Truyện ngắn của Bạch Huệ
1 /-
Thế là tối hậu thư của má tui được thực hiện, khi tui mới sinh Ái Vân đúng 32 ngày phải bồng bế 2 chị em nó về quê ngoại. Thằng con lớn thì để lại cho má tui trông giữ. An Biên thẳng tiến, Má tui đưa mấy mẹ con xuống đò căn dặn đủ điều mặc dù đã trao đổi rất nhiều lần. Má tui kiên quyết phải “như vậy” là không được phép trưng cầu ý kiến. Khi tiếng máy nổ và chân vịt của chiếc đò cà tàng làm tung tóe nước lên mặt tôi và bé Thủy khi quay đầu tách bến. Con bé ngây ngô cười khanh khách khi được đùa với những giọt nước rớt trên tóc, còn tôi cũng bị nước bắn đầy trên mặt. Khuôn mặt hốc hác mất thần hòa lẫn những giọt nước mắt nhòe trên má.
Lần này về quê ngoại với nhiệm vụ bị giao phó là tiếp quản 17 công lá dừa nước mà sau năm 1975 khi anh rể thứ 3 tui đã cải tạo xong về bên vợ tá túc. Chị ba sinh bé Linh trước ngày 30/4/1975 khoảng tuần lễ, má tui sắp xếp cho cả nhà chị ba về trông coi phần tài sản nhỏ nhoi của má tui thừa hưởng của ông bà Ngoại. Lúc ông bà ngoại tui chia cho mỗi người con là 100 công đất, vừa lá dừa nước, vừa đất ruộng (bà ngoại tui sinh cả thảy 18 lần, nuôi được 13 người con). Khi má tui ra thành thì giao lại cho người chị ruột thứ tám giữ gìn phần tài sản kia. Người chị này cũng đã nuôi người anh trai đầu của tui. Tình cảm đó quá sức gần gũi; nên bọn chúng tui gọi dì tám thành “má tám”.
Nghe má tôi kể: Ông cố ngoại từ vùng trên dắt đàn con cháu về đây khai phá. Cả vùng An Biên hầu như là giòng họ bên ngoại tui rất nhiều. Ông cố ngoại tui tên Lê Văn Núi (cai tổng), và ông ngoại tui tên Lê Văn Vàng(hương chủ). Các cậu dì tui cũng thừa hưởng cái tên rất “kêu” là Bạc, Ngàn, Muôn, Hộ (quên tên Dì Sáu rồi), Minh, Chung, Thanh, Lộ, Lạc, Thường, Đạo, Lý. Nói tóm lại là thành phần “địa chủ” ở vùng đất An Biên. Từ Xẻo Rô, Xẻo Kè, Xẻo Cạn, Xẻo Đước... đa phần là chi tộc nhà ngoại.
Vai vế khi tui về quê ngoại có người gọi tui là bà cố, ghê thật! Tiếng máy nổ, chiếc đò đưa khách cứ ì ạch vì chạy bằng dầu đỏ. Trước năm 1975, má tui được sự ủy quyền của tất cả anh chị em ruột làm thủ tục theo luật “Người cày có ruộng”, nhưng đã chưa vào đâu thì biến cố 1975 “bùng nổ”; nên sau đó má tui phải “chạy chọt” để trở về nhận tài sản, đất đai mà chính quyền “quân quản” tạm giữ. Phần của má chỉ được nhận 17 công lá và 5 công ruộng (hi hi hi... của đổ hốt được bao nhiêu thì hốt). Gia đình chị ba về đó sinh sống. Những khi bác sui từ Đồng Tháp về thăm con trai, hay than phiền “sao chị sui đày tụi nó vô trong bưng?”; nên má tui không vui lắm, vì tính hơn mười miệng ăn bám vào khu vườn dừa gần 100 cây cũng rất khó khăn! Đến khi tui sinh bé Vân, má sợ tui ở lại Rạch Sỏi không chạy thoát lưới “tình”; nên để tui “trấn giữ” phần 17 công lá mà chị ba tui giận lẫy giao lại. Phải nói là cá nằm trên thớt, ai muốn sao cũng chịu. Lần về này không giống như những lần về thăm gia đình chị ba, vì tui đang chia “nồi cơm” của chị. Má tui không cho tui sống ở nhà của chị ba mà sang ở cái nhà lá bỏ hoang, do má tám tui cất cho có, chỉ khoảng 20 mét vuông. Cái cửa cái duy nhất, mở là treo lơ lửng. Khi đò cặp bến nhà chị thì anh rể xuống đem đồ đạt tiếp tay, tui bế bé Vân và dắt bé Thủy vào nhà chị nghỉ ngơi một chút để qua nhà má tám dọn dẹp. Vậy là cuộc sống 3 mẹ con tui bắt đầu một trang mới!!!
2 /-
Căn nhà má tám cất như cái hộp thấp lè tè, tối om, mùi ẩm mốc thui thúi do lá dừa, cây tràm ngâm nước lâu ngày (lá dừa sợ sâu ăn thì ngâm dưới nước, tràm cây muốn xài lâu cũng ngâm nước để không bị mối mọt ăn) nhện giăng chằng chịt. Nền đất cũng ẩm vì trước kia là cái ao; tui lấy cây chổi tàu dừa quét dọn. Trong nhà vỏn vẹn bộ vạt tre đóng miếng mỏng, miếng dày lồi lõm, có 6 cái trụ cũng là cây tràm to chừng cườm tay tui. Lúc đó tui có 43 ký thôi! Tôi lấy cây dao rọc vách làm cửa sổ thoáng mát, làm kệ treo cặp vách để lư hương đốt nhang cho ấm nhà. May mắn có cái lò đất nung để sử dụng nấu ăn; tôi kê thêm 3 cục gạch làm bếp phụ khi cần, lấy cái nia buộc dây chì làm gióng treo lủng lẳng để đồ ăn. Tạm thời như vậy đi, mấy đứa cháu nội của dì Bảy tui ở gần đó chạy lại chào cô Sáu, và sẵn dịp nó phụ tui đốn mấy tàu lá, rồi chằm mấy tấm lá vàng bạc (lá tấm) lót trên vạt giường mới trải chiếu lên. Sướng thật, vậy là không đau lưng rồi! Có 2 thằng cháu trai nhanh nhẹn cũng xài được. Thấy còn thiếu gì thì tự tụi nó lấy ở nhà đem qua cho cô Sáu xài tạm (là vai vế nhưng tụi tui cùng tuổi và đều từ chợ về quê thôi). Có một điều là nó về lâu hơn mình nên móng chân lắm phèn hơn, biết bơi xuồng biết đốn lá, biết chằm lá, và không sợ đỉa vắt!
Hiểu tên của thằng cháu nội dì Bảy (con anh Hai Đức) hỏi:
- Cô Sáu sợ vắt với đỉa không?
Tôi nhìn nó chăm bẩm rồi nói:
- Sợ, nhưng phải làm quen với nó!
Thạnh tên của thằng cháu nội dì Bảy (con anh Tư) cười cười:
- Ừa! từ từ cô sẽ quen.
Rồi 2 đứa dẫn nhau về, ra khỏi nhà tụi nó nói với nhau, “có khi nào tối ngủ bị ma nhác cô Sáu chạy lại nhà cô Ba hông há?” Nó tưởng tui không nghe chắc? Mấy thằng cháu trời đánh muốn hù mình sao á! Trời nhá nhem tối, tui qua nhà chị Ba dẫn con Thủy và ẩm bé Vân về. Chị Ba qua theo, chỉ cho tui đốt mẻ ung muỗi, rồi ngồi nói chuyện với tui mấy điều.
- Sáng mai người ta vô mua lá mầy dẫn người ta đi cho biết.
Tôi ngơ ngác hỏi:
- Mơi đi rồi sao?
- Ừ! Phải đi mới biết cực khổ như thế nào? Má ở ngoải tưởng vợ chồng tao sướng lắm ha?
- Má biết, nhưng bác sui nói má đày anh chị vô bưng, nên má giận.
- Hay má muốn mầy vô đây quản lý hết cả 5 công ruộng?
Tôi nhíu mày nói:
- Má biết, má kêu bán lá được chia đôi cho chị!
Rồi chị khóc lóc kể lễ (tinh thần này tui đã dự đoán từ khi bị biệt phái về đây). Chị nói đủ thứ trên trời dưới đất, kể lễ chuyện năm thìn bão lụt. Rồi không nghe tui nói gì chị cũng sượng sùng bắt sang chuyện khác. Tui ngồi trên võng cho con bú. Thủy nằm trên giường chị Ba. Tui vỗ lưng cho nó ngủ. Chị nói, giá lá 28 đồng một trăm, miếng lá này tao chỉ bán cho vợ chồng ông Bảy Đài và vợ chồng Hai Lợi. Dân ở đây thấy mình ở chợ nên qua mặt vù vù. Rồi chị chỉ cách kiểm tra, cách đếm, cách nói sao cho họ vừa đốn vừa dọn dẹp bụi lá! Tôi ngáp dài và mệt mõi. Chị thấy vậy nên đứng lên giăng mùng, và kêu tui xập cửa, ngủ đi.
Chị ba về rồi. Tui bồng bé Vân vô mùng; đây là đêm đầu tiên 3 mẹ con ngủ nơi hoàn toàn không tưởng nổi. Tôi lạ chỗ nên cứ trằn trọc, lăn qua, lộn lại hoài. Bé Vân ngủ ngon lành. Thủy thì khỏi nói, phải vỗ lưng nó mới ngủ được. Cây đèn bão treo lơ lửng, ánh sáng yếu ớt. Tui mới thiu thỉu thì nghe tiếng chân đi nhè nhẹ, vỗ vách nhà vài tiếng khe khẽ, rồi tiếng rên hư hử. Tui biết mấy đứa cháu nó chọc thôi, rồi tui chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.
3/-
Ánh nắng xuyên qua vách khe cửa sổ tự chế làm tôi thức giấc. Nhìn lên kệ thờ có cái đồng hồ hình bầu dục điểm 7h30. Tôi nhìn Vân và Thủy còn say giấc, ra ngoài sàn lãng có khạp nước mưa đầy tràn. Ui trời! Tối qua mưa mà hay biết gì đâu? Tôi lấy cái gáo dừa làm ca múc nước rửa mặt xúc miệng, vội vội vàng vàng lo cơm ăn để còn dẫn người ta vô mua lá.
Tiếng anh rể tôi oang oang bên nhà anh hỏi sang:
- Giờ này mẹ con mày còn ngủ sao? Cơm nước gì chưa?
- Thức rồi mà.
- Để tao đem mớ củi qua xài đở, mai chiều gì rồi kiếm củi về xài.
Tiếng Thạnh vang vang.
- Để con chở cho cô sáu xuồng củi, tay chân cổ nhỏ xíu, mần ăn gì trời!?
Tui cười tươi, gật đầu:
- Thằng cháu này biết hết. Á, á, á...
Anh rể chạy qua khi nghe tui la lên.
- Cái gì vậy?
Tôi run run chỉ xuống kẻ chân.
- Con vắt kìa, 2,3 con luôn!
Anh rể tui dùng tay bắt mấy con vắt ra, bỏ vô lò củi đang cháy xèo xèo. Nồi cơm đang sôi ùn ục. Tôi lấy cái bợ chắt nước cơm, cho vô tí đường để nấu lại cho bé Vân bú thay sữa mẹ khi tui đi vắng. Tui hâm đồ ăn (má tui xào thịt ba rọi với mắm ruốc) vừa xong là bé Vân trở mình thức giấc. Tội làm sao con tui! Mới ra đời có 32 ngày thôi (tui sanh nó tháng chạp năm Quí Hợi), Thủy lớn hơn nó 1 tuổi (nhâm tuất). Anh rể đứng ngoài nhìn vào rồi đi về.
Anh vừa đi vừa nói:
- Tao lấy cây dao đốn lá cho mày xài, hôm nào ra lô 15, rèn cây khác trả lại chị ba mày. Ở trong này thiếu cây dao nghề là chết ngay, đi đâu phải cầm theo nó, vũ khí chiến đấu khi lâm trận.
Tui suy nghĩ rồi lẫm bẩm, ”ghê vậy sao ta?” Chị ba đi qua tay cầm cây dao vừa dài vừa bén rồi đưa tui. Tui cầm mà hết hồn. Nó nặng chình chịt, cầm một tay còn không muốn nổi! Chặt chém gì đây? Tui cầm cây dao bước ra mé sông đốn thử tàu dừa nước, trời đất chặt 3, 4 nhát bầy nhầy mà tàu lá không lìa khỏi xác. Chị ba cười ngặt nghẽo, đâu đó có mấy người bà con đi tới hỏi chị ba.
Người phụ nữ khoảng gần 30 tuổi dắt một bé gái chừng 6, 7 tuổi:
- Ai vậy bà cô?
Chị ba nói:
- Em gái thứ sáu, kêu bà cô Sáu đi Lệ ơi!
- Uh, bà cô mới vô hả, ở đây luôn à?
Rồi nó kéo tay con bé nhí:
- Chào bà cố đi con.
Tui giật mình ngơ ngác, vai vế bự quá xá luôn ta!!!
Lệ nói:
- Hôm khác ghé chơi với bà cô lâu lâu, con phải đi ra lô 15 cho con nhỏ học chữ.
Tôi mĩm cười gật đầu. Chị ba tui kêu, ăn cơm xong rồi chuẩn bị công việc. Chị nói, giữ 2 đứa dùm một bữa. Mừng quá đi, tui ăn vội miếng cơm, còn phải làm các thứ cho xong trước khi đi vô đám lá.
Chị ba kêu:
- Mày lấy mấy cọng lạt buột lưng quần, và 2 ống quần lại, buột chặt nghen, để không thôi mấy con vắt nó chui vào thì nguy to. Năm nay mưa sớm, mới ăn tết xong là mưa, có nước là có vắt, mùa khô thì ít, mùa mưa sinh sôi nhanh lắm.
- Ghê nha!
- Đỉa ở sông, kinh; vắt thì có mặt mọi lúc, mọi nơi, Chút vô lá là gặp nó ngay.
- Chút nữa ai vô mua lá chị?
- Vợ chồng hai Lợi, con vợ nó hay trả giá hay ăn gian. Nhất là nó hay giấu đuôi lá vô bó lá vì khi đếm mình chỉ tính đuôi lá; khi nó róc lá sẽ hất vào đó luôn! Thằng chồng thì dễ chịu. Mầy ngọt ngọt, kêu nó đốn lá sát xuống bẹ thì sau này không phải mướn người dọn. Nói nó chừa một cờ, một giáo để dưỡng bụi lá cho tốt.
- Uh, một cờ, một giáo là sao?
- Ngu ơi! Là ngu! Một tàu lá và cây cà bắp.
Tui mắc cười cho mình thiệt, mới sinh 33 ngày, xông vô lá dừa, ra sao đây! Đành vậy.
1 /-
Thế là tối hậu thư của má tui được thực hiện, khi tui mới sinh Ái Vân đúng 32 ngày phải bồng bế 2 chị em nó về quê ngoại. Thằng con lớn thì để lại cho má tui trông giữ. An Biên thẳng tiến, Má tui đưa mấy mẹ con xuống đò căn dặn đủ điều mặc dù đã trao đổi rất nhiều lần. Má tui kiên quyết phải “như vậy” là không được phép trưng cầu ý kiến. Khi tiếng máy nổ và chân vịt của chiếc đò cà tàng làm tung tóe nước lên mặt tôi và bé Thủy khi quay đầu tách bến. Con bé ngây ngô cười khanh khách khi được đùa với những giọt nước rớt trên tóc, còn tôi cũng bị nước bắn đầy trên mặt. Khuôn mặt hốc hác mất thần hòa lẫn những giọt nước mắt nhòe trên má.
Lần này về quê ngoại với nhiệm vụ bị giao phó là tiếp quản 17 công lá dừa nước mà sau năm 1975 khi anh rể thứ 3 tui đã cải tạo xong về bên vợ tá túc. Chị ba sinh bé Linh trước ngày 30/4/1975 khoảng tuần lễ, má tui sắp xếp cho cả nhà chị ba về trông coi phần tài sản nhỏ nhoi của má tui thừa hưởng của ông bà Ngoại. Lúc ông bà ngoại tui chia cho mỗi người con là 100 công đất, vừa lá dừa nước, vừa đất ruộng (bà ngoại tui sinh cả thảy 18 lần, nuôi được 13 người con). Khi má tui ra thành thì giao lại cho người chị ruột thứ tám giữ gìn phần tài sản kia. Người chị này cũng đã nuôi người anh trai đầu của tui. Tình cảm đó quá sức gần gũi; nên bọn chúng tui gọi dì tám thành “má tám”.
Nghe má tôi kể: Ông cố ngoại từ vùng trên dắt đàn con cháu về đây khai phá. Cả vùng An Biên hầu như là giòng họ bên ngoại tui rất nhiều. Ông cố ngoại tui tên Lê Văn Núi (cai tổng), và ông ngoại tui tên Lê Văn Vàng(hương chủ). Các cậu dì tui cũng thừa hưởng cái tên rất “kêu” là Bạc, Ngàn, Muôn, Hộ (quên tên Dì Sáu rồi), Minh, Chung, Thanh, Lộ, Lạc, Thường, Đạo, Lý. Nói tóm lại là thành phần “địa chủ” ở vùng đất An Biên. Từ Xẻo Rô, Xẻo Kè, Xẻo Cạn, Xẻo Đước... đa phần là chi tộc nhà ngoại.
Vai vế khi tui về quê ngoại có người gọi tui là bà cố, ghê thật! Tiếng máy nổ, chiếc đò đưa khách cứ ì ạch vì chạy bằng dầu đỏ. Trước năm 1975, má tui được sự ủy quyền của tất cả anh chị em ruột làm thủ tục theo luật “Người cày có ruộng”, nhưng đã chưa vào đâu thì biến cố 1975 “bùng nổ”; nên sau đó má tui phải “chạy chọt” để trở về nhận tài sản, đất đai mà chính quyền “quân quản” tạm giữ. Phần của má chỉ được nhận 17 công lá và 5 công ruộng (hi hi hi... của đổ hốt được bao nhiêu thì hốt). Gia đình chị ba về đó sinh sống. Những khi bác sui từ Đồng Tháp về thăm con trai, hay than phiền “sao chị sui đày tụi nó vô trong bưng?”; nên má tui không vui lắm, vì tính hơn mười miệng ăn bám vào khu vườn dừa gần 100 cây cũng rất khó khăn! Đến khi tui sinh bé Vân, má sợ tui ở lại Rạch Sỏi không chạy thoát lưới “tình”; nên để tui “trấn giữ” phần 17 công lá mà chị ba tui giận lẫy giao lại. Phải nói là cá nằm trên thớt, ai muốn sao cũng chịu. Lần về này không giống như những lần về thăm gia đình chị ba, vì tui đang chia “nồi cơm” của chị. Má tui không cho tui sống ở nhà của chị ba mà sang ở cái nhà lá bỏ hoang, do má tám tui cất cho có, chỉ khoảng 20 mét vuông. Cái cửa cái duy nhất, mở là treo lơ lửng. Khi đò cặp bến nhà chị thì anh rể xuống đem đồ đạt tiếp tay, tui bế bé Vân và dắt bé Thủy vào nhà chị nghỉ ngơi một chút để qua nhà má tám dọn dẹp. Vậy là cuộc sống 3 mẹ con tui bắt đầu một trang mới!!!
2 /-
Căn nhà má tám cất như cái hộp thấp lè tè, tối om, mùi ẩm mốc thui thúi do lá dừa, cây tràm ngâm nước lâu ngày (lá dừa sợ sâu ăn thì ngâm dưới nước, tràm cây muốn xài lâu cũng ngâm nước để không bị mối mọt ăn) nhện giăng chằng chịt. Nền đất cũng ẩm vì trước kia là cái ao; tui lấy cây chổi tàu dừa quét dọn. Trong nhà vỏn vẹn bộ vạt tre đóng miếng mỏng, miếng dày lồi lõm, có 6 cái trụ cũng là cây tràm to chừng cườm tay tui. Lúc đó tui có 43 ký thôi! Tôi lấy cây dao rọc vách làm cửa sổ thoáng mát, làm kệ treo cặp vách để lư hương đốt nhang cho ấm nhà. May mắn có cái lò đất nung để sử dụng nấu ăn; tôi kê thêm 3 cục gạch làm bếp phụ khi cần, lấy cái nia buộc dây chì làm gióng treo lủng lẳng để đồ ăn. Tạm thời như vậy đi, mấy đứa cháu nội của dì Bảy tui ở gần đó chạy lại chào cô Sáu, và sẵn dịp nó phụ tui đốn mấy tàu lá, rồi chằm mấy tấm lá vàng bạc (lá tấm) lót trên vạt giường mới trải chiếu lên. Sướng thật, vậy là không đau lưng rồi! Có 2 thằng cháu trai nhanh nhẹn cũng xài được. Thấy còn thiếu gì thì tự tụi nó lấy ở nhà đem qua cho cô Sáu xài tạm (là vai vế nhưng tụi tui cùng tuổi và đều từ chợ về quê thôi). Có một điều là nó về lâu hơn mình nên móng chân lắm phèn hơn, biết bơi xuồng biết đốn lá, biết chằm lá, và không sợ đỉa vắt!
Hiểu tên của thằng cháu nội dì Bảy (con anh Hai Đức) hỏi:
- Cô Sáu sợ vắt với đỉa không?
Tôi nhìn nó chăm bẩm rồi nói:
- Sợ, nhưng phải làm quen với nó!
Thạnh tên của thằng cháu nội dì Bảy (con anh Tư) cười cười:
- Ừa! từ từ cô sẽ quen.
Rồi 2 đứa dẫn nhau về, ra khỏi nhà tụi nó nói với nhau, “có khi nào tối ngủ bị ma nhác cô Sáu chạy lại nhà cô Ba hông há?” Nó tưởng tui không nghe chắc? Mấy thằng cháu trời đánh muốn hù mình sao á! Trời nhá nhem tối, tui qua nhà chị Ba dẫn con Thủy và ẩm bé Vân về. Chị Ba qua theo, chỉ cho tui đốt mẻ ung muỗi, rồi ngồi nói chuyện với tui mấy điều.
- Sáng mai người ta vô mua lá mầy dẫn người ta đi cho biết.
Tôi ngơ ngác hỏi:
- Mơi đi rồi sao?
- Ừ! Phải đi mới biết cực khổ như thế nào? Má ở ngoải tưởng vợ chồng tao sướng lắm ha?
- Má biết, nhưng bác sui nói má đày anh chị vô bưng, nên má giận.
- Hay má muốn mầy vô đây quản lý hết cả 5 công ruộng?
Tôi nhíu mày nói:
- Má biết, má kêu bán lá được chia đôi cho chị!
Rồi chị khóc lóc kể lễ (tinh thần này tui đã dự đoán từ khi bị biệt phái về đây). Chị nói đủ thứ trên trời dưới đất, kể lễ chuyện năm thìn bão lụt. Rồi không nghe tui nói gì chị cũng sượng sùng bắt sang chuyện khác. Tui ngồi trên võng cho con bú. Thủy nằm trên giường chị Ba. Tui vỗ lưng cho nó ngủ. Chị nói, giá lá 28 đồng một trăm, miếng lá này tao chỉ bán cho vợ chồng ông Bảy Đài và vợ chồng Hai Lợi. Dân ở đây thấy mình ở chợ nên qua mặt vù vù. Rồi chị chỉ cách kiểm tra, cách đếm, cách nói sao cho họ vừa đốn vừa dọn dẹp bụi lá! Tôi ngáp dài và mệt mõi. Chị thấy vậy nên đứng lên giăng mùng, và kêu tui xập cửa, ngủ đi.
Chị ba về rồi. Tui bồng bé Vân vô mùng; đây là đêm đầu tiên 3 mẹ con ngủ nơi hoàn toàn không tưởng nổi. Tôi lạ chỗ nên cứ trằn trọc, lăn qua, lộn lại hoài. Bé Vân ngủ ngon lành. Thủy thì khỏi nói, phải vỗ lưng nó mới ngủ được. Cây đèn bão treo lơ lửng, ánh sáng yếu ớt. Tui mới thiu thỉu thì nghe tiếng chân đi nhè nhẹ, vỗ vách nhà vài tiếng khe khẽ, rồi tiếng rên hư hử. Tui biết mấy đứa cháu nó chọc thôi, rồi tui chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.
3/-
Ánh nắng xuyên qua vách khe cửa sổ tự chế làm tôi thức giấc. Nhìn lên kệ thờ có cái đồng hồ hình bầu dục điểm 7h30. Tôi nhìn Vân và Thủy còn say giấc, ra ngoài sàn lãng có khạp nước mưa đầy tràn. Ui trời! Tối qua mưa mà hay biết gì đâu? Tôi lấy cái gáo dừa làm ca múc nước rửa mặt xúc miệng, vội vội vàng vàng lo cơm ăn để còn dẫn người ta vô mua lá.
Tiếng anh rể tôi oang oang bên nhà anh hỏi sang:
- Giờ này mẹ con mày còn ngủ sao? Cơm nước gì chưa?
- Thức rồi mà.
- Để tao đem mớ củi qua xài đở, mai chiều gì rồi kiếm củi về xài.
Tiếng Thạnh vang vang.
- Để con chở cho cô sáu xuồng củi, tay chân cổ nhỏ xíu, mần ăn gì trời!?
Tui cười tươi, gật đầu:
- Thằng cháu này biết hết. Á, á, á...
Anh rể chạy qua khi nghe tui la lên.
- Cái gì vậy?
Tôi run run chỉ xuống kẻ chân.
- Con vắt kìa, 2,3 con luôn!
Anh rể tui dùng tay bắt mấy con vắt ra, bỏ vô lò củi đang cháy xèo xèo. Nồi cơm đang sôi ùn ục. Tôi lấy cái bợ chắt nước cơm, cho vô tí đường để nấu lại cho bé Vân bú thay sữa mẹ khi tui đi vắng. Tui hâm đồ ăn (má tui xào thịt ba rọi với mắm ruốc) vừa xong là bé Vân trở mình thức giấc. Tội làm sao con tui! Mới ra đời có 32 ngày thôi (tui sanh nó tháng chạp năm Quí Hợi), Thủy lớn hơn nó 1 tuổi (nhâm tuất). Anh rể đứng ngoài nhìn vào rồi đi về.
Anh vừa đi vừa nói:
- Tao lấy cây dao đốn lá cho mày xài, hôm nào ra lô 15, rèn cây khác trả lại chị ba mày. Ở trong này thiếu cây dao nghề là chết ngay, đi đâu phải cầm theo nó, vũ khí chiến đấu khi lâm trận.
Tui suy nghĩ rồi lẫm bẩm, ”ghê vậy sao ta?” Chị ba đi qua tay cầm cây dao vừa dài vừa bén rồi đưa tui. Tui cầm mà hết hồn. Nó nặng chình chịt, cầm một tay còn không muốn nổi! Chặt chém gì đây? Tui cầm cây dao bước ra mé sông đốn thử tàu dừa nước, trời đất chặt 3, 4 nhát bầy nhầy mà tàu lá không lìa khỏi xác. Chị ba cười ngặt nghẽo, đâu đó có mấy người bà con đi tới hỏi chị ba.
Người phụ nữ khoảng gần 30 tuổi dắt một bé gái chừng 6, 7 tuổi:
- Ai vậy bà cô?
Chị ba nói:
- Em gái thứ sáu, kêu bà cô Sáu đi Lệ ơi!
- Uh, bà cô mới vô hả, ở đây luôn à?
Rồi nó kéo tay con bé nhí:
- Chào bà cố đi con.
Tui giật mình ngơ ngác, vai vế bự quá xá luôn ta!!!
Lệ nói:
- Hôm khác ghé chơi với bà cô lâu lâu, con phải đi ra lô 15 cho con nhỏ học chữ.
Tôi mĩm cười gật đầu. Chị ba tui kêu, ăn cơm xong rồi chuẩn bị công việc. Chị nói, giữ 2 đứa dùm một bữa. Mừng quá đi, tui ăn vội miếng cơm, còn phải làm các thứ cho xong trước khi đi vô đám lá.
Chị ba kêu:
- Mày lấy mấy cọng lạt buột lưng quần, và 2 ống quần lại, buột chặt nghen, để không thôi mấy con vắt nó chui vào thì nguy to. Năm nay mưa sớm, mới ăn tết xong là mưa, có nước là có vắt, mùa khô thì ít, mùa mưa sinh sôi nhanh lắm.
- Ghê nha!
- Đỉa ở sông, kinh; vắt thì có mặt mọi lúc, mọi nơi, Chút vô lá là gặp nó ngay.
- Chút nữa ai vô mua lá chị?
- Vợ chồng hai Lợi, con vợ nó hay trả giá hay ăn gian. Nhất là nó hay giấu đuôi lá vô bó lá vì khi đếm mình chỉ tính đuôi lá; khi nó róc lá sẽ hất vào đó luôn! Thằng chồng thì dễ chịu. Mầy ngọt ngọt, kêu nó đốn lá sát xuống bẹ thì sau này không phải mướn người dọn. Nói nó chừa một cờ, một giáo để dưỡng bụi lá cho tốt.
- Uh, một cờ, một giáo là sao?
- Ngu ơi! Là ngu! Một tàu lá và cây cà bắp.
Tui mắc cười cho mình thiệt, mới sinh 33 ngày, xông vô lá dừa, ra sao đây! Đành vậy.
(còn tiếp... phần 2)
Bạch Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét