Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Tối thứ 7 sau khi từ giã cô chủ nhà hàng Ánh Hồng trở về khách sạn để tiếp tục chuyện đỏ đen, nhóm Tha Hương bàn thảo lại chương trình cho ngày chủ nhật.
Một số muốn tham gia theo city tour của ban tổ chức để viếng thăm các trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ như là Harvard và MIT. Các tham dự viên muốn đi cái tour nầy đều phải book và nộp tiền trước, nhưng người Tha Hương thì chưa có ai book cả vì vậy mà tui đề nghị:
- Tám giờ sáng xe bus của City tour sẽ khởi hành tại khách sạn Ramada chúng ta đến đó trước 8 giờ. Xe Bus tới đâu thì mình tới đó, người ta viếng chỗ nào thì mình cũng ghé vào viếng chỗ đó. Nếu cần mua vé vô cổng thì mình mua dù gì cũng rẻ hơn mà.
Ông thầy căn dặn:
- Đi đâu cũng được nhưng phải đến hội trường trước 6 giờ chiều vì hôm nay có làm lễ chào cờ không thể đi trể như hôm qua được.
Các tiểu thơ thì yêu cầu:
- Đi bao lâu cũng được nhưng phải cho chúng tôi 2 giờ để trang điểm cho đêm đại hội.
Hai người Tài Xế chính thì yêu cầu cho nướng thêm một chút để có sức...
Đến hội trường trước 6 giờ chiều tức là phải rời khách sạn từ 5 giờ. Các nàng cần 2 giờ để trang điểm như vậy là phải trở lại khách sạn lúc 3 giờ trưa. Đường xá Boston kẹt xe bất thường mà đi chơi giờ giấc eo hẹp lại lệ thuộc đủ chuyện như vậy thì đâu có sướng. Hơn nữa phải đến nơi hẹn trước 8 giờ sáng tức nhiên phải dậy sớm trước 6 giờ rồi, ối thôi đủ thứ trở ngại. Cuối cùng không ai đồng ý theo tour city mà đổi thành cả nhóm đi tham quan tự túc.
Mười giờ sáng chúng tui mới ra khỏi khách sạn để đi chơi.
Trời Boston hôm đó nắng sáng ửng hồng đẹp lắm hai chiếc xe nối nhau thi đua lượn vòng qua phố thị đến trưa thì ghé vào một cái park có tên là Veterans Memorial Park. Nơi người ta lưu lại họ tên những người lính đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Việt Nam.
Cái nhà nghỉ mát của nó thật là thoáng, gió thổi lồng lộng làm tung những sợi tóc đen huyền (chắc nhờ hóa chất phụ trợ) phủ hờ lên những khuôn mặt đẹp tuyệt vời của các tiểu thư Rạch Giá. Các nàng thi nhau chụp hình lia chia.
Khoảng 1 giờ chúng tôi tìm nhà hàng McDonald's để ăn trưa rồi kéo nhau về khách sạn chờ các nàng trang điểm để đi dự dạ tiệc.
Năm giờ là chúng tôi có mặt đầy đủ dưới lobby khách sạn. Trước khi ra xe ông thầy còn cẩn thận viết lại cái note chỉ chỗ ngồi cho anh chị Tâm.
Khi xe chúng tôi vừa chuẩn bị lăn bánh bổng ông thầy la lớn :
- Dừng lại. Ai như vợ chồng anh Tâm đến kìa.
Rồi thầy bung cửa chạy ào vô khách sạn. Tui cũng rị mọ theo sau. Tới quầy tiếp tân tui cũng chưa gặp được mặt anh Tâm vì ảnh đang bị Tào Tháo rượt chạy xất bất sang bang nên dong tuốt vào trốn trong restroom. Ông thầy dặn dò ba điều bốn chuyện với chi Phương xong rồi thì chúng tôi xin phép đến hội trường trước, hẹn gặp lại 2 người sau..
Xe đang chạy bon bon trên Free way bổng ông thầy la lớn nữa:
- Chết cha rồi. Cái cell phone đâu mất tiêu không có trong túi áo. Hay là Kim Trúc quay xe lại coi có rớt ở bàn tiếp tân không?
Cô Tám nói:
- Hay là anh làm rớt trên xe trong lúc chạy xuống đón anh Tâm.
Tui lấy cái phone mình ra vừa bấm số của thầy vừa nói:
- Nếu nó rớt trong xe, em gọi thầy thì nhứt định nó sẽ lên tiếng.
Chuông reo cả chục lần muốn điếc con ráy mà trong xe chẳng có ai phát hiện nó nằm ở đâu. Như vậy thì đích thị nó đang nằm dưỡng sức trong khách sạn rồi.
Tui đưa cái phone qua cho Ngọc Lan:
- Em gọi về front desk hỏi con nhỏ tóc vàng coi nó có thấy cái điện thoại của thầy bị rớt ở đó không?
Hai cô tiếp tân đi tìm đã đời cũng không gặp được gì. Ông thầy thất vọng nói:
- Hổng chừng nó rớt ngoài cửa lúc mình vừa bước xuống xe. Chắc thiên hạ lụm mất rồi... Thôi thì chuyến nầy về nhà tui mua cái mới xài cho nó đã.
Tuy thầy ngoài miệng nói như vậy nhưng trong lòng chắc đang rầu thúi ruột. Cái điện thoại nầy thầy vừa cho tui số phone hôm qua số đó khác với số cũ.
Mất điện thoại không tiếc nhưng chắc là thầy đang tiếc mấy cái số phone lưu trong đó. Nhất là số của mấy...
Điện thoại ơi, lỡ rớt mất rồi
Cho dù tiếc mấy cũng đành thôi
Ta về tìm lại trong quyển vở
Ghi đỡ vô đây nhớ mấy hồi.
Lần nầy chúng tôi dự tính đi sớm hơn tiện thể nhờ anh chị Nga xin với bà chủ nhà cho gởi lại một ít hành lý vì chiếc Tahoe cái cốp xe có tí tẹo chả chứa được bao nhiêu đồ. Đường hôm nay không kẹt xe như dự đoán nên bọn tôi tới hội trường trước 6 giờ. Định chạy lại nhà anh Kính bỏ hành lý xuống trước để lúc tối về khỏi bị lụp chụp rồi quên trước quên sau nhưng mà anh Sanh cho biết mọi người đang trên đường tới hội trường.
Chúng tôi kẻ trước người sau kéo nhau vào hội trường. Quay qua quay lại kiểm điểm quân số tui hổng thấy ông thầy đâu, định trở lại xe chờ nhưng từ phía xe nghe tiếng thầy reo lên:
- Gặp cái phone rồi. Nó rớt dưới đít băng ghế ngồi.
Tui lẩm bẩm một mình:
- Quái lạ. Điện thoại nằm trong xe sao mình gọi hoài mà nó không ren. Hay là...
Tui chợt nhớ ra chắc là thầy sét nó đang nằm ở bên phía run chớ không phải bên phía ren. Ha..ha.. cái chuyện nầy hơi lạ à nghen.
Điện thoại nằm trong túi
Ai gọi tới nó run
Nếu nó cùng một nhịp
Thì gọi liền cho kịp
Còn không thì sì-kíp
Bỏ qua phức cho rồi
Cái điện thoại của tôi
Dành cho nồi phở tái...
Chúng tôi vào hội trường chưa có ai đến ngoài những nhân viên nhà hàng đang sắp xếp bàn ghế và trang trí hội trường. Nhà hàng nầy cũng rộng lắm nhưng mà bị ngăn ra hai bên cho nên phần còn lại hơi chật một chút. Sân khấu sắp đặt xong rồi nên các nàng thi nhau chụp hình lưu niệm.
Đến 6 giờ thì ban tổ chức và khách tham dự bắt đầu đến.
Tôi gặp thầy Hiếu có biệt hiệu là Cà Ri Dê hôm qua, thấy thầy thổi kèn tui hơi nghi rồi nên buổi chiều về hỏi lại sư muội Kim Trúc cho chắc ăn.
Thầy cũng vui tính và còn khỏe lắm. Cái bắt tay siết mạnh của thầy không thua gì mấy anh chành học võ Judo.
Tui cũng đi tìm bà chị kết nghĩa rồi chụp mấy tấm hình kỷ niệm để cho mấy đứa bạn cũ xem chơi.
Loay quay một hồi thì cũng tới 7 giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu.
Nóng lòng tui đi tìm thầy để hỏi thử xem chuyện gì đang xảy ra nhưng rảo một vòng khắp hội trường bóng thầy vẫn bặt tăm. Tui ra phía trước cửa tìm thì gặp thầy đáng đứng ngóng chờ, mà hổng biết chờ ai tôi liền lên tiếng:
- Chờ lâu quá mà chưa bắt đầu chắc thầy đang đói, định đón chờ mua phở ăn đở hả.
Thầy của tui là đệ nhất móc giò lái nên dễ gì làm thinh:
- Tui đang chờ Tâm và Bảo Phương tới, hồi nãy hẹn ở cổng 7 giờ chắc cũng sắp đến rồi. Mà trước khi đi tui đã thủ trong bụng 2 cái bánh nên còn no. LN có đói thì tui mua phở dùm cho.
- Ối thầy ơi! Em có đói thì cũng chỉ dám mua tạm một phần gỏi cuốn đỡ lòng chứ thầy mà order một tô phở tái thì chết em luôn...
Hai thầy trò tán dóc tới đó thì anh chị Tâm từ ngoài parking nắm tay nhau sánh bước vào cổng. Thoạt nhìn tôi thoáng giật mình. Anh Tâm lớn hơn tui ít nhất cũng 5, 6 tuổi mà trong còn trẻ măng. Tướng đi dáng đứng thật gọn gàn nước da ngâm đen vì nghe đâu vừa đi ngâm nước biển rồi phơi nắng mấy tuần nay...
Ông thầy dắt anh chị đến bàn số 2 cận sát sân khấu. Còn tôi cũng trở về bàn mình khi đi ngang quày tính tiền của nhà hàng tôi ghé lại order cho mình một phần gỏi cuốn vì lúc đó đàn kiến lửa đang biểu tình trong bụng tôi.
Phải hơn 8 giờ tối thì ban tổ chức mới bắt đầu làm lễ chào quốc kỳ.
Bốn mươi hai năm qua tôi mới có dịp đứng nghiêm để chào QUỐC KỲ Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng trước cùng gia đình anh Đông đi dự lễ kỷ niệm 45 năm ra khơi của khóa 23 Hải Quân "Đệ Nhị Bảo Bình". Các anh ấy dàn chào theo kiểu nhà binh cho nên trái tim tôi không mấy rung động.
Hôm nay toàn thể hội trường đứng im phăng phắt tiếng hát của ban hợp ca vang lên hùng hồn làm tôi nhớ lại mỗi buổi sáng cả trường đều đứng yên mà làm lễ thượng kỳ.
Ngoài những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc còn có buổi lễ tưởng niệm các thầy cô quá cố.
Reunion hôm đó ban tổ chức làm rất chu đáo, hoàn hảo nếu không có một điểm nhỏ xảy ra thì xem như tuyệt vời. Cái điểm nhỏ đó là là khai mạc trễ hơn thời gian dự trù hơn tiếng đồng hồ. Vì khai mạc trễ cho nên chương trình văn nghệ phải cắt bớt. Một số ca sĩ ghi danh mà không được hát, một số người già chờ quá lâu đã đi về sớm trước khi cái cúp luân lưu và tiền chuyển lửa được trao cho Nam California.
Nhưng xét cho cùng đó không phải là do lỗi của ban tổ chức mà là lỗi của chúng ta. Những Tham Dự Viên.
Chúng ta đã bỏ công bỏ thời gian bỏ tiền bạc từ khắp 5 châu gom về để dự reunion tại sao chúng ta không ráng đến đúng giờ để giúp cho ban tổ chức khỏi phải bối rối trong khi chờ đợi?
Có phải vì chúng ta tự cho mình là những nhân vật quan trọng nên buộc những người khác phải chờ mình?
Hay là vì chúng ta là người Việt Nam nên phải đi trễ cho đúng với câu:
Không ăn đậu không phải Mễ
Không đi trễ không phải Việt Nam.
Chúng ta đã sống ở nước ngoài hơn 40 năm rồi. Giờ giấc lúc nào cũng đúng như cái đồng hồ reo.
Xin hỏi quý vị chúng ta đi làm có đi trễ giờ không??? Hẹn bác sĩ có đến phòng mạch trễ giờ không ..v..v..
Vậy tại sao đi đám tiệc, đi hội họp với đồng hương thì lúc nào cũng trễ. Mà sự trễ nãy của chúng ta lại làm ảnh hưởng tới rất nhiều người khác...
Lời thật mất lòng. Chắc không ít bà con đang chửi thầm. Đồ cái thằng cà chớn.
Nhưng tui vốn điếc không sợ súng mà, ai chửi thì tui sẵn sàng vểnh tai mà nghe đây.
Vậy đi nghen những mẫu chuyện tôi viết ở đây là Câu Chuyện Ngoài Lề của kỳ reunion 2017 in Boston nầy...
Nếu quý vị có rảnh thì chờ đón xem câu chuyện "Canada Xứ Lạnh Tình Nồng" sẽ cho trình làng trong những ngày sắp tới.
Lanh Nguyễn
Một số muốn tham gia theo city tour của ban tổ chức để viếng thăm các trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ như là Harvard và MIT. Các tham dự viên muốn đi cái tour nầy đều phải book và nộp tiền trước, nhưng người Tha Hương thì chưa có ai book cả vì vậy mà tui đề nghị:
- Tám giờ sáng xe bus của City tour sẽ khởi hành tại khách sạn Ramada chúng ta đến đó trước 8 giờ. Xe Bus tới đâu thì mình tới đó, người ta viếng chỗ nào thì mình cũng ghé vào viếng chỗ đó. Nếu cần mua vé vô cổng thì mình mua dù gì cũng rẻ hơn mà.
Ông thầy căn dặn:
- Đi đâu cũng được nhưng phải đến hội trường trước 6 giờ chiều vì hôm nay có làm lễ chào cờ không thể đi trể như hôm qua được.
Các tiểu thơ thì yêu cầu:
- Đi bao lâu cũng được nhưng phải cho chúng tôi 2 giờ để trang điểm cho đêm đại hội.
Hai người Tài Xế chính thì yêu cầu cho nướng thêm một chút để có sức...
Đến hội trường trước 6 giờ chiều tức là phải rời khách sạn từ 5 giờ. Các nàng cần 2 giờ để trang điểm như vậy là phải trở lại khách sạn lúc 3 giờ trưa. Đường xá Boston kẹt xe bất thường mà đi chơi giờ giấc eo hẹp lại lệ thuộc đủ chuyện như vậy thì đâu có sướng. Hơn nữa phải đến nơi hẹn trước 8 giờ sáng tức nhiên phải dậy sớm trước 6 giờ rồi, ối thôi đủ thứ trở ngại. Cuối cùng không ai đồng ý theo tour city mà đổi thành cả nhóm đi tham quan tự túc.
Mười giờ sáng chúng tui mới ra khỏi khách sạn để đi chơi.
Veterans Memorial Park - Mashfield, MA |
Cái nhà nghỉ mát của nó thật là thoáng, gió thổi lồng lộng làm tung những sợi tóc đen huyền (chắc nhờ hóa chất phụ trợ) phủ hờ lên những khuôn mặt đẹp tuyệt vời của các tiểu thư Rạch Giá. Các nàng thi nhau chụp hình lia chia.
Khoảng 1 giờ chúng tôi tìm nhà hàng McDonald's để ăn trưa rồi kéo nhau về khách sạn chờ các nàng trang điểm để đi dự dạ tiệc.
Năm giờ là chúng tôi có mặt đầy đủ dưới lobby khách sạn. Trước khi ra xe ông thầy còn cẩn thận viết lại cái note chỉ chỗ ngồi cho anh chị Tâm.
Khi xe chúng tôi vừa chuẩn bị lăn bánh bổng ông thầy la lớn :
- Dừng lại. Ai như vợ chồng anh Tâm đến kìa.
Rồi thầy bung cửa chạy ào vô khách sạn. Tui cũng rị mọ theo sau. Tới quầy tiếp tân tui cũng chưa gặp được mặt anh Tâm vì ảnh đang bị Tào Tháo rượt chạy xất bất sang bang nên dong tuốt vào trốn trong restroom. Ông thầy dặn dò ba điều bốn chuyện với chi Phương xong rồi thì chúng tôi xin phép đến hội trường trước, hẹn gặp lại 2 người sau..
Xe đang chạy bon bon trên Free way bổng ông thầy la lớn nữa:
- Chết cha rồi. Cái cell phone đâu mất tiêu không có trong túi áo. Hay là Kim Trúc quay xe lại coi có rớt ở bàn tiếp tân không?
Cô Tám nói:
- Hay là anh làm rớt trên xe trong lúc chạy xuống đón anh Tâm.
Tui lấy cái phone mình ra vừa bấm số của thầy vừa nói:
- Nếu nó rớt trong xe, em gọi thầy thì nhứt định nó sẽ lên tiếng.
Chuông reo cả chục lần muốn điếc con ráy mà trong xe chẳng có ai phát hiện nó nằm ở đâu. Như vậy thì đích thị nó đang nằm dưỡng sức trong khách sạn rồi.
Tui đưa cái phone qua cho Ngọc Lan:
- Em gọi về front desk hỏi con nhỏ tóc vàng coi nó có thấy cái điện thoại của thầy bị rớt ở đó không?
Hai cô tiếp tân đi tìm đã đời cũng không gặp được gì. Ông thầy thất vọng nói:
- Hổng chừng nó rớt ngoài cửa lúc mình vừa bước xuống xe. Chắc thiên hạ lụm mất rồi... Thôi thì chuyến nầy về nhà tui mua cái mới xài cho nó đã.
Tuy thầy ngoài miệng nói như vậy nhưng trong lòng chắc đang rầu thúi ruột. Cái điện thoại nầy thầy vừa cho tui số phone hôm qua số đó khác với số cũ.
Mất điện thoại không tiếc nhưng chắc là thầy đang tiếc mấy cái số phone lưu trong đó. Nhất là số của mấy...
Điện thoại ơi, lỡ rớt mất rồi
Cho dù tiếc mấy cũng đành thôi
Ta về tìm lại trong quyển vở
Ghi đỡ vô đây nhớ mấy hồi.
Lần nầy chúng tôi dự tính đi sớm hơn tiện thể nhờ anh chị Nga xin với bà chủ nhà cho gởi lại một ít hành lý vì chiếc Tahoe cái cốp xe có tí tẹo chả chứa được bao nhiêu đồ. Đường hôm nay không kẹt xe như dự đoán nên bọn tôi tới hội trường trước 6 giờ. Định chạy lại nhà anh Kính bỏ hành lý xuống trước để lúc tối về khỏi bị lụp chụp rồi quên trước quên sau nhưng mà anh Sanh cho biết mọi người đang trên đường tới hội trường.
Chúng tôi kẻ trước người sau kéo nhau vào hội trường. Quay qua quay lại kiểm điểm quân số tui hổng thấy ông thầy đâu, định trở lại xe chờ nhưng từ phía xe nghe tiếng thầy reo lên:
- Gặp cái phone rồi. Nó rớt dưới đít băng ghế ngồi.
Tui lẩm bẩm một mình:
- Quái lạ. Điện thoại nằm trong xe sao mình gọi hoài mà nó không ren. Hay là...
Tui chợt nhớ ra chắc là thầy sét nó đang nằm ở bên phía run chớ không phải bên phía ren. Ha..ha.. cái chuyện nầy hơi lạ à nghen.
Điện thoại nằm trong túi
Ai gọi tới nó run
Nếu nó cùng một nhịp
Thì gọi liền cho kịp
Còn không thì sì-kíp
Bỏ qua phức cho rồi
Cái điện thoại của tôi
Dành cho nồi phở tái...
Tôi gặp thầy Hiếu có biệt hiệu là Cà Ri Dê hôm qua, thấy thầy thổi kèn tui hơi nghi rồi nên buổi chiều về hỏi lại sư muội Kim Trúc cho chắc ăn.
Thầy cũng vui tính và còn khỏe lắm. Cái bắt tay siết mạnh của thầy không thua gì mấy anh chành học võ Judo.
Tui cũng đi tìm bà chị kết nghĩa rồi chụp mấy tấm hình kỷ niệm để cho mấy đứa bạn cũ xem chơi.
Loay quay một hồi thì cũng tới 7 giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu.
Nóng lòng tui đi tìm thầy để hỏi thử xem chuyện gì đang xảy ra nhưng rảo một vòng khắp hội trường bóng thầy vẫn bặt tăm. Tui ra phía trước cửa tìm thì gặp thầy đáng đứng ngóng chờ, mà hổng biết chờ ai tôi liền lên tiếng:
- Chờ lâu quá mà chưa bắt đầu chắc thầy đang đói, định đón chờ mua phở ăn đở hả.
Thầy của tui là đệ nhất móc giò lái nên dễ gì làm thinh:
- Tui đang chờ Tâm và Bảo Phương tới, hồi nãy hẹn ở cổng 7 giờ chắc cũng sắp đến rồi. Mà trước khi đi tui đã thủ trong bụng 2 cái bánh nên còn no. LN có đói thì tui mua phở dùm cho.
- Ối thầy ơi! Em có đói thì cũng chỉ dám mua tạm một phần gỏi cuốn đỡ lòng chứ thầy mà order một tô phở tái thì chết em luôn...
Hai thầy trò tán dóc tới đó thì anh chị Tâm từ ngoài parking nắm tay nhau sánh bước vào cổng. Thoạt nhìn tôi thoáng giật mình. Anh Tâm lớn hơn tui ít nhất cũng 5, 6 tuổi mà trong còn trẻ măng. Tướng đi dáng đứng thật gọn gàn nước da ngâm đen vì nghe đâu vừa đi ngâm nước biển rồi phơi nắng mấy tuần nay...
Ông thầy dắt anh chị đến bàn số 2 cận sát sân khấu. Còn tôi cũng trở về bàn mình khi đi ngang quày tính tiền của nhà hàng tôi ghé lại order cho mình một phần gỏi cuốn vì lúc đó đàn kiến lửa đang biểu tình trong bụng tôi.
Phải hơn 8 giờ tối thì ban tổ chức mới bắt đầu làm lễ chào quốc kỳ.
Bốn mươi hai năm qua tôi mới có dịp đứng nghiêm để chào QUỐC KỲ Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng trước cùng gia đình anh Đông đi dự lễ kỷ niệm 45 năm ra khơi của khóa 23 Hải Quân "Đệ Nhị Bảo Bình". Các anh ấy dàn chào theo kiểu nhà binh cho nên trái tim tôi không mấy rung động.
Hôm nay toàn thể hội trường đứng im phăng phắt tiếng hát của ban hợp ca vang lên hùng hồn làm tôi nhớ lại mỗi buổi sáng cả trường đều đứng yên mà làm lễ thượng kỳ.
Ngoài những tiết mục văn nghệ thật đặc sắc còn có buổi lễ tưởng niệm các thầy cô quá cố.
Reunion hôm đó ban tổ chức làm rất chu đáo, hoàn hảo nếu không có một điểm nhỏ xảy ra thì xem như tuyệt vời. Cái điểm nhỏ đó là là khai mạc trễ hơn thời gian dự trù hơn tiếng đồng hồ. Vì khai mạc trễ cho nên chương trình văn nghệ phải cắt bớt. Một số ca sĩ ghi danh mà không được hát, một số người già chờ quá lâu đã đi về sớm trước khi cái cúp luân lưu và tiền chuyển lửa được trao cho Nam California.
Nhưng xét cho cùng đó không phải là do lỗi của ban tổ chức mà là lỗi của chúng ta. Những Tham Dự Viên.
Chúng ta đã bỏ công bỏ thời gian bỏ tiền bạc từ khắp 5 châu gom về để dự reunion tại sao chúng ta không ráng đến đúng giờ để giúp cho ban tổ chức khỏi phải bối rối trong khi chờ đợi?
Có phải vì chúng ta tự cho mình là những nhân vật quan trọng nên buộc những người khác phải chờ mình?
Hay là vì chúng ta là người Việt Nam nên phải đi trễ cho đúng với câu:
Không ăn đậu không phải Mễ
Không đi trễ không phải Việt Nam.
Chúng ta đã sống ở nước ngoài hơn 40 năm rồi. Giờ giấc lúc nào cũng đúng như cái đồng hồ reo.
Xin hỏi quý vị chúng ta đi làm có đi trễ giờ không??? Hẹn bác sĩ có đến phòng mạch trễ giờ không ..v..v..
Vậy tại sao đi đám tiệc, đi hội họp với đồng hương thì lúc nào cũng trễ. Mà sự trễ nãy của chúng ta lại làm ảnh hưởng tới rất nhiều người khác...
Lời thật mất lòng. Chắc không ít bà con đang chửi thầm. Đồ cái thằng cà chớn.
Nhưng tui vốn điếc không sợ súng mà, ai chửi thì tui sẵn sàng vểnh tai mà nghe đây.
Vậy đi nghen những mẫu chuyện tôi viết ở đây là Câu Chuyện Ngoài Lề của kỳ reunion 2017 in Boston nầy...
Nếu quý vị có rảnh thì chờ đón xem câu chuyện "Canada Xứ Lạnh Tình Nồng" sẽ cho trình làng trong những ngày sắp tới.
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét