Tùy bút của Hình Toàn
Mẹ ngồi đó khi nắng chiều buông dần
Nhìn về phía trời xa kia nhớ con
Mẹ nuôi bao hy vọng đường đời con lớn khôn
Luôn muốn con quay về nằm bên nôi thuở xưa
..........
Giờ thì mẹ đi xa bên đời không còn nghe tiếng ru
Con ngồi nghe tiếng thời gian đếm bao nhiêu niềm đau
Giờ này mẹ có hay đường đời mình con đi
Không có ai đứng trông đợi ...mẹ ơi mẹ ơi
........
Nước mắt rơi vào đêm con về theo bóng hoàng hôn
(Theo bóng hoàng hôn. Nhạc: Lê Quang)
Khi nghe lời bản nhạc và nhìn hình ảnh quê nhà vào những buổi chiều hoàng hôn đỏ thẳm sắp lặn vào dòng nước cuối trời làm tôi liên tưởng đến những người cha người mẹ có một thời âm thầm tiễn bước con đi những năm sau 75. Ôi ! Một sự chia lìa không hẹn ngày gặp lại, khi đành lòng cho những đứa con còn quá nhỏ chưa tới tuổi trưởng thành (chừng 13-14 hay 8-9 tuổi, trong đó có em tôi, ngày tôi cõng em bước tàu em mới vừa 8 tuổi) theo anh chị bà con hay bạn bè, có khi cả người dưng, lúc màn đêm buông xuống lặng lẽ xuống tàu vượt biển ra khơi, những đứa trẻ chưa kịp lớn đã lìa xa quê đi đến phương trời vô định. Có ai hiểu nỗi lòng cha mẹ ...con đi rồi cứ chiều chiều ngóng đợi tin con, mong con mình đến được chốn bình an, mong con khôn lớn nên người, tôi nghĩ họ rất can đảm vì tương lai mà phải cắt ruột chia lìa, con đi mà không biết sẽ về đâu ? hay sống chết thế nào ?
Quê tôi Rạch Giá vùng biển nên rất dễ ra khơi, chợ thì nằm cạnh bến tàu, ghé tàu đánh cá ra vào tấp nập mỗi ngày, nhà thương, sân quần vợt sân vận động đều nằm cạnh cửa biển, nên có nhiều chuyến vượt biên cũng xuống bến tại nơi này, như chuyến của thằng em tôi cũng đi từ cửa biển gần cầu Đúc, qua cầu là chạy thẳng ra cửa biển (nhưng có khi cũng bị bắt lại rồi vô khám lớn hoặc xuống kinh làng thứ 7 trồng tràm hay làm ruộng)
Vì địa thế tốt như vậy nên có nhiều người ở các tỉnh khác đều đến quê tôi tìm đường ra biển, các bạn đừng ngạc nhiên vì sao dân Rạch Giá ra đi nhiều là thế. Hôm nay tình cờ nhìn thấy bức hình cảnh đường ra biển từ khu cầu đúc ở phía xa xa và con đường Phó cơ Điều cắt ngang đường Minh Mạng ngay đầu cầu ông Đình Ký (có nhà bán vật liệu xây dựng Ngọc Cẩm và khách sạn Hoà Bình) thì những kỷ niệm xưa lại ùa về, tôi nhìn thấy dưới tàn cây trứng cá và hàng bông giấy cặp bờ sông là nơi bán bánh bèo chén mỗi buổi chiều tối
Và cũng trên con đường này chạy xuống một chút là tới xóm nhà tôi, ngày ra đi tôi không hẹn ngày về nhưng khi từ biệt cha già tôi hứa sẽ gởi quà về, nên khi qua đến xứ người chị em tôi cố gắng đi làm chắc chiu từng đồng, đóng từ thùng quà nặng trĩu tình thương gởi về giúp gia đình, sau năm năm ngóng đợi tin con, cha tôi từ giã cỏi đời khi tuổi đời chưa đến đổi già nua (65)
Có trăm ngàn lần khi hoàng hôn buông xuống, nơi quê hương này nơi bờ biển đó có bao bậc sinh thành ngóng đợi tin con
Không biết các bạn còn nhớ con đường mỗi khi đi qua cầu chợ cá để đến trường NTT chúng ta đều thấy hai công trình mang dáng dấp cho sự phồn vinh
Một “ngân hàng Việt Nam Thương Tín” và một “Thư Viện” mang tên anh hùng Nguyễn Trung Trực ...ÔI
Một thời để thương một thời để nhớ
Áo trắng sân trường tà áo em bay
Thương em tóc cột đuôi gà
Tình tôi theo gió, gió lùa tóc mây
Đầu thập niên 90 có những chuyến bay đưa những đứa con xa quê về thăm lại quê hương lúc ấy phải quá cảnh tại phi trường Phi Luật Tân, khi đó đi về cũng rất khó khăn nhưng tôi cũng cố dẫn em tôi về thăm mẹ, vì tôi sợ lỡ có một ngày mẹ không chờ được, giống ba tôi sớm vội lìa đời thì tôi sẽ vô vàn hối hận, sau mười năm lần đầu trở lại thăm quê, khi phi cơ còn bay lượn trên bầu trời Tân Sơn Nhất thì tất cả mọi người Việt mắt đều rưng rưng lệ ...ôi xúc động bồi hồi, ngày ra đi tưởng là không có ngày trở lại .
Trên đường về Rạch Giá lòng cứ bồn chồn trông cho mau đến nơi ..xe qua kinh B, kinh 8, Rạch sỏi và rồi khi nhìn thấy Cổng Tam Quan một biểu tượng của tỉnh nhà mà không tỉnh thành nào có được
Mười năm ...ôi mười năm lần đầu trở về chốn xưa Rạch Giá vẫn như xưa, hòn rùa vẫn còn đó nhưng “CHA TÔI” thì đã không còn
Đúng như câu :
Nước mắt rơi đêm con về ....theo bóng hoàng hôn
Hình Toàn
Mẹ ngồi đó khi nắng chiều buông dần
Nhìn về phía trời xa kia nhớ con
Mẹ nuôi bao hy vọng đường đời con lớn khôn
Luôn muốn con quay về nằm bên nôi thuở xưa
..........
Giờ thì mẹ đi xa bên đời không còn nghe tiếng ru
Con ngồi nghe tiếng thời gian đếm bao nhiêu niềm đau
Giờ này mẹ có hay đường đời mình con đi
Không có ai đứng trông đợi ...mẹ ơi mẹ ơi
........
Nước mắt rơi vào đêm con về theo bóng hoàng hôn
(Theo bóng hoàng hôn. Nhạc: Lê Quang)
Khi nghe lời bản nhạc và nhìn hình ảnh quê nhà vào những buổi chiều hoàng hôn đỏ thẳm sắp lặn vào dòng nước cuối trời làm tôi liên tưởng đến những người cha người mẹ có một thời âm thầm tiễn bước con đi những năm sau 75. Ôi ! Một sự chia lìa không hẹn ngày gặp lại, khi đành lòng cho những đứa con còn quá nhỏ chưa tới tuổi trưởng thành (chừng 13-14 hay 8-9 tuổi, trong đó có em tôi, ngày tôi cõng em bước tàu em mới vừa 8 tuổi) theo anh chị bà con hay bạn bè, có khi cả người dưng, lúc màn đêm buông xuống lặng lẽ xuống tàu vượt biển ra khơi, những đứa trẻ chưa kịp lớn đã lìa xa quê đi đến phương trời vô định. Có ai hiểu nỗi lòng cha mẹ ...con đi rồi cứ chiều chiều ngóng đợi tin con, mong con mình đến được chốn bình an, mong con khôn lớn nên người, tôi nghĩ họ rất can đảm vì tương lai mà phải cắt ruột chia lìa, con đi mà không biết sẽ về đâu ? hay sống chết thế nào ?
Quê tôi Rạch Giá vùng biển nên rất dễ ra khơi, chợ thì nằm cạnh bến tàu, ghé tàu đánh cá ra vào tấp nập mỗi ngày, nhà thương, sân quần vợt sân vận động đều nằm cạnh cửa biển, nên có nhiều chuyến vượt biên cũng xuống bến tại nơi này, như chuyến của thằng em tôi cũng đi từ cửa biển gần cầu Đúc, qua cầu là chạy thẳng ra cửa biển (nhưng có khi cũng bị bắt lại rồi vô khám lớn hoặc xuống kinh làng thứ 7 trồng tràm hay làm ruộng)
Vì địa thế tốt như vậy nên có nhiều người ở các tỉnh khác đều đến quê tôi tìm đường ra biển, các bạn đừng ngạc nhiên vì sao dân Rạch Giá ra đi nhiều là thế. Hôm nay tình cờ nhìn thấy bức hình cảnh đường ra biển từ khu cầu đúc ở phía xa xa và con đường Phó cơ Điều cắt ngang đường Minh Mạng ngay đầu cầu ông Đình Ký (có nhà bán vật liệu xây dựng Ngọc Cẩm và khách sạn Hoà Bình) thì những kỷ niệm xưa lại ùa về, tôi nhìn thấy dưới tàn cây trứng cá và hàng bông giấy cặp bờ sông là nơi bán bánh bèo chén mỗi buổi chiều tối
Và cũng trên con đường này chạy xuống một chút là tới xóm nhà tôi, ngày ra đi tôi không hẹn ngày về nhưng khi từ biệt cha già tôi hứa sẽ gởi quà về, nên khi qua đến xứ người chị em tôi cố gắng đi làm chắc chiu từng đồng, đóng từ thùng quà nặng trĩu tình thương gởi về giúp gia đình, sau năm năm ngóng đợi tin con, cha tôi từ giã cỏi đời khi tuổi đời chưa đến đổi già nua (65)
Có trăm ngàn lần khi hoàng hôn buông xuống, nơi quê hương này nơi bờ biển đó có bao bậc sinh thành ngóng đợi tin con
Không biết các bạn còn nhớ con đường mỗi khi đi qua cầu chợ cá để đến trường NTT chúng ta đều thấy hai công trình mang dáng dấp cho sự phồn vinh
Một “ngân hàng Việt Nam Thương Tín” và một “Thư Viện” mang tên anh hùng Nguyễn Trung Trực ...ÔI
Một thời để thương một thời để nhớ
Áo trắng sân trường tà áo em bay
Thương em tóc cột đuôi gà
Tình tôi theo gió, gió lùa tóc mây
Đầu thập niên 90 có những chuyến bay đưa những đứa con xa quê về thăm lại quê hương lúc ấy phải quá cảnh tại phi trường Phi Luật Tân, khi đó đi về cũng rất khó khăn nhưng tôi cũng cố dẫn em tôi về thăm mẹ, vì tôi sợ lỡ có một ngày mẹ không chờ được, giống ba tôi sớm vội lìa đời thì tôi sẽ vô vàn hối hận, sau mười năm lần đầu trở lại thăm quê, khi phi cơ còn bay lượn trên bầu trời Tân Sơn Nhất thì tất cả mọi người Việt mắt đều rưng rưng lệ ...ôi xúc động bồi hồi, ngày ra đi tưởng là không có ngày trở lại .
Trên đường về Rạch Giá lòng cứ bồn chồn trông cho mau đến nơi ..xe qua kinh B, kinh 8, Rạch sỏi và rồi khi nhìn thấy Cổng Tam Quan một biểu tượng của tỉnh nhà mà không tỉnh thành nào có được
Mười năm ...ôi mười năm lần đầu trở về chốn xưa Rạch Giá vẫn như xưa, hòn rùa vẫn còn đó nhưng “CHA TÔI” thì đã không còn
Đúng như câu :
Nước mắt rơi đêm con về ....theo bóng hoàng hôn
Hình Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét