Truyện ngắn của Mỹ Nhan Hà
*** Thương yêu tặng ai đã từng yêu quê hương đồng ruộng..
Trong cái lạnh se se của bấc tháng chạp, nếu như là ngày xưa thì giờ này mọi nhà đã rộn ràng sửa soạn dọn dẹp sơn phết nhà cửa cho mới để chuẩn bị đón tết chớ đâu im lìm như bây giờ.
Nhất là ở vùng quê thì lại càng nhộn nhịp hơn vì bà con nhà nào nhà nấy cũng tất bật hè nhau thu hoạch lúa mùa. Tui nhớ hoài quang cảnh vào mùa gặt hái ở vùng quê sao mà đẹp đẽ thân thương quá. Gia đình tui ở Rạch Giá không biết ruộng nương là gì, nhưng vì ba và anh tui đi cải tạo ở thứ 7 Kinh Làng nên má tui để nhà trên chợ cho tui coi sóc rồi dẫn 1 bầy con nheo nhóc xuống Thứ Hai Biển -An Biên mượn mấy công đất làm ruộng để kiếm gạo nuôi con nuôi chồng. Sau khi ba và anh ba tui ở tù về cũng về dưới đó ở tránh sự dòm ngó của bọn tay sai thọc mạch. Rồi anh chị tui đi vượt biên và thế là má tui và mấy đứa em mọc rể ở đó luôn vì đã cất nhà cửa và mua ruộng để làm không còn mượn nữa. Vả lại má thích không khí trong lành của thôn quê và cuộc sống yên bình sung túc quá. Thỉnh thoảng tui mới về ruộng chơi vài ngày rồi lại xách về vô số nào là gạo, khô cá lóc, chuối, cá lóc đồng, cua biển, tôm càng 1 giỏ bự tổ chảng.
Dịp đó tui về ngay giữa chạp. Từ trên đò bước xuống ngã tư Kinh 30 Thứ Hai Biển với sự dìu đỡ của chủ đò vì tui khó bề mà đi cho vững khi cái đò cứ trồi lên hụp xuống theo nhịp sóng vỗ chồng chành nghiêng qua nghiêng lại. Đứng được xuống đất tui thở cái khì... thiệt là vất vả cho 1 kẻ chợ như tui. Đò chở đầy người dưới khoan và hàng hóa chất đầy mui phải băng qua cửa biển rộng bao la mênh mông sóng nước không thấy đâu là bờ. Nước biển bắn chạt vô người mỗi khi chiếc đò bị sóng vỗ chồm lên cao rồi thụp xuống làm cho người nào cũng mặn chát. Tui sợ hãi điếng hồn bấu chặt cái bị đồ trong khi người nào trên đò cũng tỉnh bơ vừa nói chuyện, vừa ăn hàng bánh hoặc ăn trầu hút thuốc phà khói bay vô mặt mũi tui mịt mù. May mà tui cứng cựa chớ như yếu yếu là ói tới mật xanh luôn á.
Qua hết cửa biển tui thở phào nhẹ nhỏm thấy mình còn sống nhăn răng. Nhưng chưa đâu! Bắt đầu hành trình vô tận lê thê khi đò quẹo vô kinh 30. Con kinh chạy dài từ cửa biển rồi qua hết miệt thứ tới tận cùng là biển ở đầu kia.. mỗi cái rạch là Thứ Nhất, Thứ Hai, Thứ Ba và...vv... tới Thứ 11. Đò chạy chậm hơn bà già đi âm phủ luồn lách theo kinh và những đám dừa nước rậm rì, những hàng mắm, hàng bần xanh tươi bất tận dọc theo 2 bờ kinh mà tui tưởng chừng như xa 300 cây số để bây giờ mới biết nó chỉ trèm trèm hơn 20 cây số mà thôi. Quỷ thần ơi.. đi từ sáng sớm 7 giờ cho tới 3 giờ chiều tui mới chao đảo được đặt chưn lên Thứ Hai Biển trong khi còn tới thứ 11 lận thì chắc canh khuya gà gáy họa may họ mới vô được nhà..!!! Rồi tui phải hỏi thăm đường để lội bộ theo con đường đất mấp mô nhỏ xíu như sợi chỉ vì cỏ vùi dập.. mà lâu lâu phải phóng hông thôi bò qua cái đập ngang đường vì họ đào 1 khoảng rộng để dẫn nước từ rạch vô ruộng nhà. Bực bội hông ..!!
Nhưng sự bực bội dần đân tan biến khi trước mắt tui hiện ra quang cảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông chín vàng ươm trỉu ngọn y như một tấm thảm vàng khổng lồ. Những đàn cò trắng bay là đà rồi đáp xuống tha hồ kiếm ăn. Tui choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ ấy. Trên những thửa ruộng mọi người đang cắt lúa. Tay họ nhanh thoăn thoát quơ liềm xoèn xoẹt miệng cười nói vang trời chọc ghẹo nhau. Ở chỗ khoảng trống của ruộng cắt lúa rồi họ quây bồ đập lúa. Thôi thì kẻ cắt người gom người đập lúa nó vui vẻ rộn ràng làm sao.! Rơm chất cao như núi, rợm vương vãi vàng cả đường đi .. Họ thay nhau kẻ xúc lúa vô bao cột lại bằng rơm rồi kẻ thì khiêng vát chất lên xe cho trâu cộ hay ghe kéo về nhà. Nhà nào nhà nấy thóc phơi đầy sân chạy dài ra đường đất vàng lóa cả mắt. Đâu đâu cũng thấy thóc phơi. Người ta phải đi trên thóc vì còn đường đâu mà đi.!
Gió đồng thổi lồng lộng mát rượi phả mùi thơm rươm rạ, mùi bùn đất, mùi phân trâu ngây ngấy làm lòng tui cũng ngất ngây. Tui đứng lại hít thật sâu mùi vị quê hương cho đầy buồng phổi rồi lan vô tân tim tận óc mà nghe sung sương tâm hồn. Một cái gì thân thương gần gũi muốn trào nước mắt mà khó diễn tả thành lời sự thiêng liêng ấy..!!!
Tối đến còn vui ác ôn hơn. Sau một ngày làm việc vất vả các ông nướng cá lóc bự bằng bắp chưn rồi rùa rắn tôm càng thừa mứa mà khề khà chai rượu đế . Nhà nào mà hông rộng một khạp da bò cá chớ. Chỉ cần 1 buổi cắm câu, đi đốt đám cỏ hoang là hay lội ruộng là rắn rùa bò ra tha hồ mà bắt. Con lớn thì lấy, con nhỏ quăng đi mai mốt nó lớn lại bắt lo gì..
Các bà cơm nước xong xuôi thì nhà nào nhà nấy xúm nhau nhúm lửa cái cà ràng (1 loại lò củi của người Khơ me ) mà rang nếp non quết cốm dẹp. Lửa bập bùng làm sáng 1 khoảng sân và hắt lên khuôn mặt cái bà, các cô thiếu nữ làm má họ hồng lên và mắt ngời sáng lung linh theo ngọn lửa. Tay họ thoăn thoắt cầm đôi đũa tre to ,dài đưa qua quẹt lại đảo đều đám thóc nếp trên cái chảo sắt thiệt bự . Các anh thanh niên đợi dịp này để lập công dí các cô chớ. Khi nếp chín vàng thơm phứt họ xung phong cả đám thay nhau giành phần quết cốm. Tiếng chày giã cốm dẹp vang vang khắp xóm cắt -cum cắt -cùm xen lẫn tiếng nói cười tạo nên một âm thanh rộn rã vui vô tận đến nửa đêm. Qua tết thế nào trong xóm cũng có vài cặp cưới nhau cho mà coi nghen.
Nhà nào lúa cũng đầy bồ cao ngất nghễu . Rồi họ rủ nhau tát đìa. Cá đồng các loại mùa khô rúc hết xuống đìa . Họ chỉ việc bao lưới tát khô nước rồi kéo cá lên.. thôi thì cơ man là cá. Có nhà tát được mấy tấn cá lóc . Con nào cũng bự tổ chảng. Họ cân bán bạn hàng sắm mấy cây vàng. Rộng lại 1 lu cá ngon ăn tết. Còn cá sặc cá rô thì vô số kể. Họ bắt lên đổ 1 đống như cái núi giữa sân. Cá sặc rằn mần khô. Cá sặc bướm cá rô mần chục khạp mắm để dành tháng mưa là hốt bạc. Các nhà thay phiên nhau qua tiếp tát đìa mần mắm dần lân . Mai mốt tới mình tát đía thì họ qua giúp. Hổng có chuyện mướn đâu nghen. Tui choai choai khoái nhứt cái vụ móc cá hôi . Đìa người ta bắt hết cá lớn. Còn cá nhỏ bằng cườm tay họ bỏ . Thế là đám bắt hôi xách thùng thiếc nhào xuống mà bắt. Ui.. tụi nó giành nhau ỏm tỏi cả cái đìa. Mặt đứa nào cũng đầy bùn. Có đứa chơi ác xô cái thằng đương lom khom mò cá úp mặt xuống sình bò lóp ngóp . Chừng đứng lên từ đầu tới chưn đen xì bùn.. chỉ ló 2 con mắt trắng dã dí 2 hàm găng anh Bảy Chà mà thôi..kkk. xế chiều đứa nào cũng đầy 1 thùng thiếc cá khiêng dìa muốn hông nổi. Có thằng trúng mánh cá lóc trốn vô hang hay nằm trong dấu bàn chân lún sâu xuống sình. Chừng ngộp quá nó trồi lên bị chộp đầu . Con nài cũng bằng bắp chuối chưn ngưòi lớn. Hôm đó ba má nó khỏi đi chài..
Nhà nào tết đến cũng mấy dây khô sặc rằn con bự bằng bàn tay. Khô lươn khô cá lóc cả xề cứ để ăn dần hay đem biếu và con ở chợ ăn lấy thảo. Còn tui thì khỏi nói, khi trở về mấy đứa em theo về chợ ăn tết nên khiêng tiếp tui 5, 7 giỏ đồ nào khô nào cá nào nếp nào gạo và trăm thứ hàm bà lằng má tui gởi lên cho chòm xóm.
Nhớ quá.. nhớ buốt lòng buốt tim cái thuở xa xưa tình làng nghĩa xóm... nhớ mùi đồng quê rơm rạ cả mùi phân trâu ngày giáp tết ở vùng quê Miệt Thứ..
KHÔNG SINH RA Ở ĐỒNG QUÊ MÀ SAO THƯƠNG NHỚ ĐỒNG RUỘNG ĐẾN NGẬP HỒN..!!!
RG 03/02/2018
Mỹ Nhan Hà
*** Thương yêu tặng ai đã từng yêu quê hương đồng ruộng..
Trong cái lạnh se se của bấc tháng chạp, nếu như là ngày xưa thì giờ này mọi nhà đã rộn ràng sửa soạn dọn dẹp sơn phết nhà cửa cho mới để chuẩn bị đón tết chớ đâu im lìm như bây giờ.
Nhất là ở vùng quê thì lại càng nhộn nhịp hơn vì bà con nhà nào nhà nấy cũng tất bật hè nhau thu hoạch lúa mùa. Tui nhớ hoài quang cảnh vào mùa gặt hái ở vùng quê sao mà đẹp đẽ thân thương quá. Gia đình tui ở Rạch Giá không biết ruộng nương là gì, nhưng vì ba và anh tui đi cải tạo ở thứ 7 Kinh Làng nên má tui để nhà trên chợ cho tui coi sóc rồi dẫn 1 bầy con nheo nhóc xuống Thứ Hai Biển -An Biên mượn mấy công đất làm ruộng để kiếm gạo nuôi con nuôi chồng. Sau khi ba và anh ba tui ở tù về cũng về dưới đó ở tránh sự dòm ngó của bọn tay sai thọc mạch. Rồi anh chị tui đi vượt biên và thế là má tui và mấy đứa em mọc rể ở đó luôn vì đã cất nhà cửa và mua ruộng để làm không còn mượn nữa. Vả lại má thích không khí trong lành của thôn quê và cuộc sống yên bình sung túc quá. Thỉnh thoảng tui mới về ruộng chơi vài ngày rồi lại xách về vô số nào là gạo, khô cá lóc, chuối, cá lóc đồng, cua biển, tôm càng 1 giỏ bự tổ chảng.
Dịp đó tui về ngay giữa chạp. Từ trên đò bước xuống ngã tư Kinh 30 Thứ Hai Biển với sự dìu đỡ của chủ đò vì tui khó bề mà đi cho vững khi cái đò cứ trồi lên hụp xuống theo nhịp sóng vỗ chồng chành nghiêng qua nghiêng lại. Đứng được xuống đất tui thở cái khì... thiệt là vất vả cho 1 kẻ chợ như tui. Đò chở đầy người dưới khoan và hàng hóa chất đầy mui phải băng qua cửa biển rộng bao la mênh mông sóng nước không thấy đâu là bờ. Nước biển bắn chạt vô người mỗi khi chiếc đò bị sóng vỗ chồm lên cao rồi thụp xuống làm cho người nào cũng mặn chát. Tui sợ hãi điếng hồn bấu chặt cái bị đồ trong khi người nào trên đò cũng tỉnh bơ vừa nói chuyện, vừa ăn hàng bánh hoặc ăn trầu hút thuốc phà khói bay vô mặt mũi tui mịt mù. May mà tui cứng cựa chớ như yếu yếu là ói tới mật xanh luôn á.
Qua hết cửa biển tui thở phào nhẹ nhỏm thấy mình còn sống nhăn răng. Nhưng chưa đâu! Bắt đầu hành trình vô tận lê thê khi đò quẹo vô kinh 30. Con kinh chạy dài từ cửa biển rồi qua hết miệt thứ tới tận cùng là biển ở đầu kia.. mỗi cái rạch là Thứ Nhất, Thứ Hai, Thứ Ba và...vv... tới Thứ 11. Đò chạy chậm hơn bà già đi âm phủ luồn lách theo kinh và những đám dừa nước rậm rì, những hàng mắm, hàng bần xanh tươi bất tận dọc theo 2 bờ kinh mà tui tưởng chừng như xa 300 cây số để bây giờ mới biết nó chỉ trèm trèm hơn 20 cây số mà thôi. Quỷ thần ơi.. đi từ sáng sớm 7 giờ cho tới 3 giờ chiều tui mới chao đảo được đặt chưn lên Thứ Hai Biển trong khi còn tới thứ 11 lận thì chắc canh khuya gà gáy họa may họ mới vô được nhà..!!! Rồi tui phải hỏi thăm đường để lội bộ theo con đường đất mấp mô nhỏ xíu như sợi chỉ vì cỏ vùi dập.. mà lâu lâu phải phóng hông thôi bò qua cái đập ngang đường vì họ đào 1 khoảng rộng để dẫn nước từ rạch vô ruộng nhà. Bực bội hông ..!!
Nhưng sự bực bội dần đân tan biến khi trước mắt tui hiện ra quang cảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông chín vàng ươm trỉu ngọn y như một tấm thảm vàng khổng lồ. Những đàn cò trắng bay là đà rồi đáp xuống tha hồ kiếm ăn. Tui choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ ấy. Trên những thửa ruộng mọi người đang cắt lúa. Tay họ nhanh thoăn thoát quơ liềm xoèn xoẹt miệng cười nói vang trời chọc ghẹo nhau. Ở chỗ khoảng trống của ruộng cắt lúa rồi họ quây bồ đập lúa. Thôi thì kẻ cắt người gom người đập lúa nó vui vẻ rộn ràng làm sao.! Rơm chất cao như núi, rợm vương vãi vàng cả đường đi .. Họ thay nhau kẻ xúc lúa vô bao cột lại bằng rơm rồi kẻ thì khiêng vát chất lên xe cho trâu cộ hay ghe kéo về nhà. Nhà nào nhà nấy thóc phơi đầy sân chạy dài ra đường đất vàng lóa cả mắt. Đâu đâu cũng thấy thóc phơi. Người ta phải đi trên thóc vì còn đường đâu mà đi.!
Gió đồng thổi lồng lộng mát rượi phả mùi thơm rươm rạ, mùi bùn đất, mùi phân trâu ngây ngấy làm lòng tui cũng ngất ngây. Tui đứng lại hít thật sâu mùi vị quê hương cho đầy buồng phổi rồi lan vô tân tim tận óc mà nghe sung sương tâm hồn. Một cái gì thân thương gần gũi muốn trào nước mắt mà khó diễn tả thành lời sự thiêng liêng ấy..!!!
Tối đến còn vui ác ôn hơn. Sau một ngày làm việc vất vả các ông nướng cá lóc bự bằng bắp chưn rồi rùa rắn tôm càng thừa mứa mà khề khà chai rượu đế . Nhà nào mà hông rộng một khạp da bò cá chớ. Chỉ cần 1 buổi cắm câu, đi đốt đám cỏ hoang là hay lội ruộng là rắn rùa bò ra tha hồ mà bắt. Con lớn thì lấy, con nhỏ quăng đi mai mốt nó lớn lại bắt lo gì..
Các bà cơm nước xong xuôi thì nhà nào nhà nấy xúm nhau nhúm lửa cái cà ràng (1 loại lò củi của người Khơ me ) mà rang nếp non quết cốm dẹp. Lửa bập bùng làm sáng 1 khoảng sân và hắt lên khuôn mặt cái bà, các cô thiếu nữ làm má họ hồng lên và mắt ngời sáng lung linh theo ngọn lửa. Tay họ thoăn thoắt cầm đôi đũa tre to ,dài đưa qua quẹt lại đảo đều đám thóc nếp trên cái chảo sắt thiệt bự . Các anh thanh niên đợi dịp này để lập công dí các cô chớ. Khi nếp chín vàng thơm phứt họ xung phong cả đám thay nhau giành phần quết cốm. Tiếng chày giã cốm dẹp vang vang khắp xóm cắt -cum cắt -cùm xen lẫn tiếng nói cười tạo nên một âm thanh rộn rã vui vô tận đến nửa đêm. Qua tết thế nào trong xóm cũng có vài cặp cưới nhau cho mà coi nghen.
Nhà nào lúa cũng đầy bồ cao ngất nghễu . Rồi họ rủ nhau tát đìa. Cá đồng các loại mùa khô rúc hết xuống đìa . Họ chỉ việc bao lưới tát khô nước rồi kéo cá lên.. thôi thì cơ man là cá. Có nhà tát được mấy tấn cá lóc . Con nào cũng bự tổ chảng. Họ cân bán bạn hàng sắm mấy cây vàng. Rộng lại 1 lu cá ngon ăn tết. Còn cá sặc cá rô thì vô số kể. Họ bắt lên đổ 1 đống như cái núi giữa sân. Cá sặc rằn mần khô. Cá sặc bướm cá rô mần chục khạp mắm để dành tháng mưa là hốt bạc. Các nhà thay phiên nhau qua tiếp tát đìa mần mắm dần lân . Mai mốt tới mình tát đía thì họ qua giúp. Hổng có chuyện mướn đâu nghen. Tui choai choai khoái nhứt cái vụ móc cá hôi . Đìa người ta bắt hết cá lớn. Còn cá nhỏ bằng cườm tay họ bỏ . Thế là đám bắt hôi xách thùng thiếc nhào xuống mà bắt. Ui.. tụi nó giành nhau ỏm tỏi cả cái đìa. Mặt đứa nào cũng đầy bùn. Có đứa chơi ác xô cái thằng đương lom khom mò cá úp mặt xuống sình bò lóp ngóp . Chừng đứng lên từ đầu tới chưn đen xì bùn.. chỉ ló 2 con mắt trắng dã dí 2 hàm găng anh Bảy Chà mà thôi..kkk. xế chiều đứa nào cũng đầy 1 thùng thiếc cá khiêng dìa muốn hông nổi. Có thằng trúng mánh cá lóc trốn vô hang hay nằm trong dấu bàn chân lún sâu xuống sình. Chừng ngộp quá nó trồi lên bị chộp đầu . Con nài cũng bằng bắp chuối chưn ngưòi lớn. Hôm đó ba má nó khỏi đi chài..
Nhà nào tết đến cũng mấy dây khô sặc rằn con bự bằng bàn tay. Khô lươn khô cá lóc cả xề cứ để ăn dần hay đem biếu và con ở chợ ăn lấy thảo. Còn tui thì khỏi nói, khi trở về mấy đứa em theo về chợ ăn tết nên khiêng tiếp tui 5, 7 giỏ đồ nào khô nào cá nào nếp nào gạo và trăm thứ hàm bà lằng má tui gởi lên cho chòm xóm.
Nhớ quá.. nhớ buốt lòng buốt tim cái thuở xa xưa tình làng nghĩa xóm... nhớ mùi đồng quê rơm rạ cả mùi phân trâu ngày giáp tết ở vùng quê Miệt Thứ..
KHÔNG SINH RA Ở ĐỒNG QUÊ MÀ SAO THƯƠNG NHỚ ĐỒNG RUỘNG ĐẾN NGẬP HỒN..!!!
RG 03/02/2018
Mỹ Nhan Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét