Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân
Thơ tôi bắt đầu bay xa. Kể từ khi tôi gởi thử lên các báo Sài Gòn, chẳng bao lâu, thơ được chọn đăng hầu hết các báo. Hứng chí, tôi thành lập nhóm thơ, quy tụ các người biết làm thơ trong trường trung học An Xuyên. Tôi tìm được các anh: Lộc, Lỹ, Phú, Oanh, Long, Hiền, Bình...Nhưng chỉ tìm ra có một nữ: Trần thị Bé Tư. Trong số đó, Lộc và Lỹ, thân cận với tôi nhất. Hồi còn học thi nơi căn nhà đầu tiểu lộ, Lộc thường đạp xe xuống tôi chơi. Nhà Lộc cách nhà tôi khoảng vài cây số. Xóm Lộc ở ban đêm rất hiu hắt, vì nằm sâu trong đoạn đường gập ghềnh, ngược hướng Tân Lộc. Thế mà đêm nào Lộc cũng đạp xe lên tôi, khuya lắc khuya lơ mới kẽo kẹt đạp về. Lỹ thì cách tôi vài căn. Anh ta đã nghỉ học, hiện tại phụ gia đình bán thịt heo ở chợ Cà Mau. Lỹ học rất ít, nhưng làm thơ thật tài hoa. Chứng tỏ người làm thơ hay không cần học cao. Bởi vậy nước ta mới có một kho tàng ca dao và tục ngữ rất thú vị, được phát xuất từ giới dân dã nghèo nàn.
Người thân cận kế tiếp, là Bình. Anh em thường gọi là Bình nhướng. Anh em gọi vậy, tôi gọi theo. Thật ra, tôi không hiểu tại sao bạn bè lại nỡ lòng nào thêm một động từ trái khoáy, nhằm hạ thấp một cái tên vô cùng bình dị như thế? Bình ở kế nhà Lỹ, ở chung với nhà thơ Linh Hồ - một cây bút sáng giá trong thi văn đoàn Hoài Linh Giang. Có thể, sống chung với nhà thơ tài hoa, nên Bình cũng tài hoa theo. Tục ngữ mình ngày xưa có câu "gần đèn thì sáng", quả đúng như vậy! Cách thêm vài căn, vượt qua con hẻm Công Chức một đỗi, là nhà của Hiền - theo như mấy em nhận xét - anh này cũng là tay thơ lỗi lạc miền cuối việt. Giống như Bình nhướng, Hiền có biệt danh là Hiền ự. Biệt danh này, người ta có thể mường tượng được, vì Hiền có tật bẩm sinh, không chữa được. Đọc thơ anh, người ta thấy bóng dáng của giáo đường, của gác chuông, của thiếu nữ cúi đầu cầu nguyện - mặc dù cả nhà anh theo truyền thống Phật giáo. Sau này tôi mới hiểu ra, nàng thơ của Hiền là con chiên ngoan đạo, là một tín đồ trung thành với Thiên Chúa.
Những bạn thơ, tôi vừa kể trên, đều cư ngụ ở xóm Huỳnh Long. Nhà của họ nằm dọc trên con đường Lê Phú Nhung, chạy cặp với dòng kinh 16 - đã một thời, dòng kinh này làm cho xóm Huỳnh Long có một vẻ đẹp trầm lắng và lãng mạn. Nhưng xóm này có bao giờ hết những người làm thơ đâu? Từ rạp hát, đi ngược ra đầu đường, bạn sẽ tới một ngã ba. Kinh 16 bị chặn lại ở đó, bởi một con đường dẫn xuống khu Lò Nhang. Hai con đường gặp nhau, tạo thành ngã ba. Bên trái ngã ba là quán cà phê Hia Tửng, bên phải là tiệm tạp hóa của ba má Lưu Tú Hoa. Đi sát vào tiệm tạp hóa, quẹo phải một chút, bước thêm vài trăm bước, bạn sẽ thấy một vườn kiểng xanh um. Và phía sau phần đất màu mỡ này, là một dãy nhà khang trang, rất cổ kính. Nơi đấy, công tử bột Nghê Việt Long đã sinh ra và lớn lên. Cuộc đời cậu Long rất sung sướng. Vì là con út trong gia đình có các anh đã nhập ngũ, nên cậu được hoãn dịch dài dài. Do đó, Long tà tà ở nhà, tối ngày chỉ làm thơ, rồi lấy vợ, sinh con đẻ cháu, điều khiển cơ sở làm ăn của gia đình.
Trong lớp, tôi phát hiện thêm Phú. Phú có mái tóc nghệ sĩ. Lúc nào tóc bạn cũng bềnh bồng trước gió, là một ấn tượng độc đáo, dễ lọt vào mắt xanh của mấy em cùng lớp. Một bữa, trong lúc cả lớp chăm chú nghe thầy Hoằng giảng sử, tôi bắt gặp Phú ngó chăm chăm vào mái tóc dài của Oanh, rồi hí hoáy vẽ trên miếng giấy tập. Tò mò quá, tôi chồm lên, giật phăng miếng giấy trên tay Phú. Đó là hình vẽ một cô gái tóc dài, vai thon, dáng đẹp. Phú họa bằng bút chì, phía dưới còn nắn nót thêm hai câu thơ:
Oanh ơi! phố nhỏ lên sầu
Chuyến xe lam đã nhuốm màu nhớ thương...
Oanh ở Tắc Vân. Mỗi ngày đều đi xe lam đến Cà Mau để học. Vì Tắc Vân, lúc này, chưa có trường trung học. Cùng đi trên xe, còn có Tú Quỳnh và một vài bạn khác. Oanh đậm đà, sắc sảo. Trái lại, Tú Quỳnh ngây thơ, hồn nhiên hơn. Từ đó, khi tan học, tôi và Phú thường ra bến xe lam, âm thầm đón đưa các nàng về xứ mẹ. Từ đó, tôi biết Phú có nhiều tài năng. Lâu rồi, anh đã làm thơ, lấy bút hiệu là Đài Trang Sa Lệ.
Người nữ duy nhất, cũng làm thơ, là Trần thị Bé Tư, học sau tôi một lớp. Có lẽ, bạn này thích mặc áo màu tím, nên có bút danh là BT. Áo Tím. Áo tím, làm tôi chợt nhớ màu áo hoa cà mà chị Rạng để nhớ để thương cho anh tư tôi một thời. Màu áo đã thành thơ, thành văn, tung bay trên các báo Sài Gòn. Bé Tư nghiêm trang và rất đằm thắm, nhưng cũng rất đa sầu đa cảm, tung tăng đưa chữ nghĩa đến tận cùng tư tưởng. Rồi có một ngày, chúng tôi hẹn nhau tới nhà Bé Tư, thành lập thi văn Tình Ca - Cuối Việt. So với anh em khác, tôi đã có số thơ đăng báo khá nhiều, nên họ chọn tôi làm trưởng nhóm. Bé Tư là phó nhóm. Tất cả theo thứ tự như sau: Dã Nhân (tôi), BT. Áo Tím (Bé Tư), Hàn Lệ Cung Thy (Bình nhướng), Lê Minh Dã Tràng (Hiền ự), Nghê Thường Dạ Yến (Long), Đài Trang Sa Lệ (Phú), Châu Phương (Lỹ). Sau này có thêm Hạ Sầu Bạc Phúc (Giang Hữu Tuyên).
Ngoài ra, Cà Mau còn có văn nghệ Chân Trời do Chu Thiên thành lập. Trong đó có Dạ Linh Phương, Tống văn Oanh, Trần Quốc Việt và Trí (sau này làm Thông Dịch viên cho Mỹ). Một số người làm thơ lẻ, không theo nhóm nào, có Diễm Ca Hồng (Lý Cá Hai), Trương Chí Thảo, Trầm Uyên Mỵ, Nguyễn Sông Trẹm, Thành (Tây Giút)...
Thật ra, quê hương tôi có nhiều bậc đàn anh nổi tiếng về thơ văn. Đầu tiên phải kể đến nhà báo kiêm nhà văn Phi Vân, Trần thị NgH, nhà thơ Thiên Hà, Yên Bằng. Nhóm Hoài Linh Giang, ở Cà Mau có Giang Châu, Linh Hồ, Linh Thùy, Hoài Huyền Thi, Hoài Song Thu, Hoài Diễm Từ. Thế hệ sau có Hư Vô, Yên Thảo, Yên Thạch, Hoàng Dung...và nhiều nữa, tôi chưa có dịp tổng kết.
Thơ, đôi khi như ảo tưởng, được ngôn ngữ vụng về tạo nên, có mặt như một thứ cần thiết cho đời sống nội tâm. Bài thơ đầu tiên đăng tập san Bút Hoa, tôi đề tặng nữ sĩ BT. Áo Tím. Đó là một bài thơ tình, diễn tả sự nhớ thương quằn quại, trong lúc ngoài đời, thực tình tôi chưa hề biết BT là ai? Vóc dáng thế nào? Đẹp hay xấu? Kết quả là nàng nổi trận lôi đình, ùn ùn kéo theo một nhóm nữ sinh, hầm hầm tìm đến lớp tôi, lột guốc xin chữ ký. Báo hại tôi phải ba chân bốn cẳng chạy một hơi về nhà, trốn mấy ngày, không dám vô lớp. Mấy mươi năm rồi, kể lại như một kỷ niệm vui, xin nhà thơ BT. Áo Tím tha thứ bỏ qua.
Và có một hôm, trời mưa lâm râm, tôi lang thang xuống nhà Nghê Việt Long. Trước khi đến hắn, tôi phải đi ngang qua tiệm may có hiệu là Mai Lan. Lúc đó, mưa bỗng trút xuống dữ dội, tôi đành ghé tiệm xin đụt mưa. Tình cờ thấy một cô gái tóc dài đang cúi xuống làm việc trên bàn máy may. Hình ảnh đẹp đó, chợt dưng như một khúc phim, tình cờ chụp lại trong hồn. Thế là, một bài thơ đau thương ra đời.
Đường qua Mai Lan mưa rơi
Em đi thương nhớ một trời
Tóc dài ngày xưa còn đó
Mà sao tình yêu thay ngôi?
Tuy nhiên, thơ cũng là hiện thực, là nỗi lòng của tác giả, là niềm đau tình yêu. Là thứ ngôn ngữ bi thống gặm nhắm tâm hồn đến suốt đời. Nhà thơ Chu Thiên trong văn nghệ Chân Trời đã đem tên mình: CHIẾN ghép với tên người yêu THU, rồi viết lái lại là CHU THIÊN để làm thành bút hiệu của anh đến suốt đời. Tiếc thay, người sĩ quan Biệt Kích Dù đã đền nợ nước trước ngày 30 tháng tư chỉ có vài ngày.
Tau ở đầu sông ôm vết nhức
Ực bình toong rượu khóc hu hu
Tháng tư trời tối đen như mực
Mi đã như sương khói mịt mù...
Lý Cá Hai đã mang trọn tên người anh thương vào bút danh: DIỄM CA HỒNG. Anh vun quén tình yêu. Anh nuôi dưỡng hy vọng bằng những vần thơ tha thiết nhất, trữ tình nhất. Cuối cùng, ước mơ tan tành, vỡ vụn. Ngôn ngữ thơ đã xoa dịu niềm đau. Và đau buồn thay, nhà thơ đã mất đi vì một tai nạn, khi tuổi đời còn quá trẻ.
Đành ra đi ôm nỗi buồn đánh rớt
Ôm trong tim từng dấu tích sân trường
Cánh phượng sẽ bay vào thơ ta khóc
Một bóng hình tan theo khói theo sương...
Bởi vậy, với một số người, thơ gắn liền với cuộc đời. Thơ theo họ đi suốt đường trần, tới giây phút cuối cùng của sự sống. Bởi vậy, tôi rất khâm phục và hãnh diện khi có những người bạn như: BT. Áo Tím, Trương Chí Thảo, Hoài Diễm Từ, Nguyễn Sông Trẹm...Những người như thế, làm sao dễ dàng xóa đi quá khứ của họ được? Cái quá khứ mà họ đã trải qua, đã dự phần, đã sống chết bằng thân xác, bằng chính tâm hồn, bằng tận cùng ngôn ngữ của trái tim. Tôi phản đối những kẻ hô hào nên quên đi quá khứ, hãy nhìn vào hiện tại và hãy bằng lòng với những gì mình có.. Bằng lòng với những gì mình có, là lẽ đương nhiên. Nhưng vứt bỏ quá khứ là người vong ân, bội phản. Không ai có thể quên quê hương mình, quên nơi mình bắt đầu, quên chỗ mình trải qua, quên cái thuở vàng son hay cái thuở nhục nhằn mà định mệnh đã ban tặng cho từng người, ở lúc thanh xuân.
(Còn nữa)
PHẠM HỒNG ÂN
Nhà Thơ, Văn Phạm Hồng Ân |
Người thân cận kế tiếp, là Bình. Anh em thường gọi là Bình nhướng. Anh em gọi vậy, tôi gọi theo. Thật ra, tôi không hiểu tại sao bạn bè lại nỡ lòng nào thêm một động từ trái khoáy, nhằm hạ thấp một cái tên vô cùng bình dị như thế? Bình ở kế nhà Lỹ, ở chung với nhà thơ Linh Hồ - một cây bút sáng giá trong thi văn đoàn Hoài Linh Giang. Có thể, sống chung với nhà thơ tài hoa, nên Bình cũng tài hoa theo. Tục ngữ mình ngày xưa có câu "gần đèn thì sáng", quả đúng như vậy! Cách thêm vài căn, vượt qua con hẻm Công Chức một đỗi, là nhà của Hiền - theo như mấy em nhận xét - anh này cũng là tay thơ lỗi lạc miền cuối việt. Giống như Bình nhướng, Hiền có biệt danh là Hiền ự. Biệt danh này, người ta có thể mường tượng được, vì Hiền có tật bẩm sinh, không chữa được. Đọc thơ anh, người ta thấy bóng dáng của giáo đường, của gác chuông, của thiếu nữ cúi đầu cầu nguyện - mặc dù cả nhà anh theo truyền thống Phật giáo. Sau này tôi mới hiểu ra, nàng thơ của Hiền là con chiên ngoan đạo, là một tín đồ trung thành với Thiên Chúa.
Những bạn thơ, tôi vừa kể trên, đều cư ngụ ở xóm Huỳnh Long. Nhà của họ nằm dọc trên con đường Lê Phú Nhung, chạy cặp với dòng kinh 16 - đã một thời, dòng kinh này làm cho xóm Huỳnh Long có một vẻ đẹp trầm lắng và lãng mạn. Nhưng xóm này có bao giờ hết những người làm thơ đâu? Từ rạp hát, đi ngược ra đầu đường, bạn sẽ tới một ngã ba. Kinh 16 bị chặn lại ở đó, bởi một con đường dẫn xuống khu Lò Nhang. Hai con đường gặp nhau, tạo thành ngã ba. Bên trái ngã ba là quán cà phê Hia Tửng, bên phải là tiệm tạp hóa của ba má Lưu Tú Hoa. Đi sát vào tiệm tạp hóa, quẹo phải một chút, bước thêm vài trăm bước, bạn sẽ thấy một vườn kiểng xanh um. Và phía sau phần đất màu mỡ này, là một dãy nhà khang trang, rất cổ kính. Nơi đấy, công tử bột Nghê Việt Long đã sinh ra và lớn lên. Cuộc đời cậu Long rất sung sướng. Vì là con út trong gia đình có các anh đã nhập ngũ, nên cậu được hoãn dịch dài dài. Do đó, Long tà tà ở nhà, tối ngày chỉ làm thơ, rồi lấy vợ, sinh con đẻ cháu, điều khiển cơ sở làm ăn của gia đình.
Trong lớp, tôi phát hiện thêm Phú. Phú có mái tóc nghệ sĩ. Lúc nào tóc bạn cũng bềnh bồng trước gió, là một ấn tượng độc đáo, dễ lọt vào mắt xanh của mấy em cùng lớp. Một bữa, trong lúc cả lớp chăm chú nghe thầy Hoằng giảng sử, tôi bắt gặp Phú ngó chăm chăm vào mái tóc dài của Oanh, rồi hí hoáy vẽ trên miếng giấy tập. Tò mò quá, tôi chồm lên, giật phăng miếng giấy trên tay Phú. Đó là hình vẽ một cô gái tóc dài, vai thon, dáng đẹp. Phú họa bằng bút chì, phía dưới còn nắn nót thêm hai câu thơ:
Oanh ơi! phố nhỏ lên sầu
Chuyến xe lam đã nhuốm màu nhớ thương...
Oanh ở Tắc Vân. Mỗi ngày đều đi xe lam đến Cà Mau để học. Vì Tắc Vân, lúc này, chưa có trường trung học. Cùng đi trên xe, còn có Tú Quỳnh và một vài bạn khác. Oanh đậm đà, sắc sảo. Trái lại, Tú Quỳnh ngây thơ, hồn nhiên hơn. Từ đó, khi tan học, tôi và Phú thường ra bến xe lam, âm thầm đón đưa các nàng về xứ mẹ. Từ đó, tôi biết Phú có nhiều tài năng. Lâu rồi, anh đã làm thơ, lấy bút hiệu là Đài Trang Sa Lệ.
Người nữ duy nhất, cũng làm thơ, là Trần thị Bé Tư, học sau tôi một lớp. Có lẽ, bạn này thích mặc áo màu tím, nên có bút danh là BT. Áo Tím. Áo tím, làm tôi chợt nhớ màu áo hoa cà mà chị Rạng để nhớ để thương cho anh tư tôi một thời. Màu áo đã thành thơ, thành văn, tung bay trên các báo Sài Gòn. Bé Tư nghiêm trang và rất đằm thắm, nhưng cũng rất đa sầu đa cảm, tung tăng đưa chữ nghĩa đến tận cùng tư tưởng. Rồi có một ngày, chúng tôi hẹn nhau tới nhà Bé Tư, thành lập thi văn Tình Ca - Cuối Việt. So với anh em khác, tôi đã có số thơ đăng báo khá nhiều, nên họ chọn tôi làm trưởng nhóm. Bé Tư là phó nhóm. Tất cả theo thứ tự như sau: Dã Nhân (tôi), BT. Áo Tím (Bé Tư), Hàn Lệ Cung Thy (Bình nhướng), Lê Minh Dã Tràng (Hiền ự), Nghê Thường Dạ Yến (Long), Đài Trang Sa Lệ (Phú), Châu Phương (Lỹ). Sau này có thêm Hạ Sầu Bạc Phúc (Giang Hữu Tuyên).
Ngoài ra, Cà Mau còn có văn nghệ Chân Trời do Chu Thiên thành lập. Trong đó có Dạ Linh Phương, Tống văn Oanh, Trần Quốc Việt và Trí (sau này làm Thông Dịch viên cho Mỹ). Một số người làm thơ lẻ, không theo nhóm nào, có Diễm Ca Hồng (Lý Cá Hai), Trương Chí Thảo, Trầm Uyên Mỵ, Nguyễn Sông Trẹm, Thành (Tây Giút)...
Thật ra, quê hương tôi có nhiều bậc đàn anh nổi tiếng về thơ văn. Đầu tiên phải kể đến nhà báo kiêm nhà văn Phi Vân, Trần thị NgH, nhà thơ Thiên Hà, Yên Bằng. Nhóm Hoài Linh Giang, ở Cà Mau có Giang Châu, Linh Hồ, Linh Thùy, Hoài Huyền Thi, Hoài Song Thu, Hoài Diễm Từ. Thế hệ sau có Hư Vô, Yên Thảo, Yên Thạch, Hoàng Dung...và nhiều nữa, tôi chưa có dịp tổng kết.
Thơ, đôi khi như ảo tưởng, được ngôn ngữ vụng về tạo nên, có mặt như một thứ cần thiết cho đời sống nội tâm. Bài thơ đầu tiên đăng tập san Bút Hoa, tôi đề tặng nữ sĩ BT. Áo Tím. Đó là một bài thơ tình, diễn tả sự nhớ thương quằn quại, trong lúc ngoài đời, thực tình tôi chưa hề biết BT là ai? Vóc dáng thế nào? Đẹp hay xấu? Kết quả là nàng nổi trận lôi đình, ùn ùn kéo theo một nhóm nữ sinh, hầm hầm tìm đến lớp tôi, lột guốc xin chữ ký. Báo hại tôi phải ba chân bốn cẳng chạy một hơi về nhà, trốn mấy ngày, không dám vô lớp. Mấy mươi năm rồi, kể lại như một kỷ niệm vui, xin nhà thơ BT. Áo Tím tha thứ bỏ qua.
Và có một hôm, trời mưa lâm râm, tôi lang thang xuống nhà Nghê Việt Long. Trước khi đến hắn, tôi phải đi ngang qua tiệm may có hiệu là Mai Lan. Lúc đó, mưa bỗng trút xuống dữ dội, tôi đành ghé tiệm xin đụt mưa. Tình cờ thấy một cô gái tóc dài đang cúi xuống làm việc trên bàn máy may. Hình ảnh đẹp đó, chợt dưng như một khúc phim, tình cờ chụp lại trong hồn. Thế là, một bài thơ đau thương ra đời.
Đường qua Mai Lan mưa rơi
Em đi thương nhớ một trời
Tóc dài ngày xưa còn đó
Mà sao tình yêu thay ngôi?
Tuy nhiên, thơ cũng là hiện thực, là nỗi lòng của tác giả, là niềm đau tình yêu. Là thứ ngôn ngữ bi thống gặm nhắm tâm hồn đến suốt đời. Nhà thơ Chu Thiên trong văn nghệ Chân Trời đã đem tên mình: CHIẾN ghép với tên người yêu THU, rồi viết lái lại là CHU THIÊN để làm thành bút hiệu của anh đến suốt đời. Tiếc thay, người sĩ quan Biệt Kích Dù đã đền nợ nước trước ngày 30 tháng tư chỉ có vài ngày.
Tau ở đầu sông ôm vết nhức
Ực bình toong rượu khóc hu hu
Tháng tư trời tối đen như mực
Mi đã như sương khói mịt mù...
Lý Cá Hai đã mang trọn tên người anh thương vào bút danh: DIỄM CA HỒNG. Anh vun quén tình yêu. Anh nuôi dưỡng hy vọng bằng những vần thơ tha thiết nhất, trữ tình nhất. Cuối cùng, ước mơ tan tành, vỡ vụn. Ngôn ngữ thơ đã xoa dịu niềm đau. Và đau buồn thay, nhà thơ đã mất đi vì một tai nạn, khi tuổi đời còn quá trẻ.
Đành ra đi ôm nỗi buồn đánh rớt
Ôm trong tim từng dấu tích sân trường
Cánh phượng sẽ bay vào thơ ta khóc
Một bóng hình tan theo khói theo sương...
Bởi vậy, với một số người, thơ gắn liền với cuộc đời. Thơ theo họ đi suốt đường trần, tới giây phút cuối cùng của sự sống. Bởi vậy, tôi rất khâm phục và hãnh diện khi có những người bạn như: BT. Áo Tím, Trương Chí Thảo, Hoài Diễm Từ, Nguyễn Sông Trẹm...Những người như thế, làm sao dễ dàng xóa đi quá khứ của họ được? Cái quá khứ mà họ đã trải qua, đã dự phần, đã sống chết bằng thân xác, bằng chính tâm hồn, bằng tận cùng ngôn ngữ của trái tim. Tôi phản đối những kẻ hô hào nên quên đi quá khứ, hãy nhìn vào hiện tại và hãy bằng lòng với những gì mình có.. Bằng lòng với những gì mình có, là lẽ đương nhiên. Nhưng vứt bỏ quá khứ là người vong ân, bội phản. Không ai có thể quên quê hương mình, quên nơi mình bắt đầu, quên chỗ mình trải qua, quên cái thuở vàng son hay cái thuở nhục nhằn mà định mệnh đã ban tặng cho từng người, ở lúc thanh xuân.
(Còn nữa)
PHẠM HỒNG ÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét