Truyện ngắn cùa Bạch Huệ
4/-
Có một chiếc xuồng cặp bến nhà tui. Chắc chắn là vợ chồng hai Lợi, người đàn bà thân mình tròn trịa đội cái nón lá trùm thêm cái khăn rằn, mặc bộ đồ bà ba đen cũ kỷ, nhưng chị ta có đôi mắt sáng và nụ cười tươi (chiếm ngay cảm tình với tui liền phút đầu gặp gỡ) chị hỏi chị ba tui:
- Dì Sáu đó hả dì ba?
- Ừa, mơi mốt nó bán lá cho hai đứa bây đó. Chút nữa có vô trong lá thì đốn từ trong ra nghen! Vạt nào ra vạt đó, phân chia ra cho 2 vợ chồng bảy Đài; nó có một mình dọn không nổi đám lá này đâu nghen.
Bà Lợi cười hề hề.
- Dì ba lo xa hông hà. Vợ chồng con hồi nào giờ có làm ăn bậy bạ giả dối đâu mà dì sợ!
- Uhm, thấy nó vậy đó chứ khó hơn vợ chồng tui nghe.
Chị ba quay lại kêu tui:
- Mầy quá giang xuồng của hai Lợi vô lá đi. Chừng ra thì lên bờ đê mà về.
Tui đã sẵn sàng, tay cầm cây dao đầu đội nón, rồi bò từ xuống xuồng. Tui chân yếu xìu đi té lên, té xuống, nhất là đi xuồng đi tàu, lại mới sinh có 34 ngày. Lúc này mới nghe ông hai Lợi lên tiếng:
- Để tui cặp sát vô dì sáu hãy bước xuống. Dân chợ mà về ruộng đồng vất vả chịu nổi hông đây?
Tui khom xuống tay vịn gốc lá, chân bước từ từ rồi ngồi xổm xuống sạp, hai tay vịn vô be xuồng cho chắc. Chiếc xuồng lướt nhanh vô kinh, người mũi, người lái thoan thoát... Đến khi con kinh cạn dần thì ông hai chống bằng sào, những rễ cây bình bát và bẹ dừa nước cọ vô mạn xuồng nghe lạ tai ghê. Bây giờ đi bán lá hông phải đi chơi trong vườn lá nên cảm giác khác hẳn, chỉ nghe chị ba nói và kể chưa thực tế bao giờ, kệ sẽ được mà!!!
Tiếng bà vợ nói với ông chồng:
- Lúc này giá lá lên mà bán lá chằm bị sụt giá. Lá của dì ba chỉ có chằm lá vàng bạc (lá tấm) chứ xé hay chằm đốp gì nổi, nó dày mo, cứng ngắt.
Ông chồng trả lời đăm chiêu:
- Mua lá của người ta thêm để chèn, bán lá phải đủ loại, chứ chở ra Rạch Sỏi bỏ cho vựa nó hay làm cao làm thấp.
Tui chen lời hỏi bà vợ:
- Một ngày 2 ông bà đốn khoảng bao nhiêu lá?
- Ổng đốn, con rốc thì cở 300 lá một ngày, lá của người ta nghen, còn lá của dì đốn ít hơn, tại lá lâu năm dày cứng, mà còn dọn đường vô nữa, rồi phải chặt sát bẹ dừa, bốn ngày được một thiêng lá là giỏi rồi.
- Hai ông bà mua lá bao nhiêu một trăm?
- Dạ, dì Ba bán 28 đồng một trăm.
Ông Lợi tìm được khoảng rộng, ông kêu:
- Dì Sáu tìm chỗ ngồi đi, tui đi đốn bả kéo về đây rốc, rồi dì đếm cũng được.
Tui nhìn quanh, lấy mấy cây hom lá cũ chất lên rồi ngồi xuống. Bà Lợi cũng tinh ý đi kiếm cho tui quầy dừa nước để tui “nhâm nhi” đỡ buồn, tui thấy bà Lợi sắn ống quần, bắt ra mấy con vắt đang vẫy vẫy no bụng, đồ ký sinh!!!
- Dì sáu thấy con vắt đeo thì lấy cây dao vít nó xuống, ở đây nó là bạn bè, gặp thường xuyên, thôi tui đi à nghen!
Đúng là lá nhà này to và cao ghê, tui thấy ông Lợi giơ dao lên chặt xuống nhẹ te, có tàu chặt 2 nhát có tàu một nhát. Tui đứng dậy bắt chước như họ, bụp, bụp, bụp, bụp... vẫn chưa đứt lìa ra nữa, tui đã dùng cả hai tay mà tắt đèn làm lại, bà vợ nhìn tui cười nói:
- Rồi quen thôi dì ơi! Năm nhát dao rồi bốn rồi ba, rồi khi dì biết cách sẽ như tụi con thôi!
Tui cương quyết sẽ vượt qua, người ta làm trong một ngày thì mình làm trong một tháng, miễn sao làm được để không bị má “ngoái lổ tai”. Tôi ngồi xuống chẻ dừa nước ra ăn. Dừa rất vừa ăn, từng giọt nhựa non phao trong miệng, vừa đỡ khát, cái cảm giác đói đang réo! Ui cha, đốn chừng nào mới xong, bao tử đang kêu cứu! Trong đám lá mát rượi, ông Lợi đốn khá lâu cũng thấy đói, ông ngừng tay bước lại gần chỗ tui và vợ ông ngồi xuống:
- Lấy cơm ăn bà nó.
Bà vợ lấy cái bọc có đựng cơm, dọn ra. Tui thấy hủ cơm nguội ngắt và mẻ kho tiêu, tui hỏi:
- Ăn cơm với cái gì ngon vậy?
Ông Lợi mời tui:
- Ăn cơm với vợ chồng tui nghe dì sáu.
Tui lắc đầu nói:
- Ăn rồi.
Cái bụng sôi ục ục, rú liên hồi. Tui nhìn họ ăn mà nuốt nước miếng ực ực. Thấy cái gì kho tiêu chắc ngon lắm, tui hỏi:
- Chị Lợi, kho cái gì vậy?
- Ăn cho biết nè! Dì sáu.
Tui nhìn giống dừa khô kho tiêu, miếng cong cong, trong trong bám tiêu đầy!
- Thử một miếng thôi nghe.
Ông kêu bà:
- Má nó lấy cái chén bới cho dì sáu miếng cơm. Đói rồi, ăn từ sáng lận mà. Đám lá này xong cũng tối hù đó.
- Hả! tối hù luôn?
Tui nhảy xuống ngồi kế kiếm ăn ngay. Hai vợ chồng ăn rất nhanh, kêu tui từ từ ăn vì họ còn làm tiếp. Tui bới cơm vô cái chén sành, mẻ đi mấy chỗ, đôi đũa tre cong vòng, gắp miếng “thịt kho tiêu”. Bụp, trời ơi! Cái gì mà cứng ngắt vậy chị Lợi ơi? Chị Lợi dừng tay ngó tui cười ngặt nghẽo.
- Da trâu kho tiêu đó dì sáu!
- Nói chơi hay thiệt trời?
- Thiệt, dân ở đây kiếm tiền đâu dễ dì sáu ơi!
Tui nhìn cái mẻ kho tiêu mà ứa nước mắt, mình khổ họ còn khổ hơn mình nữa sao? Làm như trâu mà ăn uống như vầy sống sao nổi? Tui không dám bỏ chén cơm mà quẹt trong mẻ kho ăn hết chén cơm đó. Thoạt nhìn giống món “cong xuồng kho tiêu” là bẻ dừa khô hay dừa rám vỏ, sắc mõng kho tiêu ngon lắm... ai ngờ “da trâu kho tiêu”, thảm. Chị Lợi tay chặt từng tàu lá làm 3 đoạn, rồi rốc rồi bó. Tui nhìn nhẫm tính mỗi bó 10 tàu, 10 bó thành 100, dự chi 25 bó chở một chuyến... được không?
Trời ngã màu, ông Lợi kêu:
- Dì Sáu qua đếm đuôi lá đi. Chở chắc phải 2 chuyến rồi; hông hết thì mai vô chở.
Họ đồng vợ đồng chồng... mau thật:
- Rồi, 350 lá, hai ông bà trả tui 25 đồng một trăm thôi! Đừng nói tui bớt nghen, chị ba mà biết bả méc má tui.
Tui thấy đôi mắt 2 vợ chồng họ sáng lên. Họ vui lắm đó! Tội nghiệp, họ chất đầy lá trên chiếc xuồng, rồi chống ra theo con kinh nhỏ. Tui nhìn theo hết vía! Sao dìa đây trời? Bạc chưa hông hỏi mình biết đường ra hông. Nghe bớt tiền rồi mừng quá quên hết “dì sáu” mới cáo. Tui ôm một mớ hom lá để chất theo đường mòn đầy nước và vắt. Đi được một chút rẽ nhiều đường mòn... đi hướng nào? Tối rồi, không nhắm hướng nổi, tiếng bìm bịp kêu nước lớn, tiếng chim chóc gọi đàn. Tui đi trên bập bè dừa nước để lánh vắt đeo, hai bàn chân vừa đau, vừa thốn rã rời. Tui ngồi xuống nghỉ chân và khóc; giọt nước mắt cứ lăn dài trên má tức tưởi, vừa sợ ma, vừa sợ chồn, vừa sợ thú dữ... Chuyện vắt đeo là quên rồi, miệng tui van vái lầm bầm, ông bà linh thiêng dẫn con dìa nhà! Tiếng ai vọng xa xa, gần gần, cười nữa, a a a thằng Thạnh! Tui la lên:
- Thạnh ơi!
Nó trả lời:
- Cô sáu hả?
- Cô nè!
- Trời ơi! Không gặp con là cô bị cọp tha luôn.
Rồi nghe tiếng của nhiều người. Tụi nó đốt lá dừa vô dẫn tui ra khỏi đám lá!
5/-
Ba đứa cháu trai, một thằng em, họ hăng hái “độ” cho tui ra khỏi đám lá tối om, mặt mày đứa nào cũng tèm lem. Quốc Việt con cậu út tui thì nhìn tui cười rồi nói:
- Chịu nổi hông chị? Cực nghen! Dìa tắm đi, mơi tui kiếm cho chị mấy buồng dừa nước để ăn dần, trong đây hông có gì ăn ngoài dừa nước, dừa tươi, và bình bát.
- Uhm, dừa tươi thì cũng thọc được đâu, dừa nước có cũng vác ra nổi đâu, có mỗi bình bát là bẻ được thôi.
- Chị lo gì? Cả đám cháu trai và em trai, nó không để chị nhịn thèm đâu! Tội mấy đứa nhỏ thôi.
Rồi nó đi dìa; chiếc ghe đậu ở bến xuồng nhà cậu mười Lộ. Tui đi nhanh dìa nhà lấy quần áo qua nhà chị ba có cái mẻ ung, tui ngồi xuống lật 2 ống quần và lưng quần ra kiểm tra có con vắt nào không? Trời! không phải một con mà một lũ no máu. Chị ba lấy vôi ăn trầu trét vô mà bắt lũ no máu thảy vào mẻ ung thơm nức. Ban đầu tui sợ điếng người nhưng hông muốn người ta biết tẩy của mình, đành cắn răng mà chịu. Nước dưới sông mặn đắng chỉ cần khuấy nhẹ lên thì sao sáng đầy kinh mương, tiếng anh rể tui kêu:
- Tắm đỡ nước trong khạp đi; mai phải ra đổi nước ngọt ngoài lô 15 nữa.
Tui cầm cây đèn pin của chị ba ra cầu tắm. Ui, rầm, rầm, tui la lên!
- Trời ơi! Đau quá.
Cái chân tui lọt xuống cái kẻ sàn cầu. Sợ thiệt, không biết tại mình vụng về hay tại anh rể mình cẩu thả! Sợ thiệt, tiếng anh rể tui trong nhà “té lên, té xuống, đi đất bằng quen vô đây rồi mới biết, nghe rầm rầm là biết nó chứ không ai”
Mấy đứa con tui đã ngủ hết; chút thế nào cũng thức thôi! Tui đi dìa giăng mùng để đem 2 đứa con vào. Muỗi quá! Thức hay ngủ cũng phải trong mùng, đốt mẻ xông đỡ muỗi cắn. Nghe tiếng chân đi giẫm trên lá khô, thì ra chị tui ẩm bé Vân qua vì Thủy đã thức rồi, chị nói:
- Tao cho nó uống nước gạo pha sữa 3 lần rồi. Con đâu mà dễ thấy sợ; làm ăn không khá nữa thì thôi á! Ngày mai tao ra ruộng với anh ba mày rồi. Liệu sao cho nó để mai mầy vô lá nữa đó!
Rồi chị quay người đi sau khi đặt bé Vân xuống vạt. Thủy cũng ngoan ngoãn chui vô mùng; con nhà nghèo là vậy mà. Tui ăn vội miếng cơm nguội chưa xong thì bé Vân cũng thức giấc. Tui nằm cho con bú; Cả ngày rồi căng sữa đau muốn khóc. Tui nhìn 2 đứa mà nước mắt cứ lăn dài. Ngọn đèn bão treo trên vách cứ le lói giống như cuộc đời mình vậy. Ngày mai vô lá, rồi sao đây? Thủy lớn hơn bé Vân có 20 tháng. Thủy nằm ôm lưng tui, tay nó vỗ vỗ vô tay bé Vân đang chơi vơi trong khoảng không, tui hỏi:
- Con thương em không?
- Thương.
Giọng nói ngọng nghệu chưa tròn tiếng.
- Con cho em bú bình được hông?
Nó gật gù sau lưng tui.
- Mai mẹ dạy con cầm chai sữa cho em bú nha!
Hai chân tui bây giờ rã rời, nó thắm trên từng xớ thịt, tê buốt. Tui ngắt, tui nhéo, hông biết được cảm giác đau là gì, giống như khúc gỗ! Không lẻ tui bị liệt luôn sao? Tự hỏi, tự trả lời để an ủi chính mình. Đến lúc tui mõi mòn thiếp đi lúc nào không biết!
6/-
Đang ngon giấc, bé Thủy vỗ vào lưng kêu:
- Dậy đi, nắng rồi, Mẹ!
Tôi giật mình ngồi dậy. Bé Vân vẫn còn ngủ. Tứ chi rã rời, chân tui giơ lên hổng nổi ê ẩm cả mình mẩy, sao đi vô lá nổi đây trời? Không đi sao được đây. Tui cố ngồi dậy vươn vai bẻ mình một lúc, “khởi động“ một lát cũng thấy dễ chịu chút. Ra ngoài đánh răng xúc miệng xong, tui dẫn Thủy ra ngoài tắm rửa, rồi vo gạo nấu cơm. Tui chưng con mắm trê và luộc mớ đọt chại để ăn, và mang theo vô lá, không thì đói chết luôn (rút kinh nghiệm bữa trước). Cơm sôi lên, tui chắt nước để chưng với sữa bột và chút đường, chia ra làm 2 bình cho bé Vân bú (trời thương uống nguội lạnh mà nó không sao cả). Rồi tui dạy cho Thủy cách cầm chai sữa cho bú. Trước khi ra khỏi nhà, tui cẩn thận ẩm bé Vân xuống võng cho bú một hồi. Đặt nó nằm và lấy cây quấn mấy lượt ở 2 đầu võng để khi nó thức không té. Võng tui giăng thấp nền nhà bằng đất, cũng yên tâm. Tui cột chân bé Thủy ở đầu vạt giường bằng cái khăn tắm nên khoảng cách từ chỗ Vân và Thủy gần nhau. Thủy có thể đưa em được và chăm sóc khi tui chưa về. Trong khi chờ vợ chồng Hai Lợi, tui dạy cho bé Thủy những gì cần thiết. Tội nó có bao lớn đâu! Tiếng ông hai gọi.
- Dì sáu ơi! Đi chưa?
- Ừ! Đi nè, ủa bả đâu?
- Vợ tui ở nhà, tiếp chằm mấy trăm lá cho người ta. Bữa nay tui đốn thêm nửa thiêng thôi dì sáu ơi! Để dì dìa sớm.
- Ừ, cũng được.
Tui lấy nón và cây dao rồi xập cửa xuống cột lại 2 gốc thật chắc để đề phòng Thủy ra được. Chung quanh là kinh ao rất nguy hiểm. Tui ngồi xuống đưa chân kéo mũi xuồng sát vào mà bước từ từ. Hai Lợi cầm cây sào chống vô theo giòng kênh đi sâu hướng hôm qua còn mấy chục bó lá chưa chở về. Ông ta nói:
- Gái chợ dìa quê đã khó, mà còn 2 đứa con nhỏ xíu, chắc chịu lâu không nỗi đâu dì Sáu ơi! Ngồi đó nghen, tui đốn mớ lá quanh đây, có gì la lên nghen!
- Ừa! Tui có cây dao mà.
Ông hai nghe tui nói thì bật cười:
- Cây dao dì cầm hổng nổi nữa, sợ luôn!
Nhìn thấy ổng đốn lá mà kinh. Bà vợ thì cánh tay bằng bắp đùi mình. Bà vác một bó là 10 tàu lá (lá nhà tui là lâu năm nó dày và xanh rì) được róc ra. Vợ chồng họ khỏe ghê! Sao họ mạnh và giỏi như vậy mà không dư nổi hén? Nhà tui, sau năm 1975, đã khốn khổ lắm rồi mà họ còn khốn khó hơn mình nữa. Tiếng ông hai nói rõ to:
- Tui đốn rồi đó. Để ăn cơm xong rồi, tui róc một mạch là xong!
Ông lấy cái giỏ đệm đựng gói cơm. Tui nhìn ông bày ra ăn xem món gì, vẫn “u như kỹ” da trâu kho tiêu, tội thật. Tui cũng lấy bọc cơm đem theo. Mời ông hai ăn cùng, ông lắc đầu nói:
- Dì sáu ăn đi; tui quen rồi!
Tui lẵng lặng, ăn từ từ, và mãi suy nghĩ, cuộc đời con người sao khổ vậy? Họ khổ, tui khổ, và tất cả đều khổ! Tui sanh con chưa được bao lâu, phải lao vào đây để làm gì, được gì? Hay là để giành giựt miếng ăn? Mấy đứa cháu, con chị ba, nhìn tui với ánh mắt rất lạ lùng, tụi nó đâu biết tại mấy người lớn sanh sự mới có chuyện sự sanh, he he he. Tiếng kêu của ông hai cắt đi sự suy viễn ngộ nghĩnh của tui.
- Xong rồi, dì sáu leo lên trên bó lá; tui chở dìa luôn.
Mừng quá! Hú hồn, không tự về nữa, sướng làm sao.
- Ừ! Cũng được.
Ông hai chống sào thật nhanh. Hai bên kinh mương có mấy bụi dừa nước, tiếng ông hai hỏi:
- Dì sáu ăn dừa nước hông, tui kiếm mấy quầy dừa vừa ăn đốn cho dì.
- Còn hỏi, tui thích ăn muốn chết!
Ông Hai dừng lại, bước thon thót trên bập bẹ dừa, tìm cho tui mấy quầy dừa ngon ghê, rồi chống sào đi tiếp. Hôm nay khỏe hơn nhiều so với hôm qua! Đã ra tới đầu kinh, ông hai dừng lại cho tui bước lên, rồi ổng quăng 2 quầy dừa nước lên. Tiếng Thủy khóc khi nghe tiếng tui bên ngoài. Tui mở 2 sợi dây cột cửa, ôi thôi mặt Thủy tèm lem. Bé Vân thì nhút nhích trên võng. Tui rửa tay chạy nhanh vô dẫn Thủy ra rửa mặt, tay, chân, và chuẩn bị cho bé Vân bú. Thấy dáng ai đứng lấp ló bên ngoài, tui lên tiếng:
- Ai đó?
Con gái lớn của chị ba:
- Con, Linh nè!
- Qua chơi với em hả?
- Dạ, hồi nảy con qua mà vô hông được. Ba con hỏi, Sáu đi đổi nước ngọt ngoài vàm hông?
- Là sao, ba đi bây giờ hả?
- Dạ.
- Chèn ơi! Gần tối rồi, dì sáu mà đi chắc lọt tuốt dưới sông luôn! Thôi, con nói với ba mơi đi nghe, giờ dì sáu phải cơm nước, và lo cho 2 đứa nữa.
Con bé chạy ù về, rồi chạy qua nói:
- Ba con đi rồi.
Sáng mai tui không vô lá mà phải ở nhà đón ghe hàng mua đồ xài, đồ cả 2 nhà. (Chị ba) ngày mốt mới bán lá tiếp. Một khách hàng cũ với chị nhưng mới với tui. Tui nhanh tay cho xong chuyện để qua chị ba thâm nhập sơ bộ khách hàng, hoàn cảnh ra sao? (tui nhiều chuyện thiệt)
Tui ẩm bé Vân, Linh dẫn Thủy đi trước. Chị ba đang thổi mẻ ung muỗi, chị kêu:
- Mày leo lên võng đi ở dưới chịu không nỗi đâu, bữa nay muỗi ghê thiệt.
Tui nghe theo lên võng đong đưa. Thủy thì chơi với 2 con của chị ba, tui hỏi:
- Ngày mốt ai vô mua lá vậy chị?
- Vợ chồng Bảy Đài. Hai vợ chồng này lớn hơn mầy mấy tuổi mà nhìn già lắm, có 4 đứa con sanh năm một không hè!
- Ghê vậy hả?
- Ừa! Hai vợ chồng trắng tươi, sanh mấy đứa con ngộ hết sức. Da trắng như bông bưởi, tội cái nghèo, đặc biệt là không biết tắm nghen!
- Hả? Thiệt chơi vậy trời?
- Ừa! Từ từ mầy biết.
Rồi chị chuyển sang đề tài khác. Thấy bé Vân ngủ mà Thủy cũng ngáp vắn, ngáp dài, tui đứng lên đi về nhà. Đánh một giấc cho đã. Vậy mà về nhà ngủ không được, nằm lăn lộn hoài. Hai đứa con thì ngáy pho pho. Tiếng chim, bắt muỗi cứ thỉnh thoảng “choc choc” làm tui càng sợ, không gian im ắng. Lâu lâu tiếng dầm khua nước, ai đó đi chơi về, tiếng chân đi từ xa lại gần. Tiếng cười khe khẽ, ”Cô sáu chắc ngủ rồi, tội quá!” Mấy thằng cháu tui đó; vậy là tui đã chìm vào giấc ngủ say!
(Còn tiếp...phần 3)
Bạch Huệ
4/-
Có một chiếc xuồng cặp bến nhà tui. Chắc chắn là vợ chồng hai Lợi, người đàn bà thân mình tròn trịa đội cái nón lá trùm thêm cái khăn rằn, mặc bộ đồ bà ba đen cũ kỷ, nhưng chị ta có đôi mắt sáng và nụ cười tươi (chiếm ngay cảm tình với tui liền phút đầu gặp gỡ) chị hỏi chị ba tui:
- Dì Sáu đó hả dì ba?
- Ừa, mơi mốt nó bán lá cho hai đứa bây đó. Chút nữa có vô trong lá thì đốn từ trong ra nghen! Vạt nào ra vạt đó, phân chia ra cho 2 vợ chồng bảy Đài; nó có một mình dọn không nổi đám lá này đâu nghen.
Bà Lợi cười hề hề.
- Dì ba lo xa hông hà. Vợ chồng con hồi nào giờ có làm ăn bậy bạ giả dối đâu mà dì sợ!
- Uhm, thấy nó vậy đó chứ khó hơn vợ chồng tui nghe.
Chị ba quay lại kêu tui:
- Mầy quá giang xuồng của hai Lợi vô lá đi. Chừng ra thì lên bờ đê mà về.
Tui đã sẵn sàng, tay cầm cây dao đầu đội nón, rồi bò từ xuống xuồng. Tui chân yếu xìu đi té lên, té xuống, nhất là đi xuồng đi tàu, lại mới sinh có 34 ngày. Lúc này mới nghe ông hai Lợi lên tiếng:
- Để tui cặp sát vô dì sáu hãy bước xuống. Dân chợ mà về ruộng đồng vất vả chịu nổi hông đây?
Tui khom xuống tay vịn gốc lá, chân bước từ từ rồi ngồi xổm xuống sạp, hai tay vịn vô be xuồng cho chắc. Chiếc xuồng lướt nhanh vô kinh, người mũi, người lái thoan thoát... Đến khi con kinh cạn dần thì ông hai chống bằng sào, những rễ cây bình bát và bẹ dừa nước cọ vô mạn xuồng nghe lạ tai ghê. Bây giờ đi bán lá hông phải đi chơi trong vườn lá nên cảm giác khác hẳn, chỉ nghe chị ba nói và kể chưa thực tế bao giờ, kệ sẽ được mà!!!
Tiếng bà vợ nói với ông chồng:
- Lúc này giá lá lên mà bán lá chằm bị sụt giá. Lá của dì ba chỉ có chằm lá vàng bạc (lá tấm) chứ xé hay chằm đốp gì nổi, nó dày mo, cứng ngắt.
Ông chồng trả lời đăm chiêu:
- Mua lá của người ta thêm để chèn, bán lá phải đủ loại, chứ chở ra Rạch Sỏi bỏ cho vựa nó hay làm cao làm thấp.
Tui chen lời hỏi bà vợ:
- Một ngày 2 ông bà đốn khoảng bao nhiêu lá?
- Ổng đốn, con rốc thì cở 300 lá một ngày, lá của người ta nghen, còn lá của dì đốn ít hơn, tại lá lâu năm dày cứng, mà còn dọn đường vô nữa, rồi phải chặt sát bẹ dừa, bốn ngày được một thiêng lá là giỏi rồi.
- Hai ông bà mua lá bao nhiêu một trăm?
- Dạ, dì Ba bán 28 đồng một trăm.
Ông Lợi tìm được khoảng rộng, ông kêu:
- Dì Sáu tìm chỗ ngồi đi, tui đi đốn bả kéo về đây rốc, rồi dì đếm cũng được.
Tui nhìn quanh, lấy mấy cây hom lá cũ chất lên rồi ngồi xuống. Bà Lợi cũng tinh ý đi kiếm cho tui quầy dừa nước để tui “nhâm nhi” đỡ buồn, tui thấy bà Lợi sắn ống quần, bắt ra mấy con vắt đang vẫy vẫy no bụng, đồ ký sinh!!!
- Dì sáu thấy con vắt đeo thì lấy cây dao vít nó xuống, ở đây nó là bạn bè, gặp thường xuyên, thôi tui đi à nghen!
Đúng là lá nhà này to và cao ghê, tui thấy ông Lợi giơ dao lên chặt xuống nhẹ te, có tàu chặt 2 nhát có tàu một nhát. Tui đứng dậy bắt chước như họ, bụp, bụp, bụp, bụp... vẫn chưa đứt lìa ra nữa, tui đã dùng cả hai tay mà tắt đèn làm lại, bà vợ nhìn tui cười nói:
- Rồi quen thôi dì ơi! Năm nhát dao rồi bốn rồi ba, rồi khi dì biết cách sẽ như tụi con thôi!
Tui cương quyết sẽ vượt qua, người ta làm trong một ngày thì mình làm trong một tháng, miễn sao làm được để không bị má “ngoái lổ tai”. Tôi ngồi xuống chẻ dừa nước ra ăn. Dừa rất vừa ăn, từng giọt nhựa non phao trong miệng, vừa đỡ khát, cái cảm giác đói đang réo! Ui cha, đốn chừng nào mới xong, bao tử đang kêu cứu! Trong đám lá mát rượi, ông Lợi đốn khá lâu cũng thấy đói, ông ngừng tay bước lại gần chỗ tui và vợ ông ngồi xuống:
- Lấy cơm ăn bà nó.
Bà vợ lấy cái bọc có đựng cơm, dọn ra. Tui thấy hủ cơm nguội ngắt và mẻ kho tiêu, tui hỏi:
- Ăn cơm với cái gì ngon vậy?
Ông Lợi mời tui:
- Ăn cơm với vợ chồng tui nghe dì sáu.
Tui lắc đầu nói:
- Ăn rồi.
Cái bụng sôi ục ục, rú liên hồi. Tui nhìn họ ăn mà nuốt nước miếng ực ực. Thấy cái gì kho tiêu chắc ngon lắm, tui hỏi:
- Chị Lợi, kho cái gì vậy?
- Ăn cho biết nè! Dì sáu.
Tui nhìn giống dừa khô kho tiêu, miếng cong cong, trong trong bám tiêu đầy!
- Thử một miếng thôi nghe.
Ông kêu bà:
- Má nó lấy cái chén bới cho dì sáu miếng cơm. Đói rồi, ăn từ sáng lận mà. Đám lá này xong cũng tối hù đó.
- Hả! tối hù luôn?
Tui nhảy xuống ngồi kế kiếm ăn ngay. Hai vợ chồng ăn rất nhanh, kêu tui từ từ ăn vì họ còn làm tiếp. Tui bới cơm vô cái chén sành, mẻ đi mấy chỗ, đôi đũa tre cong vòng, gắp miếng “thịt kho tiêu”. Bụp, trời ơi! Cái gì mà cứng ngắt vậy chị Lợi ơi? Chị Lợi dừng tay ngó tui cười ngặt nghẽo.
- Da trâu kho tiêu đó dì sáu!
- Nói chơi hay thiệt trời?
- Thiệt, dân ở đây kiếm tiền đâu dễ dì sáu ơi!
Tui nhìn cái mẻ kho tiêu mà ứa nước mắt, mình khổ họ còn khổ hơn mình nữa sao? Làm như trâu mà ăn uống như vầy sống sao nổi? Tui không dám bỏ chén cơm mà quẹt trong mẻ kho ăn hết chén cơm đó. Thoạt nhìn giống món “cong xuồng kho tiêu” là bẻ dừa khô hay dừa rám vỏ, sắc mõng kho tiêu ngon lắm... ai ngờ “da trâu kho tiêu”, thảm. Chị Lợi tay chặt từng tàu lá làm 3 đoạn, rồi rốc rồi bó. Tui nhìn nhẫm tính mỗi bó 10 tàu, 10 bó thành 100, dự chi 25 bó chở một chuyến... được không?
Trời ngã màu, ông Lợi kêu:
- Dì Sáu qua đếm đuôi lá đi. Chở chắc phải 2 chuyến rồi; hông hết thì mai vô chở.
Họ đồng vợ đồng chồng... mau thật:
- Rồi, 350 lá, hai ông bà trả tui 25 đồng một trăm thôi! Đừng nói tui bớt nghen, chị ba mà biết bả méc má tui.
Tui thấy đôi mắt 2 vợ chồng họ sáng lên. Họ vui lắm đó! Tội nghiệp, họ chất đầy lá trên chiếc xuồng, rồi chống ra theo con kinh nhỏ. Tui nhìn theo hết vía! Sao dìa đây trời? Bạc chưa hông hỏi mình biết đường ra hông. Nghe bớt tiền rồi mừng quá quên hết “dì sáu” mới cáo. Tui ôm một mớ hom lá để chất theo đường mòn đầy nước và vắt. Đi được một chút rẽ nhiều đường mòn... đi hướng nào? Tối rồi, không nhắm hướng nổi, tiếng bìm bịp kêu nước lớn, tiếng chim chóc gọi đàn. Tui đi trên bập bè dừa nước để lánh vắt đeo, hai bàn chân vừa đau, vừa thốn rã rời. Tui ngồi xuống nghỉ chân và khóc; giọt nước mắt cứ lăn dài trên má tức tưởi, vừa sợ ma, vừa sợ chồn, vừa sợ thú dữ... Chuyện vắt đeo là quên rồi, miệng tui van vái lầm bầm, ông bà linh thiêng dẫn con dìa nhà! Tiếng ai vọng xa xa, gần gần, cười nữa, a a a thằng Thạnh! Tui la lên:
- Thạnh ơi!
Nó trả lời:
- Cô sáu hả?
- Cô nè!
- Trời ơi! Không gặp con là cô bị cọp tha luôn.
Rồi nghe tiếng của nhiều người. Tụi nó đốt lá dừa vô dẫn tui ra khỏi đám lá!
5/-
Ba đứa cháu trai, một thằng em, họ hăng hái “độ” cho tui ra khỏi đám lá tối om, mặt mày đứa nào cũng tèm lem. Quốc Việt con cậu út tui thì nhìn tui cười rồi nói:
- Chịu nổi hông chị? Cực nghen! Dìa tắm đi, mơi tui kiếm cho chị mấy buồng dừa nước để ăn dần, trong đây hông có gì ăn ngoài dừa nước, dừa tươi, và bình bát.
- Uhm, dừa tươi thì cũng thọc được đâu, dừa nước có cũng vác ra nổi đâu, có mỗi bình bát là bẻ được thôi.
- Chị lo gì? Cả đám cháu trai và em trai, nó không để chị nhịn thèm đâu! Tội mấy đứa nhỏ thôi.
Rồi nó đi dìa; chiếc ghe đậu ở bến xuồng nhà cậu mười Lộ. Tui đi nhanh dìa nhà lấy quần áo qua nhà chị ba có cái mẻ ung, tui ngồi xuống lật 2 ống quần và lưng quần ra kiểm tra có con vắt nào không? Trời! không phải một con mà một lũ no máu. Chị ba lấy vôi ăn trầu trét vô mà bắt lũ no máu thảy vào mẻ ung thơm nức. Ban đầu tui sợ điếng người nhưng hông muốn người ta biết tẩy của mình, đành cắn răng mà chịu. Nước dưới sông mặn đắng chỉ cần khuấy nhẹ lên thì sao sáng đầy kinh mương, tiếng anh rể tui kêu:
- Tắm đỡ nước trong khạp đi; mai phải ra đổi nước ngọt ngoài lô 15 nữa.
Tui cầm cây đèn pin của chị ba ra cầu tắm. Ui, rầm, rầm, tui la lên!
- Trời ơi! Đau quá.
Cái chân tui lọt xuống cái kẻ sàn cầu. Sợ thiệt, không biết tại mình vụng về hay tại anh rể mình cẩu thả! Sợ thiệt, tiếng anh rể tui trong nhà “té lên, té xuống, đi đất bằng quen vô đây rồi mới biết, nghe rầm rầm là biết nó chứ không ai”
Mấy đứa con tui đã ngủ hết; chút thế nào cũng thức thôi! Tui đi dìa giăng mùng để đem 2 đứa con vào. Muỗi quá! Thức hay ngủ cũng phải trong mùng, đốt mẻ xông đỡ muỗi cắn. Nghe tiếng chân đi giẫm trên lá khô, thì ra chị tui ẩm bé Vân qua vì Thủy đã thức rồi, chị nói:
- Tao cho nó uống nước gạo pha sữa 3 lần rồi. Con đâu mà dễ thấy sợ; làm ăn không khá nữa thì thôi á! Ngày mai tao ra ruộng với anh ba mày rồi. Liệu sao cho nó để mai mầy vô lá nữa đó!
Rồi chị quay người đi sau khi đặt bé Vân xuống vạt. Thủy cũng ngoan ngoãn chui vô mùng; con nhà nghèo là vậy mà. Tui ăn vội miếng cơm nguội chưa xong thì bé Vân cũng thức giấc. Tui nằm cho con bú; Cả ngày rồi căng sữa đau muốn khóc. Tui nhìn 2 đứa mà nước mắt cứ lăn dài. Ngọn đèn bão treo trên vách cứ le lói giống như cuộc đời mình vậy. Ngày mai vô lá, rồi sao đây? Thủy lớn hơn bé Vân có 20 tháng. Thủy nằm ôm lưng tui, tay nó vỗ vỗ vô tay bé Vân đang chơi vơi trong khoảng không, tui hỏi:
- Con thương em không?
- Thương.
Giọng nói ngọng nghệu chưa tròn tiếng.
- Con cho em bú bình được hông?
Nó gật gù sau lưng tui.
- Mai mẹ dạy con cầm chai sữa cho em bú nha!
Hai chân tui bây giờ rã rời, nó thắm trên từng xớ thịt, tê buốt. Tui ngắt, tui nhéo, hông biết được cảm giác đau là gì, giống như khúc gỗ! Không lẻ tui bị liệt luôn sao? Tự hỏi, tự trả lời để an ủi chính mình. Đến lúc tui mõi mòn thiếp đi lúc nào không biết!
6/-
Đang ngon giấc, bé Thủy vỗ vào lưng kêu:
- Dậy đi, nắng rồi, Mẹ!
Tôi giật mình ngồi dậy. Bé Vân vẫn còn ngủ. Tứ chi rã rời, chân tui giơ lên hổng nổi ê ẩm cả mình mẩy, sao đi vô lá nổi đây trời? Không đi sao được đây. Tui cố ngồi dậy vươn vai bẻ mình một lúc, “khởi động“ một lát cũng thấy dễ chịu chút. Ra ngoài đánh răng xúc miệng xong, tui dẫn Thủy ra ngoài tắm rửa, rồi vo gạo nấu cơm. Tui chưng con mắm trê và luộc mớ đọt chại để ăn, và mang theo vô lá, không thì đói chết luôn (rút kinh nghiệm bữa trước). Cơm sôi lên, tui chắt nước để chưng với sữa bột và chút đường, chia ra làm 2 bình cho bé Vân bú (trời thương uống nguội lạnh mà nó không sao cả). Rồi tui dạy cho Thủy cách cầm chai sữa cho bú. Trước khi ra khỏi nhà, tui cẩn thận ẩm bé Vân xuống võng cho bú một hồi. Đặt nó nằm và lấy cây quấn mấy lượt ở 2 đầu võng để khi nó thức không té. Võng tui giăng thấp nền nhà bằng đất, cũng yên tâm. Tui cột chân bé Thủy ở đầu vạt giường bằng cái khăn tắm nên khoảng cách từ chỗ Vân và Thủy gần nhau. Thủy có thể đưa em được và chăm sóc khi tui chưa về. Trong khi chờ vợ chồng Hai Lợi, tui dạy cho bé Thủy những gì cần thiết. Tội nó có bao lớn đâu! Tiếng ông hai gọi.
- Dì sáu ơi! Đi chưa?
- Ừ! Đi nè, ủa bả đâu?
- Vợ tui ở nhà, tiếp chằm mấy trăm lá cho người ta. Bữa nay tui đốn thêm nửa thiêng thôi dì sáu ơi! Để dì dìa sớm.
- Ừ, cũng được.
Tui lấy nón và cây dao rồi xập cửa xuống cột lại 2 gốc thật chắc để đề phòng Thủy ra được. Chung quanh là kinh ao rất nguy hiểm. Tui ngồi xuống đưa chân kéo mũi xuồng sát vào mà bước từ từ. Hai Lợi cầm cây sào chống vô theo giòng kênh đi sâu hướng hôm qua còn mấy chục bó lá chưa chở về. Ông ta nói:
- Gái chợ dìa quê đã khó, mà còn 2 đứa con nhỏ xíu, chắc chịu lâu không nỗi đâu dì Sáu ơi! Ngồi đó nghen, tui đốn mớ lá quanh đây, có gì la lên nghen!
- Ừa! Tui có cây dao mà.
Ông hai nghe tui nói thì bật cười:
- Cây dao dì cầm hổng nổi nữa, sợ luôn!
Nhìn thấy ổng đốn lá mà kinh. Bà vợ thì cánh tay bằng bắp đùi mình. Bà vác một bó là 10 tàu lá (lá nhà tui là lâu năm nó dày và xanh rì) được róc ra. Vợ chồng họ khỏe ghê! Sao họ mạnh và giỏi như vậy mà không dư nổi hén? Nhà tui, sau năm 1975, đã khốn khổ lắm rồi mà họ còn khốn khó hơn mình nữa. Tiếng ông hai nói rõ to:
- Tui đốn rồi đó. Để ăn cơm xong rồi, tui róc một mạch là xong!
Ông lấy cái giỏ đệm đựng gói cơm. Tui nhìn ông bày ra ăn xem món gì, vẫn “u như kỹ” da trâu kho tiêu, tội thật. Tui cũng lấy bọc cơm đem theo. Mời ông hai ăn cùng, ông lắc đầu nói:
- Dì sáu ăn đi; tui quen rồi!
Tui lẵng lặng, ăn từ từ, và mãi suy nghĩ, cuộc đời con người sao khổ vậy? Họ khổ, tui khổ, và tất cả đều khổ! Tui sanh con chưa được bao lâu, phải lao vào đây để làm gì, được gì? Hay là để giành giựt miếng ăn? Mấy đứa cháu, con chị ba, nhìn tui với ánh mắt rất lạ lùng, tụi nó đâu biết tại mấy người lớn sanh sự mới có chuyện sự sanh, he he he. Tiếng kêu của ông hai cắt đi sự suy viễn ngộ nghĩnh của tui.
- Xong rồi, dì sáu leo lên trên bó lá; tui chở dìa luôn.
Mừng quá! Hú hồn, không tự về nữa, sướng làm sao.
- Ừ! Cũng được.
Ông hai chống sào thật nhanh. Hai bên kinh mương có mấy bụi dừa nước, tiếng ông hai hỏi:
- Dì sáu ăn dừa nước hông, tui kiếm mấy quầy dừa vừa ăn đốn cho dì.
- Còn hỏi, tui thích ăn muốn chết!
Ông Hai dừng lại, bước thon thót trên bập bẹ dừa, tìm cho tui mấy quầy dừa ngon ghê, rồi chống sào đi tiếp. Hôm nay khỏe hơn nhiều so với hôm qua! Đã ra tới đầu kinh, ông hai dừng lại cho tui bước lên, rồi ổng quăng 2 quầy dừa nước lên. Tiếng Thủy khóc khi nghe tiếng tui bên ngoài. Tui mở 2 sợi dây cột cửa, ôi thôi mặt Thủy tèm lem. Bé Vân thì nhút nhích trên võng. Tui rửa tay chạy nhanh vô dẫn Thủy ra rửa mặt, tay, chân, và chuẩn bị cho bé Vân bú. Thấy dáng ai đứng lấp ló bên ngoài, tui lên tiếng:
- Ai đó?
Con gái lớn của chị ba:
- Con, Linh nè!
- Qua chơi với em hả?
- Dạ, hồi nảy con qua mà vô hông được. Ba con hỏi, Sáu đi đổi nước ngọt ngoài vàm hông?
- Là sao, ba đi bây giờ hả?
- Dạ.
- Chèn ơi! Gần tối rồi, dì sáu mà đi chắc lọt tuốt dưới sông luôn! Thôi, con nói với ba mơi đi nghe, giờ dì sáu phải cơm nước, và lo cho 2 đứa nữa.
Con bé chạy ù về, rồi chạy qua nói:
- Ba con đi rồi.
Sáng mai tui không vô lá mà phải ở nhà đón ghe hàng mua đồ xài, đồ cả 2 nhà. (Chị ba) ngày mốt mới bán lá tiếp. Một khách hàng cũ với chị nhưng mới với tui. Tui nhanh tay cho xong chuyện để qua chị ba thâm nhập sơ bộ khách hàng, hoàn cảnh ra sao? (tui nhiều chuyện thiệt)
Tui ẩm bé Vân, Linh dẫn Thủy đi trước. Chị ba đang thổi mẻ ung muỗi, chị kêu:
- Mày leo lên võng đi ở dưới chịu không nỗi đâu, bữa nay muỗi ghê thiệt.
Tui nghe theo lên võng đong đưa. Thủy thì chơi với 2 con của chị ba, tui hỏi:
- Ngày mốt ai vô mua lá vậy chị?
- Vợ chồng Bảy Đài. Hai vợ chồng này lớn hơn mầy mấy tuổi mà nhìn già lắm, có 4 đứa con sanh năm một không hè!
- Ghê vậy hả?
- Ừa! Hai vợ chồng trắng tươi, sanh mấy đứa con ngộ hết sức. Da trắng như bông bưởi, tội cái nghèo, đặc biệt là không biết tắm nghen!
- Hả? Thiệt chơi vậy trời?
- Ừa! Từ từ mầy biết.
Rồi chị chuyển sang đề tài khác. Thấy bé Vân ngủ mà Thủy cũng ngáp vắn, ngáp dài, tui đứng lên đi về nhà. Đánh một giấc cho đã. Vậy mà về nhà ngủ không được, nằm lăn lộn hoài. Hai đứa con thì ngáy pho pho. Tiếng chim, bắt muỗi cứ thỉnh thoảng “choc choc” làm tui càng sợ, không gian im ắng. Lâu lâu tiếng dầm khua nước, ai đó đi chơi về, tiếng chân đi từ xa lại gần. Tiếng cười khe khẽ, ”Cô sáu chắc ngủ rồi, tội quá!” Mấy thằng cháu tui đó; vậy là tui đã chìm vào giấc ngủ say!
(Còn tiếp...phần 3)
Bạch Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét