Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Đúng lý ra tôi không nên giải thích lòng vòng hai từ "Hốt Ổ" làm gì cho mất công lôi thôi, nhưng mà đọc bài "Nỗi buồn tiếng Việt" của Chu Đậu tôi lại sợ có bạn quên đi những từ bình dân xa xưa. Mà không quên mới là lạ, thời chúng ta đi học, vừa học xong ở lớp ra về tới nhà là đã quên đi một phần tư, rồi một phần tư kế tiếp thì trả cho Cô,Thầy đến khi thi cử thì cố công gạo lại những gì đã học để trả nợ quỉ thần.
Thi xong, chữ nghĩa gởi lại cho nhà trường phân nửa còn phân nửa kia mang theo làm hành trang cho cuộc sống. Ai theo nghề nghiệp có liên quan tới sách vở thì trao dồi thêm kiến thức, còn những người như tôi, chuyện "cơm áo gạo tiền" chẳng có chút tí nào liên quan tới chữ nghĩa cả, cho nên còn nhớ được mấy phần của việc học trước đây, tôi thiệt tình không biết được. Nói như vậy để các bạn thấy nếu tôi giải thích 2 từ "hốt ổ" có trật đường rầy thì cũng xin đừng chê bai làm gì cho mất công, khả năng tôi chỉ có vậy thôi mà.
Con người có nhà, loài vật thì có ổ, (miền Bắc thì dùng từ tổ) ví dụ như ổ chim, ổ chuột, ổ kiến, ổ ong... Hốt là dùng hai bàn tay gôm lại, lấy đi vật gì đó rời rạc, mà lấy sạch hết chứ không để sót. Vậy hốt ổ có nghĩa là lấy hết cả cái ổ của một loài vật nào đó. Tôi thì hiểu như vậy, còn đúng hay sai không dám bảo đảm...
Nói hoài, có bạn sẻ nóng máu mà la lên:
- Tào lao quá! Muốn kể chuyện hốt ổ gì thì viết đại đi.
Đừng nóng, nóng nổi mụn, già rồi mà nóng hay lên máu bất tử lắm đó nghen! Kể cho các bạn nghe chuyện đi hốt ổ chim, ổ chuột, hay hốt phải ổ ong vò vẽ, để cho nó đánh sưng mình thì không hấp dẫn đâu, chuyện tôi sắp viết là "hốt ổ người ".
Trong đời tôi quen 3 người đã "hốt ổ". Hai người không những hốt một lần, mà lần thứ nhì cũng lại tiếp tục hốt nữa. Người hốt ổ một lần thì cũng là chuyện bình thường, có thể cho là vì họ yêu phải gái một con, hay gái hai con, khi yêu thì đâu có còn phân biệt gì nữa... Vậy tôi chỉ kể cho các bạn nghe chuyện "ghiền hốt ổ" của 2 người mà tôi biết rất rõ, chứ chưa thể gọi là thân lắm... Chuyện như vầy nè:
Anh Tộ quê ở vùng U Minh hạ, khi chiến tranh bùng nổ dữ dội, gia đình anh chẳng mai bị bom rớt trúng nhà nên chết ráo trọi, chỉ còn sót lại một mình, anh phải bỏ xứ mà đến Mong Thọ, ở nhờ nhà dì anh, là Thím Sáu Phát ngang nhà tôi. Khi anh đến có lẽ là năm anh đã 15 hay 16 tuổi rồi, tôi không rõ mấy, chỉ biết một điều là, anh lớn hơn tôi ít ra cũng 4 hay 5 tuổi. Mấy năm đầu tôi không để ý mấy, nhưng khi tôi được 14 tuổi thì mới quen với anh ta.
Nơi tôi ở, tụi tôi chia làm 4 xóm để phân biệt cho dễ, mỗi khi muốn nói tới nhân vật nào trong xã thì thường kèm theo chữ "xóm" trong đó.
Xóm chợ, nơi có ngôi chợ xã, tụi tôi còn gọi là xóm nhà giàu, xóm chùa, phía trên nhà tôi về hướng Long Xuyên nơi có ngôi chùa Phật tọa lạc; xóm bên sông, ngang nhà tôi trở về hướng Rạch Giá, anh Tộ ở đó; còn nơi tôi sống tụi nó kêu là xóm nhà lá...
Thanh niên trong bốn xóm không mấy thích chơi chung với nhau, xóm nào chơi với xóm nấy, có lẽ vì sợ thanh niên xóm khác đến xóm mình cua mất hết mấy cô thôn nữ nên hể có người lạ tới thì bọn thanh niên hay đi canh me, kiếm chuyện khó dễ, để cho họ không bén mãn trở lại nữa.
Anh Tộ từ xóm bên sông qua xóm nhà lá tụi tôi, lúc đầu không được hoan nghinh, nhưng anh hiền như "cục đất" đứa nào nói gì anh cũng mặc, không thèm chấp nhứt, nói chuyện với người lớn rất lễ phép, với tụi nhóc chúng tôi rất ngọt ngào. Mở miệng ra là "chú nầy chú nọ", không mầy tao như bọn tôi, nên bốn thằng tôi không cho đi chơi chung. Đi đồng ruộng thì được còn đi chơi thì bị từ chối quyết liệt...
Nhưng đi làm chung lâu ngày cũng nảy sinh tình cảm, thời gian sau anh tới tuổi Lính, nhưng không đi lính, mà ở nhà trốn quân dịch, anh sang xóm nhà lá thường trực hơn.
Tụi thằng Tài và Tư Phụng hay gạn hỏi:
- Sao anh không đăng Lính mà ở nhà trốn quân dịch chi cho nhục nhả đám con trai tụi tui vậy?
Anh không giận mà chỉ trả lời:
- Tui cũng muốn đăng Lính lắm, nhưng mà phải cưới vợ xong cho biết "mùi đời" rồi mới đi, cũng đâu có muộn.
Sáu Hiền cười lớn chế diễu:
- Chết nhát thì nói chết nhát phức cho rồi, có ai cười chê gì ông đâu mà xạo chi cho khổ? Mà nè! Ông trốn quân dịch có đứa con gái nào nó chịu ưng ông mà đòi cưới làm vợ? Hay là theo tui đăng Lính Nghĩa Quân đi, tháng tới tui tới tuổi nhập ngũ rồi.
Tôi thì thắc mắc không biết anh chấm cô nào ở xóm mình nên hỏi:
- Anh chấm ai vậy? Nói ra nghe coi có trùng với tụi nó không, để khỏi mích lòng nhau.
Anh cười cười nói nhỏ:
- Cô Đào, nhà ở dưới xóm mình.
Tôi định la lên:
- Hết người rồi sao mà anh tìm con nhỏ hỉ mũi chưa sạch đó?
Nhưng thằng Tài đã nhanh hơn tôi:
- Đứa nào? Con Đào con cô Sáu nhà ở cạnh cống hào Bàng hả? Trời ơi! Con nhỏ đó dám chừng chưa được mười lăm tuổi, anh định cưới nó về để bồng đi tắm sao? Hay là chơi đánh chuyền chuyền với nó?
Anh Tộ chuyện gì hiền chớ vụ nầy thì không, thằng Tài chưa dứt lời anh đã phản công liền:
- Nhỏ đâu mà nhỏ? Mấy chú hổng nhớ hồi Tết, chú Dũng trong kinh Ba Chùa cưới cô Hai kế nhà tui đó sao? Cô Hai mới 15 tuổi thôi chứ mấy, cô Đào cũng đã 15 tuổi rồi mà.
- Sao anh rành quá vậy? Ai nói mà anh biết?
Anh Tộ gãi đầu trả lời:
- Tại tui để ý tui thương, nên nhờ dì tui hỏi cho biết vậy mà.
Bốn thằng tôi trố mắt nhìn anh ta. Vậy ra cha nội nầy đâu có hiền, đúng là "lù khù vác cái lu mà chạy" thiệt không sai chút nào.
Cô Sáu chồng chết cũng lâu rồi, chắc là trước khi ba tôi cất nhà, cô có 2 người con là Đào và Mận đều nhỏ hơn tụi tôi, lại ở cách xa nhà nên bọn tôi ít lui tới. Cô Sáu chắc lấy chồng cũng sớm, năm ấy cô trồm trèm trên 30 tuổi rồi, nhưng cũng còn đẹp gái lắm, còn Đào thì mới vừa trổ mã con gái, mấy mẹ con nhìn gần như là chị em, anh Tộ lúc đó chắc hơn 20 tuổi, độ tuổi nằm khoảng giữa mẹ và con vì vậy Sáu Hiền thọt cho một câu bất hủ:
- Phải vậy hông đó cha nội? Hay là ông khoái cô Sáu rồi làm bộ nói lái qua con Đào?
Tụi tôi chỉ là nói chọc chơi cho vui, chứ thật ra không có đứa nào cố ý phá làm gì, nhưng tháng sau anh Tộ và Sáu Hiền đều đăng Lính Nghĩa Quân.
Trung đội Nghĩa Quân đóng đồn tại xã, ban đêm thường hay đi tuần, mà lần nào đi tuần đêm ngang xóm nhà lá cũng đều có anh Tộ và Sáu Hiền theo. Không biết Sáu Hiền và mấy anh Nghĩa Quân khác chỉ dạy thế nào mà anh Tộ không còn gọi tụi tôi là mấy chú nữa, mà là mầy tao tưới xượi, rồi tiến thêm bước kế, mỗi lần phục kích ngủ đêm, anh đều xin ngủ nhờ nhà cô Sáu.
Ít lâu sau thì tôi đi học xa nhà, trong một kỳ về nhà nghỉ tết, tôi sắp trở lại trường thì anh Tộ đến mời đám cưới, tôi cứ tưởng anh mời ba má tôi, nhưng không, anh chỉ mời bốn thằng tôi. Tôi lại tưởng anh nhờ tụi tôi đi phụ đám, nên hỏi:
- Anh định đãi khách khi nào? Sáng chủ nhật là tôi trở lại trường rồi đó, chắc không giúp gì được đâu.
Thằng Tài thì nôn nóng hơn:
- Anh cưới ai vậy? Sao không nghe nói gì ráo, còn đám hỏi lúc nào cũng không ai biết.
Anh cười mím chi làm ra vẽ bí mật:
- Tụi mầy làm gì mà nóng vậy? Chiều nay tới dự rồi biết vợ tao là ai chớ mắc mớ gì mà "thét méc" cho mệt?
- Chiều nay sao? Tôi thấy nhà anh có chuẩn bị dựng rạp hay động tịnh gì đâu.
Anh lại cười:
- Tao đãi ăn bên nhà vợ, mà chỉ đãi 1 bàn nhậu duy nhất, có 4 đứa mầy và vài thằng trong đồn Nghĩa Quân thôi. Chiều nay thằng Hiền sẻ dắt tụi mầy tới nhà vợ tao. Thôi vậy đi nghen, khỏi có quà cáp gì ráo, thằng nào không đi thì coi như xóa tên trong sổ bụi đời.
Ba thằng tôi nôn nóng chờ tới chiều, không phải nóng lòng vì được ăn đám cưới mà chẳng tốn chút công sức cũng như tiền bạc. Nóng lòng vì không biết vợ anh ta là ai mà thôi.
Thằng Tài vừa đi tới đi lui luôn miệng nói:
- Ai vậy ta. Ai mà dấu kỹ vậy cà.
Tư Phụng thì rủa lầm thầm:
- Cái thằng Sáu Hiền cà chớn, bạn bè gì mà dấu kín dữ vậy hổng biết, đúng là thằng có mới nới cũ.
Tôi thì xa nhà mấy tháng rồi nên không biết gì, đành làm thinh mà chờ...
Sáu Hiền dắt bọn tôi đi xuống dưới xóm, đi được một đổi thằng Tài la lên:
- Tao biết rồi! Đi hướng nầy chắc là nhà con Đào chứ không ai vô đây.
Sáu Hiền vẫn làm thinh, đến nhà Đào thì đã có một bàn nhậu với 5 người lính ngồi chờ, thằng Tài làm như nói đúng được thưởng không bằng nên la lớn:
- Thấy chưa? Tao nói có sai đâu, đúng là con Đào rồi, vậy mà còn làm bộ dấu.
- Yên lặng dùm đi, rùm beng quá, mầy muốn la làng cho cả xóm biết à ?
Tôi định lên tiếng trả lời Sáu Hiền, nhưng thấy có chút gì khác thường nên làm thinh, thằng Tài thì định cự lại, nhưng anh Tộ ra đón vào:
- Tụi mầy làm gì mà rề dữ vậy ? Bộ chê đám cưới nghèo hổng muốn đi hả?
- Làm gì... có
Bàn nhậu đồ ăn linh đình, 5 kết La-Ve con cọp chất một đống như cái núi, trên bàn có 10 cái ly cối mà bọn tôi chỉ có 9 người, thấy anh Tộ đang cầm sô nước đá tôi hỏi :
- Còn chờ ai nữa vậy anh ?
- Đủ mặt bá quan văn võ hết rồi, Sáu Hiền khui "bia" đi. Tao mời bà xã ra giới thiệu là xong.
Anh bước vô trong buồng, tụi tôi ngồi ngoài hồi hộp chờ đợi. Một lúc sau anh trở ra, đi kèm theo với một người con gái lạ quắc, nhưng khuôn mặt thì nhìn hơi quen quen.
Anh Tộ cười tươi giới thiệu :
- Đây là Trâm, bà xã tao, hôm nay tụi tao quyết định dùng tiệc nhậu nầy coi như là đám cưới. Vậy tụi mầy cạn ly chúc mừng hai đứa tao đi, thằng nào còn kê tán thì bị phạt 3 ly.
Sau khi cạn ly tôi không còn kềm nổi sự tò mò nên đứng lên hỏi:
- Xin lỗi chị. Chị bà con với cô Sáu nhà nầy ra sao vậy ? Tôi thấy hai người giống nhau quá.
Sáu Hiền cười lớn :
- Bà con, bà kía gì đâu, là cô "Bảy" của tụi mầy đó.
Tụi tôi còn nửa tin nửa ngờ thì cô "Bảy" lên tiếng:
- Anh Sáu nói chơi cho vui thôi, chứ tôi là má của con Đào chứ nào phải bảy, tám gì khác đâu ...
Ba thằng tôi sượng trân làm thinh không nói được gì nữa. Anh Tộ hình như đã dự đoán tình huống đó rồi nên vừa rót bia vừa nói :
- Tao bây giờ là ba của 2 đứa nó rồi, vậy tụi mầy nâng ly chúc mừng lần nữa đi, thằng nào muốn làm rể tao thì cứ nói một tiếng, vợ chồng tao gã liền không đòi hỏi gì cả...
Trên đường về bọn tôi vẫn thắc mắc nên đè Sáu Hiền ra tra khảo, cuối cùng thi mới biết, anh em trong đồn Nghĩa Quân bài kế cho anh Tộ ngủ nhờ nhà cô Sáu ban đêm, để mong "gạo thổi thành cơm" rồi bạn bè sẻ giúp đỡ thêm chút ít mới mong cưới được vợ, chứ anh Tộ một thân một mình mà "tiền lính tính liền" thì lấy gì cưới vợ đây.
Nhưng mà duyên số, hai cô con gái thì ngủ chung trong buồng nên khó vô, còn cô Sáu thì ngủ phía ngoài một mình nên anh Tộ...
Còn cô Sáu sau khi anh Tộ ngủ nhờ mùng mình thì cắt bỏ búi tóc mà ra chợ uống lại cái đầu tóc quăn cho nên tụi tôi nhìn không ra...
Không chừng các bạn sẽ cho là:
- Cái anh chàng Tộ, chén gì đó, ở quê thất học mới "hốt ổ" còn người có học, có bằng cấp chắc hổng ai thèm đâu.
Hổng phải vậy nghen, anh chàng mà tôi sắp kể tiếp theo đây có học, có bằng cấp, có nghề nghiệp đàng hoàng mà cũng" hốt ổ" như ai.
Khi tôi tới Đông Hưng, thì phòng giáo dục An Biên có cho theo một anh chàng khóa 10 Sư Phạm Vĩnh Long, lúc đó hầu hết những giáo học bổ túc đều được phân công làm cán bộ phòng hay là hiệu trưởng, không biết tay Nguyễn Hữu Đức này lý lịch ra sao mà không "bị" giữ chức nào hết. Điểm đầu tiên tôi dựng trường là Thứ 10 tại ngay bờ kinh sáng vì nơi đó có sẵn 3 phòng học kiên cố xây trước năm 1975, nhưng mà bàn ghế và mái trường bị dân chúng tháo đi mất. Tôi nhờ chánh quyền xin cây của trạm kiểm lâm ở đầu kinh, rồi kêu gọi dân chúng góp tiền mua lá lợp lại, bàn học trò ai còn giữ nguyên cái phải đem trả lại cho trường, ít hôm sau thì khai giảng. Tôi đề nghị Đức làm hiệu phó cho tôi nhưng anh ta từ chối chỉ muốn dạy lớp ở điểm trường mới nầy mà thôi. Nơi đó thu nhận được 4 lớp, nên tôi để lại 6 người thay phiên nhau dạy. Bốn cô giáo thì ở nhờ nhà dân, còn cái phòng học trống thì Đức và Bình dùng làm nhà ở.
Kế bên đó có nhà chú Ba Lò Rèn, chú có cô con gái chồng chết trong trận đánh cuối cùng ở Hiếu Lễ. "Gái một con ngó mòn con mắt". Không biết tay Đức nầy ngó thế nào mà khi Bình đi về phép thì chị Hai con chú Ba, tối không chịu ngủ nhà mình mà mò qua trường học để ngủ nhờ, chuyện đổ bể tới tai chú Ba, ông ta tìm tôi mắng vốn, yêu cầu anh Đức phải cưới con gái mình, nhưng Đức thì một mực từ chối nói:
- Con nhỏ nầy dữ dằn lắm, ông làm ơn tìm cách nào cứu dùm tôi.
Vậy là tôi phải khăn gói trở về phòng giáo dục nhờ chuyển anh ta qua trường khác. Chuyện như thế tưởng là yên rồi, ai dè mấy tháng sau thằng Mạnh ghé trường tôi nói:
- Ê ! Thằng Đức nó nhờ tao chở mầy tới Đông Hòa dự đám tuyên bố của nó.
- Nó tuyên bố với ai vậy ?
- Cô Thắm ở kế nhà máy xây lúa, gần chổ nó ở trọ.
Tôi hỏi thêm :
- Giáo viên mới khóa nào vậy? Hay là giáo viên " khiến cháng"?
Thằng Mạnh cười lớn:
- Nó "hốt ổ". Gái 2 con. Thợ may, lớn hơn nó 4 tuổi.
Tôi lẩm bẩm một mình :
- Chắc là lúc trước nó chê chị Hai mới có một con, lần nầy nó tìm người 2 con cho mau làm sui đây mà...
Sau đó tôi đi vượt biên, 13 năm sau tôi trở lại chốn xưa tìm thăm bạn bè cũ, đến phòng giáo dục An Biên hỏi thăm từng người quen, khi nhắc tới Đức, thằng Tường lúc đó đà là trưởng phòng hỏi:
- Đức nào? Phải thằng hốt ổ mà tụi mình đi dự đám tuyên bố của nó ở Đông Hòa không?
- Đúng rồi? Nó còn ở đó không vậy, hay là dắt vợ về quê rồi?
- Con nhỏ ở Đông Hòa nó thôi rồi, nó lấy con khác ở Đông Thái cũng lại là hốt ổ nữa, mà mầy biết không, kỳ sau nó hốt ổ lớn hơn nên đã lên chức ông ngoại rồi. Mầy có muốn đi thăm không thì tao chở tới...
Còn vợ chồng anh Tộ xóm tôi, sống với nhau rất là hạnh phúc, khi mà hai cô Đào và Mận lên xe hoa hết rồi, Chị Trâm quyết định sanh thêm cho chồng mình một đứa con, nhưng ở tuổi trên 40 mươi, lại vào thời kỳ "mua thứ gì cũng xin giấy" nên khi lâm bồn mẹ không tròn mà con cũng chẳng được vuông, chị ra đi năm 43 tuổi...
Anh Tộ ở vậy thờ vợ đúng ba năm mới tái giá, lúc đó anh đã gần 40 mươi rồi. Ai cũng tưởng kỳ nầy thế nào anh cũng tìm một người nhỏ tuổi hơn anh mà lập gia đình ai ngờ anh tuyên bố một câu xanh dờn:
- Người nào bằng tuổi, hay lớn hơn vợ cũ của tao thì tao mới cưới, nhỏ hơn thì không được rồi. Còn sanh đẻ thì còn nguy hiểm lắm, tao không muốn khóc thêm lần nữa đâu...
Nhưng mà gái 50 thì ở đâu mà có, vì vậy cho nên anh phải đành hốt ổ lần nữa mà thôi...
Hốt ổ theo tôi đúng là định mệnh đã an bày cho những ai không cần "cày" nhiều mà vẫn có ngày được làm sui...
Lanh Nguyễn
Đúng lý ra tôi không nên giải thích lòng vòng hai từ "Hốt Ổ" làm gì cho mất công lôi thôi, nhưng mà đọc bài "Nỗi buồn tiếng Việt" của Chu Đậu tôi lại sợ có bạn quên đi những từ bình dân xa xưa. Mà không quên mới là lạ, thời chúng ta đi học, vừa học xong ở lớp ra về tới nhà là đã quên đi một phần tư, rồi một phần tư kế tiếp thì trả cho Cô,Thầy đến khi thi cử thì cố công gạo lại những gì đã học để trả nợ quỉ thần.
Thi xong, chữ nghĩa gởi lại cho nhà trường phân nửa còn phân nửa kia mang theo làm hành trang cho cuộc sống. Ai theo nghề nghiệp có liên quan tới sách vở thì trao dồi thêm kiến thức, còn những người như tôi, chuyện "cơm áo gạo tiền" chẳng có chút tí nào liên quan tới chữ nghĩa cả, cho nên còn nhớ được mấy phần của việc học trước đây, tôi thiệt tình không biết được. Nói như vậy để các bạn thấy nếu tôi giải thích 2 từ "hốt ổ" có trật đường rầy thì cũng xin đừng chê bai làm gì cho mất công, khả năng tôi chỉ có vậy thôi mà.
Con người có nhà, loài vật thì có ổ, (miền Bắc thì dùng từ tổ) ví dụ như ổ chim, ổ chuột, ổ kiến, ổ ong... Hốt là dùng hai bàn tay gôm lại, lấy đi vật gì đó rời rạc, mà lấy sạch hết chứ không để sót. Vậy hốt ổ có nghĩa là lấy hết cả cái ổ của một loài vật nào đó. Tôi thì hiểu như vậy, còn đúng hay sai không dám bảo đảm...
Nói hoài, có bạn sẻ nóng máu mà la lên:
- Tào lao quá! Muốn kể chuyện hốt ổ gì thì viết đại đi.
Đừng nóng, nóng nổi mụn, già rồi mà nóng hay lên máu bất tử lắm đó nghen! Kể cho các bạn nghe chuyện đi hốt ổ chim, ổ chuột, hay hốt phải ổ ong vò vẽ, để cho nó đánh sưng mình thì không hấp dẫn đâu, chuyện tôi sắp viết là "hốt ổ người ".
Trong đời tôi quen 3 người đã "hốt ổ". Hai người không những hốt một lần, mà lần thứ nhì cũng lại tiếp tục hốt nữa. Người hốt ổ một lần thì cũng là chuyện bình thường, có thể cho là vì họ yêu phải gái một con, hay gái hai con, khi yêu thì đâu có còn phân biệt gì nữa... Vậy tôi chỉ kể cho các bạn nghe chuyện "ghiền hốt ổ" của 2 người mà tôi biết rất rõ, chứ chưa thể gọi là thân lắm... Chuyện như vầy nè:
Anh Tộ quê ở vùng U Minh hạ, khi chiến tranh bùng nổ dữ dội, gia đình anh chẳng mai bị bom rớt trúng nhà nên chết ráo trọi, chỉ còn sót lại một mình, anh phải bỏ xứ mà đến Mong Thọ, ở nhờ nhà dì anh, là Thím Sáu Phát ngang nhà tôi. Khi anh đến có lẽ là năm anh đã 15 hay 16 tuổi rồi, tôi không rõ mấy, chỉ biết một điều là, anh lớn hơn tôi ít ra cũng 4 hay 5 tuổi. Mấy năm đầu tôi không để ý mấy, nhưng khi tôi được 14 tuổi thì mới quen với anh ta.
Nơi tôi ở, tụi tôi chia làm 4 xóm để phân biệt cho dễ, mỗi khi muốn nói tới nhân vật nào trong xã thì thường kèm theo chữ "xóm" trong đó.
Xóm chợ, nơi có ngôi chợ xã, tụi tôi còn gọi là xóm nhà giàu, xóm chùa, phía trên nhà tôi về hướng Long Xuyên nơi có ngôi chùa Phật tọa lạc; xóm bên sông, ngang nhà tôi trở về hướng Rạch Giá, anh Tộ ở đó; còn nơi tôi sống tụi nó kêu là xóm nhà lá...
Thanh niên trong bốn xóm không mấy thích chơi chung với nhau, xóm nào chơi với xóm nấy, có lẽ vì sợ thanh niên xóm khác đến xóm mình cua mất hết mấy cô thôn nữ nên hể có người lạ tới thì bọn thanh niên hay đi canh me, kiếm chuyện khó dễ, để cho họ không bén mãn trở lại nữa.
Anh Tộ từ xóm bên sông qua xóm nhà lá tụi tôi, lúc đầu không được hoan nghinh, nhưng anh hiền như "cục đất" đứa nào nói gì anh cũng mặc, không thèm chấp nhứt, nói chuyện với người lớn rất lễ phép, với tụi nhóc chúng tôi rất ngọt ngào. Mở miệng ra là "chú nầy chú nọ", không mầy tao như bọn tôi, nên bốn thằng tôi không cho đi chơi chung. Đi đồng ruộng thì được còn đi chơi thì bị từ chối quyết liệt...
Nhưng đi làm chung lâu ngày cũng nảy sinh tình cảm, thời gian sau anh tới tuổi Lính, nhưng không đi lính, mà ở nhà trốn quân dịch, anh sang xóm nhà lá thường trực hơn.
Tụi thằng Tài và Tư Phụng hay gạn hỏi:
- Sao anh không đăng Lính mà ở nhà trốn quân dịch chi cho nhục nhả đám con trai tụi tui vậy?
Anh không giận mà chỉ trả lời:
- Tui cũng muốn đăng Lính lắm, nhưng mà phải cưới vợ xong cho biết "mùi đời" rồi mới đi, cũng đâu có muộn.
Sáu Hiền cười lớn chế diễu:
- Chết nhát thì nói chết nhát phức cho rồi, có ai cười chê gì ông đâu mà xạo chi cho khổ? Mà nè! Ông trốn quân dịch có đứa con gái nào nó chịu ưng ông mà đòi cưới làm vợ? Hay là theo tui đăng Lính Nghĩa Quân đi, tháng tới tui tới tuổi nhập ngũ rồi.
Tôi thì thắc mắc không biết anh chấm cô nào ở xóm mình nên hỏi:
- Anh chấm ai vậy? Nói ra nghe coi có trùng với tụi nó không, để khỏi mích lòng nhau.
Anh cười cười nói nhỏ:
- Cô Đào, nhà ở dưới xóm mình.
Tôi định la lên:
- Hết người rồi sao mà anh tìm con nhỏ hỉ mũi chưa sạch đó?
Nhưng thằng Tài đã nhanh hơn tôi:
- Đứa nào? Con Đào con cô Sáu nhà ở cạnh cống hào Bàng hả? Trời ơi! Con nhỏ đó dám chừng chưa được mười lăm tuổi, anh định cưới nó về để bồng đi tắm sao? Hay là chơi đánh chuyền chuyền với nó?
Anh Tộ chuyện gì hiền chớ vụ nầy thì không, thằng Tài chưa dứt lời anh đã phản công liền:
- Nhỏ đâu mà nhỏ? Mấy chú hổng nhớ hồi Tết, chú Dũng trong kinh Ba Chùa cưới cô Hai kế nhà tui đó sao? Cô Hai mới 15 tuổi thôi chứ mấy, cô Đào cũng đã 15 tuổi rồi mà.
- Sao anh rành quá vậy? Ai nói mà anh biết?
Anh Tộ gãi đầu trả lời:
- Tại tui để ý tui thương, nên nhờ dì tui hỏi cho biết vậy mà.
Bốn thằng tôi trố mắt nhìn anh ta. Vậy ra cha nội nầy đâu có hiền, đúng là "lù khù vác cái lu mà chạy" thiệt không sai chút nào.
Cô Sáu chồng chết cũng lâu rồi, chắc là trước khi ba tôi cất nhà, cô có 2 người con là Đào và Mận đều nhỏ hơn tụi tôi, lại ở cách xa nhà nên bọn tôi ít lui tới. Cô Sáu chắc lấy chồng cũng sớm, năm ấy cô trồm trèm trên 30 tuổi rồi, nhưng cũng còn đẹp gái lắm, còn Đào thì mới vừa trổ mã con gái, mấy mẹ con nhìn gần như là chị em, anh Tộ lúc đó chắc hơn 20 tuổi, độ tuổi nằm khoảng giữa mẹ và con vì vậy Sáu Hiền thọt cho một câu bất hủ:
- Phải vậy hông đó cha nội? Hay là ông khoái cô Sáu rồi làm bộ nói lái qua con Đào?
Tụi tôi chỉ là nói chọc chơi cho vui, chứ thật ra không có đứa nào cố ý phá làm gì, nhưng tháng sau anh Tộ và Sáu Hiền đều đăng Lính Nghĩa Quân.
Trung đội Nghĩa Quân đóng đồn tại xã, ban đêm thường hay đi tuần, mà lần nào đi tuần đêm ngang xóm nhà lá cũng đều có anh Tộ và Sáu Hiền theo. Không biết Sáu Hiền và mấy anh Nghĩa Quân khác chỉ dạy thế nào mà anh Tộ không còn gọi tụi tôi là mấy chú nữa, mà là mầy tao tưới xượi, rồi tiến thêm bước kế, mỗi lần phục kích ngủ đêm, anh đều xin ngủ nhờ nhà cô Sáu.
Ít lâu sau thì tôi đi học xa nhà, trong một kỳ về nhà nghỉ tết, tôi sắp trở lại trường thì anh Tộ đến mời đám cưới, tôi cứ tưởng anh mời ba má tôi, nhưng không, anh chỉ mời bốn thằng tôi. Tôi lại tưởng anh nhờ tụi tôi đi phụ đám, nên hỏi:
- Anh định đãi khách khi nào? Sáng chủ nhật là tôi trở lại trường rồi đó, chắc không giúp gì được đâu.
Thằng Tài thì nôn nóng hơn:
- Anh cưới ai vậy? Sao không nghe nói gì ráo, còn đám hỏi lúc nào cũng không ai biết.
Anh cười mím chi làm ra vẽ bí mật:
- Tụi mầy làm gì mà nóng vậy? Chiều nay tới dự rồi biết vợ tao là ai chớ mắc mớ gì mà "thét méc" cho mệt?
- Chiều nay sao? Tôi thấy nhà anh có chuẩn bị dựng rạp hay động tịnh gì đâu.
Anh lại cười:
- Tao đãi ăn bên nhà vợ, mà chỉ đãi 1 bàn nhậu duy nhất, có 4 đứa mầy và vài thằng trong đồn Nghĩa Quân thôi. Chiều nay thằng Hiền sẻ dắt tụi mầy tới nhà vợ tao. Thôi vậy đi nghen, khỏi có quà cáp gì ráo, thằng nào không đi thì coi như xóa tên trong sổ bụi đời.
Ba thằng tôi nôn nóng chờ tới chiều, không phải nóng lòng vì được ăn đám cưới mà chẳng tốn chút công sức cũng như tiền bạc. Nóng lòng vì không biết vợ anh ta là ai mà thôi.
Thằng Tài vừa đi tới đi lui luôn miệng nói:
- Ai vậy ta. Ai mà dấu kỹ vậy cà.
Tư Phụng thì rủa lầm thầm:
- Cái thằng Sáu Hiền cà chớn, bạn bè gì mà dấu kín dữ vậy hổng biết, đúng là thằng có mới nới cũ.
Tôi thì xa nhà mấy tháng rồi nên không biết gì, đành làm thinh mà chờ...
Sáu Hiền dắt bọn tôi đi xuống dưới xóm, đi được một đổi thằng Tài la lên:
- Tao biết rồi! Đi hướng nầy chắc là nhà con Đào chứ không ai vô đây.
Sáu Hiền vẫn làm thinh, đến nhà Đào thì đã có một bàn nhậu với 5 người lính ngồi chờ, thằng Tài làm như nói đúng được thưởng không bằng nên la lớn:
- Thấy chưa? Tao nói có sai đâu, đúng là con Đào rồi, vậy mà còn làm bộ dấu.
- Yên lặng dùm đi, rùm beng quá, mầy muốn la làng cho cả xóm biết à ?
Tôi định lên tiếng trả lời Sáu Hiền, nhưng thấy có chút gì khác thường nên làm thinh, thằng Tài thì định cự lại, nhưng anh Tộ ra đón vào:
- Tụi mầy làm gì mà rề dữ vậy ? Bộ chê đám cưới nghèo hổng muốn đi hả?
- Làm gì... có
Bàn nhậu đồ ăn linh đình, 5 kết La-Ve con cọp chất một đống như cái núi, trên bàn có 10 cái ly cối mà bọn tôi chỉ có 9 người, thấy anh Tộ đang cầm sô nước đá tôi hỏi :
- Còn chờ ai nữa vậy anh ?
- Đủ mặt bá quan văn võ hết rồi, Sáu Hiền khui "bia" đi. Tao mời bà xã ra giới thiệu là xong.
Anh bước vô trong buồng, tụi tôi ngồi ngoài hồi hộp chờ đợi. Một lúc sau anh trở ra, đi kèm theo với một người con gái lạ quắc, nhưng khuôn mặt thì nhìn hơi quen quen.
Anh Tộ cười tươi giới thiệu :
- Đây là Trâm, bà xã tao, hôm nay tụi tao quyết định dùng tiệc nhậu nầy coi như là đám cưới. Vậy tụi mầy cạn ly chúc mừng hai đứa tao đi, thằng nào còn kê tán thì bị phạt 3 ly.
Sau khi cạn ly tôi không còn kềm nổi sự tò mò nên đứng lên hỏi:
- Xin lỗi chị. Chị bà con với cô Sáu nhà nầy ra sao vậy ? Tôi thấy hai người giống nhau quá.
Sáu Hiền cười lớn :
- Bà con, bà kía gì đâu, là cô "Bảy" của tụi mầy đó.
Tụi tôi còn nửa tin nửa ngờ thì cô "Bảy" lên tiếng:
- Anh Sáu nói chơi cho vui thôi, chứ tôi là má của con Đào chứ nào phải bảy, tám gì khác đâu ...
Ba thằng tôi sượng trân làm thinh không nói được gì nữa. Anh Tộ hình như đã dự đoán tình huống đó rồi nên vừa rót bia vừa nói :
- Tao bây giờ là ba của 2 đứa nó rồi, vậy tụi mầy nâng ly chúc mừng lần nữa đi, thằng nào muốn làm rể tao thì cứ nói một tiếng, vợ chồng tao gã liền không đòi hỏi gì cả...
Trên đường về bọn tôi vẫn thắc mắc nên đè Sáu Hiền ra tra khảo, cuối cùng thi mới biết, anh em trong đồn Nghĩa Quân bài kế cho anh Tộ ngủ nhờ nhà cô Sáu ban đêm, để mong "gạo thổi thành cơm" rồi bạn bè sẻ giúp đỡ thêm chút ít mới mong cưới được vợ, chứ anh Tộ một thân một mình mà "tiền lính tính liền" thì lấy gì cưới vợ đây.
Nhưng mà duyên số, hai cô con gái thì ngủ chung trong buồng nên khó vô, còn cô Sáu thì ngủ phía ngoài một mình nên anh Tộ...
Còn cô Sáu sau khi anh Tộ ngủ nhờ mùng mình thì cắt bỏ búi tóc mà ra chợ uống lại cái đầu tóc quăn cho nên tụi tôi nhìn không ra...
Không chừng các bạn sẽ cho là:
- Cái anh chàng Tộ, chén gì đó, ở quê thất học mới "hốt ổ" còn người có học, có bằng cấp chắc hổng ai thèm đâu.
Hổng phải vậy nghen, anh chàng mà tôi sắp kể tiếp theo đây có học, có bằng cấp, có nghề nghiệp đàng hoàng mà cũng" hốt ổ" như ai.
Khi tôi tới Đông Hưng, thì phòng giáo dục An Biên có cho theo một anh chàng khóa 10 Sư Phạm Vĩnh Long, lúc đó hầu hết những giáo học bổ túc đều được phân công làm cán bộ phòng hay là hiệu trưởng, không biết tay Nguyễn Hữu Đức này lý lịch ra sao mà không "bị" giữ chức nào hết. Điểm đầu tiên tôi dựng trường là Thứ 10 tại ngay bờ kinh sáng vì nơi đó có sẵn 3 phòng học kiên cố xây trước năm 1975, nhưng mà bàn ghế và mái trường bị dân chúng tháo đi mất. Tôi nhờ chánh quyền xin cây của trạm kiểm lâm ở đầu kinh, rồi kêu gọi dân chúng góp tiền mua lá lợp lại, bàn học trò ai còn giữ nguyên cái phải đem trả lại cho trường, ít hôm sau thì khai giảng. Tôi đề nghị Đức làm hiệu phó cho tôi nhưng anh ta từ chối chỉ muốn dạy lớp ở điểm trường mới nầy mà thôi. Nơi đó thu nhận được 4 lớp, nên tôi để lại 6 người thay phiên nhau dạy. Bốn cô giáo thì ở nhờ nhà dân, còn cái phòng học trống thì Đức và Bình dùng làm nhà ở.
Kế bên đó có nhà chú Ba Lò Rèn, chú có cô con gái chồng chết trong trận đánh cuối cùng ở Hiếu Lễ. "Gái một con ngó mòn con mắt". Không biết tay Đức nầy ngó thế nào mà khi Bình đi về phép thì chị Hai con chú Ba, tối không chịu ngủ nhà mình mà mò qua trường học để ngủ nhờ, chuyện đổ bể tới tai chú Ba, ông ta tìm tôi mắng vốn, yêu cầu anh Đức phải cưới con gái mình, nhưng Đức thì một mực từ chối nói:
- Con nhỏ nầy dữ dằn lắm, ông làm ơn tìm cách nào cứu dùm tôi.
Vậy là tôi phải khăn gói trở về phòng giáo dục nhờ chuyển anh ta qua trường khác. Chuyện như thế tưởng là yên rồi, ai dè mấy tháng sau thằng Mạnh ghé trường tôi nói:
- Ê ! Thằng Đức nó nhờ tao chở mầy tới Đông Hòa dự đám tuyên bố của nó.
- Nó tuyên bố với ai vậy ?
- Cô Thắm ở kế nhà máy xây lúa, gần chổ nó ở trọ.
Tôi hỏi thêm :
- Giáo viên mới khóa nào vậy? Hay là giáo viên " khiến cháng"?
Thằng Mạnh cười lớn:
- Nó "hốt ổ". Gái 2 con. Thợ may, lớn hơn nó 4 tuổi.
Tôi lẩm bẩm một mình :
- Chắc là lúc trước nó chê chị Hai mới có một con, lần nầy nó tìm người 2 con cho mau làm sui đây mà...
Sau đó tôi đi vượt biên, 13 năm sau tôi trở lại chốn xưa tìm thăm bạn bè cũ, đến phòng giáo dục An Biên hỏi thăm từng người quen, khi nhắc tới Đức, thằng Tường lúc đó đà là trưởng phòng hỏi:
- Đức nào? Phải thằng hốt ổ mà tụi mình đi dự đám tuyên bố của nó ở Đông Hòa không?
- Đúng rồi? Nó còn ở đó không vậy, hay là dắt vợ về quê rồi?
- Con nhỏ ở Đông Hòa nó thôi rồi, nó lấy con khác ở Đông Thái cũng lại là hốt ổ nữa, mà mầy biết không, kỳ sau nó hốt ổ lớn hơn nên đã lên chức ông ngoại rồi. Mầy có muốn đi thăm không thì tao chở tới...
Còn vợ chồng anh Tộ xóm tôi, sống với nhau rất là hạnh phúc, khi mà hai cô Đào và Mận lên xe hoa hết rồi, Chị Trâm quyết định sanh thêm cho chồng mình một đứa con, nhưng ở tuổi trên 40 mươi, lại vào thời kỳ "mua thứ gì cũng xin giấy" nên khi lâm bồn mẹ không tròn mà con cũng chẳng được vuông, chị ra đi năm 43 tuổi...
Anh Tộ ở vậy thờ vợ đúng ba năm mới tái giá, lúc đó anh đã gần 40 mươi rồi. Ai cũng tưởng kỳ nầy thế nào anh cũng tìm một người nhỏ tuổi hơn anh mà lập gia đình ai ngờ anh tuyên bố một câu xanh dờn:
- Người nào bằng tuổi, hay lớn hơn vợ cũ của tao thì tao mới cưới, nhỏ hơn thì không được rồi. Còn sanh đẻ thì còn nguy hiểm lắm, tao không muốn khóc thêm lần nữa đâu...
Nhưng mà gái 50 thì ở đâu mà có, vì vậy cho nên anh phải đành hốt ổ lần nữa mà thôi...
Hốt ổ theo tôi đúng là định mệnh đã an bày cho những ai không cần "cày" nhiều mà vẫn có ngày được làm sui...
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét