo tin anh tư tôi đã đi lính, và đang phục vụ ở một đơn vị bộ binh, đóng tại Long Khánh. Sau đó, chị bỏ đi mất tiêu. Chẳng biết chị về đâu? Căn nhà thân yêu của chị, tôi thấy, có gia đình của một ông bán mì gõ tới cư ngụ. Chị Hương đi mất, dường như tôi cũng đánh rơi một tình cảm nào đó. Một tình cảm nhẹ nhàng, mà sâu lắng. Một tình cảm mơ hồ, mà khuấy động mãi. Tôi không thể đặt chỗ cho tình cảm này một cách chính xác được, nhưng chắc chắn nó để lại dấu vết trong tâm hồn. Nó là một trong những đôi cánh rộng, chắp cho thơ tôi bay cao, và bay xa nghìn dặm.
(còn tiếp)
PHẠM HỒNG ÂN
(Tranh Kim Rossa Le-Brossaud) |
Thổ cư của chị Hương khá lớn. Nó bắt đầu từ đường cái, cặp song song với tiểu lộ, chạy dài cho đến khu nghĩa trang gia tộc của ông bà chủ Huỳnh Long. Phần đất giáp ranh đường cái là phần đất dành chứa hàng chục chiếc xe Peugeot hư, từ thời Pháp để lại. Xe đã rỉ sét, bạc màu...và đang thi đua cùng cỏ cây để dành lấy sự có mặt. Kế đó, một dãy nhà cho thuê - chắc đây là nồi cơm của chị Hương hàng tháng. Sau cùng là ngôi nhà chị ở, phía trước chứa đầy những dụng cụ điện đã quá cũ, như: bình ắc-quy, mô-tưa, ống nước, dây điện...Phía sau nhà chị có một cây gòn thật lớn, tàng cây xum xuê. Mỗi lần nứt trái, bông bay đầy đường, trắng cả một vùng tiểu lộ.
Về thăm quê vài tháng, qua hè, anh tư tôi phải trở lại Sài Gòn. Ngày cuối, má đãi anh tư cua gạch son và sò huyết, uống với bia con cọp. Chị Hương lủi vô bếp, lăn lộn với các món ăn, che giấu những giọt nước mắt ràn rụa. Tôi bắt đầu làm thơ, bắt đầu than mây khóc gió, nên hiểu nỗi lòng chị hơn những người vô tâm khác. Tôi biết, má tôi cũng vậy. Má không nói, nhưng má đã âm thầm coi chị như một phần tử trong gia đình. Sau ngày đó, chị Hương tới lui thường xuyên nhà tôi. Chị săn sóc anh em tôi từng miếng ăn, nhắc nhở tôi học bài, thủ thỉ với tôi về chuyện anh tư...Ba tôi đi để lại một khoảng trống lạnh lùng. Có chị, dường như khoảng trống đó được lấp đầy phần nào. Phần đó là phần ấm áp, mà chị đã thật lòng mang lại cho gia đình chúng tôi.
Căn nhà ở xóm Huỳnh Long đã bán đi, má dồn anh năm và hai em tôi ra quán cà phê gần trại lính, phụ má buôn bán. Còn cái quán ở đầu tiểu lộ má dành riêng cho tôi yên tĩnh học thi. Cái quán bây giờ là cái nhà nhỏ. Tất cả hàng hóa lúc trước, má đã dọn hết về cái quán gần trại lính. Hàng hóa dọn đi, căn nhà trông trống vắng một cách lạnh lùng. Ban ngày, tôi lo lắng ôn bài. Nhưng cũng có lúc, tôi hướng tâm hồn về một bóng dáng nào đó, phác họa một bài thơ trữ tình. Thơ là một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Không có nàng thơ, nó chỉ là những dòng chữ vô tri. Ban đêm, tôi năn nỉ chị Hương ngủ với tôi. Có chị, tôi ngủ một giấc tới sáng. Hình như mùi hương và hơi ấm từ thân thể chị tỏa ra, như một thứ an thần, nhẹ nhàng đưa tôi vào cõi mộng.
Quán cà phê của má tôi, dần dà, bắt đầu suy sụp. Lính uống, cứ ghi nợ liên tu. Tháng này thiếu hụt, lại hẹn tháng tới. Hẹn riết, má tôi không còn vốn để lấy cà phê. Thấy tình cảnh bi đát, anh năm tôi đành xung phong đi lính Biệt Động Quân. Báo lên Bạc Liêu, học nghề ở nhà cô bảy. Tôi cố thức đêm thức ngày học ráo riết, kết quả đậu bằng trung học, đậu luôn cuộc thi tuyển vào đệ tam trường trung học An Xuyên. Má tôi mừng đến bật khóc. Từ đây, má không còn lo đóng học phí cho tôi mỗi tháng. Bây giờ, tôi thảnh thơi hơn trước. Năm đệ tam là năm dưỡng sức, năm nhìn ngắm lại mình, nhìn ngắm lại hoàn cảnh. Tôi bắt đầu thương má tôi. Má thức khuya dậy sớm pha từng ly cà phê. vò từng viên xíu mại để kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhìn má bằm từng miếng thịt mỗi đêm, như bằm từng mảnh đời má, để vắt tròn sự thành tựu cho con cái, tôi bỗng cảm thấy mình hèn mọn như loài cỏ cây ăn bám. Nghĩ thế, mỗi sáng, tôi cố gắng thức dậy lúc 4 giờ khuya - lúc má đang pha những ly cà phê đầu tiên - phóng một mạch đến lò bánh mì, vác một bao bánh mì nóng hổi về bán với xíu mại.
Thời gian trôi qua, má tôi vẫn vật lộn với cuộc sống. Tôi và Quí, em út tôi, vẫn phụ giúp má trong những lúc cần thiết. Nhà nghèo, má lại có lòng nhân đức, ai hoạn nạn khổ đau má đều rước về nuôi. Má nuôi không biết bao nhiêu người, từ một đứa bé Miên mồ côi cha mẹ, một thiếu phụ chồng bỏ, tới một bà già bị con dâu hắt hủi. Má thương người như thể thương thân. Đúng như câu ca dao má từng học từ thời thơ ấu. Cái quán cà phê sắp sập tiệm, vì những lý do nhân ái như vậy. Thế rồi má phải bán thêm cái nhà ở đầu đường tiểu lộ, với hy vọng sẽ vươn lên, bằng số lợi tức nhỏ nhoi này. Tôi và Quí cũng lớn lên theo thời gian. Chúng tôi cần bộ đồng phục để thay đổi đi học, cần sách vở để luyện thi, cần họp mặt bạn bè...Tôi cũng cần tiền mua thuốc hút. Những ngày qua, suy tư quá, tôi đã nếm thử mùi thuốc, và bây giờ trở nên ghiền, không bỏ được nữa. Tôi nghiệm thêm một điều, khói thuốc giải tỏa được cơn sầu, khói thuốc đưa hồn vào thơ một cách kỳ diệu.
Rất lâu, Anh tư tôi không trở lại Cà Mau. Anh cũng không hứa hẹn chi với chị Hương, làm chị cứ trông đợi mỏi mòn. Quá đau khổ, chị rút về nhà, khép cửa lại, xa lánh những giao tiếp bên ngoài. Thỉnh thoảng, tôi tới thăm chị, nhưng cũng chỉ đứng ngoài cửa, nghe chị khéo léo đuổi về. Lần cuối, tôi đến, báo tin anh tư tôi đã đi lính, và đang phục vụ ở một đơn vị bộ binh, đóng tại Long Khánh. Sau đó, chị bỏ đi mất tiêu. Chẳng biết chị về đâu? Căn nhà thân yêu của chị, tôi thấy, có gia đình của một ông bán mì gõ tới cư ngụ. Chị Hương đi mất, dường như tôi cũng đánh rơi một tình cảm nào đó. Một tình cảm nhẹ nhàng, mà sâu lắng. Một tình cảm mơ hồ, mà khuấy động mãi. Tôi không thể đặt chỗ cho tình cảm này một cách chính xác được, nhưng chắc chắn nó để lại dấu vết trong tâm hồn. Nó là một trong những đôi cánh rộng, chắp cho thơ tôi bay cao, và bay xa nghìn dặm.
(còn tiếp)
PHẠM HỒNG ÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét