Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Cuối năm công việc bề bộn, báo cáo cuối năm, kế họach năm mới chất chồng. Năm tới, nhóm tôi lại nhận thêm một dự án mới, trong tổng công trình thiết kế mạng lưới thành phố thông minh. Lịch làm việc và họp, kín cả thời gian đến cuối năm. Nhiều hôm tôi về đến nhà đã bảy, tám giờ. Không còn sức đâu để ăn buổi tối với bà xã, phần lại quá ngán với đồ ăn tòan thịt bò, gà, heo thường ngày. Các lọai rau cải na-ná nhau, ăn cũng “ứ” tới cổ. Bà xã thấy vậy cũng xót, nhưng riết rồi không biết phải nấu thứ gì khác? Có hôm dưng không tôi thèm, thèm vô cùng món rau lang luột chấm cá nục khô mặn. Bà xã nghe, than: “ Cá nục còn tìm được. Rau lang mùa nầy em tìm đâu ra”! Vậy mà một hôm về nhà tôi đã nghe mùi cá nục kho thơm nồng. Dĩa rau lang luột, món cá nục kho mặn và tô canh chỉ toàn nước. Không biết K. Hoa đã gọi những ai, chạy đi đâu và bao xa để tìm được dĩa rau lang luột nầy. “Nước luột rau, em vắt chút chanh và bột nêm, vậy thôi”, bà xã vừa dọn vừa nói. Nhìn, tôi xúc động và nhớ vô cùng. Đây là món ăn cơm tập thể thường nhật những ngày tôi dạy ở trường cấp 3 Rạch Sỏi. Vị đăng đắng, bùi bùi của rau lang, trong vị mằn mặn của cá nục gợi nỗi nhớ từng vị giác. Hồi đó thì nuốt không trôi, nhưng hôm nay tôi ăn ngon, ngon đến ứa nước mắt.
Chén trà gừng đã nguội. Đã hơn mười một giờ. Công việc có ngồi hết đêm cũng không hết, tôi tắt máy chiếc laptop. Đêm mùa thu thoáng lạnh và tĩnh lặng. Chiếc đèn ngủ sáng mờ, soi gương mặt bà xã đã thở đều trong giấc ngủ. Thời gian và cuộc sống thật, không ngừng chảy quanh đây. Tôi đứng lặng im nhìn vợ. Đã bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu thăng trầm chợt vút qua. Cứ như hôm qua, mà đã chìm sâu trong quá khứ. Những bến bờ kỷ niệm, chợt nhớ chợt quên trên dòng sông dài dĩ vãng. Không phải chỉ thời gian, mà bao nhiêu lo toan, hệ lụy đời thường đã lướt qua và để lại những vết hằn trên khuôn mặt. Dấu vết yêu thương, lòng hy sinh vô bờ bến của người con gái yêu tôi, người con gái Rạch Giá. Người con gái đã dạy tôi biết thế nào là tình yêu thật sự, thế nào là sự hy sinh.
***
Từ lớp 8, K. Hoa đã cao vượt trội bạn học cùng lớp. Đến lớp 9 thì K. Hoa biết thêm mình được mọi người chú ý. Mấy người bạn của anh mình, bên trường nam trung học thị xã. Mấy đứa con trai cùng xóm, chiều nào cũng lãng vãng trước nhà. Ngoài việc được chọn vào ban vũ trường, K. Hoa còn được chọn vào ban tiếp tân mỗi dịp trường có phái đoàn thăm viếng hoặc làm dàn lễ tiếp cắt băng khánh thành của thị xã. Là đời thứ ba của người Rạch Giá, quê ngoại của K. Hoa. Nhưng, như bao gia đình quân nhân khác (ba là một hạ sĩ quan truyền tin), K. Hoa sanh ra ở Ô Môn, em kế ở Vĩnh Bình, rồi tiếp theo là thị xã Vị Thanh. Sau năm 1975, gia đình K. Hoa lại dọn nhà về lại quê ngoại, ở Cù Là. K. Hoa mang trong người dòng máu người Khơ-me của mẹ và người Hoa của phía cha. Cho dù vậy, một vài anh chàng vẫn đeo đuổi nàng tận đất Rạch Giá.
K. Hoa có dáng dấp, môi mắt và cả tính tình rất giống người con gái tôi yêu và đã phụ tôi một thời tuổi trẻ. K. Hoa có đôi mắt đen tròn như biết nói, nụ cười tươi trên bờ môi mời gọi. Dáng cao thẳng, bước chân thong thả K. Hoa dễ được sự chú ý. Nhưng cũng chính điều nầy, nàng có “mặc cảm” vì cứ bị bạn học gọi bằng “chị”, dù cùng tuổi hoặc lớn hơn! Lúc quen nhau và trước ngày cưới, tôi kể và cho K. Hoa xem bức ảnh trắng đen của người đó (Cho người em yêu, một đời không dứt – viết phía sau). K. Hoa cũng phải gật đầu nói: “Em có nhiều nét giống chị T. H thiệt. Nhưng dĩ nhiên, không đẹp bằng chị ấy”!
Để yêu tôi, K. Hoa đã bỏ sau lưng biết bao trái tim (ở Rạch Sỏi, An Hòa, Minh Lương và xa hơn nữa là đến cả thị xã Vị Thanh), vượt qua bao nhiêu ngăn cản từ gia đình và người chung quanh. Ngay cả bạn bè, thầy cô: “Lấy ông H. là Hoa chấp nhận trăm phần khổ ải, tứ bề gian truân. Ngoài việc cầm viết, cầm phấn ra ổng không nhổ nổi cọng cỏ, đừng nói chi việc bắt gà, đóng đinh”! Phần tôi, thời gian đó tôi cũng không mặn mà việc yêu đương. Trái tim tôi vẫn còn đóng kín với những vết thương chưa kịp kéo da non. Tôi muốn giữ niềm tin vào con người, vào cuộc đời nhưng cũng không muốn làm tổn thương người khác. Một lần gặp nhau tôi nói mọi suy nghĩ, cảm xúc của mình cho K. Hoa. Không nói, nàng hôn tôi say đắm. Nụ hôn dài, vị ngọt môi thơm như một ly chè thốt-nốt.
-Mình còn nhiều thời gian mà anh. Cứ làm mọi điều như lòng anh cảm nhận. Em vẫn ở đây, mãi ở đây với anh.
-Yêu anh là em chống cả đám đông quanh mình. Tôi vừa nói vừa đùa giỡn trên từng sợi lông mịn màng trên cánh tay K. Hoa.
-Không có anh, em mất tất cả, mất cả chính mình. Đừng nói chi đến những định kiến của đám đông quanh em. Yêu anh, em chấp nhận mọi thử thách. Nhưng mất anh, em chỉ còn có tuyệt vọng mà thôi!
Lời nói của tình yêu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với đời sống. Cuộc đời không thể ngừng trôi để chờ đợi trái tim. Một năm trôi qua với bao nhiêu dư luận, bàn tán vây quanh. Mẹ K. Hoa ôm con khóc vì sợ ngày tháng sẽ qua một thời con gái. Tôi chỉ là một thầy giáo, nghèo đến nổi không thể nghèo hơn. Với tình tôi, K. Hoa chỉ có niềm đam mê và mơ ước. Nhưng cả hai không thể đổi thành mái nhà và cơm áo. Người con gái Rạch Giá đã làm trái tim tôi dậy niềm tin yêu con người và cuộc sống, trên mọi nỗi đau, mọi khó khăn chồng chất. Sau đám cưới đơn sơ, K. Hoa đã đem tình yêu của mình, bỏ lại sau lưng tất cả để dọn vào căn phòng 1 mét
rưởi bề ngang và 2 mét rưởi chiều dài của tôi. Thật ra đó là phòng học, được ngang đôi bằng những phên tre, dành cho thầy cô giáo ở tập thể. Chấp nhận mọi thiếu thốn, khó khăn và biến căn phòng nhỏ trở nên tươi sáng và đáng yêu hơn. Bây giờ chính thức, K. Hoa đưa tôi đi thăm nhiều nơi chốn, nhiều cảnh vật địa danh của Rạch Giá. Từ Mong Thọ, Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận (quê nội) và cả An Biên, miệt Thứ. Tôi không thể nào quên buổi chiều lồng lộng gió ở Thứ Bảy, bên nồi cá chốt kho tiêu và canh chua bông điên-điển. Đó có lẽ là một trong những bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Những buổi trưa êm ả ở Hòa Hưng, nằm đong đưa trên võng nghe tiếng chim cu đất và tiếng gà gáy xa vắng, tĩnh êm. Bữa cơm chỉ có dĩa khóm xào hành mà tôi đã ăn thật ngon, ngon vô cùng ở Tà Niên... Tất cả những hình ảnh, những hương vị đầm thắm, ngọt ngào đó sẽ mãi trong tôi chính là tấm lòng và trái tim của người Rạch Giá.
***
Mỗi chúng ta chừng như đã mang theo mình một số phận. Định mệnh, có lẽ, thắt chặt bao số phận chúng ta thành dòng chảy không ngừng trôi của cuộc đời. Trong dòng chảy đó, những lắng sâu của quá khứ, mặt bềnh bồng của hiện tại sẽ đưa chúng về phía trước dòng trôi vô định, vô chừng của tương lai. Trong những năm tháng đầu đến Mỹ, K. Hoa một tay xoay xở để vừa chăm sóc con vừa nuôi chồng đi học. Tôi thì chẳng giúp được gì, ngoài chuyện đi làm và đi học “kinh niên”. Vài năm sau, tôi học xong khoa học vi tính phần mềm (computer science-software development) do công ty chi trả mọi khoản học phí, sách vở. Bao nhiêu khó khăn vất vã thế nào, rồi cũng qua đi, đâu vào đó. Khoảng giữa năm 1990, hai đứa nhỏ vào trường, công việc tôi và K. Hoa ổn định. K. Hoa làm cho một tiệm may và sửa quần áo của người Đài Loan. Một hôm, K. Hoa đi làm về nói:
-Em muốn ra mở tiệm, vừa bán quần áo phía ngoài, bên trong nhận sửa may. Đi làm công hoài, em không thấy khá đâu.
-Em mới thư thả chưa được bao lâu. Anh làm cũng đủ sống mà. Em nhắm mình làm nổi không? Hơn nữa việc làm em đang suông sẻ, ông chủ rất tốt với em!
-Thì tại ổng “quá” tốt nên em muốn ra làm riêng. Anh không cần phải bận tâm nhiều. Em sẽ lo hết, tìm chỗ, mua hàng, sắp xếp mọi chuyện. Anh ủng hộ em là đủ.
Tôi đành gật đầu ủng hộ vợ. Vậy mà K. Hoa làm thiệt! Thành phố tôi ở không có nhiều người Á châu. Trên dưới năm mươi gia đình người Việt sống rải rác quanh vùng. Khách hàng K. Hoa phần lớn là người Mỹ. Công việc buôn bán ngày càng khá giả, K. Hoa bận rộn trăm bề. Cũng may nơi đây có hai trường đại học lớn, Duke và University of North Carolina Chapel Hill (UNC), nên K. Hoa nhận các em sinh viên vào phụ việc. Công việc càng bận rộn nàng càng phấn chấn, tươi vui hơn. Nhiều lần K. Hoa mang về quà của khách hàng tặng: hộp chocolate, bánh kẹo, khăn choàng và cả mỹ phẩm. Tôi thấy vui và mừng cho vợ. Một hôm, ngày cuối tuần, đang nằm nghỉ ngơi coi TV, K. Hoa kéo mặt tôi lại, nhìn thật lâu rồi chợt hỏi:
-Anh nói thiệt với em. Anh có yêu em không?
Tôi chưng hửng, không biết chuyện gì đang xảy ra? Chưa kịp tìm câu trả lời, K. Hoa trong giọng khó khăn:
-Người ta chọc ghẹo em, cho đồ tặng quà lung tung. Về nói lại, anh cũng chẳng thèm để ý, quan tâm hay có thái độ gì hết!
Rôi quay mặt phía khác, khóc thút thít. Thì ra là vậy. Tôi nằm thở ra, hết hiểu nổi mấy bà. Để ý ghen tuông quá, thì cũng bị la “đàn ông gì mà ghen tuông quá đáng”, không đáng mặt mày râu. Còn để mấy bà tự nhiên, thư thái thì bị lên “án” là chẳng yêu nàng!
-Em thiệt là... Có người chọc ghẹo em, tặng quà cho em, là em còn đẹp, còn thu hút. Vui mừng không hết, em giận chi cho khổ bản thân.
Tôi vừa nói, vừa kéo K. Hoa vào lòng:
-Có vợ còn đẹp, còn thu hút không chịu thưởng thức, lo đâu ghen tuông cho phí đời người!
Nước mắt chưa kịp khô, K. Hoa chịu cười trở lại:
-Anh chỉ được chiêu nịnh bợ nầy!
Cứ vậy, nụ cười và nước mắt chúng ta xuôi theo thời gian bạc trắng mái đầu. Ít nhất là đối với tôi. Duyên nợ là sợi chỉ se thắm tình nghĩa vợ chồng. Tình yêu sẽ là ngọn nến thắp sáng những ước mơ.
Rạch Giá trong tôi không phải chỉ là những địa danh, những con đưởng mang đầy kỷ niệm. Những dòng ký ức bao quanh, trong tiếng chim gọi chiều nước lớn. Ngôi trường nhỏ nhắn, khiêm nhường với bao thế hệ mai nầy. Bao nhiêu mùa nước nổi, bóng người con gái xuôi mái dầm dọc bờ điển-điển vàng hanh. Bến những con đò máy, nghiêng mình chở nặng tình người phương xa. Những rẫy khóm nối nhau hương vị ngọt ngào của lứa chín đầu mùa. Của đêm nằm trằn trọc bờ kinh, nghe tiếng võng ai ru từng sợi đong đưa. Rạch Giá trong tôi là những con người. Những con người Rạch Giá với tấm lòng biển mặn, nặng trĩu yêu thương. Là người con gái Rạch Giá một đời bên tôi, tận tụy, hy sinh và chung thủy một lòng. Tôi chưa một lần khen tặng, chưa một lần ngõ tiếng cám ơn.
Đêm chìm sâu, tĩnh lặng xứ người. Bà xã chợt trở mình, rồi lại thở đều trong giấc ngủ. Tôi không muốn lay động, đánh mất giấc mơ của bà ấy. Không biết K. Hoa đang mơ thấy gì, nhưng đêm nay trong mọi nỗi lặng yên cho tôi lời nói một lần, một đời:
-“Cảm ơn em, cảm ơn người con gái Rạch Giá mãi trong tôi”!
NNH
Cuối năm công việc bề bộn, báo cáo cuối năm, kế họach năm mới chất chồng. Năm tới, nhóm tôi lại nhận thêm một dự án mới, trong tổng công trình thiết kế mạng lưới thành phố thông minh. Lịch làm việc và họp, kín cả thời gian đến cuối năm. Nhiều hôm tôi về đến nhà đã bảy, tám giờ. Không còn sức đâu để ăn buổi tối với bà xã, phần lại quá ngán với đồ ăn tòan thịt bò, gà, heo thường ngày. Các lọai rau cải na-ná nhau, ăn cũng “ứ” tới cổ. Bà xã thấy vậy cũng xót, nhưng riết rồi không biết phải nấu thứ gì khác? Có hôm dưng không tôi thèm, thèm vô cùng món rau lang luột chấm cá nục khô mặn. Bà xã nghe, than: “ Cá nục còn tìm được. Rau lang mùa nầy em tìm đâu ra”! Vậy mà một hôm về nhà tôi đã nghe mùi cá nục kho thơm nồng. Dĩa rau lang luột, món cá nục kho mặn và tô canh chỉ toàn nước. Không biết K. Hoa đã gọi những ai, chạy đi đâu và bao xa để tìm được dĩa rau lang luột nầy. “Nước luột rau, em vắt chút chanh và bột nêm, vậy thôi”, bà xã vừa dọn vừa nói. Nhìn, tôi xúc động và nhớ vô cùng. Đây là món ăn cơm tập thể thường nhật những ngày tôi dạy ở trường cấp 3 Rạch Sỏi. Vị đăng đắng, bùi bùi của rau lang, trong vị mằn mặn của cá nục gợi nỗi nhớ từng vị giác. Hồi đó thì nuốt không trôi, nhưng hôm nay tôi ăn ngon, ngon đến ứa nước mắt.
Chén trà gừng đã nguội. Đã hơn mười một giờ. Công việc có ngồi hết đêm cũng không hết, tôi tắt máy chiếc laptop. Đêm mùa thu thoáng lạnh và tĩnh lặng. Chiếc đèn ngủ sáng mờ, soi gương mặt bà xã đã thở đều trong giấc ngủ. Thời gian và cuộc sống thật, không ngừng chảy quanh đây. Tôi đứng lặng im nhìn vợ. Đã bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu thăng trầm chợt vút qua. Cứ như hôm qua, mà đã chìm sâu trong quá khứ. Những bến bờ kỷ niệm, chợt nhớ chợt quên trên dòng sông dài dĩ vãng. Không phải chỉ thời gian, mà bao nhiêu lo toan, hệ lụy đời thường đã lướt qua và để lại những vết hằn trên khuôn mặt. Dấu vết yêu thương, lòng hy sinh vô bờ bến của người con gái yêu tôi, người con gái Rạch Giá. Người con gái đã dạy tôi biết thế nào là tình yêu thật sự, thế nào là sự hy sinh.
***
Từ lớp 8, K. Hoa đã cao vượt trội bạn học cùng lớp. Đến lớp 9 thì K. Hoa biết thêm mình được mọi người chú ý. Mấy người bạn của anh mình, bên trường nam trung học thị xã. Mấy đứa con trai cùng xóm, chiều nào cũng lãng vãng trước nhà. Ngoài việc được chọn vào ban vũ trường, K. Hoa còn được chọn vào ban tiếp tân mỗi dịp trường có phái đoàn thăm viếng hoặc làm dàn lễ tiếp cắt băng khánh thành của thị xã. Là đời thứ ba của người Rạch Giá, quê ngoại của K. Hoa. Nhưng, như bao gia đình quân nhân khác (ba là một hạ sĩ quan truyền tin), K. Hoa sanh ra ở Ô Môn, em kế ở Vĩnh Bình, rồi tiếp theo là thị xã Vị Thanh. Sau năm 1975, gia đình K. Hoa lại dọn nhà về lại quê ngoại, ở Cù Là. K. Hoa mang trong người dòng máu người Khơ-me của mẹ và người Hoa của phía cha. Cho dù vậy, một vài anh chàng vẫn đeo đuổi nàng tận đất Rạch Giá.
K. Hoa có dáng dấp, môi mắt và cả tính tình rất giống người con gái tôi yêu và đã phụ tôi một thời tuổi trẻ. K. Hoa có đôi mắt đen tròn như biết nói, nụ cười tươi trên bờ môi mời gọi. Dáng cao thẳng, bước chân thong thả K. Hoa dễ được sự chú ý. Nhưng cũng chính điều nầy, nàng có “mặc cảm” vì cứ bị bạn học gọi bằng “chị”, dù cùng tuổi hoặc lớn hơn! Lúc quen nhau và trước ngày cưới, tôi kể và cho K. Hoa xem bức ảnh trắng đen của người đó (Cho người em yêu, một đời không dứt – viết phía sau). K. Hoa cũng phải gật đầu nói: “Em có nhiều nét giống chị T. H thiệt. Nhưng dĩ nhiên, không đẹp bằng chị ấy”!
Để yêu tôi, K. Hoa đã bỏ sau lưng biết bao trái tim (ở Rạch Sỏi, An Hòa, Minh Lương và xa hơn nữa là đến cả thị xã Vị Thanh), vượt qua bao nhiêu ngăn cản từ gia đình và người chung quanh. Ngay cả bạn bè, thầy cô: “Lấy ông H. là Hoa chấp nhận trăm phần khổ ải, tứ bề gian truân. Ngoài việc cầm viết, cầm phấn ra ổng không nhổ nổi cọng cỏ, đừng nói chi việc bắt gà, đóng đinh”! Phần tôi, thời gian đó tôi cũng không mặn mà việc yêu đương. Trái tim tôi vẫn còn đóng kín với những vết thương chưa kịp kéo da non. Tôi muốn giữ niềm tin vào con người, vào cuộc đời nhưng cũng không muốn làm tổn thương người khác. Một lần gặp nhau tôi nói mọi suy nghĩ, cảm xúc của mình cho K. Hoa. Không nói, nàng hôn tôi say đắm. Nụ hôn dài, vị ngọt môi thơm như một ly chè thốt-nốt.
-Mình còn nhiều thời gian mà anh. Cứ làm mọi điều như lòng anh cảm nhận. Em vẫn ở đây, mãi ở đây với anh.
-Yêu anh là em chống cả đám đông quanh mình. Tôi vừa nói vừa đùa giỡn trên từng sợi lông mịn màng trên cánh tay K. Hoa.
-Không có anh, em mất tất cả, mất cả chính mình. Đừng nói chi đến những định kiến của đám đông quanh em. Yêu anh, em chấp nhận mọi thử thách. Nhưng mất anh, em chỉ còn có tuyệt vọng mà thôi!
Lời nói của tình yêu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với đời sống. Cuộc đời không thể ngừng trôi để chờ đợi trái tim. Một năm trôi qua với bao nhiêu dư luận, bàn tán vây quanh. Mẹ K. Hoa ôm con khóc vì sợ ngày tháng sẽ qua một thời con gái. Tôi chỉ là một thầy giáo, nghèo đến nổi không thể nghèo hơn. Với tình tôi, K. Hoa chỉ có niềm đam mê và mơ ước. Nhưng cả hai không thể đổi thành mái nhà và cơm áo. Người con gái Rạch Giá đã làm trái tim tôi dậy niềm tin yêu con người và cuộc sống, trên mọi nỗi đau, mọi khó khăn chồng chất. Sau đám cưới đơn sơ, K. Hoa đã đem tình yêu của mình, bỏ lại sau lưng tất cả để dọn vào căn phòng 1 mét
Phòng lớp dành cho thấy cô giáo ở |
***
Mỗi chúng ta chừng như đã mang theo mình một số phận. Định mệnh, có lẽ, thắt chặt bao số phận chúng ta thành dòng chảy không ngừng trôi của cuộc đời. Trong dòng chảy đó, những lắng sâu của quá khứ, mặt bềnh bồng của hiện tại sẽ đưa chúng về phía trước dòng trôi vô định, vô chừng của tương lai. Trong những năm tháng đầu đến Mỹ, K. Hoa một tay xoay xở để vừa chăm sóc con vừa nuôi chồng đi học. Tôi thì chẳng giúp được gì, ngoài chuyện đi làm và đi học “kinh niên”. Vài năm sau, tôi học xong khoa học vi tính phần mềm (computer science-software development) do công ty chi trả mọi khoản học phí, sách vở. Bao nhiêu khó khăn vất vã thế nào, rồi cũng qua đi, đâu vào đó. Khoảng giữa năm 1990, hai đứa nhỏ vào trường, công việc tôi và K. Hoa ổn định. K. Hoa làm cho một tiệm may và sửa quần áo của người Đài Loan. Một hôm, K. Hoa đi làm về nói:
-Em muốn ra mở tiệm, vừa bán quần áo phía ngoài, bên trong nhận sửa may. Đi làm công hoài, em không thấy khá đâu.
-Em mới thư thả chưa được bao lâu. Anh làm cũng đủ sống mà. Em nhắm mình làm nổi không? Hơn nữa việc làm em đang suông sẻ, ông chủ rất tốt với em!
-Thì tại ổng “quá” tốt nên em muốn ra làm riêng. Anh không cần phải bận tâm nhiều. Em sẽ lo hết, tìm chỗ, mua hàng, sắp xếp mọi chuyện. Anh ủng hộ em là đủ.
Tôi đành gật đầu ủng hộ vợ. Vậy mà K. Hoa làm thiệt! Thành phố tôi ở không có nhiều người Á châu. Trên dưới năm mươi gia đình người Việt sống rải rác quanh vùng. Khách hàng K. Hoa phần lớn là người Mỹ. Công việc buôn bán ngày càng khá giả, K. Hoa bận rộn trăm bề. Cũng may nơi đây có hai trường đại học lớn, Duke và University of North Carolina Chapel Hill (UNC), nên K. Hoa nhận các em sinh viên vào phụ việc. Công việc càng bận rộn nàng càng phấn chấn, tươi vui hơn. Nhiều lần K. Hoa mang về quà của khách hàng tặng: hộp chocolate, bánh kẹo, khăn choàng và cả mỹ phẩm. Tôi thấy vui và mừng cho vợ. Một hôm, ngày cuối tuần, đang nằm nghỉ ngơi coi TV, K. Hoa kéo mặt tôi lại, nhìn thật lâu rồi chợt hỏi:
-Anh nói thiệt với em. Anh có yêu em không?
Tôi chưng hửng, không biết chuyện gì đang xảy ra? Chưa kịp tìm câu trả lời, K. Hoa trong giọng khó khăn:
-Người ta chọc ghẹo em, cho đồ tặng quà lung tung. Về nói lại, anh cũng chẳng thèm để ý, quan tâm hay có thái độ gì hết!
Rôi quay mặt phía khác, khóc thút thít. Thì ra là vậy. Tôi nằm thở ra, hết hiểu nổi mấy bà. Để ý ghen tuông quá, thì cũng bị la “đàn ông gì mà ghen tuông quá đáng”, không đáng mặt mày râu. Còn để mấy bà tự nhiên, thư thái thì bị lên “án” là chẳng yêu nàng!
-Em thiệt là... Có người chọc ghẹo em, tặng quà cho em, là em còn đẹp, còn thu hút. Vui mừng không hết, em giận chi cho khổ bản thân.
Tôi vừa nói, vừa kéo K. Hoa vào lòng:
-Có vợ còn đẹp, còn thu hút không chịu thưởng thức, lo đâu ghen tuông cho phí đời người!
Nước mắt chưa kịp khô, K. Hoa chịu cười trở lại:
-Anh chỉ được chiêu nịnh bợ nầy!
Cứ vậy, nụ cười và nước mắt chúng ta xuôi theo thời gian bạc trắng mái đầu. Ít nhất là đối với tôi. Duyên nợ là sợi chỉ se thắm tình nghĩa vợ chồng. Tình yêu sẽ là ngọn nến thắp sáng những ước mơ.
Rạch Giá trong tôi không phải chỉ là những địa danh, những con đưởng mang đầy kỷ niệm. Những dòng ký ức bao quanh, trong tiếng chim gọi chiều nước lớn. Ngôi trường nhỏ nhắn, khiêm nhường với bao thế hệ mai nầy. Bao nhiêu mùa nước nổi, bóng người con gái xuôi mái dầm dọc bờ điển-điển vàng hanh. Bến những con đò máy, nghiêng mình chở nặng tình người phương xa. Những rẫy khóm nối nhau hương vị ngọt ngào của lứa chín đầu mùa. Của đêm nằm trằn trọc bờ kinh, nghe tiếng võng ai ru từng sợi đong đưa. Rạch Giá trong tôi là những con người. Những con người Rạch Giá với tấm lòng biển mặn, nặng trĩu yêu thương. Là người con gái Rạch Giá một đời bên tôi, tận tụy, hy sinh và chung thủy một lòng. Tôi chưa một lần khen tặng, chưa một lần ngõ tiếng cám ơn.
Đêm chìm sâu, tĩnh lặng xứ người. Bà xã chợt trở mình, rồi lại thở đều trong giấc ngủ. Tôi không muốn lay động, đánh mất giấc mơ của bà ấy. Không biết K. Hoa đang mơ thấy gì, nhưng đêm nay trong mọi nỗi lặng yên cho tôi lời nói một lần, một đời:
-“Cảm ơn em, cảm ơn người con gái Rạch Giá mãi trong tôi”!
NNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét