Tùy bút của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
1.
Năm học lớp nhì, tôi được mẹ dạy nhịp, phách, ngũ cung và căn bản nhạc lý. Là một nữ văn công đoàn ca múa chi khu Đồng Tháp thời kỳ Việt Minh, tuy ít học nhưng mẹ rất nhạy bén trong lãnh vực âm nhạc. Giọng bà dày, đầm ấm và hát được tân nhạc lẫn vọng cổ. Sau khi dạy tôi được vài ba tháng, bà nói: “Con nên tập trung vào việc học chữ thì tốt hơn”. Tôi biết khả năng âm nhạc của mình chỉ là người… “cưởi ngựa xem hoa”! Vậy mà không hiểu sao, chạy dọc đời mình, âm nhạc cứ “day dẳng” theo tôi như người đồng hành không thể thiếu. Để hầu hết những người con gái tôi yêu và yêu tôi, đều thích ca hát và thậm chí có nhiều khả năng trong âm nhạc. T.H là giọng ca “vàng” của khoa hóa sinh trường đại học sư phạm Sài-gòn. Nàng có chất giọng trầm đục, âm vực tỏa rộng, ngập ngừng chừng như hụt hẫng mà cuốn hút vô cùng với những ca khúc của Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thu. Trong ánh lửa chập chùng của đêm lửa trại, T. H thật đẹp và chừng như thu gọn cả không gian trong tiếng hát của mình:
“Rằng xưa có gã từ quan
“Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
“Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
“Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
“Sông này đây chảy một dòng thôi
“Mây đầu sông thẵm tóc người cuối song… (1)
N.T đàn guitar tuyệt vời dù chỉ theo học khoa kịch nghệ trường quốc gia âm nhạc. N.T là “tín đồ” của nhạc Trịnh. Hình ảnh người con gái vừa ôm đàn và hát bên hiên nhà khu Ngã Tư Bảy Hiền, môt đời khó quên:
“Nắng có còn hờn ghen môi em
“Mưa có còn buồn trong mắt trong
“Từ lúc đưa em về
“Là biết xa nghìn trùng… (2)
Chẳng vậy, N.T đã dạy tôi solo guitar bài Serenade của Schubert cả tháng trời, mà tôi luôn lỗi nhịp, quên trước quên sau. Và cho đến nay, tôi chưa bao giờ đánh hết bài Serenade suông sẻ một lần!
Bà xã, K.H cũng là “cây văn nghệ”, trong ban văn nghệ trường trung học tỉnh Vị Thanh tham dự ca múa trên đài truyền hình Cần Thơ. Giọng ca trong trẻo không dày, luyến láy tốt K. H hát rất hay các ca khúc trữ tình và bolero:
“… Em ở nơi nào, có còn mùa xuân không em?
“Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở, thì thầm
“Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố
“Gió ở trên non, gió cuốn mây về… (3)
2.
Tất cả những “nỗi niềm” âm nhạc đó chợt biến mất, chìm khuất sau ngày 30 tháng 4, 1975. Cuộc đổi đời của cả đất nước, của lịch sử khi mà thế hệ chúng tôi đang ở độ tuổi thanh xuân, nhiều mộng mơ nhất đời người. Nền âm nhạc trữ tình, nhân bản, lãng mạn đã nuôi dưỡng tuổi mới lớn chúng tôi bỗng trở thành đồi trụy, phản động. Cuộc sống bất cập, không lường với bao trĩu nặng của cơm áo vùi dập cả một thế hệ tuổi trẻ đi vào những bước đời vô định. Năm tháng đó, tôi dạy học ở trường cấp 3 Rạch Sỏi mà mỗi ngày bước vào lớp, tôi phải đưa mắt đếm xem, hôm nay lớp vắng bao mái đầu. Các em được “xô đẩy” ra biển khơi, đi tìm một miền đất hứa ở tuổi lứa 17, 18 và thậm chí 16 “mình ên”. Rồi đến thầy cô cũng lần lượt tìm đường ra khơi. Có thành công, có thất bại. Người tù đày, kẻ vĩnh viễn nằm lại biển sâu.
Ngày xưa mẹ tôi từ biệt ca hát vì phải theo chồng “bỏ cuộc chơi”. Nhà bên nội là địa chủ phong kiến, chuyện ca hát chỉ để ngậm ngùi sớm tối ru con! Thế hệ chúng tôi thì khác, biết bao trái tim chưa kịp yêu chưa kịp theo chồng, đã lìa bỏ cuộc vui. Xa lạ xứ người, ngôn ngữ “ăn đong”, cộng thêm cơm áo gạo tiền phải gửi về giúp đỡ gia đình, lấy đâu mà còn sức hát hò. Gom chút tiền mua được cái máy cassette để bàn, vài ba cuốn băng nhựa sang đi sang lại, nghe trên đường “đi cày” là mừng húm! Rồi dòng thời gian cứ tất bật trôi qua, mặc cho dòng đời có “nước mắt” đong đầy mấy đại dương… Ba năm… Mười năm… Ba mươi năm, vẫn từng ngày, từng ngày lướt qua bao kiếp người thoáng hoặc. Để một lần bạn biết không, khi soi mình trong gương ánh mắt chúng ta hốt hoảng chợt nhìn thấy một người khác đang nhìn thấy chính mình:
“Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
“Tôi là ai mà còn trần gian thế
“Tôi là ai, là ai, là ai?
“Mà yêu quá đời này… (4)
Rằng chúng ta đã đánh mất bao ước vọng, bao đam mê của chính mình cho “hiếu đạo”, nghĩa tình trong một kiếp đời tha hương. Khóe mắt và mái tóc hôm nay đã nói lên tất cả… Công nghiệp thông tin “mạng”, nhất là mạng xã hội đã thật sự thay đổi toàn bộ sinh hoạt của con người trên toàn cầu. Trong đó văn học nghệ thuật cũng chuyển sang một bước ngoặc mới. Kênh Youtube phát triển như sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nghệ thuật. Đến giữa năm 2015 thì tôi tình cờ tìm thấy trang nhà của Blog Trung Học Kiên Thành (THKT). Tôi vội liên lạc và gửi thơ văn như một đóng góp nhỏ trong tinh thần văn nghệ của một người thầy giáo cũ. Rồi văn chương đến văn nghệ, đến những blogs khác Lý Hữu Di, Tha Hương … và tin của nhiều học trò cũ tưởng chừng như xa rồi, quên lãng. Thân hữu, thầy trò, người cũ… liên lạc được nhau tròm trèm tuổi sáu mươi!
Đều đặn và đa dạng nhất phải nói đến cô Kim Trúc (KT). Từ nhạc trữ tình đến bolero, từ tân cổ giao duyên cô lấn qua luôn nhạc tiền chiến. Bên cạnh đó phải kể Ngọc Sương, Bích Thủy, Phù Du, Allen Trinh, Hoàng Vân, Như Lê… Lắng nghe giọng hát của các bạn, tôi nhận ra ngay niềm đam mê, tình yêu mến âm nhạc nồng nàn chất chứa. Dĩ nhiên đây chỉ là cảm tính chủ quan của tôi, một người nghe với trình độ thẩm âm sơ đẳng, nghèo nàn với tấm lòng yêu quý và trân trọng với âm nhạc. Với hôm nay chỉ cần chúng ta vào Youtube “gõ” khung tìm kiếm nhạc trữ tình, bolero hay tình khúc vượt thời gian… thì có lẽ nghe không biết đến bao giờ mới hết. Người trong nước có câu nói đùa: “Bây giờ ca sĩ nhiều hơn người nghe”? Thực hư thế nào không biết, nhưng riêng tôi đã nghe nhiều ca sĩ trẻ đẹp, trình độ thanh nhạc cao, sao lòng cứ vẫn dửng dưng. Có lẽ cách hát quá nhiều kỷ thuật và sự biểu cảm gần như một diễn viên lành nghề nên xúc cảm chừng như “vay mượn” đến vụng về. Sân khấu lộng lẫy nhưng cảnh trí , vũ đạo sao gượng gạo, vô hồn. Có hàng chục ca sĩ nghe qua, sau khi tắt TV, tôi không còn nhớ gì cả. Có lẽ không và thời gian chệch choạc hay những trải nghiệm của xúc cảm là điều thiếu vắng trong sinh hoạt của các ca sĩ trẻ ngày nay? Mong rằng không phải như vậy. Mong rằng đây chỉ là cảm nhận chủ quan, cố chấp của mình!
Nhiều lần nghe Kim Trúc, Phù Du, Bích Thủy, Allen Trinh, Ngọc Sương và gần đây là Như Lê… hát tôi chợt như nghe lại tiếng thời gian, bước chân của dĩ vãng đang chất ngất quanh mình. Chợt như những tiếng hát bên đời vang vọng lại một ngày xưa, bóng dáng người xưa đang có mặt. Rất thật và rất đời. Họ mang trong giọng hát niềm đam mê và cả những dấu vết thời gian đã mất. Giọng hát mang tuổi đời tôi và bao mất mát của thế hệ chúng ta không gì bù đấp được. Một lần đọc comment của Kim Trúc: “ … đã cổ vỏ khích lệ cho KT tiếp tục hát và làm clip nữa hé”, hay của Như Lê: “Nhưng qua bao năm tháng ...Em chỉ sợ mình không thể chuyển tải hết cảm xúc cho bài hát nữa thôi”, tôi chợt chạnh lòng, thương cảm vô cùng! Cô Kim Trúc ơi, Như Lê ơi và cả tôi ơi, có lẽ:
“Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ
“Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
“Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
“Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ… (Phương Xa – Vũ Hoàng Chương)
Nghe và thấy là hai phạm trù sự thật của cuộc sống. Nghe bằng tai và thấy bằng mắt. Âm nhạc là nghe tai nhưng không thấy bằng mắt. Âm nhạc là thấy bằng trái tim, bằng ký ức. Tiếng hát của các bạn làm trái tim tôi thấy lại những âm thanh, hình ảnh của ký ức, của người xưa. Tất cả sẽ xuôi theo chiều dòng chảy của thời gian, trong cuộc đời, trong cảm xúc và trong mặt gương soi. Nếu “người ấy” vẫn còn cất tiếng hát của hôm nay, dù bất cứ nơi đâu, cũng sẽ chính là tiếng hát của các bạn:
“… Ngày xưa như mới hôm qua,
“một cánh hoa trong cơn phong ba
“Thời gian tựa cánh chim bay,
“tiếng kinh cầu đời đời vẫn vậy
“Từ nghìn trùng ta gặp nhau đây,
“rồi thiên thu mãi mãi sum vầy… (5)
Tiếng hát của các bạn, của những người năm cũ tôi yêu không phải dưới ánh đèn màu rực rỡ, không phải sau cánh màn nhung… để chợt bơ vơ lắng nghe tiếng “Mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng / Có người ca sĩ khóc đời quạnh hiu…” (Kiếp Cầm Ca – Huỳnh Anh). Chẳng vậy sao, khi viết bài tùy bút này, Kim Trúc đã cất tiếng hát của mình trong ca khúc mới trên THKT (Nắng Thủy Tinh – Trịnh Công Sơn):
“… Chiều đã đi vào vườn mắt em
“Mùa thu qua tay đã bao lần
“Ngàn cây thắp nắng lên hai hàng
“Để nắng đi vào trong mắt em…
Lần này chất giọng Kim Trúc thật đầm thắm, chừng mực với những nốt thấp trầm ấm “tròn trịa” và rõ đẹp… rất chất nhạc Trịnh. Ai nói tuổi thời gian, ai nói những tự tình xa dần trong cảm xúc của cuộc sống quanh quẩn giữa đời thường? Năm tháng sẽ lụy tàn, chỉ còn hương dĩ vãng.
Rồi không hẹn lại đến, Như Lê vừa đưa tiếng hát của mình trong ca khúc mới nữa trên THKT. Giữa cuộc đời thường, trăm mối tất bật lo toan, tiếng hát vang vọng, trăn trở của Như Lê mang nặng nhiều dấu trầm mặc thời gian. Chính những điều này, tôi thấy bao dòng nhạc chảy diệu vợi qua từng ca từ, từng nốt nhạc thật chân phương trong tiếng của Như Lê:
“Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
“Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê…
“Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu
“Ôi tiếng buồn rơi đều,
“nhìn lại mình đời đã xanh rêu… (6)
Tiếng hát của các bạn sẽ mãi xanh. Tiếng hát của các bạn sẽ mãi vun đầy vì những xúc cảm và trải nghiệm có thật. Hay nói một cách khác hơn, các bạn đang cất tiếng hát của chính mình xuyên suốt giữa những cuộc đời có thật. Tôi yêu vô cùng tiếng hát và tấm lòng của các bạn…
Durham, North Carolina
Nguyễn Ngọc Hoàng
(1) Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng – Phạm Duy & Phạm Thiên Thư
(2) Như Cánh Vạt Bay – Trịnh Công Sơn
(3) Nhớ Nhau Hoài – Anh Việt Thu & Thiên Hà
(4) Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng – Trịnh Công Sơn
(5) Rồi Cũng Già – Vũ Thành An
(6) Tình Xa – Trịnh Công Sơn
1.
Kim Trúc, Như Lê, Bích Thủy, Ngọc Sương, Nguyễn Hoàng Vân, Allen Trinh |
“Rằng xưa có gã từ quan
“Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
“Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
“Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
“Sông này đây chảy một dòng thôi
“Mây đầu sông thẵm tóc người cuối song… (1)
N.T đàn guitar tuyệt vời dù chỉ theo học khoa kịch nghệ trường quốc gia âm nhạc. N.T là “tín đồ” của nhạc Trịnh. Hình ảnh người con gái vừa ôm đàn và hát bên hiên nhà khu Ngã Tư Bảy Hiền, môt đời khó quên:
“Nắng có còn hờn ghen môi em
“Mưa có còn buồn trong mắt trong
“Từ lúc đưa em về
“Là biết xa nghìn trùng… (2)
Chẳng vậy, N.T đã dạy tôi solo guitar bài Serenade của Schubert cả tháng trời, mà tôi luôn lỗi nhịp, quên trước quên sau. Và cho đến nay, tôi chưa bao giờ đánh hết bài Serenade suông sẻ một lần!
Bà xã, K.H cũng là “cây văn nghệ”, trong ban văn nghệ trường trung học tỉnh Vị Thanh tham dự ca múa trên đài truyền hình Cần Thơ. Giọng ca trong trẻo không dày, luyến láy tốt K. H hát rất hay các ca khúc trữ tình và bolero:
“… Em ở nơi nào, có còn mùa xuân không em?
“Rừng ngàn lá gió, từng đêm nhắc nhở, thì thầm
“Nắng ở trên đầu, nắng trong lòng phố
“Gió ở trên non, gió cuốn mây về… (3)
2.
Tất cả những “nỗi niềm” âm nhạc đó chợt biến mất, chìm khuất sau ngày 30 tháng 4, 1975. Cuộc đổi đời của cả đất nước, của lịch sử khi mà thế hệ chúng tôi đang ở độ tuổi thanh xuân, nhiều mộng mơ nhất đời người. Nền âm nhạc trữ tình, nhân bản, lãng mạn đã nuôi dưỡng tuổi mới lớn chúng tôi bỗng trở thành đồi trụy, phản động. Cuộc sống bất cập, không lường với bao trĩu nặng của cơm áo vùi dập cả một thế hệ tuổi trẻ đi vào những bước đời vô định. Năm tháng đó, tôi dạy học ở trường cấp 3 Rạch Sỏi mà mỗi ngày bước vào lớp, tôi phải đưa mắt đếm xem, hôm nay lớp vắng bao mái đầu. Các em được “xô đẩy” ra biển khơi, đi tìm một miền đất hứa ở tuổi lứa 17, 18 và thậm chí 16 “mình ên”. Rồi đến thầy cô cũng lần lượt tìm đường ra khơi. Có thành công, có thất bại. Người tù đày, kẻ vĩnh viễn nằm lại biển sâu.
Ngày xưa mẹ tôi từ biệt ca hát vì phải theo chồng “bỏ cuộc chơi”. Nhà bên nội là địa chủ phong kiến, chuyện ca hát chỉ để ngậm ngùi sớm tối ru con! Thế hệ chúng tôi thì khác, biết bao trái tim chưa kịp yêu chưa kịp theo chồng, đã lìa bỏ cuộc vui. Xa lạ xứ người, ngôn ngữ “ăn đong”, cộng thêm cơm áo gạo tiền phải gửi về giúp đỡ gia đình, lấy đâu mà còn sức hát hò. Gom chút tiền mua được cái máy cassette để bàn, vài ba cuốn băng nhựa sang đi sang lại, nghe trên đường “đi cày” là mừng húm! Rồi dòng thời gian cứ tất bật trôi qua, mặc cho dòng đời có “nước mắt” đong đầy mấy đại dương… Ba năm… Mười năm… Ba mươi năm, vẫn từng ngày, từng ngày lướt qua bao kiếp người thoáng hoặc. Để một lần bạn biết không, khi soi mình trong gương ánh mắt chúng ta hốt hoảng chợt nhìn thấy một người khác đang nhìn thấy chính mình:
“Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
“Tôi là ai mà còn trần gian thế
“Tôi là ai, là ai, là ai?
“Mà yêu quá đời này… (4)
Rằng chúng ta đã đánh mất bao ước vọng, bao đam mê của chính mình cho “hiếu đạo”, nghĩa tình trong một kiếp đời tha hương. Khóe mắt và mái tóc hôm nay đã nói lên tất cả… Công nghiệp thông tin “mạng”, nhất là mạng xã hội đã thật sự thay đổi toàn bộ sinh hoạt của con người trên toàn cầu. Trong đó văn học nghệ thuật cũng chuyển sang một bước ngoặc mới. Kênh Youtube phát triển như sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nghệ thuật. Đến giữa năm 2015 thì tôi tình cờ tìm thấy trang nhà của Blog Trung Học Kiên Thành (THKT). Tôi vội liên lạc và gửi thơ văn như một đóng góp nhỏ trong tinh thần văn nghệ của một người thầy giáo cũ. Rồi văn chương đến văn nghệ, đến những blogs khác Lý Hữu Di, Tha Hương … và tin của nhiều học trò cũ tưởng chừng như xa rồi, quên lãng. Thân hữu, thầy trò, người cũ… liên lạc được nhau tròm trèm tuổi sáu mươi!
Đều đặn và đa dạng nhất phải nói đến cô Kim Trúc (KT). Từ nhạc trữ tình đến bolero, từ tân cổ giao duyên cô lấn qua luôn nhạc tiền chiến. Bên cạnh đó phải kể Ngọc Sương, Bích Thủy, Phù Du, Allen Trinh, Hoàng Vân, Như Lê… Lắng nghe giọng hát của các bạn, tôi nhận ra ngay niềm đam mê, tình yêu mến âm nhạc nồng nàn chất chứa. Dĩ nhiên đây chỉ là cảm tính chủ quan của tôi, một người nghe với trình độ thẩm âm sơ đẳng, nghèo nàn với tấm lòng yêu quý và trân trọng với âm nhạc. Với hôm nay chỉ cần chúng ta vào Youtube “gõ” khung tìm kiếm nhạc trữ tình, bolero hay tình khúc vượt thời gian… thì có lẽ nghe không biết đến bao giờ mới hết. Người trong nước có câu nói đùa: “Bây giờ ca sĩ nhiều hơn người nghe”? Thực hư thế nào không biết, nhưng riêng tôi đã nghe nhiều ca sĩ trẻ đẹp, trình độ thanh nhạc cao, sao lòng cứ vẫn dửng dưng. Có lẽ cách hát quá nhiều kỷ thuật và sự biểu cảm gần như một diễn viên lành nghề nên xúc cảm chừng như “vay mượn” đến vụng về. Sân khấu lộng lẫy nhưng cảnh trí , vũ đạo sao gượng gạo, vô hồn. Có hàng chục ca sĩ nghe qua, sau khi tắt TV, tôi không còn nhớ gì cả. Có lẽ không và thời gian chệch choạc hay những trải nghiệm của xúc cảm là điều thiếu vắng trong sinh hoạt của các ca sĩ trẻ ngày nay? Mong rằng không phải như vậy. Mong rằng đây chỉ là cảm nhận chủ quan, cố chấp của mình!
Nhiều lần nghe Kim Trúc, Phù Du, Bích Thủy, Allen Trinh, Ngọc Sương và gần đây là Như Lê… hát tôi chợt như nghe lại tiếng thời gian, bước chân của dĩ vãng đang chất ngất quanh mình. Chợt như những tiếng hát bên đời vang vọng lại một ngày xưa, bóng dáng người xưa đang có mặt. Rất thật và rất đời. Họ mang trong giọng hát niềm đam mê và cả những dấu vết thời gian đã mất. Giọng hát mang tuổi đời tôi và bao mất mát của thế hệ chúng ta không gì bù đấp được. Một lần đọc comment của Kim Trúc: “ … đã cổ vỏ khích lệ cho KT tiếp tục hát và làm clip nữa hé”, hay của Như Lê: “Nhưng qua bao năm tháng ...Em chỉ sợ mình không thể chuyển tải hết cảm xúc cho bài hát nữa thôi”, tôi chợt chạnh lòng, thương cảm vô cùng! Cô Kim Trúc ơi, Như Lê ơi và cả tôi ơi, có lẽ:
“Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ
“Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
“Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
“Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ… (Phương Xa – Vũ Hoàng Chương)
Nghe và thấy là hai phạm trù sự thật của cuộc sống. Nghe bằng tai và thấy bằng mắt. Âm nhạc là nghe tai nhưng không thấy bằng mắt. Âm nhạc là thấy bằng trái tim, bằng ký ức. Tiếng hát của các bạn làm trái tim tôi thấy lại những âm thanh, hình ảnh của ký ức, của người xưa. Tất cả sẽ xuôi theo chiều dòng chảy của thời gian, trong cuộc đời, trong cảm xúc và trong mặt gương soi. Nếu “người ấy” vẫn còn cất tiếng hát của hôm nay, dù bất cứ nơi đâu, cũng sẽ chính là tiếng hát của các bạn:
“… Ngày xưa như mới hôm qua,
“một cánh hoa trong cơn phong ba
“Thời gian tựa cánh chim bay,
“tiếng kinh cầu đời đời vẫn vậy
“Từ nghìn trùng ta gặp nhau đây,
“rồi thiên thu mãi mãi sum vầy… (5)
Tiếng hát của các bạn, của những người năm cũ tôi yêu không phải dưới ánh đèn màu rực rỡ, không phải sau cánh màn nhung… để chợt bơ vơ lắng nghe tiếng “Mưa đêm vẫn rơi mãi không ngừng / Có người ca sĩ khóc đời quạnh hiu…” (Kiếp Cầm Ca – Huỳnh Anh). Chẳng vậy sao, khi viết bài tùy bút này, Kim Trúc đã cất tiếng hát của mình trong ca khúc mới trên THKT (Nắng Thủy Tinh – Trịnh Công Sơn):
“… Chiều đã đi vào vườn mắt em
“Mùa thu qua tay đã bao lần
“Ngàn cây thắp nắng lên hai hàng
“Để nắng đi vào trong mắt em…
Lần này chất giọng Kim Trúc thật đầm thắm, chừng mực với những nốt thấp trầm ấm “tròn trịa” và rõ đẹp… rất chất nhạc Trịnh. Ai nói tuổi thời gian, ai nói những tự tình xa dần trong cảm xúc của cuộc sống quanh quẩn giữa đời thường? Năm tháng sẽ lụy tàn, chỉ còn hương dĩ vãng.
Rồi không hẹn lại đến, Như Lê vừa đưa tiếng hát của mình trong ca khúc mới nữa trên THKT. Giữa cuộc đời thường, trăm mối tất bật lo toan, tiếng hát vang vọng, trăn trở của Như Lê mang nặng nhiều dấu trầm mặc thời gian. Chính những điều này, tôi thấy bao dòng nhạc chảy diệu vợi qua từng ca từ, từng nốt nhạc thật chân phương trong tiếng của Như Lê:
“Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
“Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê…
“Từ một ngày tình ta như núi rừng cúi đầu
“Ôi tiếng buồn rơi đều,
“nhìn lại mình đời đã xanh rêu… (6)
Tiếng hát của các bạn sẽ mãi xanh. Tiếng hát của các bạn sẽ mãi vun đầy vì những xúc cảm và trải nghiệm có thật. Hay nói một cách khác hơn, các bạn đang cất tiếng hát của chính mình xuyên suốt giữa những cuộc đời có thật. Tôi yêu vô cùng tiếng hát và tấm lòng của các bạn…
Durham, North Carolina
Nguyễn Ngọc Hoàng
(1) Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng – Phạm Duy & Phạm Thiên Thư
(2) Như Cánh Vạt Bay – Trịnh Công Sơn
(3) Nhớ Nhau Hoài – Anh Việt Thu & Thiên Hà
(4) Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng – Trịnh Công Sơn
(5) Rồi Cũng Già – Vũ Thành An
(6) Tình Xa – Trịnh Công Sơn
Em chào Thầy , Lần này em phải đợi ... lắng lòng hơi lâu mới viết được mấy dòng này ☺️. Thầy viết thật là hay và luôn nhiều cảm xúc .Rất nhiều hình ảnh của những ngày xưa ùa về theo từng dòng chữ của Thầy , bởi vì Thầy viết rất thật và gần như nó đã từng hiện hữu trong cuộc sống của rất nhiều người trong xã hội những năm tháng đó . Lần này cho em “ xúi dại “ thầy một lần hihi , vì thầy viết thật hay, nhiều xúc cảm nên nếu thầy viết sách , hồi ký thì em nghĩ đó sẽ là những quyển sách mà rất nhiều người thích đọc ...em không dám nói nó sẽ là những quyển sách để đời... Vì sợ thầy nói em...bắt chước . ☺️
Trả lờiXóaEm cảm ơn thầy đã khích lệ cho tụi em , những người yêu văn nghệ , những tiếng hát của “ đời thường” những giọng ca không chuyên nhưng tràn đầy lòng đam mê ca hát ... và xin chúc Thầy luôn nhiều sức khỏe, an lành , vui vẻ và hạnh phúc ❤️
Đọc bài tuỳ bút của thầy Hoàng, KT cảm thấy vui lây với những tiếng hát đời thường của những người anh, chị, người bạn đã cùng ca lẻ KT đóng góp tiếng hát, làm cho cuộc sống thường nhựt được thêm vui vẻ và ấm áp hơn.
Trả lờiXóaXin chân thành cảm ơn thầy đã nghe em hát, luôn ủng hộ, đó là sự khích lệ lớn lao cho KT hé, xin chúc thầy và bà xã luôn nhiều sức khỏe và an bình nha.
Kim Trúc Phùng