Truyện ngắn của Thanh Hà - Switzerland
Vầng trăng từ độ lên ngôi ... (Lưu Trọng Lư )
1/-
Đó là những chiếc bánh có màu trắng đục chứ không trắng tinh, hình tròn kích thước từ 5cm, 7cm đến 9cm . Mặt bánh trang trí hình hoa hướng dương nhưng vì bột không mịn nên các góc cạnh của hoa xù xì chứ không rỏ nét như bánh mua từ chợ.
Nó được ép ra từ hai bàn tay thô kệch xương xẫu quanh năm quen với công việc nặng nhọc hết ruộng đồng thì quay qua xúc tép câu cá, nhổ rau của bà ngoại tôi. Từ bàn tay chai sạn vì cầm kéo cắt vải , kim may của má tôi. Từ bàn tay non nớt chỉ biết sách bút của chúng tôi .
Về hình thức nó có vẻ đẹp của cô thôn nữ chất phác đơn sơ so với sự mặn mà sắc sảo cô gái thị thành của bánh chợ qua bàn tay người thợ chuyên nghiệp nhào nặn.
Nhưng với tôi – tự ngày xa xưa ấy cho mãi tận bây giờ -- đó là những chiếc bánh in ngon nhất cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mà chưa có bánh nào đánh bại để giành ngôi .
Với tôi, nó vô giá ! Mãi mãi !
2/-
Từ nhiều năm rồi tôi không có dịp sử dụng cuốn lịch có ngày âm nữa , mà chỉ xài theo dương lịch thôi.
Vì vậy, những lễ lớn đối với người Việt như Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng , Phật Đản, Vu Lan, Tết Trung Thu... tôi chỉ đoán mò hoặc nghe các bạn Việt Nam báo thì mới biết chính xác ngày. Lúc ấy có khi nó đã trôi qua rồi. Mà nếu nó chưa tới thì cũng biết để biết thế thôi chứ tôi không cúng kiếng hay tổ chức vui chơi gì hết .
Ngoại trừ mấy năm sau nầy nhân dịp tết nguyên đán tôi có mua các loại trái cây cho vào cái dĩa to chưng lên trước bàn thờ Đức Phật (là tấm hình Đức Phật Thích Ca được tôi đóng khung treo trang trọng trên vách) phía dưới là ảnh ông bà ngoại, ba má, chồng và em gái tôi. Các bức hình được tôi lồng vào chung một tấm kính lớn, đặt trên cái bàn dùng cho văn phòng mà ta hay gọi tắt là bureau.
Thế là Phật Chúa cùng ở cạnh nhau hoà bình êm ả.
Chồng tôi đạo Thiên Chúa. Nhưng mấy chục năm sống chung chả bao giờ tôi thấy anh ấy đi lễ nhà thờ cả. Tuy vậy các kinh thánh anh ấy đều thuộc làu. Tôi cũng quên không hỏi vì sao anh không đi lễ. Có thể do lúc nhỏ ba mẹ chồng tôi gởi anh vào học trường dòng với các bà Sœurs, mà các bà ấy nghiêm khắc quá đáng hay phạt học trò bằng những hình phạt thể xác đau đớn cho nên lớn lên anh khó thể gần gủi với giới tu hành chăng?
Bây giờ là giữa tháng 9, tôi đoán theo âm lich là tháng 8. Tự dưng nửa đêm thức giấc nhớ ra: A, tháng 8 là mùa thu, tức là có Tết Trung Thu. Mà Tết Trung Thu là có bánh trung thu, bánh in, bánh bía, bánh dẻo... khiến tôi nhớ những chiếc bánh in do chính bàn tay của bà ngoại , má và chị em tôi làm mà gần 40 năm qua không còn được ăn nữa.
Ngày nay thức ăn thừa mứa , quần áo đầy tủ, trẻ con bây giờ được hưởng mọi thứ nên chúng không thèm muốn gì. Cha mẹ còn phải năn nỉ hứa hẹn nếu chúng “chịu” ăn, “chịu mặc” thì sẽ cho phép chúng chơi game hay mua món đồ gì đó (mà chúng chỉ chơi chừng dăm phút rồi vất bỏ lăn lóc) chứ không như thời chúng tôi mỗi năm chỉ vào dịp tết và tựu trường mới được may quần áo mới, ăn mứt hạt dưa... Tết Trung Thu mới có bánh đặc biệt dành cho mùa trung thu, đốt đèn lồng xanh đỏ xách đi chơi vòng vòng trong xóm.
Vì vậy ngày xưa, mỗi một phong tục tập quán đều mang ý nghĩa thiêng liêng. Nhà nhà người người đều chờ đợi chào đón ngày lễ đến với sự chuẩn bị chu đáo trân trọng. Nhất là bọn trẻ con thì náo nức đếm ngược ngày, mong cho nó mau tới để được vui hưởng.
Tối qua, tự dưng tôi nhớ “như in” những chiếc bánh in mà ngày xưa mỗi dịp trung thu chúng tôi tự làm, lòng thấy bâng khuâng gì đâu!
Tôi nhớ “như in” cái hương vị ngọt thơm của nếp – cũng do chính bàn tay của ông bà ngoại tôi trồng –của nước cốt dừa của đường. Ậy, vì thế mà bánh in của chúng tôi mới ngon dẻo thơm đặc biệt.
Có lẽ vì cái tâm trạng hoài cổ đó mà đến bây giờ tôi vẫn còn mê bánh in (nhưng không phải bất cứ bánh in nào), mỗi lần có dịp vào chợ VN đi ngang quầy bánh, tôi thường hay tần ngần đứng lại ngắm nhìn rồi tắc lưỡi bỏ đi, nhớ lại hoá chất họ tẩm trong bánh mà nhiều lần tôi mua về ăn thử, cắn một miếng liền nhả ra vì không sao chịu được cái mùi hương giả tạo. Các bạn tôi ngạc nhiên nói:
--Không hiểu sao bồ lại thích cái bánh đó, bột khô ăn mắc nghẹn cổ họng chứ có ngon gì đâu . Mà thích sao không mua vậy?
Tôi chối :
--Thích hồi nào đâu? Ai nói ta thích?
– Cha, cái mặt hớn hở nhìn bánh không nháy mắt ai mà không đoán ra được.
Chúng tôi phì cười khúc khích, bạn tôi thêm:
-- Tao thương mầy là vì vậy. Cái tính của mầy đôi lúc ngây thơ giống con nít quá.
– Tại ta nhớ lại những cái bánh in ngày xưa ngoại với má làm chớ bộ, tôi chống chế
Đúng vậy, đã nhiều năm rồi tôi không hề ăn bánh in hay bánh dẻo
mặc dù tôi rất thích, vì tôi biết 9/10 mình sẽ thất vọng khi mua. Những chiếc bánh do ngoại, má tôi làm thì hoàn toàn khác biệt.
Đó là những chiếc bánh “cây nhà lá vườn “ 100/100 mà bây giờ ta gọi là bio hay organic .
Dạo đó mỗi lần Tết Trung Thu đến, trừ ít bánh trung thu, bánh in, bánh dẻo ngoại mua để cúng ông bà thì ngoại và má thường làm thêm vài ký bánh in cho chị em tôi ăn dần. (Bà ngoại tôi rất khéo tay và siêng năng, cứ vài ba ngày là ngoại làm bánh mỗi lần mỗi khác nhau cho cả nhà thưởng thức)
Bánh đựng trong mấy cái keo bằng thuỷ tinh lớn. Để càng lâu thì bánh càng thấm chất đường, đậu xanh, nước cốt dừa càng ngon dẻo béo. Đặc biệt là chị em chúng tôi được quyền tự lấy ăn mỗi khi thèm chứ không đợi cho phép như thói quen – vì là tết nhi đồng chúng tôi cơ mà.
Tôi vẫn còn hình dung ra được cảnh trước lễ vài tuần, tối tối chị hai chị ba sau khi ở trường về (các chị tôi học trường Nguyễn Trung Trực), cơm nước xong xuôi thì các chị lôi cái thau đựng nếp mà bà ngoại tôi đã rang sẵn một ít bắt “ghế một”ra ngồi cạnh cái cối đá nặng nề để xay bột. Tôi và em gái kế cũng xà vào . Không phải công việc xay bột lôi kéo tôi mà mục đích chính là để hóng chuyện chị hai chị ba kể với nhau đó mà.
Chị lấy cái muỗng ăn canh múc phân nửa nếp rang cho vào cối, rồi cả hai cùng nắm cái thanh gỗ tròn cắm bên hông cối mà quay từ từ nhẹ nhàng đều đặn nhiều vòng cho hạt nếp nát vụng ra rồi mới múc nửa muỗng nếp khác cho vào quay tiếp. Hai bàn tay mềm mại nhỏ nhắn xoay tròn cái cối không có vẻ gì mệt nhọc mà giống như một trò giải trí cởi ngựa xem hoa vì mỗi đêm chị chỉ xay chừng non chén nếp là... ngưng, tối hôm sau mới lại tiếp tục.
Hai người vừa làm vừa thì thầm kể chuyện , mặt mày rạng rỡ, đôi môi hàm tiếu cười duyên dáng mỗi khi đến đoạn thích thú.
Những câu chuyện của “người mới lớn” xem chừng thu hút cái đứa tôi 13,14 tuổi hơn là em gái tôi. Vì vậy thường thì nó ngồi một lúc là lỉnh mất vào giường, chỉ có tôi lúc nào cũng nấn ná bên cạnh hai chị, nuốt từng lời chị hai kể cho chị ba nghe và ngược lại, những chuyện về trường lớp thầy cô, bạn bè, ông giám thị, bạn bè nam nữ-- hấp dẫn nhất là chuyện các anh lớp lớn, hay các ông sĩ quan tán tỉnh hai chị v..v...
Hai người chỉ lợi dụng lúc cùng làm việc bếp núc chung, rửa chén... khi không có sự hiện diện của ông bà ngoại, ba má thì mới có cơ hội kể chuyện thầm kín . Tôi biết tỏng như thế nên hể được dịp là nhảy lại nghe ké.
Có một lần kia, tôi nghe chị hai nói với chị ba mà gương mặt lo âu nghiêm trọng:
--Chết rồi B.T ơi, chắc chị có bầu rồi!
– Cái gì? Làm sao? Sao mà chị có được? Chị ba cũng xanh mặt
--Hồi sáng đi học thầy giám thị kêu buổi trưa ở lại trường tiếp thầy lên văn phòng cộng sổ điểm cùng với anh Nam (là cái anh học lớp đệ nhất vẫn hay theo tán tỉnh chị), lúc thầy đi ra ngoài cái anh Nam nắm tay chị, chị giật lại mà ảnh cứ nắm chặt hồi lâu không chịu buông, tới chừng nghe tiếng chân thầy lúc đó ảnh mới chịu tha ra. Chết rồi, chắc lần này có bầu rồi.
Chị ba lúc đầu cũng giựt mình nhưng vì là người ngoại cuộc nên mau lấy lại bình tỉnh sáng suốt hơn, an ủi chị hai:
--Không có đâu, hổng lẽ bị con trai nắm tay là có bầu. Nếu như vậy thì mình bị mấy anh em họ nắm tay cũng có hết trọi sao.
Tuy vậy, hai chị tôi cũng hồi hộp mà đâu dám hỏi ý kiến người lớn, vì còn ngây thơ cho rằng anh em họ nắm tay là cái nắm tay tự nhiên trong sáng nó khác với người có ý nghĩ vẩn đục mờ ám trong đầu. Tôi kinh hoàng với ý nghĩ nếu như là sự thật thì chắc chắn chị hai sẽ bị ba má cho ăn đòn roi ác liệt lắm
Phải chờ vài tuần khi thấy “những ngày tế nhị” của con gái xuất hiện thì chị mới hoàn toàn yên tâm thoát nạn !
Thế đấy. Ngày xưa thanh niên thiếu nữ 15, 16 mà ngây thơ khờ dại đến độ. Chả bù với thời đại nầy, trẻ ranh 5,6 tuổi đã biết chút chút nầy nọ rồi.
3/-
Đến giai đoạn ép bánh thì tôi được tham gia vào cùng với ngoại, má.
Bà ngoại cho dầu, đường cùng ít nước cốt dừa vắt thật kẹo hoà tan xong rây bột lên nhồi trộn thật lâu cho thấm đều. Nhà có ba cái khuôn, tôi giành làm cái khuôn nhỏ nhất . Ngoại cho ít bột
vào đáy, xong ở chính giữa là đậu xanh ngào đường, phủ lên trên lớp bột xong lấy mặt gỗ có hoa hướng dương ụp vào ép thật mạnh để bánh đừng rời rã. Dùng hai ngón tay cái vịn vào mặt gỗ đẩy xuống trong khi các ngón còn lại thì kéo cái khung kim loại bao quanh bánh ngược lên. Thế là cái bánh in hoa hướng dương xinh xắn xuất hiện trước mắt như thể phép lạ. Tôi rộn lên vì thích thú với kết quả. Tưởng tượng mình là cô tiên có thể biến hoá khối bột, đậu xanh thành cái bánh in nhỏ nhắn diệu kỳ. Chúng tôi đặt bánh lên những tờ giấy pelure trắng tinh đã được cắt thành hình tròn nhỏ vừa với mẫu rồi chất vào keo chờ tối rằm trung thu mới được mang ra thưởng thức. Ôi, nó thơm tho ngon dẻo làm sao! Tôi cắn miếng bánh bằng cả sự trân trọng hạnh phúc vì do chính tay mình tạo ra.
Một kỷ niệm khác về mùa trăng mà đến nay tôi còn nhớ mãi. Là có một năm tôi khoảng 10 tuổi, sau khi đốt đèn lồng đi vòng vòng trong xóm, ăn bánh xong chúng tôi đi ngủ. Đến nửa khuya ngoại ba má đánh thức chúng tôi:
--Mấy đứa dậy nhanh nhanh chạy ra ruộng lượm trăng về kìa kẻo nó lặn mất .
Đang mắt nhắm mắt mở nghe nói trăng rụng tôi tỉnh hẳn.
Từ ngoài sân, chúng tôi nhìn về phía ruộng.
Ô kìa, một mặt trăng tròn vành vạnh, sáng vằng vặc nằm sát chân trời. Phía trên đầu tôi là mấy nhánh dừa buông lã lướt theo làn gió nhẹ mát. Có cảm tưởng như trăng treo đầu cành.
Ngoại cười bảo :
--Thấy trăng tròn đẹp không? Con ra lượm mang về đi.
Trong trí óc non nớt, tôi tin là trăng rụng thật. Nhưng vì sợ ma không dám ra ruộng một mình nên đành chỉ đứng nhìn nàng trăng từ từ lặn xuống. Tôi ngơ ngẩn tiếc nuối vô cùng. Vài năm sau lớn lên, biết ngoại và ba má nói đùa nhưng tôi vẫn mong ước sao câu chuyện thần tiên ấy không là sự thật nhỉ.
4/-
Đến năm 1977 trở về sau thì chúng tôi không còn được ăn những chiếc bánh in tự làm nữa .
Chúng tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà đơn sơ nhưng đầy ắp tình yêu thương đoàn kết bốn thế hệ quây quần. Mọi vật dụng có chút giá trị đều bị chiếm. Tất nhiên có cả chiếc cối đá quết bánh phồng, chiếc cối đá xay bột... Từ đó về sau chúng tôi chỉ mua bánh chợ.
Nhưng không hiểu vì sao, có 2 trong 3 khuôn bánh lại may mắn trở về cùng chúng tôi (chắc là do người hàng xóm nhặt được trong đống rác kẻ chiếm nhà quăng bỏ). Một lần về thăm gia đình tôi mang nó theo với ý định tự xay bột bằng máy xay cafe để tìm lại dư vị cũ. Thử nhiều lần nhưng tôi hoàn toàn thất bại . Không thể nào, không bao giờ còn giống như cái ngày xa xưa nữa.
Cho nên đối với tôi, những chiếc bánh in ngày ấy nó trở thành vô giá bởi sự ngon thơm đã đành, mà còn bởi chắt chiu từ những bàn tay chăm chút của ngoại của má của chị em tôi. Và đằng sau nó, còn là cả một chuỗi kỷ niệm êm đềm của thời niên thiếu sẽ còn theo tôi mãi đến cuối đường đời.
Mùa Trung Thu 2016
Thanh Hà Switzerland
Vầng trăng từ độ lên ngôi ... (Lưu Trọng Lư )
1/-
Đó là những chiếc bánh có màu trắng đục chứ không trắng tinh, hình tròn kích thước từ 5cm, 7cm đến 9cm . Mặt bánh trang trí hình hoa hướng dương nhưng vì bột không mịn nên các góc cạnh của hoa xù xì chứ không rỏ nét như bánh mua từ chợ.
Nó được ép ra từ hai bàn tay thô kệch xương xẫu quanh năm quen với công việc nặng nhọc hết ruộng đồng thì quay qua xúc tép câu cá, nhổ rau của bà ngoại tôi. Từ bàn tay chai sạn vì cầm kéo cắt vải , kim may của má tôi. Từ bàn tay non nớt chỉ biết sách bút của chúng tôi .
Về hình thức nó có vẻ đẹp của cô thôn nữ chất phác đơn sơ so với sự mặn mà sắc sảo cô gái thị thành của bánh chợ qua bàn tay người thợ chuyên nghiệp nhào nặn.
Nhưng với tôi – tự ngày xa xưa ấy cho mãi tận bây giờ -- đó là những chiếc bánh in ngon nhất cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mà chưa có bánh nào đánh bại để giành ngôi .
Với tôi, nó vô giá ! Mãi mãi !
2/-
Từ nhiều năm rồi tôi không có dịp sử dụng cuốn lịch có ngày âm nữa , mà chỉ xài theo dương lịch thôi.
Vì vậy, những lễ lớn đối với người Việt như Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng , Phật Đản, Vu Lan, Tết Trung Thu... tôi chỉ đoán mò hoặc nghe các bạn Việt Nam báo thì mới biết chính xác ngày. Lúc ấy có khi nó đã trôi qua rồi. Mà nếu nó chưa tới thì cũng biết để biết thế thôi chứ tôi không cúng kiếng hay tổ chức vui chơi gì hết .
Ngoại trừ mấy năm sau nầy nhân dịp tết nguyên đán tôi có mua các loại trái cây cho vào cái dĩa to chưng lên trước bàn thờ Đức Phật (là tấm hình Đức Phật Thích Ca được tôi đóng khung treo trang trọng trên vách) phía dưới là ảnh ông bà ngoại, ba má, chồng và em gái tôi. Các bức hình được tôi lồng vào chung một tấm kính lớn, đặt trên cái bàn dùng cho văn phòng mà ta hay gọi tắt là bureau.
Thế là Phật Chúa cùng ở cạnh nhau hoà bình êm ả.
Chồng tôi đạo Thiên Chúa. Nhưng mấy chục năm sống chung chả bao giờ tôi thấy anh ấy đi lễ nhà thờ cả. Tuy vậy các kinh thánh anh ấy đều thuộc làu. Tôi cũng quên không hỏi vì sao anh không đi lễ. Có thể do lúc nhỏ ba mẹ chồng tôi gởi anh vào học trường dòng với các bà Sœurs, mà các bà ấy nghiêm khắc quá đáng hay phạt học trò bằng những hình phạt thể xác đau đớn cho nên lớn lên anh khó thể gần gủi với giới tu hành chăng?
Bây giờ là giữa tháng 9, tôi đoán theo âm lich là tháng 8. Tự dưng nửa đêm thức giấc nhớ ra: A, tháng 8 là mùa thu, tức là có Tết Trung Thu. Mà Tết Trung Thu là có bánh trung thu, bánh in, bánh bía, bánh dẻo... khiến tôi nhớ những chiếc bánh in do chính bàn tay của bà ngoại , má và chị em tôi làm mà gần 40 năm qua không còn được ăn nữa.
Ngày nay thức ăn thừa mứa , quần áo đầy tủ, trẻ con bây giờ được hưởng mọi thứ nên chúng không thèm muốn gì. Cha mẹ còn phải năn nỉ hứa hẹn nếu chúng “chịu” ăn, “chịu mặc” thì sẽ cho phép chúng chơi game hay mua món đồ gì đó (mà chúng chỉ chơi chừng dăm phút rồi vất bỏ lăn lóc) chứ không như thời chúng tôi mỗi năm chỉ vào dịp tết và tựu trường mới được may quần áo mới, ăn mứt hạt dưa... Tết Trung Thu mới có bánh đặc biệt dành cho mùa trung thu, đốt đèn lồng xanh đỏ xách đi chơi vòng vòng trong xóm.
Vì vậy ngày xưa, mỗi một phong tục tập quán đều mang ý nghĩa thiêng liêng. Nhà nhà người người đều chờ đợi chào đón ngày lễ đến với sự chuẩn bị chu đáo trân trọng. Nhất là bọn trẻ con thì náo nức đếm ngược ngày, mong cho nó mau tới để được vui hưởng.
Tối qua, tự dưng tôi nhớ “như in” những chiếc bánh in mà ngày xưa mỗi dịp trung thu chúng tôi tự làm, lòng thấy bâng khuâng gì đâu!
Tôi nhớ “như in” cái hương vị ngọt thơm của nếp – cũng do chính bàn tay của ông bà ngoại tôi trồng –của nước cốt dừa của đường. Ậy, vì thế mà bánh in của chúng tôi mới ngon dẻo thơm đặc biệt.
Có lẽ vì cái tâm trạng hoài cổ đó mà đến bây giờ tôi vẫn còn mê bánh in (nhưng không phải bất cứ bánh in nào), mỗi lần có dịp vào chợ VN đi ngang quầy bánh, tôi thường hay tần ngần đứng lại ngắm nhìn rồi tắc lưỡi bỏ đi, nhớ lại hoá chất họ tẩm trong bánh mà nhiều lần tôi mua về ăn thử, cắn một miếng liền nhả ra vì không sao chịu được cái mùi hương giả tạo. Các bạn tôi ngạc nhiên nói:
--Không hiểu sao bồ lại thích cái bánh đó, bột khô ăn mắc nghẹn cổ họng chứ có ngon gì đâu . Mà thích sao không mua vậy?
Tôi chối :
--Thích hồi nào đâu? Ai nói ta thích?
– Cha, cái mặt hớn hở nhìn bánh không nháy mắt ai mà không đoán ra được.
Chúng tôi phì cười khúc khích, bạn tôi thêm:
-- Tao thương mầy là vì vậy. Cái tính của mầy đôi lúc ngây thơ giống con nít quá.
– Tại ta nhớ lại những cái bánh in ngày xưa ngoại với má làm chớ bộ, tôi chống chế
Đúng vậy, đã nhiều năm rồi tôi không hề ăn bánh in hay bánh dẻo
mặc dù tôi rất thích, vì tôi biết 9/10 mình sẽ thất vọng khi mua. Những chiếc bánh do ngoại, má tôi làm thì hoàn toàn khác biệt.
Đó là những chiếc bánh “cây nhà lá vườn “ 100/100 mà bây giờ ta gọi là bio hay organic .
Dạo đó mỗi lần Tết Trung Thu đến, trừ ít bánh trung thu, bánh in, bánh dẻo ngoại mua để cúng ông bà thì ngoại và má thường làm thêm vài ký bánh in cho chị em tôi ăn dần. (Bà ngoại tôi rất khéo tay và siêng năng, cứ vài ba ngày là ngoại làm bánh mỗi lần mỗi khác nhau cho cả nhà thưởng thức)
Bánh đựng trong mấy cái keo bằng thuỷ tinh lớn. Để càng lâu thì bánh càng thấm chất đường, đậu xanh, nước cốt dừa càng ngon dẻo béo. Đặc biệt là chị em chúng tôi được quyền tự lấy ăn mỗi khi thèm chứ không đợi cho phép như thói quen – vì là tết nhi đồng chúng tôi cơ mà.
Tôi vẫn còn hình dung ra được cảnh trước lễ vài tuần, tối tối chị hai chị ba sau khi ở trường về (các chị tôi học trường Nguyễn Trung Trực), cơm nước xong xuôi thì các chị lôi cái thau đựng nếp mà bà ngoại tôi đã rang sẵn một ít bắt “ghế một”ra ngồi cạnh cái cối đá nặng nề để xay bột. Tôi và em gái kế cũng xà vào . Không phải công việc xay bột lôi kéo tôi mà mục đích chính là để hóng chuyện chị hai chị ba kể với nhau đó mà.
Chị lấy cái muỗng ăn canh múc phân nửa nếp rang cho vào cối, rồi cả hai cùng nắm cái thanh gỗ tròn cắm bên hông cối mà quay từ từ nhẹ nhàng đều đặn nhiều vòng cho hạt nếp nát vụng ra rồi mới múc nửa muỗng nếp khác cho vào quay tiếp. Hai bàn tay mềm mại nhỏ nhắn xoay tròn cái cối không có vẻ gì mệt nhọc mà giống như một trò giải trí cởi ngựa xem hoa vì mỗi đêm chị chỉ xay chừng non chén nếp là... ngưng, tối hôm sau mới lại tiếp tục.
Hai người vừa làm vừa thì thầm kể chuyện , mặt mày rạng rỡ, đôi môi hàm tiếu cười duyên dáng mỗi khi đến đoạn thích thú.
Những câu chuyện của “người mới lớn” xem chừng thu hút cái đứa tôi 13,14 tuổi hơn là em gái tôi. Vì vậy thường thì nó ngồi một lúc là lỉnh mất vào giường, chỉ có tôi lúc nào cũng nấn ná bên cạnh hai chị, nuốt từng lời chị hai kể cho chị ba nghe và ngược lại, những chuyện về trường lớp thầy cô, bạn bè, ông giám thị, bạn bè nam nữ-- hấp dẫn nhất là chuyện các anh lớp lớn, hay các ông sĩ quan tán tỉnh hai chị v..v...
Hai người chỉ lợi dụng lúc cùng làm việc bếp núc chung, rửa chén... khi không có sự hiện diện của ông bà ngoại, ba má thì mới có cơ hội kể chuyện thầm kín . Tôi biết tỏng như thế nên hể được dịp là nhảy lại nghe ké.
Có một lần kia, tôi nghe chị hai nói với chị ba mà gương mặt lo âu nghiêm trọng:
--Chết rồi B.T ơi, chắc chị có bầu rồi!
– Cái gì? Làm sao? Sao mà chị có được? Chị ba cũng xanh mặt
--Hồi sáng đi học thầy giám thị kêu buổi trưa ở lại trường tiếp thầy lên văn phòng cộng sổ điểm cùng với anh Nam (là cái anh học lớp đệ nhất vẫn hay theo tán tỉnh chị), lúc thầy đi ra ngoài cái anh Nam nắm tay chị, chị giật lại mà ảnh cứ nắm chặt hồi lâu không chịu buông, tới chừng nghe tiếng chân thầy lúc đó ảnh mới chịu tha ra. Chết rồi, chắc lần này có bầu rồi.
Chị ba lúc đầu cũng giựt mình nhưng vì là người ngoại cuộc nên mau lấy lại bình tỉnh sáng suốt hơn, an ủi chị hai:
--Không có đâu, hổng lẽ bị con trai nắm tay là có bầu. Nếu như vậy thì mình bị mấy anh em họ nắm tay cũng có hết trọi sao.
Tuy vậy, hai chị tôi cũng hồi hộp mà đâu dám hỏi ý kiến người lớn, vì còn ngây thơ cho rằng anh em họ nắm tay là cái nắm tay tự nhiên trong sáng nó khác với người có ý nghĩ vẩn đục mờ ám trong đầu. Tôi kinh hoàng với ý nghĩ nếu như là sự thật thì chắc chắn chị hai sẽ bị ba má cho ăn đòn roi ác liệt lắm
Phải chờ vài tuần khi thấy “những ngày tế nhị” của con gái xuất hiện thì chị mới hoàn toàn yên tâm thoát nạn !
Thế đấy. Ngày xưa thanh niên thiếu nữ 15, 16 mà ngây thơ khờ dại đến độ. Chả bù với thời đại nầy, trẻ ranh 5,6 tuổi đã biết chút chút nầy nọ rồi.
3/-
Đến giai đoạn ép bánh thì tôi được tham gia vào cùng với ngoại, má.
Bà ngoại cho dầu, đường cùng ít nước cốt dừa vắt thật kẹo hoà tan xong rây bột lên nhồi trộn thật lâu cho thấm đều. Nhà có ba cái khuôn, tôi giành làm cái khuôn nhỏ nhất . Ngoại cho ít bột
Khuôn bánh In của Ngoại |
Một kỷ niệm khác về mùa trăng mà đến nay tôi còn nhớ mãi. Là có một năm tôi khoảng 10 tuổi, sau khi đốt đèn lồng đi vòng vòng trong xóm, ăn bánh xong chúng tôi đi ngủ. Đến nửa khuya ngoại ba má đánh thức chúng tôi:
--Mấy đứa dậy nhanh nhanh chạy ra ruộng lượm trăng về kìa kẻo nó lặn mất .
Đang mắt nhắm mắt mở nghe nói trăng rụng tôi tỉnh hẳn.
Từ ngoài sân, chúng tôi nhìn về phía ruộng.
Ô kìa, một mặt trăng tròn vành vạnh, sáng vằng vặc nằm sát chân trời. Phía trên đầu tôi là mấy nhánh dừa buông lã lướt theo làn gió nhẹ mát. Có cảm tưởng như trăng treo đầu cành.
Ngoại cười bảo :
--Thấy trăng tròn đẹp không? Con ra lượm mang về đi.
Trong trí óc non nớt, tôi tin là trăng rụng thật. Nhưng vì sợ ma không dám ra ruộng một mình nên đành chỉ đứng nhìn nàng trăng từ từ lặn xuống. Tôi ngơ ngẩn tiếc nuối vô cùng. Vài năm sau lớn lên, biết ngoại và ba má nói đùa nhưng tôi vẫn mong ước sao câu chuyện thần tiên ấy không là sự thật nhỉ.
4/-
Đến năm 1977 trở về sau thì chúng tôi không còn được ăn những chiếc bánh in tự làm nữa .
Chúng tôi bị đuổi ra khỏi căn nhà đơn sơ nhưng đầy ắp tình yêu thương đoàn kết bốn thế hệ quây quần. Mọi vật dụng có chút giá trị đều bị chiếm. Tất nhiên có cả chiếc cối đá quết bánh phồng, chiếc cối đá xay bột... Từ đó về sau chúng tôi chỉ mua bánh chợ.
Nhưng không hiểu vì sao, có 2 trong 3 khuôn bánh lại may mắn trở về cùng chúng tôi (chắc là do người hàng xóm nhặt được trong đống rác kẻ chiếm nhà quăng bỏ). Một lần về thăm gia đình tôi mang nó theo với ý định tự xay bột bằng máy xay cafe để tìm lại dư vị cũ. Thử nhiều lần nhưng tôi hoàn toàn thất bại . Không thể nào, không bao giờ còn giống như cái ngày xa xưa nữa.
Cho nên đối với tôi, những chiếc bánh in ngày ấy nó trở thành vô giá bởi sự ngon thơm đã đành, mà còn bởi chắt chiu từ những bàn tay chăm chút của ngoại của má của chị em tôi. Và đằng sau nó, còn là cả một chuỗi kỷ niệm êm đềm của thời niên thiếu sẽ còn theo tôi mãi đến cuối đường đời.
Mùa Trung Thu 2016
Thanh Hà Switzerland
Cám ơn Thanh Hà nhiều nha .
Trả lờiXóaBài viết hay quá , gợi nhớ 1 thời xa xưa , thuở thiếu thời sống với cha mẹ và a/c/e trong 1 mái nhà , thật là êm đềm và hạnh phúc , tiếc nuối những kỷ niệm ấy nay đã khg còn ...
Sư Tỷ Kim Trúc ơi, chị Thanh Hà gởi lời nhắn đến tỷ:
Trả lờiXóa"Thanh Hà cám ơn Katie Kim đã có nhận xét hay về bài Chiếc Bánh In. Đúng vậy, thời thơ ấu bao giờ cũng để lại nuối tiếc trong lòng chúng ta. Chúng ta cất giữ Quá Khứ , trân trọng từng phút giây Hiện Tại để một ngày nào ta có trở về cát bụi cũng không còn gì hối tiếc vậy. T.H "
Chị TH ơi , khg những KT đọc , thích , cmt mà còn chia sẽ trên fb cho bạn bè của em đọc cho bạn mình nhớ lây những Tết Trung Thu và những kỷ niệm ở quê nhà thuở nhỏ nữa đó .
Trả lờiXóaThêm lời nhắn của chị Thanh Hà nữa nè:
Trả lờiXóa" ồ T.H thật là vui được Katie thích và đăng lại trên FB cho bạn bè cùng đọc. Cám ơn KT nhiều nhé.
Nghe HT nói, thì ra KT là người dạo sau nầy hát những bài hát rất truyền cảm đây mà. Hân hạnh "