Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Người xưa để lại nhiều câu giáo huấn, nhưng nhìn lại hình như lỗi thời gần hết rồi. Về hôn nhân cho bọn trẻ thì có câu:
"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Cái câu đó bị quay ngược vòng lại tới 180 độ biến thành "con đặt đâu cha mẹ ngồi đó". Ông bà lộn xộn thì hỏng có cháu mà bồng.
Còn câu "Ở đời có bốn cái ngu. Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" thì cũng hơi bị trật đường rầy xe lửa rồi.
Làm mai. Hỏng biết lúc trước tại sao người ta đưa việc làm mai lên hàng "đệ nhất ngu". Tui thì thấy làm mai cũng ngon lành lắm mà.
Con nít đưa thơ cho mấy thanh niên, thanh nữ chẳng những có tiền mua bánh ăn mà lâu lâu còn được dắt đi xem hát.
Người lớn đi làm mai thì được ăn trên ngồi trước. Đám cưới xong rồi còn được người ta tặng cho cái đầu heo tổ chảng. Đã quá, vậy mà sao lại bị chê là "đệ nhất ngu" thì quả là lạ thật.
Bây giờ làm mai được nâng cấp lên thành một nghề hẳn hoi. Người ta lập thành những công ty môi giới cho việc hôn nhân. Họ ăn nên làm ra, giàu có quá trời, vậy thì đâu có thể nói họ ngu được. Cho nên đệ nhất ngu nầy không thể để cho nó tồn tại nữa rồi...
Gác cu. Hồi xưa ở miền quê mới có nhiều cu trong những vườn cây mát mẻ. Ở thành thị cu hỏng dám ló ra, sợ nắng...
Gác cu thì có nhiều khê lắm, hồi nhỏ tui hỏng có làm, nên đâu biết tại sao mấy người lớn nói "Đệ tam ngu là gác cu". Hỏng lẽ bắt cu về rô-ti nhậu mà bị chê là ngu. Vụ nầy thấy cũng lạ lắm...
Cầm chầu. "Đệ tứ ngu" nầy tới đời tui là hình như không còn nữa, bây giờ nó nằm trong kho tàng của những câu chuyện cổ tích rồi, ít có ai biết tại sao người ta nói cầm chầu là ngu.
Bốn cái ngu thì 3 cái lỗi thời, chỉ còn có đệ nhị ngu là tồn tại với thời gian.
Vậy tui xin kể cho các bạn nghe những câu chuyện về "lãnh nợ" hay là đệ nhị ngu, để các bạn nghe chơi giải khuây cho bớt nóng. Mùa hè ở đâu cũng nóng quá xá...
Hồi còn nhỏ tui cũng chỉ biết sơ sơ về vụ lảnh nợ chứ hỏng rành mấy. Thường thường ở miền quê mấy người nghèo rớt mồng tơi hay đi mượn hoặc là vay nợ...
Có nhiều hình thức cho vay lắm nhưng mà dưới bất cứ hình thức nào nó cũng là thứ ăn lời cắt cổ. Chắc bị tiền lời cao quá cho nên dân nghèo một khi lâm nợ là khó thoát ra khỏi cái vòng kim cô ác độc đó.
Cái mà tui ghét nhất đó là cho "bạc lúa". Lúa là sản phẩm được lấy làm đơn vị đo lường ở vùng quê. Mướn ruộng, cấy, cày, gặt, đập... được tính bằng gịa lúa.
Thí dụ một công đất cho mướn một mùa là 1 hoặc 2 giạ. Gặt, cấy thì 1 giạ v...v... Ngày nay họ cho mướn đất giá cao gấp 10 tới 15 lần.
Hồi xưa mỗi năm chỉ làm có 1 vụ lúa, thu hoạch khá lắm một công cũng chỉ được từ 15 đến 20 giạ lúa là cùng.
Bây giờ nông dân canh tác 3 vụ lúa mỗi năm. Một công đất thu hoạch trung bình là 50 mươi giạ lúa cho mùa đông xuân, còn hai mùa kia cũng cở 40 giạ lúa cho mỗi mùa. Vậy mà nghèo, nông dân vẫn còn nghèo. Vay nợ họ cũng vẫn còn vay nợ. Thiệt là tình mà.
Hình thức cho vay đầu tiên là cho bạc lúa, tức là bán lúa trước. Lúa chưa cấy, chưa xạ nói rõ hơn là họ chưa có lúa.
Người nông dân nào lỡ bị nạn như con đau, vợ đẻ nhà ngập nước... Không có tiền, không có lúa, không có bất cứ thứ gì để bán được hết, muốn có tiền để chửa bệnh cho con thì phải bán trước sản phẩm mà mình chưa sản xuất ra.
Bán lúa trước, có nghĩa là vay tiền của người ta trước, tới khi thu hoạch lúa thì trả lại bằng lúa. Giá bán tùy lúc, bán sớm quá thì giá rất rẻ, bán gần ngày thu hoạch thì cao giá hơn một chút nhưng mà tính trung bình cũng phải chịu lời từ 50% đến 100%.
Lúa mùa, thu hoạch cận tết, nếu đầu tháng tư mà hết tiền phải đi hỏi bạc lúa, bạn có cơ may phải trả hơn 100% tiền lời. Tính cụ thể hơn nếu lúc đó lúa đang bán 100.000$ một giạ. Người nào không có lúa mà muốn bán trước lấy tiền để chữa cháy thì chỉ nhận nhiều lắm là 50.000$ cho một giạ.
Hình thức thứ nhì là cho vay lúa. Cũng hơi tương tự như trên. Nhưng hơi khó hơn. Muốn hỏi lúa vay phải có làm ruộng. Vay lúa nào trả lúa đó. Thí dụ vay lúa thơm tới mùa phải mang lúa thơm tới trả không được trả lúa khác. Phân lời cũng tùy người. Từ 15 cho tới 20. Bạn đừng tưởng 15 hay 20 là phần trăm nhé.
Lúa vay được tính theo chục. Nghĩa là đi vay một chục giạ lúa nếu gặp người tốt thì lúc trả họ tính 15 giạ. Gặp kẻ hút máu thì họ bắt trả 20 giạ.
Nếu tính phần trăm hằng năm như Mỹ thì phân lời đó phải hơn "100% em ơi" cho một năm.
Tiền lời cao thấu trời như vậy nhưng mà đâu phải ai cũng bán lúa trước được hết, hay là ai cũng hỏi lúa vay được cả đâu. Phải là người có uy tín, hoặc có làm ruộng thì mới đi vay mượn được. Người không có gì hết muốn đi vay không phải là dễ, cho nên phải nhờ người khác lãnh nợ thế cho mình.
Lãnh nợ có nghĩa là bảo đảm con nợ sẽ trả đầy đủ cho chủ nợ. Nếu vì bất cứ lý do nào mà họ không trả nổi thì người lãnh nợ phải gồng mình trả thế.
Vụ nầy thì tui đồng ý đúng là ngu thiệt, ngu có bằng cấp chứ hỏng phải chơi. Nhưng tui thấy hầu như ở quê tui ai cũng bị ngu vì lãnh nợ dùm hết. Trong đó có gia đình tui nữa mới chết chứ.
Vậy thì ở xứ văn minh như Hoa Kỳ người ta có còn ngu mà đi lãnh nợ hông? Xin mời quý vị theo dõi câu chuyện có thật sau đây mà tui được chứng kiến tận mắt.
Thằng Lượm Đen, ai có thứ gì thì nó cũng muốn có thứ đó cho đúng là dân Mỹ thứ thiệt. Nó chơi chung với Carl thấy thằng Mỹ đen kia trong bóp có một đống thẻ tín dụng, xài đã quá. Mua bất cứ thứ gì chỉ cần đưa cái thẻ nhựa ra cà một cái rồi ký tên là xong. Nó cũng muốn được như vậy nên đến tìm tôi hỏi:
- Cái thằng mập đó nó có mấy cái thẻ bùa, mua đồ khỏi trả tiền chỉ cần đưa cái bùa ra cà một cái là xong rồi. Anh hỏi thử nó xem làm sao mà nó có được dzậy?
Tôi hơi bị giật mình, nhưng suy nghĩ lại chắc là thằng Lượm muốn nói tới mấy cái thẻ Visa hay là Master Card chứ không phải bùa chú gì đâu. Tôi móc bóp kéo cái thẻ Visa ra hỏi:
- Phải cái bùa nầy hông?
- Ừa! Cái đó đó. Anh cũng có nữa hả xin ở đâu vậy chỉ em với.
Tôi cười cười nói với nó:
- Cái thẻ nầy không phải là lông lá của Tôn Ngộ Không dùng để làm bùa, muốn biến ra thứ gì cũng được đâu. Mà nó là cái vòng Kim Cô của Đường Tam Tạng đấy.
Tôi bỏ công giải thích cho thằng Lượm cách thức xin thẻ tín dụng, làm thế nào để có được điểm tính dụng cao, xài làm sao để khỏi vướng vô cái vòng kim cô quái ác...
Thằng Lượm cũng ham làm chuyện tào lao còn hơn tôi hồi trước. Ai không có đủ tiền sắm sửa đồ đạc trong nhà như Ti-Vi, máy móc, bàn ghế nó đều đứng ra lảnh nợ, mua dùm rồi người ta trả góp lại cho nó.
Không bao lâu chỉ số tín dụng của nó còn cao hơn tôi. Mấy công ty tín dụng thi nhau gởi thư dụ khị nó.
Thằng Lượm đang theo cô Hồng làm thợ nail, cô nầy còn có người anh làm bánh Donuts lấy tiền mặt. Anh ta lại ham cờ bạc.
Không biết ai dụ ai, nhưng thằng Lượm lại đứng tên xin dùm cho anh của cô Hồng cái Master Card có limit tới 7000$.
Mấy tháng đầu hóa đơn tính tiền về anh cô Hồng đều đưa tiền mặt cho thằng Lượm trả dùm.
Còn thằng Lượm mỗi tuần chở cô Hồng đi ăn, đi shopping mòn hết 4 cái vỏ xe mà không tiến thêm được một bước nào, cho đến khi cô Hồng nhảy lên chiếc Lexus mới khác thì anh trai của cô ta cũng không thèm đưa tiền cho thằng Lượm để trả nợ cái thẻ mà anh ta mượn nó đứng tên xin dùm. Mà cái thẻ lúc đó không phải thiếu vài chục hay vài trăm đồng, nó đang bị lút cán tới 7 ngàn.
Thằng Lượm xín dính vò đầu bứt tóc hỏi tôi:
- Làm sao bi giờ anh? Bill nó cứ gởi về hoài, tiền lời càng ngày càng chất chồng. Đúng là cái vòng kim cô nó trồng vô đầu em rồi chạy không thoát.
- Làm sao được nữa? Ai biểu mê gái lãnh nợ làm chi, vậy thì bi giờ chịu khó trả đi, trả hết nợ rồi thì cái vòng kim cô đó mất hiệu lực. Còn như muốn không tốn tiền thì đi khai phá sản...
Tui lại phải ra sức giải thích cho nó sự lợi hại của vấn đề phá sản cũng như hậu quả về sau...
Chuyện người thì sáng còn chuyện mình thì tối mò. Hồi nhỏ tôi từng chứng kiến cảnh ba má tôi lãnh nợ, hỏi vay dùm chú tôi 40 chục giạ lúa để đi cưới vợ.
Cưới vợ xong chú tôi ôm vợ mình trở về quê cũ để "làm ăn" bỏ lại cho ba tôi cục nợ. Cũng may chủ nợ quen thân nên chỉ lấy ba tôi 50 chục giạ lúa mà thôi. Nhớ vụ đó tôi tuyệt đối không co-sign xin thẻ tín dụng để lãnh nợ cho bất kỳ ai hết, nhưng tôi lại làm một việc super ngu còn dữ dội hơn thằng Lượm dại gái kia nữa.
Giữa thập niên 80 đám anh em ngang xương của tui, tiền bạc để dành cũng rủng rỉnh đứa gởi ngân hàng, đứa mướn hộp bảo hiểm cất tiền mặt để dành đếm chơi.
Thằng Kiên chắc có cở 5, 6 chục ngàn tiền mặt, thằng Đức và thằng Hùng cũng không ít. Ba đứa tụi nó định hùng mở tiệm làm bánh donuts bán.
Tìm địa điểm xong đi hỏi người ta để mướn thì lại gặp ngay trường hợp 4 năm về trước. Mấy ông thần nầy chuyên môn chơi tiền mặt nên chủ phố không cho lease.
Tụi nó lại đến cầu viện tui nữa. Tui thì đinh ninh mướn nhà ở hay mướn nhà làm bánh đều giống nhau, cũng là mướn trả tiền hằng tháng thôi mà, nên vui vẻ OK liền không cần suy nghĩ cũng chẳng cần đọc cái hợp đồng làm quái gì cho nhức con mắt. Cái nào cũng na ná giống nhau hết mà. Đã vậy tui còn giúp tụi nó đi xin môn bài, mở tài khoảng mua bán, làm đủ thứ hầm bà lằng...
Tụi nó làm ăn suông sẻ, bốn, năm năm sau đẻ ra tới mấy cái tiệm bánh, rồi mỗi đứa coi riêng một cái ai cũng bận rộn bù đầu ít có khi gặp nhau tán dóc như hồi xưa.
Đứa nào cũng cưới vợ ngon lành dễ dàng, chủ cả không mà, có đứa nào cu-li như tui đâu.
Cái chuyện tui mướn chỗ mở căn tiệm đầu tiên cho tụi nó tui cũng quên mất cho tới một hôm trong hộp thư của tui có một cái thư của chủ phố cái căn tiệm mà tui đứng tên, gởi tới. Tui cứ tưởng là nó chúc mừng sinh nhật của mình hay quảng cáo thông báo cái gì nên định quăng vô thùng rác, nhưng khi nhìn thấy chữ "khẫn cấp" thì tui lượm lên xé ra xem thử.
Ông bà, cha mẹ ơi! Cái thơ đó là miếng giấy đòi tiền nhà, 2 tháng liền. Hai tháng tiền nhà, tiền phạt trả trễ, tiền phạt ký check bọng... tổng cộng gần 6 ngàn. Phía dưới còn ghi thêm câu phải trả liền trong vòng một tuần lễ, nếu không thì sẻ có biện pháp mạnh.
Ba thằng em nuôi của tui mấy năm nay trả tiền nhà rất đúng ngày, mà hồi nào tới giờ tui chưa có bị chủ nhà đòi tiền lần nào hết, mặc dù tui đã đứng tên mướn dùm rất nhiều căn.
Tui bắt phone gọi liền thằng chủ nhà, hỏi thử xem chuyện gì đang xảy ra. Tại sao nó không nhận được tiền nhà hằng tháng mà lại lôi tôi ra đòi.
Thằng chủ phố cho tôi biết hai tháng trước nó không nhận được tiền nhà cho nên tháng thứ nhì nó phạt 10% tổng cộng tháng trước, tháng sau và tiền phạt là 5250$. Sau đó nó nhận được cái check mà không có tiền bảo chứng, nó đổi không được còn bị ngân hàng charge hết 30$ cho nên lần nầy nó phạt 2 tháng cộng thêm tiền charge của cái check bọng nữa. Chẳng những vậy nó còn bắt phải trả bằng cashier check hay là tiền mặt, mà phải trả liền tay, không thì nó cho hầu toà vì tội dám ký check bọng.
Tui vội hát bài con cá cho nó nghe rồi xin hẹn giải quyết gấp trong tuần nầy.
Nói chuyện xong tui vừa rung vừa nóng, vội gọi liền cho thằng Kiên. Nghe tiếng tui nó cười giòn:
- Anh Chị lúc nầy khỏe hông? Vợ chồng em định chủ nhật qua thăm anh chị, chưa đi thì anh gọi tới.
Tui cố giằn cơn tức, ngọt ngào hỏi nó:
- Tụi em lúc nầy làm ăn ra sao?
Thằng Kiên cười hồn nhiên:
- Đở lắm rồi anh. Ba đứa em vừa mới có mối giao bánh cho mấy cái khách sạn, nên mướn một chỗ lớn hơn trang bị máy móc nhồi bột, trộn bột tối tân lắm, không còn làm bằng tay nữa. Hổm rày tính chở anh chị tới tham quan chơi cho biết mà chưa làm được.
Tui cố nhịn, xỏ ngọt nó một câu cho đở tức:
- Vậy tụi em sắp thành triệu phú hết rồi.
Nó cười lớn:
- Bây giờ thì chưa, nhưng cũng sắp rồi đó anh.
Tui nổi cơn tam bành la lớn:
- Tụi bây giàu quá sao không chịu trả tiền mướn nhà để nó gởi giấy đòi tiền tao dzậy?
Tới phiên thằng Kiên giật mình hỏi ngược lại tui:
- Anh nói gì lạ dzậy? Tiền nhà gì? Ai mà đòi anh, anh có liên can gì đâu mà bị đòi tiền?
Tôi bèn thuật lại cái thơ đòi nợ cùng câu chuyện tôi vừa nói xong với tên chủ nhà cho nó nghe. Thằng Kiên la trời phân trần:
- Tụi em từ khi mở cái tiệm nầy thì ba thằng đều làm bánh ở đây hết. Ba đứa em dâu của anh cũng về đây luôn, lớp bán bánh lớp giao bánh. Cái tiệm anh nói đó giao cho chị vợ thằng Hùng rồi. Tụi em giao bánh cho chị nó bán cuối tháng tính sổ một lần, tiền nhà, tiền thuế, nói chung mọi thứ chi phí vợ chồng bà chị nó chịu trách nhiệm. Tụi em cho mượn cái tiệm đó để làm vốn, mà sao bả lại làm ăn cái kiểu gì kỳ cục vậy hỏng biết nữa. Anh đừng lo tụi em sẻ giải quyết liền.
Tui hơi yên bụng nên dịu giọng:
- Tụi em tính sao thì tính đừng có liên lụy tới anh là được rồi. Ngày mai anh sẽ tới tiệm tụi em rồi cùng đi mua cái cashier check để trả tiền cho người ta liền.
Thường thường cái lease nhà hàng có thời hạn là 10 năm, tụi nó làm được gần 6 năm rồi tui còn phải sống trong sự thấp thổm, hồi hộp thêm 4 năm nữa. Mồi lần tới giữa tháng là tui lại sợ thấy cái thơ đòi nợ nó lù đù xuất hiện trong hộp thư...
Được hơn nữa năm êm xuôi tôi tạm quên cái nổi lo sợ vu vơ.
Bổng dưng một buổi sáng trước khi đi làm vợ tui tặng cho tui một nụ hôn thật dài với lời mời ngọt ngào:
- Trưa nay khi anh thức dậy ra quán Kim Thành ăn trưa với em. Nhớ nghen đúng 11 giờ, em chờ anh đó.
Tui còn nửa mơ nửa tỉnh, không biết là ngày trọng đại gì. Sinh nhựt thằng con thì luôn luôn tổ chức ở nhà, sinh nhật nàng thì tháng rồi còn nóng hổi, kỷ niệm ngày cưới thì còn xa, vậy là cái giống gì đây. Hỏng lẽ nàng còn muốn ăn kỷ niệm ngày hai đứa quen nhau. Nhưng ngày gì thì ngày, tui vẫn nằm lì ngủ tiếp...
Gần mười một giờ tui bước vào quán. Giờ ăn trưa chưa đến nên quán còn hơi vắng. Tui dáo dác tìm nàng.
Úi trời ơi! Nàng đang ngồi với một cô tóc nâu đen, hao hao giống Julia. Hơn 10 năm không gặp tui hỏng biết có phải là nàng không, nhưng để cho chắc ăn tui định bỏ giò lái vọt lẹ. Tui chưa kịp quay lưng đi thì nàng đứng lên vẫy tay:
- Em ngồi đây nè anh.
Tui rung rung từ từ bước lại gần mà như sắp bước lên đoạn lầu đài. Nhưng sao lạ quá Julia vẫn ngồi yên hình như không thấy tui, cô ta tiếp tục xem xấp hồ sơ trên bàn...
Tới gần sát một bên, cô tóc nâu bổng ngước mặt lên, khuôn mặt tuy hao hao giống người xưa nhưng mà cái lỗ mũi thì hơi nhọn quá, vậy là không phải Julia. Hú hồn...
- Betty. Nice to meet you!
Cô ta đứng lên vừa đưa bàn tay trắng nỏn nà ra bắt tay tui, vừa cười tươi như hoa tự giới thiệu mình.
Tui vừa kéo ghế ngồi xuống thì nàng Betty bắt đầu xổ một loạt liên thanh, làm như là gấp gáp lắm vậy, hay là chậm một chút thì tui nói hết chuyện của nàng không bằng. Nào là:
- Chỗ nầy ở trung tâm thương mại, tuy cái building đó có hơi cũ nhưng mà giá rẻ lắm v...v...
Tui nhìn qua bà xã mình hỏi:
- Cô ta bị cái gì dzậy? Tự nhiên đem chuyện trời trăng mây nước ra bàn để làm cái giống gì? Quởn ghê.
Bà xã tui kéo ghế qua sát một bên rồi tình tứ nói tiếp lời Betty:
- Cái chỗ mà Betty chỉ cho mình đó, rộng hơn một 1400 sqft lại ở ngay khu trung tâm financial district mà giá chỉ có 1900$ một tháng. Người ta cho lease 5 năm chết giá không thay đổi. Rẻ lắm đó anh.
Tui nhìn nàng lắc đầu trả lời:
- Rẻ thì có rẻ, ngon thì cũng ngon lắm nhưng mà mỗi ngày em làm hơn chục tiếng đồng hồ rồi, bộ hỏng mệt sao?
Nàng đến sau lưng tui choàng tay lên cổ mỉm cười thỏ thẻ:
- Mình mướn dùm cho chị Hai mà, em đâu có làm mà anh sợ em mệt?
Tui bổng rùng mình, ớn lạnh xương sống định nói cái vụ người ta đòi tiền nhà mà bọn thằng Kiên đã làm tui mất ăn mất ngủ hơn nửa năm nay, nhưng thấy nàng vui vẻ miệng cười tươi như hoa nở, nên tui đành làm thinh. Hơn nữa hồi nào tới giờ làm biết bao nhiêu chuyện tào lao cho người dưng khác họ rồi, bây giờ tới lượt chị em ruột cùng họ với nàng, tui mà nói "No" một tiếng thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, thế cho nên tui làm bộ hăng hái trả lời:
- Cho chị Hai hả? Được đó, chỗ đó ngon bá chấy luôn, kiếm đâu ra chỗ tốt hơn, hay là dắt anh tới đó coi thử xem có cần sửa chữa cái gì nữa không thì anh xin nghỉ ít hôm rồi làm luôn dùm chỉ...
Nàng cười híp mắt:
- Anh giỏi ghê, muốn hỏng thưởng cũng không được...
Cái vòng kim cô của Đường Tam Tạng đang bay lượn trên trời, tui thấy rõ ràng nhưng vẫn vui vẻ chuẩn bị đút cái đầu mình vô chơi.
Cũng từ giờ phút đó tôi mới hiểu tại sao dân miền quê biết việc lãnh nợ là "đệ nhị ngu" vậy mà ai cũng vui vẻ chấp nhận làm người ngu.
Thiệt tình hết nói nổi mà...
Lanh Nguyễn
Người xưa để lại nhiều câu giáo huấn, nhưng nhìn lại hình như lỗi thời gần hết rồi. Về hôn nhân cho bọn trẻ thì có câu:
"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó". Cái câu đó bị quay ngược vòng lại tới 180 độ biến thành "con đặt đâu cha mẹ ngồi đó". Ông bà lộn xộn thì hỏng có cháu mà bồng.
Còn câu "Ở đời có bốn cái ngu. Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu" thì cũng hơi bị trật đường rầy xe lửa rồi.
Làm mai. Hỏng biết lúc trước tại sao người ta đưa việc làm mai lên hàng "đệ nhất ngu". Tui thì thấy làm mai cũng ngon lành lắm mà.
Con nít đưa thơ cho mấy thanh niên, thanh nữ chẳng những có tiền mua bánh ăn mà lâu lâu còn được dắt đi xem hát.
Người lớn đi làm mai thì được ăn trên ngồi trước. Đám cưới xong rồi còn được người ta tặng cho cái đầu heo tổ chảng. Đã quá, vậy mà sao lại bị chê là "đệ nhất ngu" thì quả là lạ thật.
Bây giờ làm mai được nâng cấp lên thành một nghề hẳn hoi. Người ta lập thành những công ty môi giới cho việc hôn nhân. Họ ăn nên làm ra, giàu có quá trời, vậy thì đâu có thể nói họ ngu được. Cho nên đệ nhất ngu nầy không thể để cho nó tồn tại nữa rồi...
Gác cu. Hồi xưa ở miền quê mới có nhiều cu trong những vườn cây mát mẻ. Ở thành thị cu hỏng dám ló ra, sợ nắng...
Gác cu thì có nhiều khê lắm, hồi nhỏ tui hỏng có làm, nên đâu biết tại sao mấy người lớn nói "Đệ tam ngu là gác cu". Hỏng lẽ bắt cu về rô-ti nhậu mà bị chê là ngu. Vụ nầy thấy cũng lạ lắm...
Cầm chầu. "Đệ tứ ngu" nầy tới đời tui là hình như không còn nữa, bây giờ nó nằm trong kho tàng của những câu chuyện cổ tích rồi, ít có ai biết tại sao người ta nói cầm chầu là ngu.
Bốn cái ngu thì 3 cái lỗi thời, chỉ còn có đệ nhị ngu là tồn tại với thời gian.
Vậy tui xin kể cho các bạn nghe những câu chuyện về "lãnh nợ" hay là đệ nhị ngu, để các bạn nghe chơi giải khuây cho bớt nóng. Mùa hè ở đâu cũng nóng quá xá...
Hồi còn nhỏ tui cũng chỉ biết sơ sơ về vụ lảnh nợ chứ hỏng rành mấy. Thường thường ở miền quê mấy người nghèo rớt mồng tơi hay đi mượn hoặc là vay nợ...
Có nhiều hình thức cho vay lắm nhưng mà dưới bất cứ hình thức nào nó cũng là thứ ăn lời cắt cổ. Chắc bị tiền lời cao quá cho nên dân nghèo một khi lâm nợ là khó thoát ra khỏi cái vòng kim cô ác độc đó.
Cái mà tui ghét nhất đó là cho "bạc lúa". Lúa là sản phẩm được lấy làm đơn vị đo lường ở vùng quê. Mướn ruộng, cấy, cày, gặt, đập... được tính bằng gịa lúa.
Thí dụ một công đất cho mướn một mùa là 1 hoặc 2 giạ. Gặt, cấy thì 1 giạ v...v... Ngày nay họ cho mướn đất giá cao gấp 10 tới 15 lần.
Hồi xưa mỗi năm chỉ làm có 1 vụ lúa, thu hoạch khá lắm một công cũng chỉ được từ 15 đến 20 giạ lúa là cùng.
Bây giờ nông dân canh tác 3 vụ lúa mỗi năm. Một công đất thu hoạch trung bình là 50 mươi giạ lúa cho mùa đông xuân, còn hai mùa kia cũng cở 40 giạ lúa cho mỗi mùa. Vậy mà nghèo, nông dân vẫn còn nghèo. Vay nợ họ cũng vẫn còn vay nợ. Thiệt là tình mà.
Hình thức cho vay đầu tiên là cho bạc lúa, tức là bán lúa trước. Lúa chưa cấy, chưa xạ nói rõ hơn là họ chưa có lúa.
Người nông dân nào lỡ bị nạn như con đau, vợ đẻ nhà ngập nước... Không có tiền, không có lúa, không có bất cứ thứ gì để bán được hết, muốn có tiền để chửa bệnh cho con thì phải bán trước sản phẩm mà mình chưa sản xuất ra.
Bán lúa trước, có nghĩa là vay tiền của người ta trước, tới khi thu hoạch lúa thì trả lại bằng lúa. Giá bán tùy lúc, bán sớm quá thì giá rất rẻ, bán gần ngày thu hoạch thì cao giá hơn một chút nhưng mà tính trung bình cũng phải chịu lời từ 50% đến 100%.
Lúa mùa, thu hoạch cận tết, nếu đầu tháng tư mà hết tiền phải đi hỏi bạc lúa, bạn có cơ may phải trả hơn 100% tiền lời. Tính cụ thể hơn nếu lúc đó lúa đang bán 100.000$ một giạ. Người nào không có lúa mà muốn bán trước lấy tiền để chữa cháy thì chỉ nhận nhiều lắm là 50.000$ cho một giạ.
Hình thức thứ nhì là cho vay lúa. Cũng hơi tương tự như trên. Nhưng hơi khó hơn. Muốn hỏi lúa vay phải có làm ruộng. Vay lúa nào trả lúa đó. Thí dụ vay lúa thơm tới mùa phải mang lúa thơm tới trả không được trả lúa khác. Phân lời cũng tùy người. Từ 15 cho tới 20. Bạn đừng tưởng 15 hay 20 là phần trăm nhé.
Lúa vay được tính theo chục. Nghĩa là đi vay một chục giạ lúa nếu gặp người tốt thì lúc trả họ tính 15 giạ. Gặp kẻ hút máu thì họ bắt trả 20 giạ.
Nếu tính phần trăm hằng năm như Mỹ thì phân lời đó phải hơn "100% em ơi" cho một năm.
Tiền lời cao thấu trời như vậy nhưng mà đâu phải ai cũng bán lúa trước được hết, hay là ai cũng hỏi lúa vay được cả đâu. Phải là người có uy tín, hoặc có làm ruộng thì mới đi vay mượn được. Người không có gì hết muốn đi vay không phải là dễ, cho nên phải nhờ người khác lãnh nợ thế cho mình.
Lãnh nợ có nghĩa là bảo đảm con nợ sẽ trả đầy đủ cho chủ nợ. Nếu vì bất cứ lý do nào mà họ không trả nổi thì người lãnh nợ phải gồng mình trả thế.
Vụ nầy thì tui đồng ý đúng là ngu thiệt, ngu có bằng cấp chứ hỏng phải chơi. Nhưng tui thấy hầu như ở quê tui ai cũng bị ngu vì lãnh nợ dùm hết. Trong đó có gia đình tui nữa mới chết chứ.
Vậy thì ở xứ văn minh như Hoa Kỳ người ta có còn ngu mà đi lãnh nợ hông? Xin mời quý vị theo dõi câu chuyện có thật sau đây mà tui được chứng kiến tận mắt.
Thằng Lượm Đen, ai có thứ gì thì nó cũng muốn có thứ đó cho đúng là dân Mỹ thứ thiệt. Nó chơi chung với Carl thấy thằng Mỹ đen kia trong bóp có một đống thẻ tín dụng, xài đã quá. Mua bất cứ thứ gì chỉ cần đưa cái thẻ nhựa ra cà một cái rồi ký tên là xong. Nó cũng muốn được như vậy nên đến tìm tôi hỏi:
- Cái thằng mập đó nó có mấy cái thẻ bùa, mua đồ khỏi trả tiền chỉ cần đưa cái bùa ra cà một cái là xong rồi. Anh hỏi thử nó xem làm sao mà nó có được dzậy?
Tôi hơi bị giật mình, nhưng suy nghĩ lại chắc là thằng Lượm muốn nói tới mấy cái thẻ Visa hay là Master Card chứ không phải bùa chú gì đâu. Tôi móc bóp kéo cái thẻ Visa ra hỏi:
- Phải cái bùa nầy hông?
- Ừa! Cái đó đó. Anh cũng có nữa hả xin ở đâu vậy chỉ em với.
Tôi cười cười nói với nó:
- Cái thẻ nầy không phải là lông lá của Tôn Ngộ Không dùng để làm bùa, muốn biến ra thứ gì cũng được đâu. Mà nó là cái vòng Kim Cô của Đường Tam Tạng đấy.
Tôi bỏ công giải thích cho thằng Lượm cách thức xin thẻ tín dụng, làm thế nào để có được điểm tính dụng cao, xài làm sao để khỏi vướng vô cái vòng kim cô quái ác...
Thằng Lượm cũng ham làm chuyện tào lao còn hơn tôi hồi trước. Ai không có đủ tiền sắm sửa đồ đạc trong nhà như Ti-Vi, máy móc, bàn ghế nó đều đứng ra lảnh nợ, mua dùm rồi người ta trả góp lại cho nó.
Không bao lâu chỉ số tín dụng của nó còn cao hơn tôi. Mấy công ty tín dụng thi nhau gởi thư dụ khị nó.
Thằng Lượm đang theo cô Hồng làm thợ nail, cô nầy còn có người anh làm bánh Donuts lấy tiền mặt. Anh ta lại ham cờ bạc.
Không biết ai dụ ai, nhưng thằng Lượm lại đứng tên xin dùm cho anh của cô Hồng cái Master Card có limit tới 7000$.
Mấy tháng đầu hóa đơn tính tiền về anh cô Hồng đều đưa tiền mặt cho thằng Lượm trả dùm.
Còn thằng Lượm mỗi tuần chở cô Hồng đi ăn, đi shopping mòn hết 4 cái vỏ xe mà không tiến thêm được một bước nào, cho đến khi cô Hồng nhảy lên chiếc Lexus mới khác thì anh trai của cô ta cũng không thèm đưa tiền cho thằng Lượm để trả nợ cái thẻ mà anh ta mượn nó đứng tên xin dùm. Mà cái thẻ lúc đó không phải thiếu vài chục hay vài trăm đồng, nó đang bị lút cán tới 7 ngàn.
Thằng Lượm xín dính vò đầu bứt tóc hỏi tôi:
- Làm sao bi giờ anh? Bill nó cứ gởi về hoài, tiền lời càng ngày càng chất chồng. Đúng là cái vòng kim cô nó trồng vô đầu em rồi chạy không thoát.
- Làm sao được nữa? Ai biểu mê gái lãnh nợ làm chi, vậy thì bi giờ chịu khó trả đi, trả hết nợ rồi thì cái vòng kim cô đó mất hiệu lực. Còn như muốn không tốn tiền thì đi khai phá sản...
Tui lại phải ra sức giải thích cho nó sự lợi hại của vấn đề phá sản cũng như hậu quả về sau...
Chuyện người thì sáng còn chuyện mình thì tối mò. Hồi nhỏ tôi từng chứng kiến cảnh ba má tôi lãnh nợ, hỏi vay dùm chú tôi 40 chục giạ lúa để đi cưới vợ.
Cưới vợ xong chú tôi ôm vợ mình trở về quê cũ để "làm ăn" bỏ lại cho ba tôi cục nợ. Cũng may chủ nợ quen thân nên chỉ lấy ba tôi 50 chục giạ lúa mà thôi. Nhớ vụ đó tôi tuyệt đối không co-sign xin thẻ tín dụng để lãnh nợ cho bất kỳ ai hết, nhưng tôi lại làm một việc super ngu còn dữ dội hơn thằng Lượm dại gái kia nữa.
Giữa thập niên 80 đám anh em ngang xương của tui, tiền bạc để dành cũng rủng rỉnh đứa gởi ngân hàng, đứa mướn hộp bảo hiểm cất tiền mặt để dành đếm chơi.
Thằng Kiên chắc có cở 5, 6 chục ngàn tiền mặt, thằng Đức và thằng Hùng cũng không ít. Ba đứa tụi nó định hùng mở tiệm làm bánh donuts bán.
Tìm địa điểm xong đi hỏi người ta để mướn thì lại gặp ngay trường hợp 4 năm về trước. Mấy ông thần nầy chuyên môn chơi tiền mặt nên chủ phố không cho lease.
Tụi nó lại đến cầu viện tui nữa. Tui thì đinh ninh mướn nhà ở hay mướn nhà làm bánh đều giống nhau, cũng là mướn trả tiền hằng tháng thôi mà, nên vui vẻ OK liền không cần suy nghĩ cũng chẳng cần đọc cái hợp đồng làm quái gì cho nhức con mắt. Cái nào cũng na ná giống nhau hết mà. Đã vậy tui còn giúp tụi nó đi xin môn bài, mở tài khoảng mua bán, làm đủ thứ hầm bà lằng...
Tụi nó làm ăn suông sẻ, bốn, năm năm sau đẻ ra tới mấy cái tiệm bánh, rồi mỗi đứa coi riêng một cái ai cũng bận rộn bù đầu ít có khi gặp nhau tán dóc như hồi xưa.
Đứa nào cũng cưới vợ ngon lành dễ dàng, chủ cả không mà, có đứa nào cu-li như tui đâu.
Cái chuyện tui mướn chỗ mở căn tiệm đầu tiên cho tụi nó tui cũng quên mất cho tới một hôm trong hộp thư của tui có một cái thư của chủ phố cái căn tiệm mà tui đứng tên, gởi tới. Tui cứ tưởng là nó chúc mừng sinh nhật của mình hay quảng cáo thông báo cái gì nên định quăng vô thùng rác, nhưng khi nhìn thấy chữ "khẫn cấp" thì tui lượm lên xé ra xem thử.
Ông bà, cha mẹ ơi! Cái thơ đó là miếng giấy đòi tiền nhà, 2 tháng liền. Hai tháng tiền nhà, tiền phạt trả trễ, tiền phạt ký check bọng... tổng cộng gần 6 ngàn. Phía dưới còn ghi thêm câu phải trả liền trong vòng một tuần lễ, nếu không thì sẻ có biện pháp mạnh.
Ba thằng em nuôi của tui mấy năm nay trả tiền nhà rất đúng ngày, mà hồi nào tới giờ tui chưa có bị chủ nhà đòi tiền lần nào hết, mặc dù tui đã đứng tên mướn dùm rất nhiều căn.
Tui bắt phone gọi liền thằng chủ nhà, hỏi thử xem chuyện gì đang xảy ra. Tại sao nó không nhận được tiền nhà hằng tháng mà lại lôi tôi ra đòi.
Thằng chủ phố cho tôi biết hai tháng trước nó không nhận được tiền nhà cho nên tháng thứ nhì nó phạt 10% tổng cộng tháng trước, tháng sau và tiền phạt là 5250$. Sau đó nó nhận được cái check mà không có tiền bảo chứng, nó đổi không được còn bị ngân hàng charge hết 30$ cho nên lần nầy nó phạt 2 tháng cộng thêm tiền charge của cái check bọng nữa. Chẳng những vậy nó còn bắt phải trả bằng cashier check hay là tiền mặt, mà phải trả liền tay, không thì nó cho hầu toà vì tội dám ký check bọng.
Tui vội hát bài con cá cho nó nghe rồi xin hẹn giải quyết gấp trong tuần nầy.
Nói chuyện xong tui vừa rung vừa nóng, vội gọi liền cho thằng Kiên. Nghe tiếng tui nó cười giòn:
- Anh Chị lúc nầy khỏe hông? Vợ chồng em định chủ nhật qua thăm anh chị, chưa đi thì anh gọi tới.
Tui cố giằn cơn tức, ngọt ngào hỏi nó:
- Tụi em lúc nầy làm ăn ra sao?
Thằng Kiên cười hồn nhiên:
- Đở lắm rồi anh. Ba đứa em vừa mới có mối giao bánh cho mấy cái khách sạn, nên mướn một chỗ lớn hơn trang bị máy móc nhồi bột, trộn bột tối tân lắm, không còn làm bằng tay nữa. Hổm rày tính chở anh chị tới tham quan chơi cho biết mà chưa làm được.
Tui cố nhịn, xỏ ngọt nó một câu cho đở tức:
- Vậy tụi em sắp thành triệu phú hết rồi.
Nó cười lớn:
- Bây giờ thì chưa, nhưng cũng sắp rồi đó anh.
Tui nổi cơn tam bành la lớn:
- Tụi bây giàu quá sao không chịu trả tiền mướn nhà để nó gởi giấy đòi tiền tao dzậy?
Tới phiên thằng Kiên giật mình hỏi ngược lại tui:
- Anh nói gì lạ dzậy? Tiền nhà gì? Ai mà đòi anh, anh có liên can gì đâu mà bị đòi tiền?
Tôi bèn thuật lại cái thơ đòi nợ cùng câu chuyện tôi vừa nói xong với tên chủ nhà cho nó nghe. Thằng Kiên la trời phân trần:
- Tụi em từ khi mở cái tiệm nầy thì ba thằng đều làm bánh ở đây hết. Ba đứa em dâu của anh cũng về đây luôn, lớp bán bánh lớp giao bánh. Cái tiệm anh nói đó giao cho chị vợ thằng Hùng rồi. Tụi em giao bánh cho chị nó bán cuối tháng tính sổ một lần, tiền nhà, tiền thuế, nói chung mọi thứ chi phí vợ chồng bà chị nó chịu trách nhiệm. Tụi em cho mượn cái tiệm đó để làm vốn, mà sao bả lại làm ăn cái kiểu gì kỳ cục vậy hỏng biết nữa. Anh đừng lo tụi em sẻ giải quyết liền.
Tui hơi yên bụng nên dịu giọng:
- Tụi em tính sao thì tính đừng có liên lụy tới anh là được rồi. Ngày mai anh sẽ tới tiệm tụi em rồi cùng đi mua cái cashier check để trả tiền cho người ta liền.
Thường thường cái lease nhà hàng có thời hạn là 10 năm, tụi nó làm được gần 6 năm rồi tui còn phải sống trong sự thấp thổm, hồi hộp thêm 4 năm nữa. Mồi lần tới giữa tháng là tui lại sợ thấy cái thơ đòi nợ nó lù đù xuất hiện trong hộp thư...
Được hơn nữa năm êm xuôi tôi tạm quên cái nổi lo sợ vu vơ.
Bổng dưng một buổi sáng trước khi đi làm vợ tui tặng cho tui một nụ hôn thật dài với lời mời ngọt ngào:
- Trưa nay khi anh thức dậy ra quán Kim Thành ăn trưa với em. Nhớ nghen đúng 11 giờ, em chờ anh đó.
Tui còn nửa mơ nửa tỉnh, không biết là ngày trọng đại gì. Sinh nhựt thằng con thì luôn luôn tổ chức ở nhà, sinh nhật nàng thì tháng rồi còn nóng hổi, kỷ niệm ngày cưới thì còn xa, vậy là cái giống gì đây. Hỏng lẽ nàng còn muốn ăn kỷ niệm ngày hai đứa quen nhau. Nhưng ngày gì thì ngày, tui vẫn nằm lì ngủ tiếp...
Gần mười một giờ tui bước vào quán. Giờ ăn trưa chưa đến nên quán còn hơi vắng. Tui dáo dác tìm nàng.
Úi trời ơi! Nàng đang ngồi với một cô tóc nâu đen, hao hao giống Julia. Hơn 10 năm không gặp tui hỏng biết có phải là nàng không, nhưng để cho chắc ăn tui định bỏ giò lái vọt lẹ. Tui chưa kịp quay lưng đi thì nàng đứng lên vẫy tay:
- Em ngồi đây nè anh.
Tui rung rung từ từ bước lại gần mà như sắp bước lên đoạn lầu đài. Nhưng sao lạ quá Julia vẫn ngồi yên hình như không thấy tui, cô ta tiếp tục xem xấp hồ sơ trên bàn...
Tới gần sát một bên, cô tóc nâu bổng ngước mặt lên, khuôn mặt tuy hao hao giống người xưa nhưng mà cái lỗ mũi thì hơi nhọn quá, vậy là không phải Julia. Hú hồn...
- Betty. Nice to meet you!
Cô ta đứng lên vừa đưa bàn tay trắng nỏn nà ra bắt tay tui, vừa cười tươi như hoa tự giới thiệu mình.
Tui vừa kéo ghế ngồi xuống thì nàng Betty bắt đầu xổ một loạt liên thanh, làm như là gấp gáp lắm vậy, hay là chậm một chút thì tui nói hết chuyện của nàng không bằng. Nào là:
- Chỗ nầy ở trung tâm thương mại, tuy cái building đó có hơi cũ nhưng mà giá rẻ lắm v...v...
Tui nhìn qua bà xã mình hỏi:
- Cô ta bị cái gì dzậy? Tự nhiên đem chuyện trời trăng mây nước ra bàn để làm cái giống gì? Quởn ghê.
Bà xã tui kéo ghế qua sát một bên rồi tình tứ nói tiếp lời Betty:
- Cái chỗ mà Betty chỉ cho mình đó, rộng hơn một 1400 sqft lại ở ngay khu trung tâm financial district mà giá chỉ có 1900$ một tháng. Người ta cho lease 5 năm chết giá không thay đổi. Rẻ lắm đó anh.
Tui nhìn nàng lắc đầu trả lời:
- Rẻ thì có rẻ, ngon thì cũng ngon lắm nhưng mà mỗi ngày em làm hơn chục tiếng đồng hồ rồi, bộ hỏng mệt sao?
Nàng đến sau lưng tui choàng tay lên cổ mỉm cười thỏ thẻ:
- Mình mướn dùm cho chị Hai mà, em đâu có làm mà anh sợ em mệt?
Tui bổng rùng mình, ớn lạnh xương sống định nói cái vụ người ta đòi tiền nhà mà bọn thằng Kiên đã làm tui mất ăn mất ngủ hơn nửa năm nay, nhưng thấy nàng vui vẻ miệng cười tươi như hoa nở, nên tui đành làm thinh. Hơn nữa hồi nào tới giờ làm biết bao nhiêu chuyện tào lao cho người dưng khác họ rồi, bây giờ tới lượt chị em ruột cùng họ với nàng, tui mà nói "No" một tiếng thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, thế cho nên tui làm bộ hăng hái trả lời:
- Cho chị Hai hả? Được đó, chỗ đó ngon bá chấy luôn, kiếm đâu ra chỗ tốt hơn, hay là dắt anh tới đó coi thử xem có cần sửa chữa cái gì nữa không thì anh xin nghỉ ít hôm rồi làm luôn dùm chỉ...
Nàng cười híp mắt:
- Anh giỏi ghê, muốn hỏng thưởng cũng không được...
Cái vòng kim cô của Đường Tam Tạng đang bay lượn trên trời, tui thấy rõ ràng nhưng vẫn vui vẻ chuẩn bị đút cái đầu mình vô chơi.
Cũng từ giờ phút đó tôi mới hiểu tại sao dân miền quê biết việc lãnh nợ là "đệ nhị ngu" vậy mà ai cũng vui vẻ chấp nhận làm người ngu.
Thiệt tình hết nói nổi mà...
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét