Truyện ngắn của Thanh Hà
*** Người viết chỉ góp nhặt những suy nghĩ của người nầy một ít người kia một ít rồi gom thành truyện ngắn, mời mọi người vào đọc cho vui. TH.
1/-
Nếu trí nhớ của Tường Vi đừng quá chây lười thì vào năm học đệ ngũ hay đệ tứ ông thầy dạy Việt
Văn nhân giảng về văn thơ mới của các văn thi sĩ thời tiền chiến, có nhắc đến thi sĩ Hồ Dzếnh với bài Ngập Ngừng mà trong đó có mấy câu sau :
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân….
……
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Thơ viết đừng xong , thuyền trôi chớ đổ
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa. ( Ngập Ngừng, Hồ Dzếnh )
Rồi ông thầy giải thích ý nghĩa của từng câu thơ cho học sinh nghe. Tường Vi lúc ấy khoảng 14 hay 15 tuổi gì đó, dù tâm hồn đã biết mơ mộng sớm (nói trắng ra là đã hơi nhí nhảnh chút chút, tức là có cảm giác biết…yêu rồi), nhưng chỉ trên lý thuyết chứ chưa hề có kinh nghiệm thực tế gì, nên ngơ ngác không hiểu sao ông nhà thơ nầy lại “xúi dại” nàng cứ hẹn chàng mà đừng thèm tới gặp, rồi còn cho là tình chỉ đẹp khi bị dang dở nữa chứ. Sời ơi, dang dở thì đau buồn chết đi được sao lại cho là đẹp hử. Rồi nào là khi vẹn câu thề thì lại mất vui? Vô lý quá!
Bà chị lớn của cô cứ than phiền,khóc thầm mỗi lần không lén đi gặp bạn trai được vì sợ ba má biết. Thế sao chàng trai của Hồ Dzếnh xúi cô gái hẹn thì cứ hẹn nhưng đừng đến gặp nhỉ?
Bởi hồi ấy tâm hồn cô gái hãy còn non nớt trong veo như ly nước nhìn xuyên thấu từ mặt đến tận đáy, biết yêu nhưng yêu theo cái kiểu con nít như trong truyện cổ tích Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Công Chúa Ngủ Trong Rừng, hoặc Cô Bé Lọ Lem …chuyện các cô gái nghèo lương thiện xinh đẹp lúc nhỏ bị hại nhưng do ở hiền gặp lành nên sau cùng gặp hoàng tử đẹp trai tài giỏi đến giải cứu và cưới làm vợ sung sướng hạnh phúc suốt đời.
Cho nên làm sao mà Tường Vi hiểu được cái tình cảm phức tạp mâu thuẫn đối chọi dường ấy trong ngõ ngách tâm hồn con người được. Hơn nữa, làm bộ nói biết yêu chứ có ai là “bồ” của cô hồi nào đâu !!! Chỉ tưởng tượng một nhân vật hoàn hảo nào đó mà tài đức vẹn toàn kiểu :
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung….
Chàng cởi trên lưng con tuấn mã tung vó câu muôn dặm :
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu….
….Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
( Chinh Phụ Ngâm Khúc, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm )
2/-
Theo giòng thời gian…Tường Vi nhổ giò cao nhòng thì tâm hồn cũng theo đó mà phát triển lên một mức độ quanh co lắt léo chứ hết còn đơn giản rồi. Những sách truyện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, hay tuần báo Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh mà cô rất ngưỡng mộ say mê đã bớt thu hút (vì ta nay học lớp đệ nhất, mang kính cận, bắt đầu nghiên cứu triết, cầm trong tay mấy quyển sách của Albert Camus, Freud… nếu cuối năm thi đậu thì mấy tháng nữa sẽ vào đại học, có quyền mặc áo dài lụa hôm nay màu này, mai màu khác; hoặc áo pull bó sát thân thể, quần ống patte d’elephant đúng mode, không cần xách cặp mà chỉ cần ôm vài quyển hờ hững trên tay thôi nhé. Trời ơi, sự ngốc nghếch đõm dáng của cô học trò nhà quê đây mà).
Thế là cô bắt đầu lục lọi trong đống sách truyện đủ loại về lịch sử, chính trị, tôn giáo, khoa học, trinh thám, chiến tranh…của gia đình, chọn các chuyện tình bi thương kiểu Cánh Buồm Đỏ Thắm, Madame Bovary,Trà Hoa Nữ… đọc say mê rồi thương mây khóc gió nhỏ bao nhiêu nước mắt, nhất là cho hai nhân vật Romeo và Juliette của nhà văn Anh William Shakespeare viết hồi cuối thế kỷ 16.
Hay anh chàng Oliver nhà giàu nứt đố đổ vách từ bỏ gia tài để đi theo tiếng gọi tình yêu nàng Jennifer gốc Ý nhà nghèo trong Love Story của Erich Segal cho đến ngày nàng chết vì ung thư máu.
Hoặc anh chàng đánh cá Vọi trong Trống Mái của Khái Hưng yêu tiểu thư Hiền, một mối tình không cân xứng, rồi vì quá đau đớn thất vọng mắc bịnh từ giã cõi đời khi đang ở tuổi thanh xuân.
Hay câu chuyện Trương Chi mà ai ai cũng đều biết.
Rồi lẩn thẩn ước chi có “một gã trai“ nào đó cũng yêu mình kiểu mù quáng như vậy, có chết trẻ cũng cam. He he.
Cô đọc được câu (thì ở trong sách chớ đâu nữa) : “Để hai mươi người đàn ông yêu mình trong một lúc là chuyện dễ, nhưng để một người–chỉ một người thôi–yêu mình trong hai mươi năm mới là chuyện khó”.
Ừ mà có đó. Cái thời ấy Tường Vi biết nhiều kẻ thầm yêu trộm nhớ cô lắm, đến bây giờ đã hơn gấp đôi thời gian hai mươi năm vẫn còn yêu. Những lá thư tình họ nhờ người khác trao vội, có khi cô biết tác giả, có khi không biết– bí mật nằm yên đó mãi mãi vẫn hoàn bí mật– những quyển sách được tặng mà cái tựa diễn tả giùm nỗi lòng, những vóc dáng lãng tử đứng ở một góc đường chờ cô tan trường về ngang, hoặc nhân dịp cắm trại hè có kẻ ngồi ôm đàn vừa hát vừa nhìn cô ánh mắt thăm thẳm đầy lửa đam mê khiến trái tim cô đập loạn nhịp, tay chân cuống quýt thừa thải :
“Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi tôi biết tương tư…
…Ngày nào cánh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm
Tôi hé răng cắn vào, miệng môi ngọt đắng…
( Ngày Nào Biết Tương Tư, Phạm Duy-Ngọc Chánh )
Cô cũng “chấm”được vài gương mặt trong số, cũng tưởng tượng ra cảnh hẹn hò, lời nào sẽ nói,nụ cười e thẹn sẽ trao, bồi hồi chờ được nắm nhẹ bàn tay.. vân vân và vân vân...nhưng chỉ nghĩ vậy rồi thôi chứ trong thực tế chả có gì xảy ra hết vì cô có tạo dịp nào cho ai đến gần đâu. Cô tự lập một hàng rào vô hình ngăn cách giữa mình và họ, không cho ai vượt qua cả. Chỉ được đứng nhìn từ xa. Bởi chưng cô sợ. Sợ gì ?
Cô mơ ước về “một mối tình cao thượng” kiểu hai nhân vật chú tiểu Lan ( thật ra là gái giả trai để vào chùa tu) và chàng sinh viên Ngọc gặp nhau ở chùa Long Giáng trong Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng , yêu nhau chỉ bằng tâm hồn , trái tim thuần tinh khiết không gợn chút bụi trần !!!
Cho nên cô sợ cái hình ảnh lung linh huyền ảo mà cô tưởng tượng nên sẽ tan biến nếu để họ tiến gần, thần tượng sẽ sụp đổ, vì:
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu ( Chiều, X.D )
Chính không gian là khoảng trống mênh mông, là khái niệm trừu tượng mà ông X.D còn e ngại cả bước chân đi , cả cử động nhỏ nhặt nó sẽ đứt mất như phím tơ cơ mà. (Thật thần sầu cho trí tưởng tượng của những tâm hồn nghệ sĩ).
Lại nghe giọng hát trầm buồn nức nở của Thanh Thuý bài:
Buồn viết nên bài ca
Vì nhớ thương đời hoa
Mặn mà thay lúc đầu
Dịu dàng khoe sắc mầu
Nhìn giòng đời vui biết bao
Ngày ấy nay còn đâu
Vì xác hoa tàn mau… ( Thương Đời Hoa, Lê Dinh )
Cô nhận ra cuộc đời sao phù du thoáng chốc quá. Cái đẹp thì mong manh, dễ vỡ nên cần phải nâng niu bảo vệ.
Rồi cô nghiệm ra một điều, rằng : “ Những chuyện tình đẹp, khắc ghi mãi trong tâm là những chuyện tình dang dở không có đoạn kết “.
Không hiểu từ đâu mà Tường Vi lại nghĩ thế ? Vì cô không hề chấp nhận ai với con-người-thực của họ, mà chỉ yêu những bóng hình do mình tự dựng nên trong tâm tưởng mà thôi.
Cô nhớ lại bài thơ Ngập Ngừng, giờ thì hiểu ý của thi sĩ rất rõ. Hình như cô cũng đồng quan điểm nữa, có phải do tiêm nhiểm tiểu thuyết nhiều quá nên đầu óc cô có vấn đề chăng?
3/-
Năm cuối bậc trung học , khi giảng về câu: Không ai tắm hai lần trên cùng một giòng sông, ông thầy dạy triết đã cắt nghĩa rất dài dòng , rối rắm về câu nói nổi tiếng của nhà duy vật biện chứng thời cổ Hy Lạp Heraclite, xong thầy đem thí dụ của chính bản thân ra kể.
Từng lời nói thì Tường Vi không nhớ, nhưng nội dung câu chuyện khắc dấu ấn sâu đậm vào tâm trí cô đến tận vài mươi năm sau vẫn không quên được.
Mở ngoặc: dài theo năm tháng, còn nhiều mẫu chuyện hoặc qua sách vở hoặc có thật ngoài đời, hay vài hình bóng dù chỉ gặp thoáng qua giây phút nhưng “nó” nằm luôn trong ngăn tủ ký ức, lỳ lợm không cách gì bứt kéo ra khỏi hộc tủ được hết. Chỉ cần Tường Vi thổi tung lớp bụi thời gian phủ mờ thì nó hiển hiện sống động như mới vừa xảy ra vậy.
Và đây là câu chuyện của thầy dạy triết lớp 12 trường Hưng Đạo , Saigon năm xưa:
Thầy kể rằng hồi còn là học sinh thầy đem lòng yêu thầm một cô bạn cùng lớp, là hoa khôi của trường nên bao nhiêu người đeo đuổi ong bướm dập dìu trong khi thầy xuất thân nhà nghèo, quê mùa lại chẳng beau trai nên chỉ biết nhìn trộm rồi xây mơ dệt mộng về một lâu đài tình ái , dẫu biết lâu đài tình ái này mong manh như dựng trên bãi cát, chỉ cần một con sóng vỗ vào là tan rã ngay. Nhưng từ cổ chí kim có bao nhiêu gương trượng phu anh hùng chết bởi mỹ nhân rồi mà có ai ngán sợ đâu, hể đã vướng vào tình yêu thì không có lý lẽ nào chen vào được hết.
Rồi một ngày người trong mộng theo chồng bỏ cuộc chơi, để lại sau lưng bao trái tim tan nát, trong đó tất nhiên có thầy. Thất tình, thầy chỉ biết vùi đầu vào học cho quên niềm đau.
Không đạt được đường tình thì anh học trò nghèo quyết phải đạt được đường công danh, thế rồi nhiều năm sau anh trở thành một giáo sư triết đệ nhị cấp dạy tại các trường học danh tiếng ở Saigon.
Nhưng đó không phải là đề tài thầy định kể cho lũ học trò đến tuổi bắt- đầu- yêu nghe.
Cách lúc thầy kể không lâu, trong tiệc cưới của một bạn học cùng lớp, thầy có dịp gặp lại người xưa— cái người đã từng khiến trái tim thanh tân của anh học trò nghèo tan vụn đảo điên. Nhiều năm sau lòng anh vẫn hằng mong mỏi, hy vọng hội ngộ ít nhất một lần trong đời, vì giờ đây cái anh học trò mang mặc cảm tự ti đã thoát xác biến thành một người thầy phong thái đĩnh đạc tự tin, đã đủ can đảm cho cô ấy biết về mối tình câm của mình rồi, dù là trễ tràng và không cơ hội nào sửa chữa hay vớt vát gì.
Lời nguyện cầu đã thành hiện thực. Thầy đã gặp lại người trong mộng. Thầy đã hết còn nhút nhát như gã khờ khi đối diện với ai kia.
Đám học trò im phắt chờ nghe tiếp câu chuyện. Nhưng ông thầy cứ lững thững
đi từ dãy bàn đầu xuôi xuống cuối lớp, rồi đi ngược trở lên mấy bận. Lặng lẽ. Suy tư. Ánh mắt xa xăm. Học trò sốt ruột thúc giục:
— Rồi sao nữa thầy? Rốt cuộc thầy có dám thố lộ nỗi lòng cho cô ấy biết không?
Thầy lắc đầu:
— Không!
Cả lớp ồ lên ngạc nhiên. Thầy nói giọng buồn buồn :
— Tôi không nói vì người đàn bà tôi gặp hôm ấy đâu phải là người con gái mà tôi yêu-cuồng-điên-si-dại-ngày-xưa nữa. Tôi không còn nhận ra chút gì nữa.
Học trò tò mò:
— Ủa? Tức là sao thầy ? Bộ cô ấy giải phẩu thẩm mỹ hở thầy?
Thầy nhếch mép cười, chậm rãi nhấn từng từ :
— “Không đâu. Cô ấy có nét đẹp quá hoàn hảo rồi cần gì phải chỉnh sửa nữa. Có điều cô gái mà tôi từng yêu là một người dáng dấp thon mảnh, gương mặt thánh mẫu Maria, mắt nai đen ngơ ngác, nụ cười hàm tiếu, cử chỉ dịu dàng ,lời nói nhẹ nhàng từ tốn.
Mỗi ngày tan lớp tôi đều len lén theo nàng, giử một khoảng cách không quá gần cũng không quá xa để được nhìn bước đi thướt tha yểu điệu. Thỉnh thoảng gió thổi nâng hai vạt áo dài trắng bay bay,làn tóc xoã lã lơi khiến tôi cũng muốn hoá thành bươm bướm để được chắp cánh tung tăng bên cạnh nàng.
“Nàng thật sự là một thiên thần của lòng tôi dạo ấy. Nàng tượng trưng cho Chân, Thiện, Mỹ ngoài tầm tay với của tôi , chính vì không với được mà tôi càng yêu nàng bằng tất cả trái tim và linh hồn.
“Còn bây giờ sau mười mấy năm gặp lại, vẫn cùng một người nhưng không phải “nàng” ngày xưa tôi yêu nữa.
“Chồng nàng là người địa vị, danh tiếng, giàu sang. Có lẽ cuộc sống quá sung mãn vô ưu, hạnh phúc thừa mứa, bạc tiền vung vãi…những điều đó bộc lộ rõ ở nàng, từ dáng dấp nở nang nếu không muốn dùng từ mập mạp thì quá thô thiển, gương mặt thoả mãn, trang điểm khá kỹ lưỡng, quần áo đắt tiền, nữ trang chói lọi, móng tay sơn đỏ cho đến điệu cười giọng nói sảng khoái reo vang.
“ Vẫn là một người, nhưng tôi có cảm tưởng như là một ai khác. Quá khác biệt.
“Mái tóc huyền thả dài theo tấm lưng ong giờ đâu mất tiêu, thay vào là kiểu tóc uốn cao của các mệnh phụ kiêu sa.
Có tiếng nói khe khẻ của một nữ sinh:
— A, lại cái chuyện “ ngàn đời yêu em bởi mái tóc thề “ của các ông si tình lãng mạn đây mà.
Thầy lắc đầu, giọng kể đều đều:
— Tôi nhìn nàng mà chết đứng như Từ Hải (tích truyện Kiều, Từ Hải nghe theo Thuý Kiều quy hàng bị Hồ Tôn Hiến giết, oan ức nên chết đứng). Trời ơi, biết vậy thì đừng để tôi gặp lại nàng có lẽ hay hơn.
“Thần tượng của tôi sụp đổ cái đùng sau vài giây tích tắc .
“Tôi buồn.Thật buồn. Vì tình yêu đầu tiên mà tôi ấp ủ thoắt tan biến một cách trần trụi , bẽ bàng.
“Nhưng nghĩ lại, đó là lỗi do tôi chứ không phải người ta.
“Bởi có cái gì trên đời này mà không biến đổi với thời gian đâu. Hãy ngắm nhìn cánh hoa từ lúc còn là nụ, sang búp, sau nở bung khoe hương sắc trọn vẹn, rồi úa tàn héo rủ. Thì một đời người cũng thế. Nhất là nhan sắc người đàn bà. “Thay vì tôi chấp nhận định luật chua xót tàn nhẫn rằng ai rồi cũng đổi thay theo thời gian và môi trường sống thì tôi lại trót ngoan cố thần-tượng-hoá một bóng hình trong dỉ vãng. Chính tôi cũng thay đổi mà, sao lại muốn người ta mãi là người con gái ngây thơ dịu hiền năm xưa ? Tôi ích kỷ quá!
Kể xong câu chuyện, thầy kết luận:
“— Đáng lẽ ra, tôi đừng nên bao giờ gặp lại người xưa, để hình ảnh đẹp luôn còn đẹp mãi trong lòng tôi.
Tường Vi vốn đã là người siêu mơ mộng. Nay nghe ông thầy kể về sự thất vọng của ông khi gặp lại người xưa, khiến cô hoang mang. Về kể lại cho chị Ái Vy nghe . Hai chị em bàn luận cả buổi tối rồi kết luận là phải chờ vài mươi năm nữa mới có thể nói là ông thầy có lý hay không. Bởi cả hai đều còn chưa bước vào tuổi hai mươi, mặt mủi non choẹt biết gì mà nói.
Còn tiếp
Thanh Hà
Nov. 2019
*** Người viết chỉ góp nhặt những suy nghĩ của người nầy một ít người kia một ít rồi gom thành truyện ngắn, mời mọi người vào đọc cho vui. TH.
1/-
Nếu trí nhớ của Tường Vi đừng quá chây lười thì vào năm học đệ ngũ hay đệ tứ ông thầy dạy Việt
Văn nhân giảng về văn thơ mới của các văn thi sĩ thời tiền chiến, có nhắc đến thi sĩ Hồ Dzếnh với bài Ngập Ngừng mà trong đó có mấy câu sau :
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân….
……
Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Thơ viết đừng xong , thuyền trôi chớ đổ
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa. ( Ngập Ngừng, Hồ Dzếnh )
Rồi ông thầy giải thích ý nghĩa của từng câu thơ cho học sinh nghe. Tường Vi lúc ấy khoảng 14 hay 15 tuổi gì đó, dù tâm hồn đã biết mơ mộng sớm (nói trắng ra là đã hơi nhí nhảnh chút chút, tức là có cảm giác biết…yêu rồi), nhưng chỉ trên lý thuyết chứ chưa hề có kinh nghiệm thực tế gì, nên ngơ ngác không hiểu sao ông nhà thơ nầy lại “xúi dại” nàng cứ hẹn chàng mà đừng thèm tới gặp, rồi còn cho là tình chỉ đẹp khi bị dang dở nữa chứ. Sời ơi, dang dở thì đau buồn chết đi được sao lại cho là đẹp hử. Rồi nào là khi vẹn câu thề thì lại mất vui? Vô lý quá!
Bà chị lớn của cô cứ than phiền,khóc thầm mỗi lần không lén đi gặp bạn trai được vì sợ ba má biết. Thế sao chàng trai của Hồ Dzếnh xúi cô gái hẹn thì cứ hẹn nhưng đừng đến gặp nhỉ?
Bởi hồi ấy tâm hồn cô gái hãy còn non nớt trong veo như ly nước nhìn xuyên thấu từ mặt đến tận đáy, biết yêu nhưng yêu theo cái kiểu con nít như trong truyện cổ tích Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Công Chúa Ngủ Trong Rừng, hoặc Cô Bé Lọ Lem …chuyện các cô gái nghèo lương thiện xinh đẹp lúc nhỏ bị hại nhưng do ở hiền gặp lành nên sau cùng gặp hoàng tử đẹp trai tài giỏi đến giải cứu và cưới làm vợ sung sướng hạnh phúc suốt đời.
Cho nên làm sao mà Tường Vi hiểu được cái tình cảm phức tạp mâu thuẫn đối chọi dường ấy trong ngõ ngách tâm hồn con người được. Hơn nữa, làm bộ nói biết yêu chứ có ai là “bồ” của cô hồi nào đâu !!! Chỉ tưởng tượng một nhân vật hoàn hảo nào đó mà tài đức vẹn toàn kiểu :
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung….
Chàng cởi trên lưng con tuấn mã tung vó câu muôn dặm :
Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu….
….Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
( Chinh Phụ Ngâm Khúc, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm )
2/-
Theo giòng thời gian…Tường Vi nhổ giò cao nhòng thì tâm hồn cũng theo đó mà phát triển lên một mức độ quanh co lắt léo chứ hết còn đơn giản rồi. Những sách truyện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, hay tuần báo Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh mà cô rất ngưỡng mộ say mê đã bớt thu hút (vì ta nay học lớp đệ nhất, mang kính cận, bắt đầu nghiên cứu triết, cầm trong tay mấy quyển sách của Albert Camus, Freud… nếu cuối năm thi đậu thì mấy tháng nữa sẽ vào đại học, có quyền mặc áo dài lụa hôm nay màu này, mai màu khác; hoặc áo pull bó sát thân thể, quần ống patte d’elephant đúng mode, không cần xách cặp mà chỉ cần ôm vài quyển hờ hững trên tay thôi nhé. Trời ơi, sự ngốc nghếch đõm dáng của cô học trò nhà quê đây mà).
Thế là cô bắt đầu lục lọi trong đống sách truyện đủ loại về lịch sử, chính trị, tôn giáo, khoa học, trinh thám, chiến tranh…của gia đình, chọn các chuyện tình bi thương kiểu Cánh Buồm Đỏ Thắm, Madame Bovary,Trà Hoa Nữ… đọc say mê rồi thương mây khóc gió nhỏ bao nhiêu nước mắt, nhất là cho hai nhân vật Romeo và Juliette của nhà văn Anh William Shakespeare viết hồi cuối thế kỷ 16.
Hay anh chàng Oliver nhà giàu nứt đố đổ vách từ bỏ gia tài để đi theo tiếng gọi tình yêu nàng Jennifer gốc Ý nhà nghèo trong Love Story của Erich Segal cho đến ngày nàng chết vì ung thư máu.
Hoặc anh chàng đánh cá Vọi trong Trống Mái của Khái Hưng yêu tiểu thư Hiền, một mối tình không cân xứng, rồi vì quá đau đớn thất vọng mắc bịnh từ giã cõi đời khi đang ở tuổi thanh xuân.
Hay câu chuyện Trương Chi mà ai ai cũng đều biết.
Rồi lẩn thẩn ước chi có “một gã trai“ nào đó cũng yêu mình kiểu mù quáng như vậy, có chết trẻ cũng cam. He he.
Cô đọc được câu (thì ở trong sách chớ đâu nữa) : “Để hai mươi người đàn ông yêu mình trong một lúc là chuyện dễ, nhưng để một người–chỉ một người thôi–yêu mình trong hai mươi năm mới là chuyện khó”.
Ừ mà có đó. Cái thời ấy Tường Vi biết nhiều kẻ thầm yêu trộm nhớ cô lắm, đến bây giờ đã hơn gấp đôi thời gian hai mươi năm vẫn còn yêu. Những lá thư tình họ nhờ người khác trao vội, có khi cô biết tác giả, có khi không biết– bí mật nằm yên đó mãi mãi vẫn hoàn bí mật– những quyển sách được tặng mà cái tựa diễn tả giùm nỗi lòng, những vóc dáng lãng tử đứng ở một góc đường chờ cô tan trường về ngang, hoặc nhân dịp cắm trại hè có kẻ ngồi ôm đàn vừa hát vừa nhìn cô ánh mắt thăm thẳm đầy lửa đam mê khiến trái tim cô đập loạn nhịp, tay chân cuống quýt thừa thải :
“Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi tôi biết tương tư…
…Ngày nào cánh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm
Tôi hé răng cắn vào, miệng môi ngọt đắng…
( Ngày Nào Biết Tương Tư, Phạm Duy-Ngọc Chánh )
Cô cũng “chấm”được vài gương mặt trong số, cũng tưởng tượng ra cảnh hẹn hò, lời nào sẽ nói,nụ cười e thẹn sẽ trao, bồi hồi chờ được nắm nhẹ bàn tay.. vân vân và vân vân...nhưng chỉ nghĩ vậy rồi thôi chứ trong thực tế chả có gì xảy ra hết vì cô có tạo dịp nào cho ai đến gần đâu. Cô tự lập một hàng rào vô hình ngăn cách giữa mình và họ, không cho ai vượt qua cả. Chỉ được đứng nhìn từ xa. Bởi chưng cô sợ. Sợ gì ?
Cô mơ ước về “một mối tình cao thượng” kiểu hai nhân vật chú tiểu Lan ( thật ra là gái giả trai để vào chùa tu) và chàng sinh viên Ngọc gặp nhau ở chùa Long Giáng trong Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng , yêu nhau chỉ bằng tâm hồn , trái tim thuần tinh khiết không gợn chút bụi trần !!!
Cho nên cô sợ cái hình ảnh lung linh huyền ảo mà cô tưởng tượng nên sẽ tan biến nếu để họ tiến gần, thần tượng sẽ sụp đổ, vì:
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu ( Chiều, X.D )
Chính không gian là khoảng trống mênh mông, là khái niệm trừu tượng mà ông X.D còn e ngại cả bước chân đi , cả cử động nhỏ nhặt nó sẽ đứt mất như phím tơ cơ mà. (Thật thần sầu cho trí tưởng tượng của những tâm hồn nghệ sĩ).
Lại nghe giọng hát trầm buồn nức nở của Thanh Thuý bài:
Buồn viết nên bài ca
Vì nhớ thương đời hoa
Mặn mà thay lúc đầu
Dịu dàng khoe sắc mầu
Nhìn giòng đời vui biết bao
Ngày ấy nay còn đâu
Vì xác hoa tàn mau… ( Thương Đời Hoa, Lê Dinh )
Cô nhận ra cuộc đời sao phù du thoáng chốc quá. Cái đẹp thì mong manh, dễ vỡ nên cần phải nâng niu bảo vệ.
Rồi cô nghiệm ra một điều, rằng : “ Những chuyện tình đẹp, khắc ghi mãi trong tâm là những chuyện tình dang dở không có đoạn kết “.
Không hiểu từ đâu mà Tường Vi lại nghĩ thế ? Vì cô không hề chấp nhận ai với con-người-thực của họ, mà chỉ yêu những bóng hình do mình tự dựng nên trong tâm tưởng mà thôi.
Cô nhớ lại bài thơ Ngập Ngừng, giờ thì hiểu ý của thi sĩ rất rõ. Hình như cô cũng đồng quan điểm nữa, có phải do tiêm nhiểm tiểu thuyết nhiều quá nên đầu óc cô có vấn đề chăng?
3/-
Năm cuối bậc trung học , khi giảng về câu: Không ai tắm hai lần trên cùng một giòng sông, ông thầy dạy triết đã cắt nghĩa rất dài dòng , rối rắm về câu nói nổi tiếng của nhà duy vật biện chứng thời cổ Hy Lạp Heraclite, xong thầy đem thí dụ của chính bản thân ra kể.
Từng lời nói thì Tường Vi không nhớ, nhưng nội dung câu chuyện khắc dấu ấn sâu đậm vào tâm trí cô đến tận vài mươi năm sau vẫn không quên được.
Mở ngoặc: dài theo năm tháng, còn nhiều mẫu chuyện hoặc qua sách vở hoặc có thật ngoài đời, hay vài hình bóng dù chỉ gặp thoáng qua giây phút nhưng “nó” nằm luôn trong ngăn tủ ký ức, lỳ lợm không cách gì bứt kéo ra khỏi hộc tủ được hết. Chỉ cần Tường Vi thổi tung lớp bụi thời gian phủ mờ thì nó hiển hiện sống động như mới vừa xảy ra vậy.
Và đây là câu chuyện của thầy dạy triết lớp 12 trường Hưng Đạo , Saigon năm xưa:
Thầy kể rằng hồi còn là học sinh thầy đem lòng yêu thầm một cô bạn cùng lớp, là hoa khôi của trường nên bao nhiêu người đeo đuổi ong bướm dập dìu trong khi thầy xuất thân nhà nghèo, quê mùa lại chẳng beau trai nên chỉ biết nhìn trộm rồi xây mơ dệt mộng về một lâu đài tình ái , dẫu biết lâu đài tình ái này mong manh như dựng trên bãi cát, chỉ cần một con sóng vỗ vào là tan rã ngay. Nhưng từ cổ chí kim có bao nhiêu gương trượng phu anh hùng chết bởi mỹ nhân rồi mà có ai ngán sợ đâu, hể đã vướng vào tình yêu thì không có lý lẽ nào chen vào được hết.
Rồi một ngày người trong mộng theo chồng bỏ cuộc chơi, để lại sau lưng bao trái tim tan nát, trong đó tất nhiên có thầy. Thất tình, thầy chỉ biết vùi đầu vào học cho quên niềm đau.
Không đạt được đường tình thì anh học trò nghèo quyết phải đạt được đường công danh, thế rồi nhiều năm sau anh trở thành một giáo sư triết đệ nhị cấp dạy tại các trường học danh tiếng ở Saigon.
Nhưng đó không phải là đề tài thầy định kể cho lũ học trò đến tuổi bắt- đầu- yêu nghe.
Cách lúc thầy kể không lâu, trong tiệc cưới của một bạn học cùng lớp, thầy có dịp gặp lại người xưa— cái người đã từng khiến trái tim thanh tân của anh học trò nghèo tan vụn đảo điên. Nhiều năm sau lòng anh vẫn hằng mong mỏi, hy vọng hội ngộ ít nhất một lần trong đời, vì giờ đây cái anh học trò mang mặc cảm tự ti đã thoát xác biến thành một người thầy phong thái đĩnh đạc tự tin, đã đủ can đảm cho cô ấy biết về mối tình câm của mình rồi, dù là trễ tràng và không cơ hội nào sửa chữa hay vớt vát gì.
Lời nguyện cầu đã thành hiện thực. Thầy đã gặp lại người trong mộng. Thầy đã hết còn nhút nhát như gã khờ khi đối diện với ai kia.
Đám học trò im phắt chờ nghe tiếp câu chuyện. Nhưng ông thầy cứ lững thững
đi từ dãy bàn đầu xuôi xuống cuối lớp, rồi đi ngược trở lên mấy bận. Lặng lẽ. Suy tư. Ánh mắt xa xăm. Học trò sốt ruột thúc giục:
— Rồi sao nữa thầy? Rốt cuộc thầy có dám thố lộ nỗi lòng cho cô ấy biết không?
Thầy lắc đầu:
— Không!
Cả lớp ồ lên ngạc nhiên. Thầy nói giọng buồn buồn :
— Tôi không nói vì người đàn bà tôi gặp hôm ấy đâu phải là người con gái mà tôi yêu-cuồng-điên-si-dại-ngày-xưa nữa. Tôi không còn nhận ra chút gì nữa.
Học trò tò mò:
— Ủa? Tức là sao thầy ? Bộ cô ấy giải phẩu thẩm mỹ hở thầy?
Thầy nhếch mép cười, chậm rãi nhấn từng từ :
— “Không đâu. Cô ấy có nét đẹp quá hoàn hảo rồi cần gì phải chỉnh sửa nữa. Có điều cô gái mà tôi từng yêu là một người dáng dấp thon mảnh, gương mặt thánh mẫu Maria, mắt nai đen ngơ ngác, nụ cười hàm tiếu, cử chỉ dịu dàng ,lời nói nhẹ nhàng từ tốn.
Mỗi ngày tan lớp tôi đều len lén theo nàng, giử một khoảng cách không quá gần cũng không quá xa để được nhìn bước đi thướt tha yểu điệu. Thỉnh thoảng gió thổi nâng hai vạt áo dài trắng bay bay,làn tóc xoã lã lơi khiến tôi cũng muốn hoá thành bươm bướm để được chắp cánh tung tăng bên cạnh nàng.
“Nàng thật sự là một thiên thần của lòng tôi dạo ấy. Nàng tượng trưng cho Chân, Thiện, Mỹ ngoài tầm tay với của tôi , chính vì không với được mà tôi càng yêu nàng bằng tất cả trái tim và linh hồn.
“Còn bây giờ sau mười mấy năm gặp lại, vẫn cùng một người nhưng không phải “nàng” ngày xưa tôi yêu nữa.
“Chồng nàng là người địa vị, danh tiếng, giàu sang. Có lẽ cuộc sống quá sung mãn vô ưu, hạnh phúc thừa mứa, bạc tiền vung vãi…những điều đó bộc lộ rõ ở nàng, từ dáng dấp nở nang nếu không muốn dùng từ mập mạp thì quá thô thiển, gương mặt thoả mãn, trang điểm khá kỹ lưỡng, quần áo đắt tiền, nữ trang chói lọi, móng tay sơn đỏ cho đến điệu cười giọng nói sảng khoái reo vang.
“ Vẫn là một người, nhưng tôi có cảm tưởng như là một ai khác. Quá khác biệt.
“Mái tóc huyền thả dài theo tấm lưng ong giờ đâu mất tiêu, thay vào là kiểu tóc uốn cao của các mệnh phụ kiêu sa.
Có tiếng nói khe khẻ của một nữ sinh:
— A, lại cái chuyện “ ngàn đời yêu em bởi mái tóc thề “ của các ông si tình lãng mạn đây mà.
Thầy lắc đầu, giọng kể đều đều:
— Tôi nhìn nàng mà chết đứng như Từ Hải (tích truyện Kiều, Từ Hải nghe theo Thuý Kiều quy hàng bị Hồ Tôn Hiến giết, oan ức nên chết đứng). Trời ơi, biết vậy thì đừng để tôi gặp lại nàng có lẽ hay hơn.
“Thần tượng của tôi sụp đổ cái đùng sau vài giây tích tắc .
“Tôi buồn.Thật buồn. Vì tình yêu đầu tiên mà tôi ấp ủ thoắt tan biến một cách trần trụi , bẽ bàng.
“Nhưng nghĩ lại, đó là lỗi do tôi chứ không phải người ta.
“Bởi có cái gì trên đời này mà không biến đổi với thời gian đâu. Hãy ngắm nhìn cánh hoa từ lúc còn là nụ, sang búp, sau nở bung khoe hương sắc trọn vẹn, rồi úa tàn héo rủ. Thì một đời người cũng thế. Nhất là nhan sắc người đàn bà. “Thay vì tôi chấp nhận định luật chua xót tàn nhẫn rằng ai rồi cũng đổi thay theo thời gian và môi trường sống thì tôi lại trót ngoan cố thần-tượng-hoá một bóng hình trong dỉ vãng. Chính tôi cũng thay đổi mà, sao lại muốn người ta mãi là người con gái ngây thơ dịu hiền năm xưa ? Tôi ích kỷ quá!
Kể xong câu chuyện, thầy kết luận:
“— Đáng lẽ ra, tôi đừng nên bao giờ gặp lại người xưa, để hình ảnh đẹp luôn còn đẹp mãi trong lòng tôi.
Tường Vi vốn đã là người siêu mơ mộng. Nay nghe ông thầy kể về sự thất vọng của ông khi gặp lại người xưa, khiến cô hoang mang. Về kể lại cho chị Ái Vy nghe . Hai chị em bàn luận cả buổi tối rồi kết luận là phải chờ vài mươi năm nữa mới có thể nói là ông thầy có lý hay không. Bởi cả hai đều còn chưa bước vào tuổi hai mươi, mặt mủi non choẹt biết gì mà nói.
Còn tiếp
Thanh Hà
Nov. 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét