Tùy bút của Hình Toàn
Lễ cúng cô hồn:
Cúng rằm tháng bảy thì không cúng đúng ngày 15, thường thì người ta cúng trước 1 tuần hoặc vài ngày, rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân là ngày các hồn ma được thả ra lang thang, ngày lễ cúng cho các vong hồn không có nơi nương tựa và không có người cúng tế, nên rằm tháng bảy còn được gọi là “lễ cúng cô hồn” nhầm bố thí cho các vong hồn vất vưởng trên trần gian được no lòng
Thường thì họ cúng bánh trái (bánh cắp bánh cúng giống như loại bánh cà bắp làm bằng gạo nếp nhưn đậu hoặc nhưn chuối, mía chặt từng khúc, gạo, muối bỏ vô từng bịch nhỏ, có nơi còn đổi tiền lẽ bằng tiền xu (ngày nay tiền giấy) gọi là thí vàn....hỏng biết tuổi thơ các bạn có từng tham gia cái lễ sôi nỗi này không ?
Ngày xưa đám con nít rất hồn nhiên, chúng tụ tập từng nhóm nhỏ, trai có gái có chờ cho gia chủ cúng vái xong, rồi khi người ta đem đồ cúng ra mà thảy thì xúm nhau mà giựt, chen lấn ồn ào náo nhiệt, có đứa được nhiều có đứa được ít
nhưng chúng không mang về nhà ...mà tụ năm tụ ba ngay vỉa hè, dưới gốc cây cùng nhau hưởng lộc .....ngày xưa thí vàn chỉ có đám con nít tham gia
Còn ngày nay ...ôi toàn là người lớn, thanh niên trai trẻ, họ giăng cả lưới làm vợt đưa lên cao để hứng nên ít người nhận được của bố thí ngoài nhóm của họ, làm kẹt xe làm tắt nghẽn giao thông, có khi còn đánh lộn ỳ sèo làm náo loạn cả khu phố (tôi thấy những người có tiền nên thay đổi cách cúng cô hồn, đó là một nghĩa cữ tốt, của kẻ dư thừa có lòng bố thí để giữ phong tục, nhưng lâu dần làm mất đi ý nghĩa và làm thành tệ nạn
Nên sau này có nhiều nhà giàu (1 số ít )không còn thí vàn như xưa nữa mà mấy ngày trước rằm họ phát phiếu cho những người nghèo tới ngày rằm thì lấy phiếu đến nhận muối gạo, đường bột. Đó cũng là một hình thức bố thí mà có ý nghĩa hơn và giúp được người nghèo, cũng là một việc làm từ thiện và có tình người chớ đứng trên lầu cao mà rải những đồng tiền xuống, gây nên tình trạng hổn loạn có người bất chấp cả xe cộ, có khi còn bị tai nạn, nên bố thí thành ra hại người ...Ôi
Cuộc đời lắm cảnh trớ trêu
Người dư đem rải kẻ nghèo lượm ăn
LỄ VU LAN
Là một phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hoá Phật giáo, là dịp để con cháu báo hiếu, tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ và ông bà
Lễ Vu Lan được xuất phát từ sự tích “ Mục Kiền Liên” cứu mẹ ra khỏi sự đọa đày ngọa quỉ, nên cứ vào dịp tháng 7 âm lịch các tín đồ khắp nơi đều tổ chức cúng dâng phẩm vật lên tam bảo để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ được siêu thoát, đây chính là một hình thức báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình, lễ vu Lan thường được tổ chức ở các nước vùng đông nam á theo đạo Phật như : Việt Nam, Trung Hoa, Lào, Mã Lai, Singapore .
Mùa lễ Vu Lan còn có phong tục cài hoa hồng áo để biết những ai đang còn cha mẹ hay một đóa hồng trắng để biết người ấy mẹ cha đà khuất bóng
Đây là những phong tục đẹp và đầy ý nghĩa nên được giữ gìn
Một bông hồng cho em
một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn mẹ
(Thơ Thích Nhất Hạnh. Nhạc Phạm Thế Mỹ )
ĂN CHAY hay ĂN MẶN
Cái đó tuỳ tâm không ai bắt buộc mình cả, có người ăn một tháng mười ngày, có người tháng bốn ngày (30 mùng một, mười bốn và ngày rằm) có người chỉ ăn ngày rằm và mùng một, sao cũng được tuỳ căn duyên mỗi người, ăn chay được thì tốt, không được cũng hỏng sao ....vì đâu phải ăn chay là tu là đạo hạnh là từ tâm (vì có nhiều người chay tịnh mà lòng không tịnh, lòng vẫn sân si)
Có nhiều người mở miệng nói toàn điều nhân ngải, nhưng trong lòng vẫn còn bản ngã hơn thua, ăn chay mà lòng còn ngã mặn
Ăn chay cho nhẹ tấm lòng
Nhưng tâm còn nặng cái đời trần gian
Tâm từ cũng phải tuỳ duyên
Lòng còn bản ngã chữ thiền sao thông
bốn bề tứ đại vai không
Không thông kinh kệ nói chi đến chùa
Hôm nay nhân ngày đại lễ Vu Lan mở “YouTube” nghe thầy Thích Pháp Hoà giảng về đề tài ăn chay ăn mặn, tôi thấy thật hay ...vì có người chén đũa, soong nồi, ly tách đều để riêng dùng cho việc nấu và ăn chay, thầy nói cái gì cũng sắm riêng thế thì tại sao không có “bộ răng riêng” dành cho việc ăn chay ...kkk.. (ý thầy muốn nói việc ăn chay ăn mặn là tùy tâm, không nên cố chấp)
Tôi tuy không là Phật tử nhưng rất thích những bài giảng của Thầy nghe rất đời thường
Xin đừng trách lẫn trời già
Trời không hiện hữu chánh tà do tâm
Một khi thiện ác gieo nhân
Quả kia đập đổ chậm nhanh mấy hồi
(Lời thầy Pháp Hoà giảng)
Hình Toàn
Lễ cúng cô hồn:
Cúng rằm tháng bảy thì không cúng đúng ngày 15, thường thì người ta cúng trước 1 tuần hoặc vài ngày, rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân là ngày các hồn ma được thả ra lang thang, ngày lễ cúng cho các vong hồn không có nơi nương tựa và không có người cúng tế, nên rằm tháng bảy còn được gọi là “lễ cúng cô hồn” nhầm bố thí cho các vong hồn vất vưởng trên trần gian được no lòng
Thường thì họ cúng bánh trái (bánh cắp bánh cúng giống như loại bánh cà bắp làm bằng gạo nếp nhưn đậu hoặc nhưn chuối, mía chặt từng khúc, gạo, muối bỏ vô từng bịch nhỏ, có nơi còn đổi tiền lẽ bằng tiền xu (ngày nay tiền giấy) gọi là thí vàn....hỏng biết tuổi thơ các bạn có từng tham gia cái lễ sôi nỗi này không ?
Ngày xưa đám con nít rất hồn nhiên, chúng tụ tập từng nhóm nhỏ, trai có gái có chờ cho gia chủ cúng vái xong, rồi khi người ta đem đồ cúng ra mà thảy thì xúm nhau mà giựt, chen lấn ồn ào náo nhiệt, có đứa được nhiều có đứa được ít
nhưng chúng không mang về nhà ...mà tụ năm tụ ba ngay vỉa hè, dưới gốc cây cùng nhau hưởng lộc .....ngày xưa thí vàn chỉ có đám con nít tham gia
Còn ngày nay ...ôi toàn là người lớn, thanh niên trai trẻ, họ giăng cả lưới làm vợt đưa lên cao để hứng nên ít người nhận được của bố thí ngoài nhóm của họ, làm kẹt xe làm tắt nghẽn giao thông, có khi còn đánh lộn ỳ sèo làm náo loạn cả khu phố (tôi thấy những người có tiền nên thay đổi cách cúng cô hồn, đó là một nghĩa cữ tốt, của kẻ dư thừa có lòng bố thí để giữ phong tục, nhưng lâu dần làm mất đi ý nghĩa và làm thành tệ nạn
Nên sau này có nhiều nhà giàu (1 số ít )không còn thí vàn như xưa nữa mà mấy ngày trước rằm họ phát phiếu cho những người nghèo tới ngày rằm thì lấy phiếu đến nhận muối gạo, đường bột. Đó cũng là một hình thức bố thí mà có ý nghĩa hơn và giúp được người nghèo, cũng là một việc làm từ thiện và có tình người chớ đứng trên lầu cao mà rải những đồng tiền xuống, gây nên tình trạng hổn loạn có người bất chấp cả xe cộ, có khi còn bị tai nạn, nên bố thí thành ra hại người ...Ôi
Cuộc đời lắm cảnh trớ trêu
Người dư đem rải kẻ nghèo lượm ăn
LỄ VU LAN
Là một phong tục tập quán tốt đẹp trong văn hoá Phật giáo, là dịp để con cháu báo hiếu, tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ và ông bà
Lễ Vu Lan được xuất phát từ sự tích “ Mục Kiền Liên” cứu mẹ ra khỏi sự đọa đày ngọa quỉ, nên cứ vào dịp tháng 7 âm lịch các tín đồ khắp nơi đều tổ chức cúng dâng phẩm vật lên tam bảo để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ được siêu thoát, đây chính là một hình thức báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình, lễ vu Lan thường được tổ chức ở các nước vùng đông nam á theo đạo Phật như : Việt Nam, Trung Hoa, Lào, Mã Lai, Singapore .
Mùa lễ Vu Lan còn có phong tục cài hoa hồng áo để biết những ai đang còn cha mẹ hay một đóa hồng trắng để biết người ấy mẹ cha đà khuất bóng
Đây là những phong tục đẹp và đầy ý nghĩa nên được giữ gìn
Một bông hồng cho em
một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn mẹ
(Thơ Thích Nhất Hạnh. Nhạc Phạm Thế Mỹ )
ĂN CHAY hay ĂN MẶN
Cái đó tuỳ tâm không ai bắt buộc mình cả, có người ăn một tháng mười ngày, có người tháng bốn ngày (30 mùng một, mười bốn và ngày rằm) có người chỉ ăn ngày rằm và mùng một, sao cũng được tuỳ căn duyên mỗi người, ăn chay được thì tốt, không được cũng hỏng sao ....vì đâu phải ăn chay là tu là đạo hạnh là từ tâm (vì có nhiều người chay tịnh mà lòng không tịnh, lòng vẫn sân si)
Có nhiều người mở miệng nói toàn điều nhân ngải, nhưng trong lòng vẫn còn bản ngã hơn thua, ăn chay mà lòng còn ngã mặn
Ăn chay cho nhẹ tấm lòng
Nhưng tâm còn nặng cái đời trần gian
Tâm từ cũng phải tuỳ duyên
Lòng còn bản ngã chữ thiền sao thông
bốn bề tứ đại vai không
Không thông kinh kệ nói chi đến chùa
Hôm nay nhân ngày đại lễ Vu Lan mở “YouTube” nghe thầy Thích Pháp Hoà giảng về đề tài ăn chay ăn mặn, tôi thấy thật hay ...vì có người chén đũa, soong nồi, ly tách đều để riêng dùng cho việc nấu và ăn chay, thầy nói cái gì cũng sắm riêng thế thì tại sao không có “bộ răng riêng” dành cho việc ăn chay ...kkk.. (ý thầy muốn nói việc ăn chay ăn mặn là tùy tâm, không nên cố chấp)
Tôi tuy không là Phật tử nhưng rất thích những bài giảng của Thầy nghe rất đời thường
Xin đừng trách lẫn trời già
Trời không hiện hữu chánh tà do tâm
Một khi thiện ác gieo nhân
Quả kia đập đổ chậm nhanh mấy hồi
(Lời thầy Pháp Hoà giảng)
Hình Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét