Thơ Kim Ba
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023
PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM PHÙ HỘ ĐỘ TRÌ
Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.
Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu - nghĩa của con người.
Tín ngưỡng trong văn hóa của người Việt là như vậy, còn quan điểm của Phật giáo thì sao? Phật giáo có cho rằng người đã chết sẽ phù hộ độ trì cho người còn sống gặp điều may mắn, “thoát khỏi bể khổ trần ai” như tín ngưỡng của người Việt?
Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
RƯỢU SAY CÙNG BẠN
Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến
RƯỢU VỚI BẠN
- tặng Đỗ Tuân, bạn tôi -
Nào thì chén nữa, thêm chén nữa
![]() |
Đặng Xuân Xuyến |
Tao mày đằng đẵng bao niềm nhớ
Ngán đếch rượu kia khuấy say mèm.
Ừ, mày chửa say, tạo chửa say
Mấy chuyện oán ân khó tỏ bày
Thiên hạ đo tình bằng đọ của
Nào uống đi mày, nuốt đắng cay.
Thì bởi tâm mày trọn Thẳng Ngay
Tao mãi loay hoay chọn Nghĩa Tình
Mà đời những rặt trò gian lận
Tao mày nếm đủ những gian truân.
Ừ uống đi mày. Uống để say
Dốc cạn đêm nay với chén này
Niềm đau cố dán vào đáy chén
Thôi uống đi mày. Uống nhé, say.
*.
Hà Nội, đêm 07 tháng 3-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023
Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023
Tân Cổ: "Mưa Nửa Đêm"
Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023
Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023
Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Bân ơi! Thôi Đừng Hờn Anh Nữa
Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023
Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023
Vọng Cổ: "Đông Sầu Nhớ Ai"
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC
(Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)
Để tiện cho việc học xem Tử Vi, người viết trình bày mục NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC theo dạng Hỏi - Đáp.
Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho việc tự học tử vi của bạn đọc.
*.
Thắc mắc: - Sách tử vi nói cung Phúc - Đức là cung quan trọng nhất, chi phối cả 11 cung còn lại. Như thếcó quá cường điệu về ảnh hưởng của cung Phúc - Đức hay không?
Giải đáp:
Đúng là nhiều tác giả sách tử vi cho cung PHÚC ĐỨC là cung tối quan trọng, chi phối 11 cung còn lại, có lẽ vì một phần các tác giả không muốn gây tranh cãi nên ghi theo quan điểm của phái phúc tông (phái chiếm tỷ lệ áp đảo), phần nữa, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các tác giả thừa nhận cung Phúc đã ra tay cứu nguy cho một số trường hợp mà Mệnh (Thân) bất lực.
Khi soạn sách, người viết (tác giả) cũng tuân theo quan điểm: Cung Phúc - Đức là cung quan trọng, có thể xê dịch “kết quả” mà bản cung và các cung hợp chiếu đã “ước lệ” nhưng không cho rằng cung Phúc - Đức có ảnh hưởng mạnh tới 11 cung còn lại.
Khi luận giải, người viết luôn cẩn trọng xem bản cung là chính, sau đến các cung hợp chiếu, còn cung Phúc - Đức, chỉ là cung bổ trợ sau cùng.
Nói gì thì nói, số phận của con người phải do cung Mệnh (Thân) điều khiển nên cung Mệnh mới là cái gốc để xét đoán mọi vấn đề trong lá số. Cung Phúc - Đức chỉ nên được coi là cung bổ trợ, đem lại may mắn hoặc bất hạnh cho đương số ở một chừng mực nào đó, nhất là khi luận bàn về Phúc cung phối chiếu với các cung Phu - Thê, Tài - Bạch, Thiên Di trên lá số.
Cũng cần lưu ý: Người có cung Phúc - Đức xấu chỉ nên hiểu họ không gặp được may mắn và không được gia đình, dòng tộc giúp đỡ, còn cuộc đời của họ thế nào phải tùy thuộc vào Mệnh (Thân) và các cung cường của lá số.
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023
Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023
Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023
VÀI MẠN ĐÀM VỀ CÂU "49 CHƯA QUA 53 ĐÃ TỚI"
Mạn đàm của Đặng Xuân Xuyến
![]() |
Đặng Xuân Xuyến |
Xin thưa đấy là suy luận của riêng tôi dựa vào những quan sát, ghi chép của tôi từ các mối quan hệ nơi tôi sinh sống và thu lượm trên các phương tiện truyền thông về những người ở độ tuổi có liên quan tới 2 câu: "49 chưa qua 53 đã tới" và "lợi 48 thiệt 54" mà cổ nhân đã đúc kết.