Truyện ngắn của Kim Hương
Hôm qua là giỗ của Ngoại tôi, Ngoại mất khi Mẹ tôi mới 9 tuổi. Mẹ tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ nên phải sống với bà Ngoại là bà Cố của tôi. Theo lời kể của Mẹ bà Cố tôi là một người rất phong kiến, trọng nam kinh nữ, thương cháu nội hơn cháu ngoại nên cả một thời tuổi thơ của Mẹ tôi tràn ngập trong đòn roi và nước mắt.
Ngoại tôi mất thế là Mẹ tôi phải nghỉ học vì theo quan điểm của bà Cố con gái học nhiều làm gì chỉ cần giỏi Nữ công gia chánh là được. Lúc đó Mẹ đang học lớp Ba dú sao so với những người đồng trang lứa thời đó, Mẹ tôi đã được đi học để biết đọc biết viết rành rẽ tiếng Việt và một chút tiếng Pháp.
Kể từ đó Mẹ tôi phải làm việc nhà, giữ mấy đứa em họ là con của các ông cậu tôi, phải đội bánh đi bán đem tiền về cho bà Cố dù cho Cố tôi là người có của ăn của để và khi Ngoại mất có để lại cả một ô vàng.
Nhà Cố có trồng rất nhiều ổi "tám tháng" là giống ổi ngon nhưng con cháu chỉ được phép ăn cây ổi nẻ còn ổi ngon Cố dành để bán. Mỗi khi thấy bà Cố cặp thúng ra vườn là Mẹ tôi biết thế nào bà cũng sai Mẹ đi bán ổi. Thế là Mẹ trèo nhanh lên cây ổi nẻ hái rồi đem giấu để khi đi bán Mẹ sẽ cho thêm ổi này vào ổi của Cố để bán cho đắt hàng (như một hình thức khuyến mãi thời nay đó mà) vì nếu bán ế không hết về sẽ bị đánh đòn. Có lần Mẹ đội cả xề bánh bèo trên đầu gặp hôm trời giông bị gió thổi đổ, biết thế nào về cũng bị đòn nên Mẹ ngồi khóc, cũng may hôm đó có dì Ba là bạn của Ngoại đi ngang qua nhìn thấy mới cho Mẹ tiền đúng với số tiền bán bánh coi như bà mua giúp số bánh bị hư. Thế mà sau đó bà Cố biết chuyện Mẹ tôi vẫn bị đòn.
Đến khi Mẹ 15 - 16 tuổi thì đi xẻ cá mướn cho ông cậu mợ Sáu ở gần nhà, làm mướn được bao nhiêu tiền phải đem về đưa đủ cho Cố, mỗi ngày Cố đều hỏi chủ xem Mẹ làm được mấy đồng mấy cắc để xem Mẹ có giấu lại đồng nào không. Làm cực khổ thế nhưng Cố vẫn cho Mẹ mặc vá chùm vá đụp đến nỗi bà mợ Sáu hỏi Mẹ "Liên à! Mày lớn rồi không mắc cỡ sao mà ăn mặc thế"
Mẹ trả lời: "Con cũng mắc cỡ chớ nhưng Ngoại con không may cho thì phải chịu"
Bà mợ Sáu: "Thế tiền mày làm đâu, sao không mua vải mà may?"
Mẹ: - Tiền con làm phải đem về hết cho Ngoại rồi
Bà mợ Sáu: - Sao không biết giấu lại ngày một ít
Mẹ: - Mợ cũng biết mà, ngày nào Ngoại cũng hỏi mợ xem con làm được bao nhiêu thì làm sao mà giấu, chưa nói đến may đồ Ngoại sẽ thắc mắc tiền đâu mà may.
Bà mợ thấy thương Mẹ quá nên mới bày cho Mẹ mỗi ngày bà bớt lại mấy cắc cất để dành cho Mẹ đợi đến khi đủ tiền thì may cho mẹ bộ đồ rồi bảo bà mợ Ba là dâu của Cố đem cho Mẹ. Nhưng cũng chỉ được 1 lần vì nếu cho hoài sẽ bị bà Cố rầy và sinh nghi.
Tuổi thơ của Mẹ cực khổ trăm bề nên mỗi lần Mẹ kể tôi và Mẹ đều khóc hết nước mắt. Ông ngoại tôi là hương hào Giỏi còn bà cô tôi là bà cả Phụng những người có địa vị thời xưa nhưng sao cuộc đời của Mẹ tôi lại cơ cực thế kia. Thế mà khi trưởng thành Mẹ tôi vẫn hiếu thảo với bà cô 2, bà cô 4, ông chú 5. ông chú 6 là chị em của ông Ngoại và ông cậu ba ông cậu sáu là anh em của bà Ngoại. Mỗi khi có đồ ăn ngon (mà Mẹ tôi nổi tiếng là nấu ăn cực ngon) là Mẹ lại sai tôi đem cho các ông, còn bà cô 4 ở dưới ruộng lên thăm đều ở nhà ba mẹ tôi được Mẹ tôi chăm sóc rất ân cần chu đáo. Mỗi năm Mẹ đều may quần áo cho các ông các bà.
Giờ Mẹ tôi đã xa rời trần thế, ba mươi sáu năm qua tôi không còn Mẹ để thương để khóc cho tuổi thơ khốn khó của Mẹ. Hình bóng Mẹ vẫn luôn ngự trị trong trái tim con. Đêm đêm con vẫn mơ về Mẹ. Ngày ngày Mẹ vẫn hiện hữu bên con. MẸ ƠI CON YÊU MẸ...
Kim Hương
Mar 2016
Hôm qua là giỗ của Ngoại tôi, Ngoại mất khi Mẹ tôi mới 9 tuổi. Mẹ tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ nên phải sống với bà Ngoại là bà Cố của tôi. Theo lời kể của Mẹ bà Cố tôi là một người rất phong kiến, trọng nam kinh nữ, thương cháu nội hơn cháu ngoại nên cả một thời tuổi thơ của Mẹ tôi tràn ngập trong đòn roi và nước mắt.
Ngoại tôi mất thế là Mẹ tôi phải nghỉ học vì theo quan điểm của bà Cố con gái học nhiều làm gì chỉ cần giỏi Nữ công gia chánh là được. Lúc đó Mẹ đang học lớp Ba dú sao so với những người đồng trang lứa thời đó, Mẹ tôi đã được đi học để biết đọc biết viết rành rẽ tiếng Việt và một chút tiếng Pháp.
Kể từ đó Mẹ tôi phải làm việc nhà, giữ mấy đứa em họ là con của các ông cậu tôi, phải đội bánh đi bán đem tiền về cho bà Cố dù cho Cố tôi là người có của ăn của để và khi Ngoại mất có để lại cả một ô vàng.
Nhà Cố có trồng rất nhiều ổi "tám tháng" là giống ổi ngon nhưng con cháu chỉ được phép ăn cây ổi nẻ còn ổi ngon Cố dành để bán. Mỗi khi thấy bà Cố cặp thúng ra vườn là Mẹ tôi biết thế nào bà cũng sai Mẹ đi bán ổi. Thế là Mẹ trèo nhanh lên cây ổi nẻ hái rồi đem giấu để khi đi bán Mẹ sẽ cho thêm ổi này vào ổi của Cố để bán cho đắt hàng (như một hình thức khuyến mãi thời nay đó mà) vì nếu bán ế không hết về sẽ bị đánh đòn. Có lần Mẹ đội cả xề bánh bèo trên đầu gặp hôm trời giông bị gió thổi đổ, biết thế nào về cũng bị đòn nên Mẹ ngồi khóc, cũng may hôm đó có dì Ba là bạn của Ngoại đi ngang qua nhìn thấy mới cho Mẹ tiền đúng với số tiền bán bánh coi như bà mua giúp số bánh bị hư. Thế mà sau đó bà Cố biết chuyện Mẹ tôi vẫn bị đòn.
Đến khi Mẹ 15 - 16 tuổi thì đi xẻ cá mướn cho ông cậu mợ Sáu ở gần nhà, làm mướn được bao nhiêu tiền phải đem về đưa đủ cho Cố, mỗi ngày Cố đều hỏi chủ xem Mẹ làm được mấy đồng mấy cắc để xem Mẹ có giấu lại đồng nào không. Làm cực khổ thế nhưng Cố vẫn cho Mẹ mặc vá chùm vá đụp đến nỗi bà mợ Sáu hỏi Mẹ "Liên à! Mày lớn rồi không mắc cỡ sao mà ăn mặc thế"
Mẹ trả lời: "Con cũng mắc cỡ chớ nhưng Ngoại con không may cho thì phải chịu"
Bà mợ Sáu: "Thế tiền mày làm đâu, sao không mua vải mà may?"
Mẹ: - Tiền con làm phải đem về hết cho Ngoại rồi
Bà mợ Sáu: - Sao không biết giấu lại ngày một ít
Mẹ: - Mợ cũng biết mà, ngày nào Ngoại cũng hỏi mợ xem con làm được bao nhiêu thì làm sao mà giấu, chưa nói đến may đồ Ngoại sẽ thắc mắc tiền đâu mà may.
Bà mợ thấy thương Mẹ quá nên mới bày cho Mẹ mỗi ngày bà bớt lại mấy cắc cất để dành cho Mẹ đợi đến khi đủ tiền thì may cho mẹ bộ đồ rồi bảo bà mợ Ba là dâu của Cố đem cho Mẹ. Nhưng cũng chỉ được 1 lần vì nếu cho hoài sẽ bị bà Cố rầy và sinh nghi.
Tuổi thơ của Mẹ cực khổ trăm bề nên mỗi lần Mẹ kể tôi và Mẹ đều khóc hết nước mắt. Ông ngoại tôi là hương hào Giỏi còn bà cô tôi là bà cả Phụng những người có địa vị thời xưa nhưng sao cuộc đời của Mẹ tôi lại cơ cực thế kia. Thế mà khi trưởng thành Mẹ tôi vẫn hiếu thảo với bà cô 2, bà cô 4, ông chú 5. ông chú 6 là chị em của ông Ngoại và ông cậu ba ông cậu sáu là anh em của bà Ngoại. Mỗi khi có đồ ăn ngon (mà Mẹ tôi nổi tiếng là nấu ăn cực ngon) là Mẹ lại sai tôi đem cho các ông, còn bà cô 4 ở dưới ruộng lên thăm đều ở nhà ba mẹ tôi được Mẹ tôi chăm sóc rất ân cần chu đáo. Mỗi năm Mẹ đều may quần áo cho các ông các bà.
Giờ Mẹ tôi đã xa rời trần thế, ba mươi sáu năm qua tôi không còn Mẹ để thương để khóc cho tuổi thơ khốn khó của Mẹ. Hình bóng Mẹ vẫn luôn ngự trị trong trái tim con. Đêm đêm con vẫn mơ về Mẹ. Ngày ngày Mẹ vẫn hiện hữu bên con. MẸ ƠI CON YÊU MẸ...
Kim Hương
Mar 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét