Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Hãy Như Những cánh Chim

Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng

“Tung cánh chim tìm về tổ ấm
“Nơi sống bao ngày giờ đầm thắm
“Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
“Lưu luyến bao nhiêu ngày xanh…  (1)

Mấy hôm nay hình ảnh chiếc xe container với 39 xác người tìm thấy được ở Essex (nước Anh) luôn ám ảnh tôi. Trên hai màn hình trong chỗ làm, tôi dành một góc để theo dõi những tin tức mới nhất được phổ biến trên mạng, những cuộc phỏng vấn nhân chứng, thân nhân và cảm nhận của mọi giới trong và ngoài nước…  Bản tin và hình ảnh của tờ báo Washington Post tường thuật (lược dịch):

“Ba mươi chín người được tìm thấy đã chết trong container lạnh ở Essex, đông nam nước Anh, vào thứ Tư (10/23/19). Vụ án này là một trong những thảm họa buôn người nguy hiểm nhất của Vương quốc Anh. Cảnh sát đã bắt giữ những người liên quan đến cái chết khi cuộc điều tra tiếp tục. Quốc tịch Trung Quốc; sau đó, một số gia đình từ Việt Nam liên lạc với người thân của họ có lẽ đã ở trong xe tải. Đây là những gì chúng ta biết cho đến nay.
Một người đàn ông và phụ nữ 38 tuổi đến từ Washington, Anh và một người đàn ông 48 tuổi đến từ Bắc Ireland, Anh. Họ đã bị giữ "vì nghi ngờ âm mưu của người tham gia giao thông và nghi ngờ 39 tội ngộ sát". Trong khi đó, cảnh sát liên lạc với chính quyền Trung Quốc và Việt Nam khi họ làm việc để xác định danh tính nạn nhân. Họ cũng đã kêu gọi công chúng chia sẻ bất kỳ thông tin nào.


Một buổi cầu nguyện lớn cho 39 nạn nhân vào thứ bày tại
Giáo xứ Mỹ Khánh ở tỉnh Nghệ An, Việt nam. (Kham / Reuters
)
Ngoài việc xác định danh tính của các nạn nhân - 8 phụ nữ và 31 người đàn ông - họ đang cố gắng tìm ra nguyên nhân họ đã bị chết.

Cảnh sát Essex cho biết hôm thứ Bảy rằng thi thể của tất cả 39 nạn nhân đã được đưa ra khỏi xe tải và hiện đang ở trong nhà xác chờ khám nghiệm tử thi, Associated Press đưa tin. Các nạn nhân đã có một vài tài liệu về họ, và họ chưa được xác định chính thức. Nhưng một số người ở Việt Nam tin rằng người thân của họ nằm trong số những người chết. Cảnh sát Hoa Kỳ ban đầu nghi ngờ các nạn nhân là công dân Trung Quốc. Sau đó, các gia đình Việt Nam bắt đầu liên
Hình ành của Bùi Thị nhung, người bị tình nghi một trong
số những nạn nhân, tại nhà cô ở tình Nghệ An, Việt nam.
(Kham / Reuters)
lạc với chính quyền sau khi không thể liên lạc được với người mà họ đang đi du lịch. "Con xin lỗi mẹ. Hành trình không thành công ", Phạm Thị Mỹ Trà, 26 tuổi, nhắn tin cho gia đình trở lại Việt Nam vào tối thứ Ba. "Mẹ ơi, con yêu bố mẹ nhiều lắm! Con sắp chết vì tôi không thể thở được”. Khoảng 70 phần trăm công dân Việt Nam bị buôn bán vào Vương quốc Anh từ năm 2009 đến năm 2016 đã bị bắt trong khai thác lao động, chẳng hạn như sản xuất cần sa và làm việc trong các tiệm làm móng, chính phủ Anh báo cáo vào năm ngoái. Nhiều nạn nhân có thể đến từ Nghệ An, một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam và là nơi nhiều người bị buôn bán
Nguyễn Đình Tú, người bị nghi là một trong những nạn
nhân, được nhìn thấy tại một bàn thờ ở tỉnh Nghệ An,
Việt Nam. (Kham / Reuters)
sang châu Âu và Hà Tĩnh, nơi một thảm họa môi trường là một nhà máy thép năm ngoái đã phá hủy phần lớn nền kinh tế địa phương, đẩy hơn 40.000 người đến nay không có việc làm trong tám tháng đầu năm 2019, theo Reuters.
Thêm một gia đình người Việt khác nghi ngờ người thân của họ, Nguyễn Đình Tú, là một trong những nạn nhân nói với Reuters rằng anh ta đã phải gánh một khoản nợ lớn để được buôn lậu sang châu Âu để làm việc. Gia đình mở rộng ở Hoa Kỳ được cho là chọn điểm thả - nhưng anh ta không bao giờ đến”.
****  ****  ****  ****
Cả nước Anh và thế giới xúc động, bàng hoàng  trước thảm kịch ở Essex. Rồi liên tục sau đó, tin cập nhật cho biết khả năng tất cả 39 nạn nhân trong chiếc container ở Anh đều là người Việt? Và hầu hết nạn nhân dần dà được xác nhận, từ các gia đình thân nhân qua tin nhắn, mạng xã hội tập trung tại hai tỉnh miền bắc: Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong số đó, hình ảnh cô gái trẻ Phạm Thị Trà My, 26 tuổi người Hà Tĩnh đã gửi tin nhắn về cho gia đình (mẹ) trước khi mất khiến mọi người rơi nước mắt. 
    
Phạm Thị Trà My (1993-2019)
Trong không gian tối đen của chiếc thùng xe đông lạnh bị đóng kín, nơi sắp trở thành nơi kết thúc cuộc sống của My và 38 người di cư khác, cô gái 26 tuổi đã viết cho mẹ những lời cuối cùng:

 
"Con xin lỗi mẹ. Con đường ra nước ngoài của con không thành công. Mẹ mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm! Con sắp chết rồi con không thể thở được ... Thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh, Việt Nam ... con xin lỗi mẹ, mẹ ơi ".


Phạm Thị Trà My có lẽ, muốn chắc chắn rằng cô đã gửi tin nhắn kèm những lời cuối cùng dành cho cha mẹ nhưng cũng để ghi lại trong chiếc điện thoại về quê quán của mình. Để trong trường hợp xấu nhất, họ chết trong cuộc hành trình đầy nguy hiểm, chính quyền sở tại biết nơi hồi hương thi thể của họ.
Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson ngậm ngùi lên tiếng và viết vào sổ tang tưởng niệm 39 nạn nhân thiệt nạn trong container tại hạt Essex: “Cả quốc gia và thế giới bị sốc trước thảm kịch này, cũng như số phận tàn nhẫn xảy đến với những người vô tội đang hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Chúng tôi thương tiếc những người đã qua đời và chia buồn với gia đình của họ”. 
Trong những ngày buồn thảm và thương tiếc này, tôi chợt nghe văng vẳng bên tai tiếng hát trong sáng và đầm ấm ước mơ: 

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
“Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
“Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
“Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương…  (2)

Bài hát mà chừng như bất cứ ai trong tuổi trẻ chúng tôi cũng một lần nghe qua và một lần cất vang tiếng hát trong sân trường, bên ánh lửa bấp bùng của những đêm không ngủ. Bài hát đươc nhạc sĩ Trương Quốc Khánh viết vào thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, 1968. Thời kỳ mà mỗi tuổi trẻ Việt Nam, mỗi con người Việt Nam đều ngẫng cao đầu trước đạn bom, trước cái chết luôn hiện diện chung quanh;  và  không có ai bỏ nước, không có ai đổi mạng sống của mình để rời bỏ quê hương mà tất cả đã ở lại, sẵn lòng “… tôi sẽ chết cho quê hương”!
Vậy mà 50 năm sau, trong bối cảnh đất nước không còn chiến tranh, phát triển “thịnh vượng” mà còn biết bao nhiêu người lặng lẽ rời bỏ gia đình, rời bỏ quê hương để ra đi, ngay cả phải đổi mạng sống của mình cho chuyến phiêu lưu vô vọng. Họ lại là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành hoàn toàn trong chế độ XHCN miền Bắc: Nghệ An, Hà Tĩnh. Ước mơ đã không còn trên quê hương của họ? Khát vọng cho cuộc sống đã không còn trong lý tưởng mà họ hằng đeo đuổi bao thế hệ qua? Con đường đi đến ước mơ và khát vọng đổi đời là những cái chết tức tưởi, thảm khốc và đầy bi kịch như trường hợp ở Essex, nước Anh vừa qua. Họ chết cho ai? Chắc chắn là không “cho quê hương”. Họ chết cho “khát vọng đổi đời” cuộc sống bản thân và gia đình? Các bản tin trong nước cho biết, để có được chuyến đi đầy may rủi vào “cái chết” này, gia đình phải vay mượn để trả số tiền là 1 tỷ đồng (khoản 45 ngàn US). Và hành trình 1 tỷ đồng cũng không phải dễ dàng. Họ phải từ Việt Nam đi du lịch sang Trung Quốc, chờ đợi. Khi có chuyến, họ sẽ được đưa qua châu Âu, Pháp hay Bỉ bằng hộ chiếu người Trung Quốc. Tại quốc gia thứ hai, chờ đợi cơ hội và sẽ được di chuyển bất hợp vào nước Anh bằng phương tiện những chiếc container lạnh kín qua cửa ngõ biên giới đường biển lẫn đường bộ.  
Nếu nhập cư “bất hợp pháp” vào nước Anh thành công, họ sẽ sống như thế nào và việc làm ra sao? Một cuộc sống “người rơm” (sống không ai biết, chết không ai hay), cụm từ mà người Việt dùng mô tả cho đời sống “cư dân lậu” tại các quốc gia châu Âu. Không giấy tờ tùy thân, đàn ông con trai sẽ làm trong các vườn trồng cần sa và đàn bà con gái thì làm tại các tiệm làm móng tay. Và nếu may mắn không bị bắt, số tiền làm được họ sẽ gửi về gia đình trả hết nợ rồi sau đó mới là cơ hội đổi đời?

“… Vì khi biết quê ta nghèo… rủ nhau bước đi muôn nẻo… tìm đất khách mong làm giàu, mai sau ngẩng đầu
“Mà đâu biết biết trong đêm dài… người không muốn ta ở lại… chạy trong giá băng mệt nhoài, tâm tư hoang mang
“Dù nghe lắm nỗi bi hài… người ta vẫn đi nước ngoài… rời xa bữa cơm ở nhà, qua nơi khác lạ…  (3)

Tất cả những ước vọng cho 39 số phận con người đó đã kết thúc bằng cái chết thật tức tưởi, buồn thảm tại một huyện hạt Essex nhỏ bé của nước Anh.  Họ đã thật sự xa lìa cõi trần gian tạm bợ, với bao khốn khổ cưu mang để đến một nơi không còn gọi là… “trần ai” nữa! Hãy dâng lời nguyện cầu thiêng liêng nhất cho những cánh chim yêu thương tình người, tung bay bao la trong bầu trời tự do vĩnh hằng…

Ngày cuối tháng 10, 2019
Nguyễn Ngọc Hoàng

(1) Ngày Về - Hoàng Giác
https://www.youtube.com/watch?v=gPNRIe2q39Q
(2) Tự Nguyện – Trương Quốc Khánh
https://www.youtube.com/watch?v=_vGRSw5GucQ
(3) Nước Ngoài – Phan Mạnh Quỳnh

https://www.youtube.com/watch?v=B7-gU1Ankhc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét