Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Không hiểu sao càng lớn tuổi bà xã lại càng sinh ra bệnh tin “dị đoan”. Gần đây, năm nào K. Hoa cũng đặt mua lịch “Tam Tông Miếu” và sách tử vi từ California. Mỗi buổi sáng, trước khi tôi đi làm, bà xã đều coi lịch: “Hôm nay là ngày tốt của anh!”. Tôi nhăn mặt: “Tốt cái nổi gì. Hôm nay lịch họp từ sáng đến chiều tối. Chắc chắn là sẽ vể trễ.. .”. Rồi có hôm bà ấy chặc lưỡi: “Hôm nay là ngày xấu của anh đó, phải coi chừng!”. Tôi cười muốn lăn ra cửa sổ: “Hôm nay lễ, được nghỉ làm sao mà xấu cho được”. Với tôi, sống trên xứ sở “cày” ngày ba ca này, ngày xấu là họp liên miên từ sáng bước vào cho đến tối trời bước ra; ngày tốt là nghỉ lễ, lấy ngày phép trong năm (vacation) và được “xếp” cho làm ở nhà (work from home) – vừa làm vừa coi cô dâu Chu Chỉ Nhược dùng “cửu âm bạch cốt trảo” hạ độc thủ Triệu Mẫn trong ngày cưới với Trương Vô Kỵ. Rồi cũng tấm lịch này, cứ ngày tuổi Tuất tốt là bà xã lại đi mua vé số (lottery). Mấy năm qua, bà ấy chỉ đóng góp vào quỹ giáo dục tiểu bang, mà chẳng thấy trúng tấm vé số nào. Nhưng thôi, nói thật mất lòng, để bà ấy có chút niềm tin trong thời buổi này cũng không phải tệ. Thêm nữa cứ ngày lịch tốt là tôi muốn gì cũng được, dại gì mà bàn ra!
Năm nay không hiểu sao K. Hoa lại coi thêm phong thủy. Mà nghĩ cũng lạ, mua nhà ở gần mấy chục năm nay, bà xã mới coi phong thủy. Thế nào không biết, nhưng một về nhà tôi đã thấy một hồ loại nuôi cá đặt khoảng giữa phòng khách và phòng ăn. Nhìn kỷ thì không thấy cá, mà mấy con ốc với những cái càng di động trên lớp sỏi nhỏ lót dưới đáy. “Em nuôi con gì đây, mà không nuôi cá?”. “Đó là hermit crab, là ốc mượn hồn”. Nghe tên đã thấy kỳ kỳ, sờ sợ. “Tại sao nuôi ốc mượn hồn mà không là cá?”. “Là em coi phong thủy đó. Nhà mình hướng đông nam, anh mạng thủy, em mạng mộc. Nuôi sinh vật có thể sống dưới nước lẫn trên cạn, nước mặn lẫn nước ngọt và chỉ ăn rong rêu, rau cỏ. Hơn nữa loài ốc mượn hồn vừa đẹp vừa dễ nuôi, nên em chọn chúng cho phong thủy nhà mình”. Nghe cũng có lý. Mà những con ốc mượn hồn đẹp thật. Lớp võ ốc bên ngoài từ nhiều loại ốc biển khác nhau, màu sắc đa dạng và thêm phần cua sống bên trong cũng nhiều sắc loại: tím, hồng, trắng, xanh.. . Tất cả rất lạ mắt và đẹp. Thức ăn của chúng chỉ cần mấy miếng xà-lách, vài miếng chuối hay củ cải là xong. Bà xã còn trộn thêm một phần đất bùn ẩm ướt trong bồn, thỉnh thoảng chúng vào cho đỡ nhớ “ruộng đồng”.
……….
Chợt tỉnh giấc, chiếc đồng hồ trên bàn hiện 4:45AM. Trăn trở, chắc là không ngủ lại được, tôi nhẹ bước xuống phòng ăn. Bồn nuôi mấy con ốc mượn, ban đêm có đèn màu xanh nhạt thật đẹp. Dưới ánh đèn, những con ốc mượn di chuyển chậm chạp, khó khăn trong chiếc vỏ quá lớn của mình. Chiếc vỏ không thuộc về nó, mà phải một đời cưu mang, một đời sống lệ thuộc vào. Những con ốc mượn hồn chỉ là một con cua có phần cơ thể mỏng manh, dễ bị tổn thương đành phải tìm kiếm, mượn tạm lớp vỏ ốc cứng rắn bên ngoài để sinh tồn. Thật ra, nó chỉ mượn lớp vỏ, sao lại gọi “mượn hồn”? Hay đó là chiếc vỏ còn lại của một con ốc đã chết? Một chiếc vỏ ốc chết nhưng “hồn” vẫn còn, vẫn “nhập” vào thân xác của con cua? Một con ốc-cua “mượn hồn” nhau để sống?
Chợt đâu, tôi nhìn thấy con ốc mượn hồn, nằm lặng yên, dương cao đôi mắt cua nhìn quanh ngơ ngác, ngậm buồn. Nhưng cũng có con tưởng mình là ốc thật, đi nghênh ngang khoe cái vỏ cứng và cả đôi càng. Tôi thấy mình gần gũi với con ốc mượn hồn ngơ ngác buồn và thương hại con nghênh ngang khoe cả hai càng. Nhưng lạ thay, cả hai chừng như đềú nhận ra rằng chúng đang ở trong chiếc bồn lót sỏi, có chút phần đất bùn ẩm thấp, giả tạo. Chúng đang nhớ một bãi đất bùn với những con sóng nhỏ lăn tăn? Hay chúng nhớ một bãi cát biển với mênh mông trùng khơi gió lộng? Và có thể chúng nhớ cả hai, một bãi biển cát bùn với vi vu gió mùa nước lợ? Tôi thấy tiếng thở dài của con ốc mượn hồn qua những bong bóng bọt bám chung quanh dưới đôi mắt thẫn thờ. Tôi như chợt thấy chính mình, qua bóng hình con ốc nhỏ. Con ốc mượn hồn nhỏ nhoi kia có thể là tôi? Chừng như trong suốt hành trình “tị nạn” xứ người, tôi sống thật với mình quá ít? Tôi luôn phải khoắc lớp vỏ “mượn hồn” bên ngoài, bước đi từng bước chậm chạp, khó khăn gần 40 năm qua? Lớp vỏ của ngôn ngữ, lớp vỏ của tập quán, lớp vỏ của ý thức xã hôi, lớp vỏ của sự hội nhập... và con bao nhiêu lớp vỏ khác để tạo thành một vỏ ốc bên ngoài đã phải cưu mang?
Với lớp vỏ nặng nề, con ốc mượn hồn phải nhích một chân bên phải, rồi một chân bên trái cho mỗi bước đi. Như một bước chân hiện tại, luôn kềm theo một bước của quá khứ. Cứ vậy mà đi, mà hết một đời hệ lụy, vô thường. Chừng thể cái vỏ cứng chắc bên ngoài không thể sống, di chuyển nếu không có phần hồn bên trong. Cái “hồn” của quá khứ, của dĩ vãng… cái “hồn quê” đầm thắm, sâu thẳm bên trong. Con ốc mượn hồn đã sống một đời ngoài thân xác của chính nó. Nhiều lần nó muốn trở về với thế giới “xác”, thế giới con ốc và nó đã trở về. Nhưng những con ốc biển đang nhởn nhơ trên bãi cát mênh mông khi nhìn thấy nó, thì chúng vội vã bò đi, trách xa. Con ốc mượn hồn không còn được chấp nhận hòa đồng vào thế giới của ốc nữa, gió và những con sóng của lòng biển mặn không còn là một chốn “đi về” .
Buổi trưa mùa nước cạn, những con còng đang chạy rong chơi trên mặt bùn non của dòng sông nhỏ. Vài vạt nắng che nghiêng bóng của đàn cua đùa giỡn yên bình ở giữa nhánh sông con. Chợt đâu có con vật lạ như cua nhưng không phải cua, chậm chạp tiến về phía chúng. Con ốc mượn hồn, lần nữa đang cố tìm về cái “nguồn” của nó, thế giới của lòai cua như thể. Một số cua, còng hốt hoảng chạy vội lánh xuống những hang nhỏ dọc ven sông. Một số cua khác, vươn đôi càng lớn, tấn công con “vật lạ” mang hình dáng đồng loại. Bất ngờ, con ốc mượn hồn vội vã thu thân hình cua của nó vào sâu bên trong vỏ ốc! Bãi bùn non của những nhánh sông con và thế giới của loài cua cũng không chấp nhận, xa lạ với nó. Con ốc mượn hồn chợt nghẹn lòng, bật khóc âm thầm trong cái vỏ ốc sặc sỡ màu, cứng rắn của nó. Bên ngoài mưa đang bay giăng giăng, tắm mát bãi cạn của khúc sông xưa!
Tôi cúi nhìn thật lâu những con ốc mượn hồn bò chậm chạp, buồn bã trong chiếc bồn đẹp ánh đèn màu. Chúng thật tội nghiệp, thật đáng thương. Tôi không biết ngoài kia, một khúc sông cạn hay một bãi cát mênh mông có đón chúng trở về? Nhưng chắc chắn, chiếc bồn an toàn, giả tạo này không phải là quê hương của chúng. Cái bồn an toàn đang giam cầm chúng trong một khung sâu đầy màu sắc, thức ăn. Chúng phải sống, phải sinh tồn với thế giới thật sự bên ngoài dù đầy cạm bẫy, chông gai. Con ốc sẽ mãi một đời mượn “hồn quê” để sống. Để dù ở đâu trong bầu trời xanh thật sự, không phải là ánh đèn màu giả tạo, có được tự do và hạnh phúc của chính mình. Một ngày con ốc mượn hồn sẽ chết, như hành trình của kiếp đời, trên bãi cát sóng vỗ chập chùng hay bãi cạn một bến sông. Dù nơi đâu “hồn quê” của nó cũng sẽ ở lại, cho một kiếp đời nối tiếp.
-“Không thể vì một ‘niềm tin dị đoan’ không biết trước, mà chúng ta giam giữ những sinh vật cho lợi ích riêng mình. Hãy để chúng trở về với thế giới sống thật, về với bầu trời xanh có thật bên ngoài. Đó mới chính là niềm tin, là thuận theo luật định tự nhiên của cuộc sống của mọi sinh vật”, tôi nói và bà xã gật đầu, đồng ý.
Bãi cạn của cửa biển, nơi dòng sông mở rộng lòng hòa vào biển rộng. Nơi sông nối biển và biển liền sông một thể. Bà xã và tôi thả những con ốc mượn hồn trở về với đất quê, về với đất trời tự do của chúng. Đứng trước biển, chừng như con ốc mượn hồn mang theo bãi bùn mùa nước cạn của khúc sông xa. Và từng bước dọc theo bãi cạn, con ốc mượn hồn như mang theo cả một đại dương trong lòng “hồn quê” của con ốc nhỏ. Hãy sống thật tự do, thật tự tại và hãy đi thật xa, hởi những con ốc mượn hồn mang cả khúc sông quê vào lòng những biển khơi gió bão!
Những ngày đầu tháng Sáu, 2018
NNH
Hermit Crab (Ốc mượn hồn) |
Năm nay không hiểu sao K. Hoa lại coi thêm phong thủy. Mà nghĩ cũng lạ, mua nhà ở gần mấy chục năm nay, bà xã mới coi phong thủy. Thế nào không biết, nhưng một về nhà tôi đã thấy một hồ loại nuôi cá đặt khoảng giữa phòng khách và phòng ăn. Nhìn kỷ thì không thấy cá, mà mấy con ốc với những cái càng di động trên lớp sỏi nhỏ lót dưới đáy. “Em nuôi con gì đây, mà không nuôi cá?”. “Đó là hermit crab, là ốc mượn hồn”. Nghe tên đã thấy kỳ kỳ, sờ sợ. “Tại sao nuôi ốc mượn hồn mà không là cá?”. “Là em coi phong thủy đó. Nhà mình hướng đông nam, anh mạng thủy, em mạng mộc. Nuôi sinh vật có thể sống dưới nước lẫn trên cạn, nước mặn lẫn nước ngọt và chỉ ăn rong rêu, rau cỏ. Hơn nữa loài ốc mượn hồn vừa đẹp vừa dễ nuôi, nên em chọn chúng cho phong thủy nhà mình”. Nghe cũng có lý. Mà những con ốc mượn hồn đẹp thật. Lớp võ ốc bên ngoài từ nhiều loại ốc biển khác nhau, màu sắc đa dạng và thêm phần cua sống bên trong cũng nhiều sắc loại: tím, hồng, trắng, xanh.. . Tất cả rất lạ mắt và đẹp. Thức ăn của chúng chỉ cần mấy miếng xà-lách, vài miếng chuối hay củ cải là xong. Bà xã còn trộn thêm một phần đất bùn ẩm ướt trong bồn, thỉnh thoảng chúng vào cho đỡ nhớ “ruộng đồng”.
……….
Chợt tỉnh giấc, chiếc đồng hồ trên bàn hiện 4:45AM. Trăn trở, chắc là không ngủ lại được, tôi nhẹ bước xuống phòng ăn. Bồn nuôi mấy con ốc mượn, ban đêm có đèn màu xanh nhạt thật đẹp. Dưới ánh đèn, những con ốc mượn di chuyển chậm chạp, khó khăn trong chiếc vỏ quá lớn của mình. Chiếc vỏ không thuộc về nó, mà phải một đời cưu mang, một đời sống lệ thuộc vào. Những con ốc mượn hồn chỉ là một con cua có phần cơ thể mỏng manh, dễ bị tổn thương đành phải tìm kiếm, mượn tạm lớp vỏ ốc cứng rắn bên ngoài để sinh tồn. Thật ra, nó chỉ mượn lớp vỏ, sao lại gọi “mượn hồn”? Hay đó là chiếc vỏ còn lại của một con ốc đã chết? Một chiếc vỏ ốc chết nhưng “hồn” vẫn còn, vẫn “nhập” vào thân xác của con cua? Một con ốc-cua “mượn hồn” nhau để sống?
Chợt đâu, tôi nhìn thấy con ốc mượn hồn, nằm lặng yên, dương cao đôi mắt cua nhìn quanh ngơ ngác, ngậm buồn. Nhưng cũng có con tưởng mình là ốc thật, đi nghênh ngang khoe cái vỏ cứng và cả đôi càng. Tôi thấy mình gần gũi với con ốc mượn hồn ngơ ngác buồn và thương hại con nghênh ngang khoe cả hai càng. Nhưng lạ thay, cả hai chừng như đềú nhận ra rằng chúng đang ở trong chiếc bồn lót sỏi, có chút phần đất bùn ẩm thấp, giả tạo. Chúng đang nhớ một bãi đất bùn với những con sóng nhỏ lăn tăn? Hay chúng nhớ một bãi cát biển với mênh mông trùng khơi gió lộng? Và có thể chúng nhớ cả hai, một bãi biển cát bùn với vi vu gió mùa nước lợ? Tôi thấy tiếng thở dài của con ốc mượn hồn qua những bong bóng bọt bám chung quanh dưới đôi mắt thẫn thờ. Tôi như chợt thấy chính mình, qua bóng hình con ốc nhỏ. Con ốc mượn hồn nhỏ nhoi kia có thể là tôi? Chừng như trong suốt hành trình “tị nạn” xứ người, tôi sống thật với mình quá ít? Tôi luôn phải khoắc lớp vỏ “mượn hồn” bên ngoài, bước đi từng bước chậm chạp, khó khăn gần 40 năm qua? Lớp vỏ của ngôn ngữ, lớp vỏ của tập quán, lớp vỏ của ý thức xã hôi, lớp vỏ của sự hội nhập... và con bao nhiêu lớp vỏ khác để tạo thành một vỏ ốc bên ngoài đã phải cưu mang?
Với lớp vỏ nặng nề, con ốc mượn hồn phải nhích một chân bên phải, rồi một chân bên trái cho mỗi bước đi. Như một bước chân hiện tại, luôn kềm theo một bước của quá khứ. Cứ vậy mà đi, mà hết một đời hệ lụy, vô thường. Chừng thể cái vỏ cứng chắc bên ngoài không thể sống, di chuyển nếu không có phần hồn bên trong. Cái “hồn” của quá khứ, của dĩ vãng… cái “hồn quê” đầm thắm, sâu thẳm bên trong. Con ốc mượn hồn đã sống một đời ngoài thân xác của chính nó. Nhiều lần nó muốn trở về với thế giới “xác”, thế giới con ốc và nó đã trở về. Nhưng những con ốc biển đang nhởn nhơ trên bãi cát mênh mông khi nhìn thấy nó, thì chúng vội vã bò đi, trách xa. Con ốc mượn hồn không còn được chấp nhận hòa đồng vào thế giới của ốc nữa, gió và những con sóng của lòng biển mặn không còn là một chốn “đi về” .
Buổi trưa mùa nước cạn, những con còng đang chạy rong chơi trên mặt bùn non của dòng sông nhỏ. Vài vạt nắng che nghiêng bóng của đàn cua đùa giỡn yên bình ở giữa nhánh sông con. Chợt đâu có con vật lạ như cua nhưng không phải cua, chậm chạp tiến về phía chúng. Con ốc mượn hồn, lần nữa đang cố tìm về cái “nguồn” của nó, thế giới của lòai cua như thể. Một số cua, còng hốt hoảng chạy vội lánh xuống những hang nhỏ dọc ven sông. Một số cua khác, vươn đôi càng lớn, tấn công con “vật lạ” mang hình dáng đồng loại. Bất ngờ, con ốc mượn hồn vội vã thu thân hình cua của nó vào sâu bên trong vỏ ốc! Bãi bùn non của những nhánh sông con và thế giới của loài cua cũng không chấp nhận, xa lạ với nó. Con ốc mượn hồn chợt nghẹn lòng, bật khóc âm thầm trong cái vỏ ốc sặc sỡ màu, cứng rắn của nó. Bên ngoài mưa đang bay giăng giăng, tắm mát bãi cạn của khúc sông xưa!
Tôi cúi nhìn thật lâu những con ốc mượn hồn bò chậm chạp, buồn bã trong chiếc bồn đẹp ánh đèn màu. Chúng thật tội nghiệp, thật đáng thương. Tôi không biết ngoài kia, một khúc sông cạn hay một bãi cát mênh mông có đón chúng trở về? Nhưng chắc chắn, chiếc bồn an toàn, giả tạo này không phải là quê hương của chúng. Cái bồn an toàn đang giam cầm chúng trong một khung sâu đầy màu sắc, thức ăn. Chúng phải sống, phải sinh tồn với thế giới thật sự bên ngoài dù đầy cạm bẫy, chông gai. Con ốc sẽ mãi một đời mượn “hồn quê” để sống. Để dù ở đâu trong bầu trời xanh thật sự, không phải là ánh đèn màu giả tạo, có được tự do và hạnh phúc của chính mình. Một ngày con ốc mượn hồn sẽ chết, như hành trình của kiếp đời, trên bãi cát sóng vỗ chập chùng hay bãi cạn một bến sông. Dù nơi đâu “hồn quê” của nó cũng sẽ ở lại, cho một kiếp đời nối tiếp.
-“Không thể vì một ‘niềm tin dị đoan’ không biết trước, mà chúng ta giam giữ những sinh vật cho lợi ích riêng mình. Hãy để chúng trở về với thế giới sống thật, về với bầu trời xanh có thật bên ngoài. Đó mới chính là niềm tin, là thuận theo luật định tự nhiên của cuộc sống của mọi sinh vật”, tôi nói và bà xã gật đầu, đồng ý.
Bãi cạn của cửa biển, nơi dòng sông mở rộng lòng hòa vào biển rộng. Nơi sông nối biển và biển liền sông một thể. Bà xã và tôi thả những con ốc mượn hồn trở về với đất quê, về với đất trời tự do của chúng. Đứng trước biển, chừng như con ốc mượn hồn mang theo bãi bùn mùa nước cạn của khúc sông xa. Và từng bước dọc theo bãi cạn, con ốc mượn hồn như mang theo cả một đại dương trong lòng “hồn quê” của con ốc nhỏ. Hãy sống thật tự do, thật tự tại và hãy đi thật xa, hởi những con ốc mượn hồn mang cả khúc sông quê vào lòng những biển khơi gió bão!
Những ngày đầu tháng Sáu, 2018
NNH
Ko có
Trả lờiXóa