Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
San Francisco là một thành phố chật chội, ngộp thở. Giá nhà cho mướn đụng tới chín từng mây vì vậy mà nhà nào người ta cũng sửa cái nhà đậu xe thành chỗ ở để cho mướn, tìm thêm thu nhập mà trả bớt nợ ngân hàng.
Nhà Ngọc Lan ở cũng không ngoại lệ. Cái garage rộng lớn thay vì đậu được mấy chiếc xe thì người chủ bít nó lại rồi sửa thành 2 cái phòng ngủ có nhà bếp phòng tắm đàng hoàng để cho người ta share.
Không biết lão chủ khi sửa nhà chẳng chịu coi ngày hay sao mà cái unit in law đó cứ dọn vô dọn ra hoài, chưa có người nào ở yên trong đó được vài năm.
Mà nghĩ lại cũng ngộ lắm. Sống ở thành phố ít ai quan tâm tới nhau. Bên phải bên trái, phía trước phía sau hay chung một nhà ở trên ở dưới, chỗ nào cũng có người ở vậy mà hỏng ai quen ai mới là lạ...
Phía dưới lầu nhà Ngọc Lan có một cặp vợ chồng trẻ dọn vào ở đã hơn tháng mà vợ chồng nàng không hề biết tên tuổi gốc gác ra sao cho đến một buổi tối chủ nhật đã hơn 10 giờ đêm mà tiếng trống, tiếng đàn còn chập chình, chập chình rân trời dậy đất. Nhạc sống nheo nhéo điếc lổ tai.
Ngọc Lan định xuống nhà dưới yêu cầu họ "điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe" nhưng chồng nàng cản lại:
- Hình như họ hát tiếng Việt đó em. Hay là để cho họ chơi thêm một tiếng đồng hồ nữa đi dù sao mình cũng chưa ngủ mà.
Cặp vợ chồng mới về ở nầy còn rất trẻ, rất ham chơi nhất là tiệc tùng, ca hát, ngày thường thì êm ru bà rù chắc hai vợ chồng bận đi làm, chỉ có tối chủ nhật là nổi đình nổi đám...
Rồi một tối thứ 7 khác mấy anh chị em Ngọc Lan đến chơi, họ đang vui vẻ tán dóc chuyện thiên hạ, bọn đàn ông đang nhậu nhẹt rân trời thì có người bấm chuông inh ỏi phía trước. Long nhìn ra cái lổ nhỏ trên cánh cửa thì thấy ngay 2 tay cảnh sát da đen đang đứng bấm chuông. Chàng mở cánh cửa cây bên trong bước ra hỏi:
- Các ông cần gì mà nửa đêm bấm chuông cửa nhà tôi?
Một tên đi rảo phía trước xem xét giống gì không biết tên kia thì trả lời:
- Ai là My Chi vừa gọi cảnh sát?
- Nhà tui không có người nào là chỉ may cả, ông lộn nhà rồi.
Long vừa quay lưng trở vô thì "cây cột nhà cháy" gọi giật lại:
- Khoan đã! My Chi vừa gọi phone báo bị chồng hành hung, anh có thể cho chúng tôi vào nhà một chút được không?
Chàng định trả lời "No" nhưng vừa lúc đó mọi người nghe tiếng nói chuyện phía trước nhà nên tất cả đều ra xem náo nhiệt. Các nàng thì sợ phiền phức với tụi cảnh sát nhất là với mấy cái "lọ nồi" nên đồng thanh nói:
- Thì cho nó vô đi cảnh sát chứ phải ăn cướp đâu mà sợ? Cự nự làm gì cho rắc rối.
Long mở cửa sắt mời họ vào. Hai anh cảnh sát đảo mắt khắp nhà rồi kéo một bà chị vợ của Long lại hỏi:
- Ở đây người nào tên My Chi vậy?
Ngọc Lan nhanh miệng trả lời thay:
- Ở đây không có ai tên My Chi cả. Rồi nàng giới thiệu tên của 4 người luôn.
Anh cảnh sát có lẽ hơi nghi ngờ mình lầm địa chỉ nên trở ra phía trước coi lại số nhà. Khi trở vào anh ta lại nói:
- Đúng là địa chỉ nầy vừa gọi chúng tôi mà.
- Hay là lúc đó người gọi hoảng sợ quá nên cho lầm số nhà rồi không chừng.
Anh cảnh sát còn lại sau một hồi quan sát thì hỏi Long:
- Phía dưới lầu có người ở không?
- Có! Nhưng không phải là gia đình tôi. Các anh xuống dưới mà hỏi.
Hai người cảnh sát xin lỗi rồi hỏi xin xuống nhà dưới bằng ngã sau.
Bọn Long cũng tò mò nên mỗi đứa cầm theo chai bia của mình làm bộ ra sau vườn uống cho mát. Mấy "chị tám" nhà Long cũng không chịu thua tình nguyện dẫn đường xuống gõ cửa nhà người ta.
Họ gõ rêm cả tay mà cửa nhà vẫn im lìm đến khi cảnh sát lớn tiếng gọi thì cánh cửa mới chịu mở ra.
Một phụ nữ trẻ vừa bước ra thì anh cảnh sát đã sấn tới hỏi liền:
- Cô là My Chi hả?
Thấy cảnh sát là cô nàng hồn vía lên tận chín từng mây, miệng nín khe chỉ gật đầu.
- Cô vừa gọi cảnh sát?
Nàng tiếp tục gật đầu, nhìn đám người Việt ở phía sau sân nhà, nàng hình như nhận ra người quen:
- Cô Lan. Cô ở trên lầu hả?
Ngọc Lan cũng nhận ra người con gái kia là "Chi quậy" mấy tháng trước cô ta đã quậy tưng bừng hoa lá trong sở làm, rồi sau đó sợ bị đuổi viêc mắc cở nên đã tự ý bỏ đi làm nơi khác.
Thay vì trả lời cảnh sát Chi quậy bước lại cầu cứu với Ngọc Lan:
- Cô ơi! Lúc nảy vợ chồng em đã cải nhau, em muốn hù ảnh nên dọa gọi cảnh sát tới bắt ảnh, chồng em chẳng những không sợ mà còn kéo cái phone ra thách em "nè giỏi gọi đi, thử coi nó làm gì tao được". Em nóng máu sẵn cái phone trên tay em bấm 911 chơi liền, bây giờ nó tới rồi mình làm sao hả cô? Em không muốn ảnh bị bắt đâu.
Hai cô cháu song ca bài "cá sống vì nước" cho hai anh chàng Mỹ đen nghe. Cuối cùng chồng Chi quậy được tha khỏi vô ngủ bót, nhưng thằng Mỹ đen cảnh cáo "mầy không được lộn xộn đập lộn với vợ nữa nghe chửa?"
Ai cũng tưởng nó hù chơi cho có lệ vì không thấy nó lập biên bản hay bắt ký tên đống dấu lăn tay gì cả...
Hơn tháng sau mọi người quên tuốt luốt không ai còn nhớ chuyện hai ông lọ nồi viếng nhà. Mỹ Chi lúc rảnh cũng lên làm quen gia nhập hội "Tám".
Rồi một buổi tối Mỹ Chi gõ cửa nhà mặt mày xanh dờn hổn hển la:
- Chồng em định quýnh em nữa, cô chú làm ơn can ảnh đi.
Hai vợ chồng Ngọc Lan ra sức giảng giải can ngăn, khuyên bảo. Mọi việc tạm ổn, chồng Mỹ Chi đi đến nhà người anh chơi cho qua cơn nóng giận.
Ba hôm sau Mỹ Chi lại vừa khóc vừa gõ cửa nhà:
- Chồng em bị cảnh sát bắt trưa nay rồi cô chú ơi!
Ngọc Lan hoảng vía la lên:
- Sao dzị? Bị bắt vì tội gì vậy?
Mỹ Chi vừa khóc vừa kể:
- Hôm qua em về bên má có kể lại chuyện nhà cho bà chị nghe ai dè chị em nổi máu du côn lên sở cảnh sát thưa chồng em tội hành hung vợ.
Long đứng kế bên nghe vậy không khỏi thắc mắc hỏi lại:
- Vậy chú Triệu lại đánh cô nữa sao? Hôm đó thấy 2 người huề nhau rồi mà.
Mỹ Chi vào nhà thuật lại chuyện của nàng:
- Dạ đâu có, hôm sau là tụi em huề rồi. Nhưng bà chị em có con bạn làm cảnh sát nó xúi thưa đi để nó nhốt ít đêm trong tù cho chừa cái tật vũ phu.
Long nghe tới đó thì đâm chán bỏ lên lầu mở ti-vi ra xem...
Cái tên Triệu nầy xui tận mạng, thường thường mấy tay gây lộn với vợ bị tó vô nằm bót, nếu nàng đến bảo lảnh đóng ít tiền phạt thì được cho về nhà.
Tên nầy chui vô bót cảnh sát đúng lúc có sự tranh chấp quyền lực của thành phố. Tên cảnh sát trưởng đang bị nhóm khác thưa cái tội "quýnh dzợ bầm mình" cho nên khi Mỹ Chi đến bảo lãnh thì sở cảnh sát đã giải hồ sơ qua tòa án định tội rồi.
Sự thật bên trong câu chuyện Long không rành nguyên nhân sự việc cho lắm, chàng chỉ nghe một chiều về phía Chi quậy kể mà thôi.
Không biết tên Triệu nầy xui rủi bị bắt ngay thời kỳ tranh chấp quyền lực của phe phái trong thành phố nên bị đưa ra toà xử phạt nặng làm vật tế thần. Hay là chị em Chi quậy và người nữ cảnh sát kia cấu kết thưa gởi không chịu bãi nại.
Hoặc giả Triệu đã bị một vết nhơ về tội hành hung vợ trước đây.
Kết quả sau một tuần bị giam Triệu mất việc, tòa bắt đi học khóa tránh bạo lực trong gia đình.
Nhưng nặng nhất vẫn là không được về nhà 3 tháng cho tới khi kết thúc khóa học.
Hai vợ chồng Chi quậy vô cùng hối hận, lớp trả tiền phạt, tiền án phí, tiền luật sư bào chửa, tiền share nhà 3 tháng ở riêng đã làm bay mất chiếc xe Acura MDX mới mua trả góp chưa được bao lâu. Nhưng khổ nhất vẫn là vợ chồng trẻ bị treo mỏ 3 tháng nhịn đói...
Rồi tòa án cũng giải tỏa cấm vận cho hai người.
Rồi cũng lại sống chung với nhau nhưng giờ thì họ ít khi cải nhau lắm, khắn khít hơn, chìu chuộng nhau hơn, chìu nhau chưa đầy năm thì Mỹ Chi cho ra đời bé Judy.
Có con rồi là cuộc đời cũng bước qua một trang mới. Quậy được xếp vào trong ký ức thành bài học để đời...
Đó là cái quậy của người trẻ hiện nay. Bây giờ tui xin kể chuyện quậy của người trẻ hơn bốn mươi năm về trước.
Thời còn đi học chắc mọi người ai cũng đã nghe qua cái câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Vậy còn cái tuổi giao mùa giữa học trò và người lớn thì được ví là gì nhỉ? Các bạn có ai biết thì mách dùm chứ tui thì bí lù nhưng tui biết rõ cái tuổi đó phá ngầm mà phá còn dữ dội hơn lúc đang là học trò nữa. Chỉ có điều họ dấu kỹ nên người ta không nhận thấy mà thôi...
Các bạn không tin à? Vậy tui xin kể câu chuyện sau đây để các bạn nghe chơi giải buồn...
Thầy giáo Long về xứ Xẻo Rô gõ đầu con nít được gần một năm thì làm quen với dân địa phương cũng bộn. Già có, trẻ có, sồn sồn cũng có nhưng khắn khít nhất vẫn là những người cùng trang lứa.
Dân ở chợ Xẻo Rô đa số là người Tiều Châu, ở đó cũng có một ngôi trường tiểu học dạy tiếng Tàu, ông thầy giáo trẻ tên Hoàng Bắc nầy cũng thuộc hàng siêu quậy, nhưng mỗi ngày đi dạy anh ta rất ư là phương phi, đạo mạo. Áo sơ mi trắng bỏ vô thùng, giày tây bùn lấm tấm...
Có một tối trời mưa dầm đường đất hơi trơn trợt, bọn Long đi nhậu cũng đã ngà ngà say nhưng nhờ trời mưa cho nên phần trên thì tỉnh táo mà đôi chân thì cứ lảo đảo đá qua đá lại, bước bên đông nó quẹo bên tây.
Trước cửa mỗi nhà ở dưới quê thường có lập bàn thờ Ông Thiên. Bàn thờ rất đơn giản nếu nhà nghèo nó chỉ là một miếng ván vuông vắn được đống trên một cây cột cắt bằng mặt, cao chừng một mét trên đó đặt một cái lư hương để hằng đêm người ta ra đốt nhan mà thôi. Nhà giàu thì người ta làm bằng "xi măng" đúc.
Hôm đó "3 con tinh" được người ta mời đi ăn tiệc phía bên kia sông gần nhà tên Tùa Kía. Uống tới gần 8 giờ tối thì trời đổ xuống một trận mưa lớn nên đường đã tối mà lại trơn trợt khó đi vô cùng. Từ chỗ nhậu về nhà Tùa Kía chưa đầy 100 mét khoảng chừng hơn chục căn nhà vậy mà 3 người lết về trầy vi tróc vẩy, ba bốn lần trợt tới, trợt lui. Gần tới cửa nhà Tùa Kía thì Hoàng Bắc bị trợt mạnh phải chụp vào cái bàn thờ Ông Thiên của nhà kế bên, Hoàng Bắc ốm nhôm nên cái bàn ông Thiên phù hộ không ngã, Tùa Kía vừa bước tới cũng bị trợt nhào vô chung nhưng vì Tùa Kía có thân hình khổng lồ Ông Thiên sợ quá nhảy tọt xuống đất mà nằm. Hoàng Bắc la nhỏ:
- Chết bà rồi, tiêu mẹ nó cái bàn thờ ông Thiên nhà A Sím, làm sao đây? Sáng mai bả la tắt bếp cho mà coi.
Thầy Long góp ý:
- A Sím biết ai làm mà la mà chửi được? Lo chi cho mệt dzậy. Mà có chửi thì Tùa Kía ở sát bên nhà mới nghe được, hai đứa mình ở bên chợ làm sao nghe được mà lo?
Tùa Kía lên tiếng:
- Bả biết thiệt đó, hồi chiều bả có dự tiệc thấy tụi mình nhậu thì tụi mình té gãy bàn ông Thiên nhà bả chứ còn ai vô đây?
Hoàng Bắc cười:
- Muốn bả không biết cũng dễ thôi.
- Làm sao? Làm sao mà hay dzị? Nói ra anh em nghe coi.
- Dễ mà. Thì mình xô xập hết mấy cái bàn ông Thiên khác, người ta sẽ tưởng là bị gió lốc tàn phá, cùng lắm là người ta chửi nhà ông Ba làm lu xi măng thôi.
- Hay! Hay ý kiến rất hay.
Vậy là 2 con tinh làm sập luôn cả chục cái bàn thờ bằng xi măng của người ta chỉ chừa lại cái của nhà Tùa Kía. Thầy Long nói:
- Còn cái nầy sao hổng làm luôn vậy hai cha?
- Giật sập bàn thờ của nhà tui sao được?
- Hổng được cũng phải được, nếu ông không muốn bị chửi, bị thường tiền rồi làm giàu cho nhà ông Ba Lu thì chừa cái bàn ông Thiên của nhà ông lại đi. Người ta sẽ nói:
"Nó phá đó chứ ai vô đây nữa? Nhà người ta bị sập mất bàn thờ mà nhà nó thì y nguyên. Dzị thì còn ai trồng khoai đất nầy?"
Một buổi sáng chủ nhật Tần và 2 đứa bạn cùng là học sinh lớp 11 ở trường Kiên Thành tới chơi.
- Anh Long hôm nay rảnh hông? Nhậu với tụi em chơi cho vui.
Chợ Xẻo Rô dân buôn bán đa số người Tàu, rất ít người Việt có tiền cho con ra chợ học. Gia đình Tần là một trong số những người Việt hiếm hoi đó. Nhà nó có tiệm chụp hình, lại có rất nhiều ruộng cho mướn, coi như nó cũng thuộc loại công tử "Xẻo Rô".
- Hôm nay sắp cuối tháng rồi, tuần sau đi còn bây giờ thì rượu đế với ổi tụi em làm không nổi đâu.
Thằng Tần cười hì hì:
- Em có mồi, có rượu luôn mà. Chỉ nhờ anh ra công thôi với lại nhà anh không có ai ở, nhậu mới đã chứ, làm ở nhà em hai đứa nó hổng tự nhiên mấy.
Long hăng hái hỏi tới:
- Mồi gì đâu mà phải tốn công sức vậy? Ra chợ lụm về một ký ổi hay vài cái hột vịt ung là vô tới bến Tà Kiết luôn rồi. Bày đặt mồi màng chi cho thêm mệt.
Thằng Tần đưa cái giỏ nilon trong đó có bọc giấy dầu tổ chảng. Long mở ra xem thì thấy 2 con cá vồ bành ki, chắc mỗi con phải hơn ký lô chứ hổng dưới đâu.
- Cá ở đâu dzậy? Mua ở chợ coi chừng lầm là cá nuôi trong hầm cầu ăn vô câm luôn à nghen.
Ba thằng nó nhìn qua ngó lại. Thằng Tần vọt miệng trả lời:
- Cá của cô sáu em đem cho hôm qua. Bả nuôi hay bắt dưới sông em không rành nhưng mà rộng hết mấy ngày rồi cái bụng nó xẹp lép em coi kỹ rồi. Mà cá nào lại ăn không được chớ? Dân nhậu mà sao anh khó tánh quá dzậy?
Long cười cười:
- Muốn làm món gì? Nhún dấm hay nấu canh chua?
Hai đứa bạn của Tần một đứa thì đòi nhún dấm một đứa thì thích canh chua cho nên Tần hỏi:
- Chơi hai món luôn được hông anh?
- Cũng được vậy em đi tìm cho anh một mớ tro bếp càng nhiều càng tốt, một ít lá ổi, hổng có lá ổi tuốt một mớ lá chuối tươi cũng được. Anh ra chợ mua một ít đồ phụ tùng về thì mình bắt đầu.
Hai con cá vồ còn sống nhưng đã rộng mấy ngày cũng khờ lắm rồi nên không có giẫy dụa gì nhiều, Long cũng không cần đập đầu cho nó chết mà chỉ cần lăn mình chúng vào tro bếp cho nhớt nó cuộn lại rồi dùng dao cạo sạch. Sau đó chặt kỳ mổ bụng bỏ ruột. Thấy cái bao tử bành ki mà Long bỏ thằng Tâm bạn Tấn nói:
- Bao tử cá ăn giòn ngon lắm đó anh, lấy đi em ăn cho.
Long cười:
- Phải cá lóc thì anh lấy rồi, cá vồ nó ăn tạp tổ cha, bao tử nó chứa đủ thứ ăn vô ớn lắm...
Hai con cá làm sạch thì dùng lá ổi rửa kỷ. Lá ổi vừa có mùi thơm vừa có chất nhựa làm sạch những lớp nhớt còn sót lại.
Một con được thái mỏng để nhún dấm, một con được cắt khoanh để nấu canh chua với bạc hà, giá, thơm, cà chua...
Bốn anh em cưa đứt hết lít đế đầu tiên thì hai đứa bạn của thằng Tần khen:
- Cá vồ nhún dấm còn ngon hơn cá lóc nhiều, nó không có xương mà thịt béo quá trời quá đất. Còn nồi canh chua thì chu choa ơi cái lườn cá béo ngậy ăn tới đâu đã tới đó. Lần sau tụi tao tới nhớ kêu cô Sáu mầy cho ít con nữa nghen.
Thằng Tần cười nói với Long:
- Hai con cá nầy em câu hồi chiều hôm qua lúc hai thằng nó tắm chứ nhà cô em đâu có nuôi cá.
Long giật mình hỏi lại nó:
- Dưới sông nước linh binh cá vồ ở đâu mà em câu mau dzậy? Anh đi câu cá dứa với mấy đứa trong xóm rẩy có khi cả ngày mới dính một hai con là cùng.
Thằng Tần kéo tay Long ra phía sau nhà chỉ:
- Anh thấy hầm cá vồ phía sau cùng hông? Hầm cá đó là của Bác Sáu xã trưởng, ổng nuôi lâu lắm rồi mà hổng có bán, chỉ để dành cho mấy anh Nghĩa Quân lâu lâu ra câu một vài con nhậu chơi thôi.
Chiều chạng vạng tối hôm qua em mua lưỡi câu tóm vô sợi nhợ rồi cột vô cây củi nhỏ, móc cho nó cục chuối làm mồi em vô cầu vừa bỏ xuống là nó phụp liền, em vớt luôn 2 con...
Thầy Long trợn mắt đứng chết trân...
Thiệt là tình quậy hết chổ nói mà...
Lanh Nguyễn
San Francisco là một thành phố chật chội, ngộp thở. Giá nhà cho mướn đụng tới chín từng mây vì vậy mà nhà nào người ta cũng sửa cái nhà đậu xe thành chỗ ở để cho mướn, tìm thêm thu nhập mà trả bớt nợ ngân hàng.
Nhà Ngọc Lan ở cũng không ngoại lệ. Cái garage rộng lớn thay vì đậu được mấy chiếc xe thì người chủ bít nó lại rồi sửa thành 2 cái phòng ngủ có nhà bếp phòng tắm đàng hoàng để cho người ta share.
Không biết lão chủ khi sửa nhà chẳng chịu coi ngày hay sao mà cái unit in law đó cứ dọn vô dọn ra hoài, chưa có người nào ở yên trong đó được vài năm.
Mà nghĩ lại cũng ngộ lắm. Sống ở thành phố ít ai quan tâm tới nhau. Bên phải bên trái, phía trước phía sau hay chung một nhà ở trên ở dưới, chỗ nào cũng có người ở vậy mà hỏng ai quen ai mới là lạ...
Phía dưới lầu nhà Ngọc Lan có một cặp vợ chồng trẻ dọn vào ở đã hơn tháng mà vợ chồng nàng không hề biết tên tuổi gốc gác ra sao cho đến một buổi tối chủ nhật đã hơn 10 giờ đêm mà tiếng trống, tiếng đàn còn chập chình, chập chình rân trời dậy đất. Nhạc sống nheo nhéo điếc lổ tai.
Ngọc Lan định xuống nhà dưới yêu cầu họ "điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe" nhưng chồng nàng cản lại:
- Hình như họ hát tiếng Việt đó em. Hay là để cho họ chơi thêm một tiếng đồng hồ nữa đi dù sao mình cũng chưa ngủ mà.
Cặp vợ chồng mới về ở nầy còn rất trẻ, rất ham chơi nhất là tiệc tùng, ca hát, ngày thường thì êm ru bà rù chắc hai vợ chồng bận đi làm, chỉ có tối chủ nhật là nổi đình nổi đám...
Rồi một tối thứ 7 khác mấy anh chị em Ngọc Lan đến chơi, họ đang vui vẻ tán dóc chuyện thiên hạ, bọn đàn ông đang nhậu nhẹt rân trời thì có người bấm chuông inh ỏi phía trước. Long nhìn ra cái lổ nhỏ trên cánh cửa thì thấy ngay 2 tay cảnh sát da đen đang đứng bấm chuông. Chàng mở cánh cửa cây bên trong bước ra hỏi:
- Các ông cần gì mà nửa đêm bấm chuông cửa nhà tôi?
Một tên đi rảo phía trước xem xét giống gì không biết tên kia thì trả lời:
- Ai là My Chi vừa gọi cảnh sát?
- Nhà tui không có người nào là chỉ may cả, ông lộn nhà rồi.
Long vừa quay lưng trở vô thì "cây cột nhà cháy" gọi giật lại:
- Khoan đã! My Chi vừa gọi phone báo bị chồng hành hung, anh có thể cho chúng tôi vào nhà một chút được không?
Chàng định trả lời "No" nhưng vừa lúc đó mọi người nghe tiếng nói chuyện phía trước nhà nên tất cả đều ra xem náo nhiệt. Các nàng thì sợ phiền phức với tụi cảnh sát nhất là với mấy cái "lọ nồi" nên đồng thanh nói:
- Thì cho nó vô đi cảnh sát chứ phải ăn cướp đâu mà sợ? Cự nự làm gì cho rắc rối.
Long mở cửa sắt mời họ vào. Hai anh cảnh sát đảo mắt khắp nhà rồi kéo một bà chị vợ của Long lại hỏi:
- Ở đây người nào tên My Chi vậy?
Ngọc Lan nhanh miệng trả lời thay:
- Ở đây không có ai tên My Chi cả. Rồi nàng giới thiệu tên của 4 người luôn.
Anh cảnh sát có lẽ hơi nghi ngờ mình lầm địa chỉ nên trở ra phía trước coi lại số nhà. Khi trở vào anh ta lại nói:
- Đúng là địa chỉ nầy vừa gọi chúng tôi mà.
- Hay là lúc đó người gọi hoảng sợ quá nên cho lầm số nhà rồi không chừng.
Anh cảnh sát còn lại sau một hồi quan sát thì hỏi Long:
- Phía dưới lầu có người ở không?
- Có! Nhưng không phải là gia đình tôi. Các anh xuống dưới mà hỏi.
Hai người cảnh sát xin lỗi rồi hỏi xin xuống nhà dưới bằng ngã sau.
Bọn Long cũng tò mò nên mỗi đứa cầm theo chai bia của mình làm bộ ra sau vườn uống cho mát. Mấy "chị tám" nhà Long cũng không chịu thua tình nguyện dẫn đường xuống gõ cửa nhà người ta.
Họ gõ rêm cả tay mà cửa nhà vẫn im lìm đến khi cảnh sát lớn tiếng gọi thì cánh cửa mới chịu mở ra.
Một phụ nữ trẻ vừa bước ra thì anh cảnh sát đã sấn tới hỏi liền:
- Cô là My Chi hả?
Thấy cảnh sát là cô nàng hồn vía lên tận chín từng mây, miệng nín khe chỉ gật đầu.
- Cô vừa gọi cảnh sát?
Nàng tiếp tục gật đầu, nhìn đám người Việt ở phía sau sân nhà, nàng hình như nhận ra người quen:
- Cô Lan. Cô ở trên lầu hả?
Ngọc Lan cũng nhận ra người con gái kia là "Chi quậy" mấy tháng trước cô ta đã quậy tưng bừng hoa lá trong sở làm, rồi sau đó sợ bị đuổi viêc mắc cở nên đã tự ý bỏ đi làm nơi khác.
Thay vì trả lời cảnh sát Chi quậy bước lại cầu cứu với Ngọc Lan:
- Cô ơi! Lúc nảy vợ chồng em đã cải nhau, em muốn hù ảnh nên dọa gọi cảnh sát tới bắt ảnh, chồng em chẳng những không sợ mà còn kéo cái phone ra thách em "nè giỏi gọi đi, thử coi nó làm gì tao được". Em nóng máu sẵn cái phone trên tay em bấm 911 chơi liền, bây giờ nó tới rồi mình làm sao hả cô? Em không muốn ảnh bị bắt đâu.
Hai cô cháu song ca bài "cá sống vì nước" cho hai anh chàng Mỹ đen nghe. Cuối cùng chồng Chi quậy được tha khỏi vô ngủ bót, nhưng thằng Mỹ đen cảnh cáo "mầy không được lộn xộn đập lộn với vợ nữa nghe chửa?"
Ai cũng tưởng nó hù chơi cho có lệ vì không thấy nó lập biên bản hay bắt ký tên đống dấu lăn tay gì cả...
Hơn tháng sau mọi người quên tuốt luốt không ai còn nhớ chuyện hai ông lọ nồi viếng nhà. Mỹ Chi lúc rảnh cũng lên làm quen gia nhập hội "Tám".
Rồi một buổi tối Mỹ Chi gõ cửa nhà mặt mày xanh dờn hổn hển la:
- Chồng em định quýnh em nữa, cô chú làm ơn can ảnh đi.
Hai vợ chồng Ngọc Lan ra sức giảng giải can ngăn, khuyên bảo. Mọi việc tạm ổn, chồng Mỹ Chi đi đến nhà người anh chơi cho qua cơn nóng giận.
Ba hôm sau Mỹ Chi lại vừa khóc vừa gõ cửa nhà:
- Chồng em bị cảnh sát bắt trưa nay rồi cô chú ơi!
Ngọc Lan hoảng vía la lên:
- Sao dzị? Bị bắt vì tội gì vậy?
Mỹ Chi vừa khóc vừa kể:
- Hôm qua em về bên má có kể lại chuyện nhà cho bà chị nghe ai dè chị em nổi máu du côn lên sở cảnh sát thưa chồng em tội hành hung vợ.
Long đứng kế bên nghe vậy không khỏi thắc mắc hỏi lại:
- Vậy chú Triệu lại đánh cô nữa sao? Hôm đó thấy 2 người huề nhau rồi mà.
Mỹ Chi vào nhà thuật lại chuyện của nàng:
- Dạ đâu có, hôm sau là tụi em huề rồi. Nhưng bà chị em có con bạn làm cảnh sát nó xúi thưa đi để nó nhốt ít đêm trong tù cho chừa cái tật vũ phu.
Long nghe tới đó thì đâm chán bỏ lên lầu mở ti-vi ra xem...
Cái tên Triệu nầy xui tận mạng, thường thường mấy tay gây lộn với vợ bị tó vô nằm bót, nếu nàng đến bảo lảnh đóng ít tiền phạt thì được cho về nhà.
Tên nầy chui vô bót cảnh sát đúng lúc có sự tranh chấp quyền lực của thành phố. Tên cảnh sát trưởng đang bị nhóm khác thưa cái tội "quýnh dzợ bầm mình" cho nên khi Mỹ Chi đến bảo lãnh thì sở cảnh sát đã giải hồ sơ qua tòa án định tội rồi.
Sự thật bên trong câu chuyện Long không rành nguyên nhân sự việc cho lắm, chàng chỉ nghe một chiều về phía Chi quậy kể mà thôi.
Không biết tên Triệu nầy xui rủi bị bắt ngay thời kỳ tranh chấp quyền lực của phe phái trong thành phố nên bị đưa ra toà xử phạt nặng làm vật tế thần. Hay là chị em Chi quậy và người nữ cảnh sát kia cấu kết thưa gởi không chịu bãi nại.
Hoặc giả Triệu đã bị một vết nhơ về tội hành hung vợ trước đây.
Kết quả sau một tuần bị giam Triệu mất việc, tòa bắt đi học khóa tránh bạo lực trong gia đình.
Nhưng nặng nhất vẫn là không được về nhà 3 tháng cho tới khi kết thúc khóa học.
Hai vợ chồng Chi quậy vô cùng hối hận, lớp trả tiền phạt, tiền án phí, tiền luật sư bào chửa, tiền share nhà 3 tháng ở riêng đã làm bay mất chiếc xe Acura MDX mới mua trả góp chưa được bao lâu. Nhưng khổ nhất vẫn là vợ chồng trẻ bị treo mỏ 3 tháng nhịn đói...
Rồi tòa án cũng giải tỏa cấm vận cho hai người.
Rồi cũng lại sống chung với nhau nhưng giờ thì họ ít khi cải nhau lắm, khắn khít hơn, chìu chuộng nhau hơn, chìu nhau chưa đầy năm thì Mỹ Chi cho ra đời bé Judy.
Có con rồi là cuộc đời cũng bước qua một trang mới. Quậy được xếp vào trong ký ức thành bài học để đời...
Đó là cái quậy của người trẻ hiện nay. Bây giờ tui xin kể chuyện quậy của người trẻ hơn bốn mươi năm về trước.
Thời còn đi học chắc mọi người ai cũng đã nghe qua cái câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".
Vậy còn cái tuổi giao mùa giữa học trò và người lớn thì được ví là gì nhỉ? Các bạn có ai biết thì mách dùm chứ tui thì bí lù nhưng tui biết rõ cái tuổi đó phá ngầm mà phá còn dữ dội hơn lúc đang là học trò nữa. Chỉ có điều họ dấu kỹ nên người ta không nhận thấy mà thôi...
Các bạn không tin à? Vậy tui xin kể câu chuyện sau đây để các bạn nghe chơi giải buồn...
Thầy giáo Long về xứ Xẻo Rô gõ đầu con nít được gần một năm thì làm quen với dân địa phương cũng bộn. Già có, trẻ có, sồn sồn cũng có nhưng khắn khít nhất vẫn là những người cùng trang lứa.
Dân ở chợ Xẻo Rô đa số là người Tiều Châu, ở đó cũng có một ngôi trường tiểu học dạy tiếng Tàu, ông thầy giáo trẻ tên Hoàng Bắc nầy cũng thuộc hàng siêu quậy, nhưng mỗi ngày đi dạy anh ta rất ư là phương phi, đạo mạo. Áo sơ mi trắng bỏ vô thùng, giày tây bùn lấm tấm...
Có một tối trời mưa dầm đường đất hơi trơn trợt, bọn Long đi nhậu cũng đã ngà ngà say nhưng nhờ trời mưa cho nên phần trên thì tỉnh táo mà đôi chân thì cứ lảo đảo đá qua đá lại, bước bên đông nó quẹo bên tây.
Trước cửa mỗi nhà ở dưới quê thường có lập bàn thờ Ông Thiên. Bàn thờ rất đơn giản nếu nhà nghèo nó chỉ là một miếng ván vuông vắn được đống trên một cây cột cắt bằng mặt, cao chừng một mét trên đó đặt một cái lư hương để hằng đêm người ta ra đốt nhan mà thôi. Nhà giàu thì người ta làm bằng "xi măng" đúc.
Hôm đó "3 con tinh" được người ta mời đi ăn tiệc phía bên kia sông gần nhà tên Tùa Kía. Uống tới gần 8 giờ tối thì trời đổ xuống một trận mưa lớn nên đường đã tối mà lại trơn trợt khó đi vô cùng. Từ chỗ nhậu về nhà Tùa Kía chưa đầy 100 mét khoảng chừng hơn chục căn nhà vậy mà 3 người lết về trầy vi tróc vẩy, ba bốn lần trợt tới, trợt lui. Gần tới cửa nhà Tùa Kía thì Hoàng Bắc bị trợt mạnh phải chụp vào cái bàn thờ Ông Thiên của nhà kế bên, Hoàng Bắc ốm nhôm nên cái bàn ông Thiên phù hộ không ngã, Tùa Kía vừa bước tới cũng bị trợt nhào vô chung nhưng vì Tùa Kía có thân hình khổng lồ Ông Thiên sợ quá nhảy tọt xuống đất mà nằm. Hoàng Bắc la nhỏ:
- Chết bà rồi, tiêu mẹ nó cái bàn thờ ông Thiên nhà A Sím, làm sao đây? Sáng mai bả la tắt bếp cho mà coi.
Thầy Long góp ý:
- A Sím biết ai làm mà la mà chửi được? Lo chi cho mệt dzậy. Mà có chửi thì Tùa Kía ở sát bên nhà mới nghe được, hai đứa mình ở bên chợ làm sao nghe được mà lo?
Tùa Kía lên tiếng:
- Bả biết thiệt đó, hồi chiều bả có dự tiệc thấy tụi mình nhậu thì tụi mình té gãy bàn ông Thiên nhà bả chứ còn ai vô đây?
Hoàng Bắc cười:
- Muốn bả không biết cũng dễ thôi.
- Làm sao? Làm sao mà hay dzị? Nói ra anh em nghe coi.
- Dễ mà. Thì mình xô xập hết mấy cái bàn ông Thiên khác, người ta sẽ tưởng là bị gió lốc tàn phá, cùng lắm là người ta chửi nhà ông Ba làm lu xi măng thôi.
- Hay! Hay ý kiến rất hay.
Vậy là 2 con tinh làm sập luôn cả chục cái bàn thờ bằng xi măng của người ta chỉ chừa lại cái của nhà Tùa Kía. Thầy Long nói:
- Còn cái nầy sao hổng làm luôn vậy hai cha?
- Giật sập bàn thờ của nhà tui sao được?
- Hổng được cũng phải được, nếu ông không muốn bị chửi, bị thường tiền rồi làm giàu cho nhà ông Ba Lu thì chừa cái bàn ông Thiên của nhà ông lại đi. Người ta sẽ nói:
"Nó phá đó chứ ai vô đây nữa? Nhà người ta bị sập mất bàn thờ mà nhà nó thì y nguyên. Dzị thì còn ai trồng khoai đất nầy?"
Một buổi sáng chủ nhật Tần và 2 đứa bạn cùng là học sinh lớp 11 ở trường Kiên Thành tới chơi.
- Anh Long hôm nay rảnh hông? Nhậu với tụi em chơi cho vui.
Chợ Xẻo Rô dân buôn bán đa số người Tàu, rất ít người Việt có tiền cho con ra chợ học. Gia đình Tần là một trong số những người Việt hiếm hoi đó. Nhà nó có tiệm chụp hình, lại có rất nhiều ruộng cho mướn, coi như nó cũng thuộc loại công tử "Xẻo Rô".
- Hôm nay sắp cuối tháng rồi, tuần sau đi còn bây giờ thì rượu đế với ổi tụi em làm không nổi đâu.
Thằng Tần cười hì hì:
- Em có mồi, có rượu luôn mà. Chỉ nhờ anh ra công thôi với lại nhà anh không có ai ở, nhậu mới đã chứ, làm ở nhà em hai đứa nó hổng tự nhiên mấy.
Long hăng hái hỏi tới:
- Mồi gì đâu mà phải tốn công sức vậy? Ra chợ lụm về một ký ổi hay vài cái hột vịt ung là vô tới bến Tà Kiết luôn rồi. Bày đặt mồi màng chi cho thêm mệt.
Thằng Tần đưa cái giỏ nilon trong đó có bọc giấy dầu tổ chảng. Long mở ra xem thì thấy 2 con cá vồ bành ki, chắc mỗi con phải hơn ký lô chứ hổng dưới đâu.
- Cá ở đâu dzậy? Mua ở chợ coi chừng lầm là cá nuôi trong hầm cầu ăn vô câm luôn à nghen.
Ba thằng nó nhìn qua ngó lại. Thằng Tần vọt miệng trả lời:
- Cá của cô sáu em đem cho hôm qua. Bả nuôi hay bắt dưới sông em không rành nhưng mà rộng hết mấy ngày rồi cái bụng nó xẹp lép em coi kỹ rồi. Mà cá nào lại ăn không được chớ? Dân nhậu mà sao anh khó tánh quá dzậy?
Long cười cười:
- Muốn làm món gì? Nhún dấm hay nấu canh chua?
Hai đứa bạn của Tần một đứa thì đòi nhún dấm một đứa thì thích canh chua cho nên Tần hỏi:
- Chơi hai món luôn được hông anh?
- Cũng được vậy em đi tìm cho anh một mớ tro bếp càng nhiều càng tốt, một ít lá ổi, hổng có lá ổi tuốt một mớ lá chuối tươi cũng được. Anh ra chợ mua một ít đồ phụ tùng về thì mình bắt đầu.
Hai con cá vồ còn sống nhưng đã rộng mấy ngày cũng khờ lắm rồi nên không có giẫy dụa gì nhiều, Long cũng không cần đập đầu cho nó chết mà chỉ cần lăn mình chúng vào tro bếp cho nhớt nó cuộn lại rồi dùng dao cạo sạch. Sau đó chặt kỳ mổ bụng bỏ ruột. Thấy cái bao tử bành ki mà Long bỏ thằng Tâm bạn Tấn nói:
- Bao tử cá ăn giòn ngon lắm đó anh, lấy đi em ăn cho.
Long cười:
- Phải cá lóc thì anh lấy rồi, cá vồ nó ăn tạp tổ cha, bao tử nó chứa đủ thứ ăn vô ớn lắm...
Hai con cá làm sạch thì dùng lá ổi rửa kỷ. Lá ổi vừa có mùi thơm vừa có chất nhựa làm sạch những lớp nhớt còn sót lại.
Một con được thái mỏng để nhún dấm, một con được cắt khoanh để nấu canh chua với bạc hà, giá, thơm, cà chua...
Bốn anh em cưa đứt hết lít đế đầu tiên thì hai đứa bạn của thằng Tần khen:
- Cá vồ nhún dấm còn ngon hơn cá lóc nhiều, nó không có xương mà thịt béo quá trời quá đất. Còn nồi canh chua thì chu choa ơi cái lườn cá béo ngậy ăn tới đâu đã tới đó. Lần sau tụi tao tới nhớ kêu cô Sáu mầy cho ít con nữa nghen.
Thằng Tần cười nói với Long:
- Hai con cá nầy em câu hồi chiều hôm qua lúc hai thằng nó tắm chứ nhà cô em đâu có nuôi cá.
Long giật mình hỏi lại nó:
- Dưới sông nước linh binh cá vồ ở đâu mà em câu mau dzậy? Anh đi câu cá dứa với mấy đứa trong xóm rẩy có khi cả ngày mới dính một hai con là cùng.
Thằng Tần kéo tay Long ra phía sau nhà chỉ:
- Anh thấy hầm cá vồ phía sau cùng hông? Hầm cá đó là của Bác Sáu xã trưởng, ổng nuôi lâu lắm rồi mà hổng có bán, chỉ để dành cho mấy anh Nghĩa Quân lâu lâu ra câu một vài con nhậu chơi thôi.
Chiều chạng vạng tối hôm qua em mua lưỡi câu tóm vô sợi nhợ rồi cột vô cây củi nhỏ, móc cho nó cục chuối làm mồi em vô cầu vừa bỏ xuống là nó phụp liền, em vớt luôn 2 con...
Thầy Long trợn mắt đứng chết trân...
Thiệt là tình quậy hết chổ nói mà...
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét