Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

Tân Cổ: "Ru Lại Câu Hò"

Tân nhạc: Vũ Quốc Việt - Cổ nhạc: Hoàng Song Việt 
Trình bày: Kim Phượng & Kim Trúc
Hát Theo Karaoke Nguyễn Thành Nhơn

Lời tâm tình của Kim Trúc:
Kim Trúc còn nhớ như in vào một ngày mùa hè tháng bảy, có dịp qua Montréal nên hẹn với chị ba Kim Phượng sẽ ghé nhà thâu nhạc, thế là hai chị em hát và thu live bài “Ru Lại Câu Hò “ này, xong về nhà KT hí hững lắm vì có thêm một bài vọng cổ được song ca với chị ba của mình nữa rồi.

Nhưng sau đó chị ba Kim Phượng lại nói: Vì chị em mình hát live thu trực tiếp nên chị  thấy có vài chỗ chưa đủ chuẩn, chưa đủ mùi đúng chất vọng cổ, và mình hãy gắng chờ chị 4 Kim Oanh đi du lịch về thì Tam KIM sẽ cùng hát cho vui…

Nhưng Người tính không bằng Trời tính, cho đến hôm nay chị Kim Phượng vẫn còn say ngủ trong giấc mộng của riêng chị, bác sĩ đã nói dù tỉnh lại có lẽ chị sẽ không bao giờ hát được nữa và bài hát này không có cơ hội tập lại với tiếng hát Tam KIM huhuhu…

Xin mời mọi người nghe Kim Phượng và Kim Trúc với RU LẠI CÂU HÒ ❤️
Một kỷ niệm buồn 😢 





Con Muốn Về Quê nội, Nội Ơi...

 Thơ Đặng Xuân Xuyến 



Anh & Em

 Thơ Kim Hương



Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

NHỮNG “DÂN CHƠI” DƯỚI DẠNG TẦM GỬI

 Vũ Thị Hương Mai 

Trong giới ăn chơi còn xuất hiện một hạng người chuyên sống dưới dạng "tầm gửi". Họ sống vật vờ hàng đêm ở những vũ trường chỉ nhằm bắt quen với các "đại gia" để kiếm ly rượu chùa hoặc "chơi ké", nhưng lại không phải là "call girl" (gái gọi) như mọi người vẫn nghĩ. Các cô gái này thường không thuộc  hẳn vào một nhóm chơi nào nhưng bất cứ một "đại gia" nào đều khó qua mắt họ. Bản thân họ không nhiều tiền để có thể thoải mái ăn chơi nhưng những chốn nhạc chát chúa và ánh đèn xanh đỏ lại luôn cuốn hút họ.

Cũng vì lẽ đó mà chúng tôi đã chẳng khó khăn gì khi tiếp cận được một cô gái đang ngồi nhâm nhi cốc rượu bên cạnh quầy bar của một sàn nhảy. Đó là Thảo, cô gái 21 tuổi, đã nghỉ học được 3 năm, không nghề nghiệp, đêm nào cũng có mặt ở đây để ăn chơi, nhảy nhót tới tàn đêm. Qua nói chuyện, tôi được biết gia đình cô không giàu mà chỉ ở mức trung bình và hiện đang sống ở thành phố. Cô không được bố mẹ chu cấp tiền chơi đêm nhưng lại được buông lỏng về thời gian, vì thế nên cô chỉ mang theo cái ví "rỗng" đến các cuộc chơi.

Chuyện Tình Một Loài Hoa

 Thơ Minh Liên Quách 



Biển Vắng Mình Tôi

 Thơ Hà Thụy Liên 



Thứ Tư, 23 tháng 10, 2024

Chào Mừng Website Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang Lần thứ XV - 2025

Phải Chi

Thơ Như Nguyệt - Nhạc Phan Hoàng Đệ
Trình bày Ca sĩ Hà Thảo
Hòa âm & Video Phan Đệ 


Vọng Giang Nam

 Trầm Vũ Phương 

Làng tôi cũng giống làng bên, cũng là cảnh trên chợ dưới sông, buổi sáng có chợ nhóm, buổi chiều có bán bún nước, cháo lòng, buổi trưa có cà phê, buổi tối có bánh phồng . Cảnh coi như không có gì đặc biệt để ngắm còn người thì có chuyện để kể. Tôi nhớ có ông hai Nghệ biết chữ nho, tết nào ba tôi cũng đến để có liễng dán trên trang thờ và cột nhà, chữ nho tôi không hiểu cho nên ba tôi có viết thêm ba chữ “ Trọng Chữ Tín” trên một miếng cạc tông treo lên cái xà ngang thì tôi mới biết cái phương châm sống ở đời của người, hàng xóm quý trọng ông cũng do điều này. Ông hai Nghệ mỗi năm chỉ viết liễng một lần vào dịp tết còn bình thường thì sau khi thay bộ áo dài khăn đóng, rời cái bút lông, nghiêng mực tàu, giấy đỏ, ông liền trở thành một nông dân cày sâu cuốc bẩm. Mỗi làn gặp ông ở tiệm cà phê là tôi khoanh tay chào, đáp lại ông mĩm cười gât đầu, gương mặt ông phúc hậu để râu dài nhưng tôi chưa bao giờ thấy ông vuốt râu. Bây giờ không biết còn có bao nhiêu người đến ông để xin chữ “ Tân Xuân Vạn Phúc”. Có lẽ giấy điều, nghiêng mực, bút lông đã nằm yên trong tủ chịu cảnh nhện giăng, bụi lấp. Tôi vẫn nhớ nụ cười của ông hiền hòa, thanh thảng chẳng buồn chuyện nắng, chuyện mưa.

Vô Đề

 Thơ Mộc Lan 



Lá Cờ Tổ Quốc

 Thơ Lạc Nguyễn 



Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

ĐỌC “TÌNH NHÂN ƠI” CỦA TRẦN HẠ VI

Đặng Xuân Xuyến 


Nữ sĩ Trần Hạ Vi (đứng thứ 3 từ phải)
Đưa bài HỔN HỂN VỚI “TÌNH NHÂN ƠI” CỦA TRẦN HẠ VI lên blog Trang Đặng Xuân Xuyến từ sáng 07.11.2017 nhưng sáng nay tôi mới có thời gian đọc bài thơ này. Bị ám ảnh bởi câu “Nghĩ gì bên bờ môi căng mọng ngụm tươi non mời gọi” của Trần Hạ Vi, tôi cứ trằn trọc, lỡ mất giấc ngủ trưa. Tôi khoái hình ảnh tươi nõn, phồn thực của “bờ môi” đầy dục tính.... nên dù đang rất đau lưng (bệnh xương khớp) cũng cố ngồi “lạch cạch” đôi dòng cảm nhận về bài thơ của nữ thi sĩ họ Trần.

Bao Giờ Em Trở Lại (2)

 Thơ Cố Quận 



Không Phải

 Thơ Bích Ngọc 



Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

TỪ MỐI “LƯƠNG DUYÊN” GIỮA NGUYÊN LẠC VÀ CHÂU THẠCH

 Vũ Thị Hương Mai


Công bằng nhận xét thì ông Nguyên Lạc có những bài viết hay với những tìm tòi, những giá trị đóng góp nhất định. Giá như không có mấy chuyện ì xèo ngoài văn chương như thời gian vừa qua thì hình ảnh ông Nguyên Lạc sẽ đẹp hơn. Bài viết này, bắt đầu từ mối “lương duyên” giữa 2 ông Nguyên Lạc và Châu Thạch, khởi nguồn phát sinh ra những chuyện không nên trong giới văn chương chữ nghĩa. Thật buồn là phần nhiều dù vô tình hay cố ý thì những mâu thuẫn đó đều có sự bắt đầu từ ông Nguyên Lạc.

Yêu Duy Nhất Mãi Chỉ Em Thôi

 Thơ Sơn Nguyễn 



Cơn Mê Biển

 Thơ Peter Đồng



Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

CHUYỆN LẠ VỀ ĐẶT TÊN

Đặng Xuân Xuyến
(chuyện của nhà mình)


Mẹ đặt tên chị cả là Dung, bác (anh ruột của bố) đổi tên là Dỡ vì: "Bố nó tên là Dực thì nó tên là Dỡ". Sợ bố buồn nên mẹ không trái ý bác.

Rồi sinh anh trưởng, mẹ đặt tên là Tuấn, bác (anh ruột của bố) lại đổi tên vì: "Rực Rỡ thì phải Sao" (quê mình phát âm lẫn lộn mấy từ này). Vì không muốn bố buồn, mẹ lại lần nữa không cãi bác.

Đến đận sinh mình, Mẹ đặt tên là Xuân, bác (anh ruột của bố) dứt khoát quan điểm: "Đã Rực Rỡ Sao rồi thì phải là Vàng". Mẹ không nhất trí vì "tên đó xấu, lớn lên cháu nó dễ bị bạn bè trêu chọc, tổn thương". Bố cười với bác: "Hai cháu lớn bác đã đặt tên rồi. Thằng cu này, bác để mẹ cháu đặt tên cho cháu". Bác dỗi, không nói chuyện với bố đến mấy tháng. 

Mãi Mãi Là Bao Lâu

 Thơ Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng 



Thức Tỉnh

 Thơ Diệp Thể Nhiên


Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài

Nhạc Phạm Duy
Thực hiện & Trình bày Kim Trúc 
Ngàn lời thương yêu, em gởi đến chị ba KP kính mến ❤️


Cảm Nhận Khi Đọc Truyện Ngắn “Cô Sướng Cưới Vợ”

 Vũ Thị Hương Mai 

Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.

Nhân vật Sướng được Đặng Xuân Xuyến ưu ái, giành nhiều sự quý mến. Tính khí khác thường của "cô" Sướng qua ngòi bút của Đặng Xuân Xuyến không hề phản cảm, gây cười mà đáo để duyên:

Thoáng Thu

 Thơ Hứa Mỹ Chi 



Thiền Thi

 Thơ Thầy Lê Văn Được 



Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

Viễn Du Ký Sự - Phần 38

Tái ngộ Đà Nẵng
Ký Sự của Thanh Hà 

Ngày 10/03/2024

1/-
Chúng tôi đến Đà Nẵng lúc 1 giờ trưa, nơi nhà vợ chồng Song Hồng–cô bạn thân từ mấy chục năm trước lúc cô còn độc thân sống ở Saigon– nên cảm giác thân thiện gần gũi không chút khách sáo nào. 
Với thành phố này là lần hội ngộ thứ ba, cũng biết sơ sơ nên hết còn tâm trạng háo hức khám phá như lần đầu tiên nữa.

Theo chương trình tôi sẽ tiếp tục cùng các cháu đến Thành Cổ Quảng Trị, hai năm trước đã đi qua mà chưa ghé-vì quên-. Chỉ viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, cầu Hiền Lương bắc ngang sông Bến Hải. 

Ngậm Ngùi

 Thơ Thanh Trần



Một Thời Đã Xa

Thơ Kim Hương