Truyện ngắn vui của Thanh Hà -Switzerland
1/-
Đó là lúc tôi về thăm gia đình khoảng 12 năm trước.
Một chuyến đi mà nếu ai nghe kể sẽ nghĩ là tôi “thêm mắm dặm muối” khéo tưởng tượng cho tăng phần lâm ly bi đát, hoặc muốn bôi-bác (đây là danh từ tôi học lóm được đó, nghĩa: nói xấu ai) chứ làm gì có chuyện xui xẻo trùng lập kéo nhau một chuỗi liên hoàn từ đầu đến cuối; từ A đến Z, cả chuyến đi lẫn chuyến về thế.
Người ta nói “bất quá tam “, còn Tây thì nói: “ jamais deux sans trois’’, ý nói nếu cái gì mà gặp 2 lần thì có thể còn gặp thêm lần 3 nữa. Còn tôi, cái vận rủi không phải chỉ có 3 lần mà hơn nhiều lần lắm. Nhiều đến nổi chính tôi cũng nghĩ là bị ông Trời chơi khăm, chơi xỏ mình mà.
Vì đây là câu truyện vui nên tôi thử áp dụng các danh từ... lạ! (thay vì nói danh từ Mới thì tôi cũng bắt chước dùng chữ Lạ, thí dụ: bịnh lạ, vật lạ, tàu lạ, nước lạ...), thay đổi văn phong để giải stress chứ lúc nào cũng viết toàn chuyện đau buồn tang tóc khiến ai đang vui cũng thành buồn, ai đang buồn thành tuyệt vọng, ai đang tuyệt vọng thành... muốn tự tử luôn thì tội chết.
Lúc nào buồn thì khóc, lúc nào vui thì cười lên chứ. Vì tôi vốn loại người nhìn cái ly nước Còn Đầy Phân Nửa chứ không phải Đã Vơi Phân Nửa mờ.
Câu chuyện nầy, sau khi đã được kể lại ở động từ Thì Quá Khứ cho bạn bè nghe thì mới gây ra nhiều trận cười vở bụng, bò lăn bò càng, nghiêng ngửa .Có người cười mà nước mắt chảy đầm đìa, đến nỗi tôi không biết họ cười hay khóc; có người miệng mồm méo xệch đến nỗi tôi lo không biết họ có bị trẹo quai hàm khéo phải chở đi gặp bác sĩ để chỉnh lại; thậm chí có người phải chạy vội vào toilet vì sắp.. tè ra quần...
Chứ cái lúc câu chuyện đang xảy ra thì tim tôi đập nhanh, to và mạnh như trống trận Mê Linh của hai Bà Trưng ấy.
Nhưng tôi là vì hoảng sợ chứ không phải vì hăng hái can trường đâu nhé. Trộm phép Hai Bà nói vậy cho oai xin Hai Bà xá tội. (ừ mà không biết ngày xưa lúc xuất chinh, các Đấng Tiền Nhân có giục trống không nhỉ).
Có một đứa bạn vừa nghe vừa cười hi hí hi hí rất... tức cười và bình luận:
- Nghe chuyện bồ kể tui cứ tưởng là đang xem phim Charlot hoặc phim hoạt hoạ về mấy người khờ bị mắc lỡm vậy.
Rồi cô ta tiếp tục cười kiểu hi hí hi hí như... ngựa hí làm ai nấy cười càng lúc càng lớn thêm (lần này là cười cái tiếng cười của cô ta và hình ảnh mà cô gợi lên chứ không phải về câu chuyện của tôi nữa).
Nhiều khi chuyện cũng không có gì đáng cười, nhưng chính cái không khí vui vẻ hoà hợp giữa đám bạn thân; mỗi người chêm một câu đùa; rồi nét mặt diển tả của từng cá nhân; nhất hạng là cái điệu cười, giọng cười... mới đẩy khía cạnh hài hước lên cao trào đó mà.
Một đứa bạn khác thì vừa cười vừa phát âm ngắc nga ngắc ngứ chả ai hiểu gì. Lâu sau mới bình tỉnh nói năng rõ ràng lại được.
Cô ấy nói: - chỉ tưởng tượng gương mặt và cái điệu bộ của bồ lúc hoảng hốt, luýnh qua luýnh quýnh là “tui“ cũng thấy tếu rồi, giống “thằng cha“ Mister Bean ấy.
Rồi cả hội lại xúm nhau cười muốn vở tung kính cửa sổ nhà tôi lên luôn.
2/-
Khi đi VN, tôi thích hãng Thuỵ Sĩ Swiss Air, vì bay trực tiếp về thẳng phi trường Tân Sơn Nhất, không quá cảnh đâu hết dù giá đắt hơn các hãng hàng không khác. Sau này họ không mở đường bay đi VN nữa nên tôi thử đi nhiều hãng như Lufthanza của Đức, Singapore, Qatar, Malaysia... Để so sánh và rút kinh nghiệm.Tất cả đều tốt đẹp, suông sẻ, phục vụ chu đáo.
Năm đó, không hiểu ma xui quỉ khiến thế nào mà tôi quyết định đi Vietnam Airline, chương trình như sau: đầu tiên tôi phải đáp chuyến bay nhỏ của Thuỵ Sĩ Swiss Air từ Geneva sang Paris, (Pháp). Từ phi trường Charles de Gaulle, Paris mới lên chuyến bay của hàng không Vietnam về Tân Sơn Nhất. Khứ hồi cũng y vậy. Lúc đặt vé với agence quen, tôi có nói lên nỗi e ngại dân Pháp là chúa tể ba cái chuyện đình công, bãi thị. Hể họ không hài lòng 1 điều gì nhỏ nhặt, thế là Công Đoàn tổ chức cho nhân viên đình công. Mỗi năm tuyến đường sắt, đường hàng không, metro, hãng xưởng.... đình công dài dài.
Người Thuỵ Sĩ châm biếm nói: dân Pháp có đôi bàn tay nhỏ mà miệng rộng vì ít làm việc mà chỉ to mồm thôi! Cái chuyện dân tộc này chê bai chỉ trích dân tộc kia, ai cũng tự hào về đất nước xứ sở của mình, là chứng bịnh chung nhân loại hỉ?!
Người bán vé nói: - vậy thì đừng nên qua ngã Pháp mà cứ đi như mọi lần cho chắc ăn.
Tôi ngần ngừ, nhưng có tật ương bướng nghĩ là chả lẽ mình lại xui vậy sao, nên cuối cùng vẫn giữ nguyên ý.
Lúc cầm vé máy bay trong tay, coi như tôi nhận luôn cái bảng danh dự phá kỷ lục “xúi quẩy“ của cuộc hành trình rồi vậy!
Ngày đi, phải thức dậy từ 4g sáng, vì từ nhà ra phi trường xa khoảng 180 km. Đang mùa đông, tuyết phủ trắng lên cảnh vật hai bên đường. Chồng chở tôi đi Geneva. Sau khi check-in, chúng tôi còn nấn ná để từ giã.
Chúng tôi như bóng với hình—ngoại trừ khi tôi về VN thăm gia đình là xa nhau thôi – nên cứ bịn rịn.
Vợ dặn dò chồng nào là các thức ăn em đã chuẩn bị chia sẵn từng phần cho vào đông lạnh, nào là tuỳ theo món mà khi hâm nóng trong micro-ondes phải theo mức độ cao thấp, nào là cách 2, 3 ngày thì ăn ở restaurant cho đở ngán, nào là quần áo thay ra cứ cho vào máy nhưng khỏi giặt vì em đã ủi sẵn đồ đủ mặc trong 4 tuần rồi, nào là chỉ cần mua bánh mì, salade, trái cây tươi thôi... nào là mỗi ngày liên lạc với em vào giờ đó, giờ đó... chứ đừng vào giờ khác vì có thể ban ngày em bận đi thăm họ hàng bạn bè...
Rồi chồng dặn dò vợ về bên đó đừng uống nước không đóng chai, đừng ăn rau cải sống, đừng ra đường lúc trời trưa nóng bức, nhớ chào gia đình, hôn mọi người dùm anh..v..v...
Lần xa nhau nào cũng dặn dò y hệt vậy. Rồi tôi qua chỗ trình passeport, còn quay lại vẫy tay chào, hôn gió... tùm lum hết. Rưng rưng muốn khóc. Chắc người ta nghĩ sao giống cải lương, mặc kệ chứ. Mỗi người có một cách biểu lộ tình cảm khác nhau. Không phê bình chế nhạo ai hết.
3/-
Phải dùng xe bus để đi từ cửa phi trường đến chỗ máy bay đậu.
Mọi người đã lên đứng đầy xe rồi mà sao chưa chạy? Trời lạnh mấy độ âm, cửa để mở, gió lùa rét buốt. Chờ gần 20’ bỗng có tiếng loa phóng thanh mời mọi người quay lại phi trường tìm lại vé của mình, vì lý do thời tiết quá xấu nên máy bay không cất cánh.
Ai nấy ồ lên thất vọng, lục tục kéo nhau trở vô. Đây là lúc trống ngực tôi bắt đầu khua động điệu quân hành!
Chạy tìm phân nửa vé đã xé rời ra lúc kiểm, xong phải lại sắp hàng cho họ tìm chuyến bay khác. Vì là nơi quá cảnh, đa số bay sang Paris rồi tiếp tục hành trình đi xa, đến các xứ sở khác nhau. Như tôi thì sang đó, xong phải đi tiếp chuyến bay của Vietnam Airline về VN.
Tới phiên tôi thì họ cho biết chuyến bay gần nhất đi Paris đã đầy chỗ, chỉ còn chuyến buổi chiều lúc 17h. Nếu vậy thì sẽ lỡ chuyến bay từ Paris –Vietnam còn gì.
Họ tìm mãi, tìm mãi vẫn không có. Họ xin lỗi, nói hoặc tôi đi chuyến 17h, hoặc tôi đi chuyến sáng mai. Họ sẽ thanh toán tiền thuê khách sạn, tiền ăn.
Trời, tôi mà dám đi ngủ khách sạn một mình hả? Nếu có nhiều người cùng hoàn cảnh thì không lo lạc đường hay trễ giờ. Đằng này chỉ có mình tôi đi tuyến Geneva – Paris –Vietnam nên không có bạn đồng hành.
Tôi từ chối, nói để kêu chồng tôi đến đón. Họ nói vậy họ sẽ thanh toán tiền xăng.
Gọi điện cho Gaston, anh vừa mới về nhà được một lát. Lật đật lái xe đi tìm vợ. Đường xa, tuyết rơi trơn trượt chạy cẩn thận. Mệt nhoài. Tội nghiệp gì đâu á.
Khi về đến nhà thì trời đã tối mò. Chỉ uống tách sữa chocolate, ăn 1 trái hồng. Gọi điện cho gia đình hay, rồi chui vào giường, cố ngủ để mai thức sớm bắt đầu lập lại hành trình trong giá tuyết. Hic!
Ở VN, gia đình đi đón trong đó có 2 vợ chồng đứa cháu. Chúng không thể nán lại, bỏ công việc lâu nên về Rạch Sỏi trước.
4/-
Lần này thì máy bay không trục trặc. Đến phi trường Charles - de- Gaulle, xe bus đến đón chở từ thang phi cơ đến phòng tiếp nhận. Mới chạy được một quãng, tự nhiên họ ngừng giữa đường (trong sân bay). 5’, 10’, 15’... Lâu quá vậy?
Ủa, có chuyện gì cà? Biết mọi người thắc mắc, tài xế mới thông báo là vừa nhận được điện thoại nội bộ kêu phải ngừng vì bắt đầu... đình công!
Ôi, nghi đâu có đó mà. Trống ngực khua lần thứ nhì, loạn xạ. Vì thời gian quá cảnh chỉ khoảng hơn 2h, còn phải chạy tìm hành lý. Đình công có khi kéo dài cả ngày hoặc vài ngày thì tiêu tôi rồi!
(À, quên kể là không hiểu sao lần này cái hành lý xách tay lúc sắp vào khoang máy bay, họ còn chận lại, đem bỏ vào trong cái khung sắt để đo kích cở, xem có lọt vào không. Rồi họ bảo cái chariot của tôi to nên phải gởi vào khoang hành lý chứ không được mang theo cùng. Lần nào tôi cũng rinh mười mấy kg chocolate về làm quà nên nó nặng.
Quái! Tôi mua cái xách này theo đúng tiêu chuẩn quốc tế ấn định, vẫn thường xử dụng nào tới giờ. Tự nhiên lần này họ nói là quá kích cở?!
Thật là bày lắm trò mà.)
Trở lại chuyện xe bus ngừng giữa đường. Dù trời lạnh nhưng tôi đổ mồ hôi ướt lưng. Thầm kêu khổ không ngớt. May sao, sau 20’có lệnh xe tiếp tục chạy, vì hoãn cuộc đình công. Chắc Công Đoàn đã đạt thoả thuận nào đó nên không nằm ăn vạ nữa.
Coi như Ông Bà vẫn còn theo độ mạng tôi hén. Ouf!
Đến nơi, xe ngừng, ai nấy vội vã ào ra. Tôi ba chân bốn cẳng rảo bước, vì còn phải tìm hành lý mà họ bắt bỏ vào khoang hành lý giờ chót. Sau đó mới có thể đến nơi check-in của hãng Vietnam được.
Ô hay, đang đi phom phom thì... cái gì phía trước vậy? Sao có đám đông dồn đống bất động không ai tới lui gì hết? Chuyện gì nữa rồi trời?
Lại gần thấy cảnh sát chận hai đầu cấm tất cả không được lưu thông vì có cái va ly to tướng vô chủ bỏ chình ình giữa lối đi. Họ sợ khủng bố đặt chất nổ, phải chờ chuyên viên lại giải toả.
Thời điểm đó chỉ sau vụ New York 11/09 chừng một năm gì đó nên họ sợ là phải.
Ngực tôi lại khua chiêng đánh trống lần thứ 3. Không sợ bom nổ mà sợ trễ chuyến bay đi VN là cái chắc. Ích kỷ thật!
Chưa có bao giờ mà tôi xử dụng Cảm Thán Từ nhiều như ngày hôm ấy! Tôi cầu khẩn Trời Phật cho họ mang của nợ ấy đi nhanh nhanh để tôi đừng bị trễ chuyến bay, vì nếu không tôi lại phải ngủ bụi ở phi trường sao? Vì tôi đâu có dám ra khỏi đó đi ngủ khách sạn.
May thay, khoảng 15 phút sau họ đã dọn dẹp xong, cho phép mọi người tiếp tục lưu thông. Thì ra ai đó bỏ quên, giờ họ đến nhận va ly rồi. Quên gì mà quên ác rứa. Chắc ông hay bà lẩm cẩm nào bắt đầu chứng Alzheimer đây, báo hại tôi không hà.
Tôi lần này là chạy chứ không có đi nhanh nữa, hoảng loạn vì còn phải tìm xem nơi nhận hành- lý-đến nằm chốn mô tê nào? Hỏi thăm nhân viên, họ cũng chả biết gì hết. Thôi đành phó thác rủi may vậy. Vừa chạy quàng xiên vừa dáo dác tìm, cuối cùng cũng thấy.
Lúc đó chắc nhân viên đang ngồi kiểm soát camera theo dõi tôi lắm, vì chả hiểu sao mà tôi đi đứng loi choi như vậy.
Chụp cái chariot trong tay, tôi chạy tiếp tìm nơi check- in của hàng không Vietnam. Đường trong phi trường sao dài hun hút thế. Kim đồng hồ càng nhích dần thì tim tôi càng đau đớn vì máu dồn về quá tải. Khéo không lại ngủm bất tử chẳng chơi.
Cuối cùng cũng tìm ra nơi sắp hàng chờ check-in của VietnamAirline.
Hú ba hồn chín vía, thử vận khí công: hít vào thật mạnh, nín lại 2, 3 giây, thở ra nhè nhẹ... hít vào, thở ra. Lấy lại tinh thần từ từ... Hít vào, thở ra....
Chung quanh gần 80/100 dân da vàng mũi (...à định nói “da vàng mũi tẹt” như thói quen, nhưng chợt nhớ bây giờ người ta hết mũi tẹt rồi nên ngừng ).
Chung quanh dân Châu Á nói tiếng Việt nên biết là đồng hương, sẽ không sợ trễ chuyến bay nữa.
Nhưng bản tính hay lo xa, tự nhủ để hỏi cái cho chắc ăn. Bèn hỏi người khách đứng trước mặt: - chị ơi cho em hỏi thăm, phải chị đi chuyến bay của VietnamAirline về Vn không?
Chị trả lời:
- đúng rồi.
Chị chìa vé cho tôi xem, giống chuyến bay của mình đây.
Thế là yên tâm. Thôi không phải lo nữa nhé.
Đang tự trấn an và tiếp tục hít cho thật đầy phổi, thở ra nhẹ nhàng... hít vào đầy phổi, thở ra nhẹ nhàng....
Bỗng chị ấy quay lại nói:
- cô đi về Saigon hay Hà Nội?
– Em về Sài Gòn chị à.
– Thế thì không phải rồi, vì đây là chuyến đi Hà Nội.
Vừa nghe xong, trái tim tội nghiệp của tôi lại khua vang trống trận lần thứ tư. Lần này càng thúc bách, tàn bạo dữ dội hơn 3 lần trước nữa. (Chắc giống trận đánh của Bà Triệu Ẩu). Ông Trời ơi, sao nỡ độc ác với con đến mức độ nầy!!
Tôi run run muốn khóc, hỏi:
- Vậy chị có biết về Sài Gòn thì sắp hàng ở đâu không ?
- Không biết, cô hỏi nhân viên đang đứng giử trật tự xem.
Tôi lại hỏi và chìa vé cho ông xem, dù trên màn hình trước mặt có thông cáo đúng chuyến bay, ngày, giờ và nơi đến như vé của tôi. Ông xem, xác nhận là tôi chờ đúng chỗ rồi, người đi Hà Nội cũng check- in cùng chỗ, đừng lo. (Chuyến bay Hà nội chỉ khác có một con số, mà vì chúng tôi nhìn không kỷ nên tưởng là y nhau)
Tôi thở ra một cái... ào như trận cuồng phong Katrina ấy, phải ngồi bệt xuống nền cho qua cơn xây xẩm. Vài người nhìn tò mò, tôi cũng mặc kệ.
Nếu ông biết tôi đã trải qua những gì trước đó thì ông đâu có nói: đừng lo hén. Cái chị khách này nữa, phải biết vậy thì mình đừng có hỏi.
Mà nên tự trách mình thì đúng hơn. Cái bảng chỉ dẫn ngay trước mặt mà còn hỏi hỏi, lỗi tại mình còn trách ai!
5/-
Khi đã an vị trên phi cơ rồi, con chim sắt vun vút lao vào màn đêm tôi mới tin là mình thoát chuyện lỡ khóc lỡ cười hi hữu ấy.
Cuộc phiêu lưu chưa chấm dứt đâu nhé. Mới có chuyến đi thôi, còn chuyến về nữa. Tôi ngừng, hẹn lúc khác kể tiếp .
Khi viết những dòng trên, tim tôi vẫn còn đập loạn xạ đây nầy.
Thanh Hà, Switzerland
Dec. 2015
1/-
Đó là lúc tôi về thăm gia đình khoảng 12 năm trước.
Một chuyến đi mà nếu ai nghe kể sẽ nghĩ là tôi “thêm mắm dặm muối” khéo tưởng tượng cho tăng phần lâm ly bi đát, hoặc muốn bôi-bác (đây là danh từ tôi học lóm được đó, nghĩa: nói xấu ai) chứ làm gì có chuyện xui xẻo trùng lập kéo nhau một chuỗi liên hoàn từ đầu đến cuối; từ A đến Z, cả chuyến đi lẫn chuyến về thế.
Người ta nói “bất quá tam “, còn Tây thì nói: “ jamais deux sans trois’’, ý nói nếu cái gì mà gặp 2 lần thì có thể còn gặp thêm lần 3 nữa. Còn tôi, cái vận rủi không phải chỉ có 3 lần mà hơn nhiều lần lắm. Nhiều đến nổi chính tôi cũng nghĩ là bị ông Trời chơi khăm, chơi xỏ mình mà.
Vì đây là câu truyện vui nên tôi thử áp dụng các danh từ... lạ! (thay vì nói danh từ Mới thì tôi cũng bắt chước dùng chữ Lạ, thí dụ: bịnh lạ, vật lạ, tàu lạ, nước lạ...), thay đổi văn phong để giải stress chứ lúc nào cũng viết toàn chuyện đau buồn tang tóc khiến ai đang vui cũng thành buồn, ai đang buồn thành tuyệt vọng, ai đang tuyệt vọng thành... muốn tự tử luôn thì tội chết.
Lúc nào buồn thì khóc, lúc nào vui thì cười lên chứ. Vì tôi vốn loại người nhìn cái ly nước Còn Đầy Phân Nửa chứ không phải Đã Vơi Phân Nửa mờ.
Câu chuyện nầy, sau khi đã được kể lại ở động từ Thì Quá Khứ cho bạn bè nghe thì mới gây ra nhiều trận cười vở bụng, bò lăn bò càng, nghiêng ngửa .Có người cười mà nước mắt chảy đầm đìa, đến nỗi tôi không biết họ cười hay khóc; có người miệng mồm méo xệch đến nỗi tôi lo không biết họ có bị trẹo quai hàm khéo phải chở đi gặp bác sĩ để chỉnh lại; thậm chí có người phải chạy vội vào toilet vì sắp.. tè ra quần...
Chứ cái lúc câu chuyện đang xảy ra thì tim tôi đập nhanh, to và mạnh như trống trận Mê Linh của hai Bà Trưng ấy.
Nhưng tôi là vì hoảng sợ chứ không phải vì hăng hái can trường đâu nhé. Trộm phép Hai Bà nói vậy cho oai xin Hai Bà xá tội. (ừ mà không biết ngày xưa lúc xuất chinh, các Đấng Tiền Nhân có giục trống không nhỉ).
Có một đứa bạn vừa nghe vừa cười hi hí hi hí rất... tức cười và bình luận:
- Nghe chuyện bồ kể tui cứ tưởng là đang xem phim Charlot hoặc phim hoạt hoạ về mấy người khờ bị mắc lỡm vậy.
Rồi cô ta tiếp tục cười kiểu hi hí hi hí như... ngựa hí làm ai nấy cười càng lúc càng lớn thêm (lần này là cười cái tiếng cười của cô ta và hình ảnh mà cô gợi lên chứ không phải về câu chuyện của tôi nữa).
Nhiều khi chuyện cũng không có gì đáng cười, nhưng chính cái không khí vui vẻ hoà hợp giữa đám bạn thân; mỗi người chêm một câu đùa; rồi nét mặt diển tả của từng cá nhân; nhất hạng là cái điệu cười, giọng cười... mới đẩy khía cạnh hài hước lên cao trào đó mà.
Một đứa bạn khác thì vừa cười vừa phát âm ngắc nga ngắc ngứ chả ai hiểu gì. Lâu sau mới bình tỉnh nói năng rõ ràng lại được.
Cô ấy nói: - chỉ tưởng tượng gương mặt và cái điệu bộ của bồ lúc hoảng hốt, luýnh qua luýnh quýnh là “tui“ cũng thấy tếu rồi, giống “thằng cha“ Mister Bean ấy.
Rồi cả hội lại xúm nhau cười muốn vở tung kính cửa sổ nhà tôi lên luôn.
2/-
Khi đi VN, tôi thích hãng Thuỵ Sĩ Swiss Air, vì bay trực tiếp về thẳng phi trường Tân Sơn Nhất, không quá cảnh đâu hết dù giá đắt hơn các hãng hàng không khác. Sau này họ không mở đường bay đi VN nữa nên tôi thử đi nhiều hãng như Lufthanza của Đức, Singapore, Qatar, Malaysia... Để so sánh và rút kinh nghiệm.Tất cả đều tốt đẹp, suông sẻ, phục vụ chu đáo.
Năm đó, không hiểu ma xui quỉ khiến thế nào mà tôi quyết định đi Vietnam Airline, chương trình như sau: đầu tiên tôi phải đáp chuyến bay nhỏ của Thuỵ Sĩ Swiss Air từ Geneva sang Paris, (Pháp). Từ phi trường Charles de Gaulle, Paris mới lên chuyến bay của hàng không Vietnam về Tân Sơn Nhất. Khứ hồi cũng y vậy. Lúc đặt vé với agence quen, tôi có nói lên nỗi e ngại dân Pháp là chúa tể ba cái chuyện đình công, bãi thị. Hể họ không hài lòng 1 điều gì nhỏ nhặt, thế là Công Đoàn tổ chức cho nhân viên đình công. Mỗi năm tuyến đường sắt, đường hàng không, metro, hãng xưởng.... đình công dài dài.
Người Thuỵ Sĩ châm biếm nói: dân Pháp có đôi bàn tay nhỏ mà miệng rộng vì ít làm việc mà chỉ to mồm thôi! Cái chuyện dân tộc này chê bai chỉ trích dân tộc kia, ai cũng tự hào về đất nước xứ sở của mình, là chứng bịnh chung nhân loại hỉ?!
Người bán vé nói: - vậy thì đừng nên qua ngã Pháp mà cứ đi như mọi lần cho chắc ăn.
Tôi ngần ngừ, nhưng có tật ương bướng nghĩ là chả lẽ mình lại xui vậy sao, nên cuối cùng vẫn giữ nguyên ý.
Lúc cầm vé máy bay trong tay, coi như tôi nhận luôn cái bảng danh dự phá kỷ lục “xúi quẩy“ của cuộc hành trình rồi vậy!
Ngày đi, phải thức dậy từ 4g sáng, vì từ nhà ra phi trường xa khoảng 180 km. Đang mùa đông, tuyết phủ trắng lên cảnh vật hai bên đường. Chồng chở tôi đi Geneva. Sau khi check-in, chúng tôi còn nấn ná để từ giã.
Chúng tôi như bóng với hình—ngoại trừ khi tôi về VN thăm gia đình là xa nhau thôi – nên cứ bịn rịn.
Vợ dặn dò chồng nào là các thức ăn em đã chuẩn bị chia sẵn từng phần cho vào đông lạnh, nào là tuỳ theo món mà khi hâm nóng trong micro-ondes phải theo mức độ cao thấp, nào là cách 2, 3 ngày thì ăn ở restaurant cho đở ngán, nào là quần áo thay ra cứ cho vào máy nhưng khỏi giặt vì em đã ủi sẵn đồ đủ mặc trong 4 tuần rồi, nào là chỉ cần mua bánh mì, salade, trái cây tươi thôi... nào là mỗi ngày liên lạc với em vào giờ đó, giờ đó... chứ đừng vào giờ khác vì có thể ban ngày em bận đi thăm họ hàng bạn bè...
Rồi chồng dặn dò vợ về bên đó đừng uống nước không đóng chai, đừng ăn rau cải sống, đừng ra đường lúc trời trưa nóng bức, nhớ chào gia đình, hôn mọi người dùm anh..v..v...
Lần xa nhau nào cũng dặn dò y hệt vậy. Rồi tôi qua chỗ trình passeport, còn quay lại vẫy tay chào, hôn gió... tùm lum hết. Rưng rưng muốn khóc. Chắc người ta nghĩ sao giống cải lương, mặc kệ chứ. Mỗi người có một cách biểu lộ tình cảm khác nhau. Không phê bình chế nhạo ai hết.
3/-
Phải dùng xe bus để đi từ cửa phi trường đến chỗ máy bay đậu.
Mọi người đã lên đứng đầy xe rồi mà sao chưa chạy? Trời lạnh mấy độ âm, cửa để mở, gió lùa rét buốt. Chờ gần 20’ bỗng có tiếng loa phóng thanh mời mọi người quay lại phi trường tìm lại vé của mình, vì lý do thời tiết quá xấu nên máy bay không cất cánh.
Ai nấy ồ lên thất vọng, lục tục kéo nhau trở vô. Đây là lúc trống ngực tôi bắt đầu khua động điệu quân hành!
Chạy tìm phân nửa vé đã xé rời ra lúc kiểm, xong phải lại sắp hàng cho họ tìm chuyến bay khác. Vì là nơi quá cảnh, đa số bay sang Paris rồi tiếp tục hành trình đi xa, đến các xứ sở khác nhau. Như tôi thì sang đó, xong phải đi tiếp chuyến bay của Vietnam Airline về VN.
Tới phiên tôi thì họ cho biết chuyến bay gần nhất đi Paris đã đầy chỗ, chỉ còn chuyến buổi chiều lúc 17h. Nếu vậy thì sẽ lỡ chuyến bay từ Paris –Vietnam còn gì.
Họ tìm mãi, tìm mãi vẫn không có. Họ xin lỗi, nói hoặc tôi đi chuyến 17h, hoặc tôi đi chuyến sáng mai. Họ sẽ thanh toán tiền thuê khách sạn, tiền ăn.
Trời, tôi mà dám đi ngủ khách sạn một mình hả? Nếu có nhiều người cùng hoàn cảnh thì không lo lạc đường hay trễ giờ. Đằng này chỉ có mình tôi đi tuyến Geneva – Paris –Vietnam nên không có bạn đồng hành.
Tôi từ chối, nói để kêu chồng tôi đến đón. Họ nói vậy họ sẽ thanh toán tiền xăng.
Gọi điện cho Gaston, anh vừa mới về nhà được một lát. Lật đật lái xe đi tìm vợ. Đường xa, tuyết rơi trơn trượt chạy cẩn thận. Mệt nhoài. Tội nghiệp gì đâu á.
Khi về đến nhà thì trời đã tối mò. Chỉ uống tách sữa chocolate, ăn 1 trái hồng. Gọi điện cho gia đình hay, rồi chui vào giường, cố ngủ để mai thức sớm bắt đầu lập lại hành trình trong giá tuyết. Hic!
Ở VN, gia đình đi đón trong đó có 2 vợ chồng đứa cháu. Chúng không thể nán lại, bỏ công việc lâu nên về Rạch Sỏi trước.
4/-
Lần này thì máy bay không trục trặc. Đến phi trường Charles - de- Gaulle, xe bus đến đón chở từ thang phi cơ đến phòng tiếp nhận. Mới chạy được một quãng, tự nhiên họ ngừng giữa đường (trong sân bay). 5’, 10’, 15’... Lâu quá vậy?
Ủa, có chuyện gì cà? Biết mọi người thắc mắc, tài xế mới thông báo là vừa nhận được điện thoại nội bộ kêu phải ngừng vì bắt đầu... đình công!
Ôi, nghi đâu có đó mà. Trống ngực khua lần thứ nhì, loạn xạ. Vì thời gian quá cảnh chỉ khoảng hơn 2h, còn phải chạy tìm hành lý. Đình công có khi kéo dài cả ngày hoặc vài ngày thì tiêu tôi rồi!
(À, quên kể là không hiểu sao lần này cái hành lý xách tay lúc sắp vào khoang máy bay, họ còn chận lại, đem bỏ vào trong cái khung sắt để đo kích cở, xem có lọt vào không. Rồi họ bảo cái chariot của tôi to nên phải gởi vào khoang hành lý chứ không được mang theo cùng. Lần nào tôi cũng rinh mười mấy kg chocolate về làm quà nên nó nặng.
Quái! Tôi mua cái xách này theo đúng tiêu chuẩn quốc tế ấn định, vẫn thường xử dụng nào tới giờ. Tự nhiên lần này họ nói là quá kích cở?!
Thật là bày lắm trò mà.)
Trở lại chuyện xe bus ngừng giữa đường. Dù trời lạnh nhưng tôi đổ mồ hôi ướt lưng. Thầm kêu khổ không ngớt. May sao, sau 20’có lệnh xe tiếp tục chạy, vì hoãn cuộc đình công. Chắc Công Đoàn đã đạt thoả thuận nào đó nên không nằm ăn vạ nữa.
Coi như Ông Bà vẫn còn theo độ mạng tôi hén. Ouf!
Đến nơi, xe ngừng, ai nấy vội vã ào ra. Tôi ba chân bốn cẳng rảo bước, vì còn phải tìm hành lý mà họ bắt bỏ vào khoang hành lý giờ chót. Sau đó mới có thể đến nơi check-in của hãng Vietnam được.
Ô hay, đang đi phom phom thì... cái gì phía trước vậy? Sao có đám đông dồn đống bất động không ai tới lui gì hết? Chuyện gì nữa rồi trời?
Lại gần thấy cảnh sát chận hai đầu cấm tất cả không được lưu thông vì có cái va ly to tướng vô chủ bỏ chình ình giữa lối đi. Họ sợ khủng bố đặt chất nổ, phải chờ chuyên viên lại giải toả.
Thời điểm đó chỉ sau vụ New York 11/09 chừng một năm gì đó nên họ sợ là phải.
Ngực tôi lại khua chiêng đánh trống lần thứ 3. Không sợ bom nổ mà sợ trễ chuyến bay đi VN là cái chắc. Ích kỷ thật!
Chưa có bao giờ mà tôi xử dụng Cảm Thán Từ nhiều như ngày hôm ấy! Tôi cầu khẩn Trời Phật cho họ mang của nợ ấy đi nhanh nhanh để tôi đừng bị trễ chuyến bay, vì nếu không tôi lại phải ngủ bụi ở phi trường sao? Vì tôi đâu có dám ra khỏi đó đi ngủ khách sạn.
May thay, khoảng 15 phút sau họ đã dọn dẹp xong, cho phép mọi người tiếp tục lưu thông. Thì ra ai đó bỏ quên, giờ họ đến nhận va ly rồi. Quên gì mà quên ác rứa. Chắc ông hay bà lẩm cẩm nào bắt đầu chứng Alzheimer đây, báo hại tôi không hà.
Tôi lần này là chạy chứ không có đi nhanh nữa, hoảng loạn vì còn phải tìm xem nơi nhận hành- lý-đến nằm chốn mô tê nào? Hỏi thăm nhân viên, họ cũng chả biết gì hết. Thôi đành phó thác rủi may vậy. Vừa chạy quàng xiên vừa dáo dác tìm, cuối cùng cũng thấy.
Lúc đó chắc nhân viên đang ngồi kiểm soát camera theo dõi tôi lắm, vì chả hiểu sao mà tôi đi đứng loi choi như vậy.
Chụp cái chariot trong tay, tôi chạy tiếp tìm nơi check- in của hàng không Vietnam. Đường trong phi trường sao dài hun hút thế. Kim đồng hồ càng nhích dần thì tim tôi càng đau đớn vì máu dồn về quá tải. Khéo không lại ngủm bất tử chẳng chơi.
Cuối cùng cũng tìm ra nơi sắp hàng chờ check-in của VietnamAirline.
Hú ba hồn chín vía, thử vận khí công: hít vào thật mạnh, nín lại 2, 3 giây, thở ra nhè nhẹ... hít vào, thở ra. Lấy lại tinh thần từ từ... Hít vào, thở ra....
Chung quanh gần 80/100 dân da vàng mũi (...à định nói “da vàng mũi tẹt” như thói quen, nhưng chợt nhớ bây giờ người ta hết mũi tẹt rồi nên ngừng ).
Chung quanh dân Châu Á nói tiếng Việt nên biết là đồng hương, sẽ không sợ trễ chuyến bay nữa.
Nhưng bản tính hay lo xa, tự nhủ để hỏi cái cho chắc ăn. Bèn hỏi người khách đứng trước mặt: - chị ơi cho em hỏi thăm, phải chị đi chuyến bay của VietnamAirline về Vn không?
Chị trả lời:
- đúng rồi.
Chị chìa vé cho tôi xem, giống chuyến bay của mình đây.
Thế là yên tâm. Thôi không phải lo nữa nhé.
Đang tự trấn an và tiếp tục hít cho thật đầy phổi, thở ra nhẹ nhàng... hít vào đầy phổi, thở ra nhẹ nhàng....
Bỗng chị ấy quay lại nói:
- cô đi về Saigon hay Hà Nội?
– Em về Sài Gòn chị à.
– Thế thì không phải rồi, vì đây là chuyến đi Hà Nội.
Vừa nghe xong, trái tim tội nghiệp của tôi lại khua vang trống trận lần thứ tư. Lần này càng thúc bách, tàn bạo dữ dội hơn 3 lần trước nữa. (Chắc giống trận đánh của Bà Triệu Ẩu). Ông Trời ơi, sao nỡ độc ác với con đến mức độ nầy!!
Tôi run run muốn khóc, hỏi:
- Vậy chị có biết về Sài Gòn thì sắp hàng ở đâu không ?
- Không biết, cô hỏi nhân viên đang đứng giử trật tự xem.
Tôi lại hỏi và chìa vé cho ông xem, dù trên màn hình trước mặt có thông cáo đúng chuyến bay, ngày, giờ và nơi đến như vé của tôi. Ông xem, xác nhận là tôi chờ đúng chỗ rồi, người đi Hà Nội cũng check- in cùng chỗ, đừng lo. (Chuyến bay Hà nội chỉ khác có một con số, mà vì chúng tôi nhìn không kỷ nên tưởng là y nhau)
Tôi thở ra một cái... ào như trận cuồng phong Katrina ấy, phải ngồi bệt xuống nền cho qua cơn xây xẩm. Vài người nhìn tò mò, tôi cũng mặc kệ.
Nếu ông biết tôi đã trải qua những gì trước đó thì ông đâu có nói: đừng lo hén. Cái chị khách này nữa, phải biết vậy thì mình đừng có hỏi.
Mà nên tự trách mình thì đúng hơn. Cái bảng chỉ dẫn ngay trước mặt mà còn hỏi hỏi, lỗi tại mình còn trách ai!
5/-
Khi đã an vị trên phi cơ rồi, con chim sắt vun vút lao vào màn đêm tôi mới tin là mình thoát chuyện lỡ khóc lỡ cười hi hữu ấy.
Cuộc phiêu lưu chưa chấm dứt đâu nhé. Mới có chuyến đi thôi, còn chuyến về nữa. Tôi ngừng, hẹn lúc khác kể tiếp .
Khi viết những dòng trên, tim tôi vẫn còn đập loạn xạ đây nầy.
Thanh Hà, Switzerland
Dec. 2015
Hahaha tưởng tượng cái tướng M4 luýnh qua luýnh quýnh, cái mặt ngơ ngác hết lần này tới lần khác mà cười ra nước mắt luôn hahaha. Đúng là nghe kể lại mới thấy hồi hộp, vừa lo mà cũng vừa mắc cười không nín được hihi.
Trả lờiXóaHahaha tưởng tượng cái tướng M4 luýnh qua luýnh quýnh, cái mặt ngơ ngác hết lần này tới lần khác mà cười ra nước mắt luôn hahaha. Đúng là nghe kể lại mới thấy hồi hộp, vừa lo mà cũng vừa mắc cười không nín được hihi.
Trả lờiXóa