Tùy bút của Hình Toàn
Ngày xưa chèo đò cũng là một cái nghề, chỉ một chiếc xuồng nhỏ có hai mái dầm thì có thể hành nghề đưa khách sang sông, thường ở những xóm làng có dòng sông nhỏ, khách của bên kia sông muốn sang bên này sông.
Hai bên bến đò cất một cái chòi (để những khi vắng khách ngồi nghỉ giải lao, có khi còn mắc thêm chiếc võng) đường đi lên đóng cái cầu làm nơi bến đổ để khách bước lên bờ, thường thì chèo đò thường là phụ nữ có khi là một cô gái đầu nón lá tay thoang thoát chèo nhịp nhàng, đò băng ngang dòng nước để sang bên kia sông .
Ở xóm tôi có hai bến đò :
1- bến gần trại cưa Triệu Xuân Triều
2- bến ở gần rạp hát Hoà Lạc đi qua bên nhà thờ
Đò ơi ....Đò...ơi ...
Những khách sang sông đã bao lần cất tiếng gọi con đò, nghe văng vẳng trên sông những buổi trưa hè, gió hiu hiu thổi xao động những bụi tre mọc ven bờ, một nghề kiếm sống nhưng có một chút gì nên thơ và lãng mạn làm nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác ca khúc: Cô lái đò bến hạ .
Một xóm nghèo ven sông, có con đò tên là đò bến hạ
Một gái nghèo đoan trang, nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò, bến hạ đưa đò
Nhưng khi những mối tình dang dở duyên nợ không thành người ta cũng ví von là: đò tách bến sang sông hoặc cây đa bến cũ con đò khác đưa, ai ra đi sao vội quên đò, hỏi rằng có được mấy người quay trở lại bến sông xưa. Thời gian vô tình và dòng nước cũng vô tình, ngày nay những hình ảnh đó đã lui dần vào quên lãng, những chiếc cầu đã bắt ngang sông những phương tiện giao thông cũng tiến dần theo nhịp sống đô thị hoá vài chục năm sau chắc gì ai còn nhớ đến hình dáng một con đò khi lớp lão niên từ từ rơi rụng
Nói về tuổi già rơi rụng (từ giã cởi đời) nhưng có những người còn rất trẻ cũng vội ra đi, những người xa lạ thì tôi không biết tôi chỉ nói về những người thân quen và bạn bè của tôi mà thôi .
Đầu tiên là DIỆU ...một cô bạn thời trung học nhà gần cổng Tam Quan thị xã Rạch Giá, lúc đi học những cuối tuần bọn chúng tôi thường tụ họp tại nhà Diệu vì nhà nó chỉ có hai chị em, những buổi cơm đạm bạc với đậu rồng chấm chao hay buổi cùng nhau đi mộ “hội đồng Suông” Ôi tuổi học trò vui vẽ quá, rồi sau 75 (có một thời đã cưu mang tôi trong những lúc hoạn nạn tôi không có nơi ngủ tạm qua đêm sau ngày vươt biển không thành).
Trong khi tôi gian nan trên sóng nước và lê lất ở các trại tỵ nạn ...thì tại quê nhà bạn tôi đã quyên sinh khi tuổi đời mới hai lăm ....tại sao??! Có những nỗi oan tình không thể nói , vì thời buổi ấy (sau 75) tình hình cuộc sống và sinh mạng con người bấp bênh những như những con tàu
Người ở lại mất đi đã đành NHƯNG bạn tôi KIM LIÊN sau hai mươi năm đến được bến bờ tự do đã vượt qua bao khó khăn chật vật nơi xứ người mới có được cuộc sống thoải mái đôi chút thì cũng vội ra đi vì cơn bịnh ngặt nghèo từ giả thế gian khi tuổi đời (49) Ôi ! Cuộc đời nào ai biết trước số phận con người
Sau bao năm tôi trở về thăm quê hương và thăm lại những người thân và đã đưa chế hai tôi đi thăm những danh lam thắng cảnh mà trước đây tôi không có cơ hội ngắm nhìn .
Và tôi cũng chèo đò đưa chế tôi đi trên dòng An Giang Châu Đốc thăm làng bè nuôi cá trên sông, tôi cũng làm cô gái đưa đò không chuyên nghiệp
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng qua mau và tôi lại nhỏ lệ tiễn đưa chế hai tôi sang bên kia thế giới ....Ôi ! Tại sao tôi lại là người “đưa đò”tiễn biệt những người thân. Sao tôi luôn phải nhỏ lệ khóc đưa người .
Nhìn bên ngoài có lẽ các bạn nghĩ tôi là một con người cứng rắn và nhiều nghị lực nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi có nhiều nỗi buồn và đong đầy nước mắt bởi vậy cho nên tại sao tôi có nhiều cảm xúc khi nhìn một cảnh trời mây non nước hay một hình ảnh nào đó.
Tôi một người tuổi sắp về chiều ngồi nhớ chuyện xưa mà nghe lòng thổn thức, nhớ những chặng đường mình đã đi qua từ tuổi thơ đến bạc mái đầu đã có bao lần tôi cất tiếng gọi đò
GỌI ĐÒ ....Ơi ...
Cớ sao không có ai đưa đò ?
Để con đò buồn hiu quạnh bến quê
Chẳng còn ai nhớ mong mình về
Ngày đi ai đưa tôi qua đò chiều
.....
Bao năm xa quê hương nay lại về
Đò...ơi ...
Cho nhắn đôi lời đến người mình yêu
Gọi đò ơi .....gọi đò ơi ....gọi đò ...ơi
(Sáng tác: Hồng Xương Long)
Hình Toàn
Ngày xưa chèo đò cũng là một cái nghề, chỉ một chiếc xuồng nhỏ có hai mái dầm thì có thể hành nghề đưa khách sang sông, thường ở những xóm làng có dòng sông nhỏ, khách của bên kia sông muốn sang bên này sông.
Hai bên bến đò cất một cái chòi (để những khi vắng khách ngồi nghỉ giải lao, có khi còn mắc thêm chiếc võng) đường đi lên đóng cái cầu làm nơi bến đổ để khách bước lên bờ, thường thì chèo đò thường là phụ nữ có khi là một cô gái đầu nón lá tay thoang thoát chèo nhịp nhàng, đò băng ngang dòng nước để sang bên kia sông .
Ở xóm tôi có hai bến đò :
1- bến gần trại cưa Triệu Xuân Triều
2- bến ở gần rạp hát Hoà Lạc đi qua bên nhà thờ
Đò ơi ....Đò...ơi ...
Những khách sang sông đã bao lần cất tiếng gọi con đò, nghe văng vẳng trên sông những buổi trưa hè, gió hiu hiu thổi xao động những bụi tre mọc ven bờ, một nghề kiếm sống nhưng có một chút gì nên thơ và lãng mạn làm nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác ca khúc: Cô lái đò bến hạ .
Một xóm nghèo ven sông, có con đò tên là đò bến hạ
Một gái nghèo đoan trang, nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò, bến hạ đưa đò
Nhưng khi những mối tình dang dở duyên nợ không thành người ta cũng ví von là: đò tách bến sang sông hoặc cây đa bến cũ con đò khác đưa, ai ra đi sao vội quên đò, hỏi rằng có được mấy người quay trở lại bến sông xưa. Thời gian vô tình và dòng nước cũng vô tình, ngày nay những hình ảnh đó đã lui dần vào quên lãng, những chiếc cầu đã bắt ngang sông những phương tiện giao thông cũng tiến dần theo nhịp sống đô thị hoá vài chục năm sau chắc gì ai còn nhớ đến hình dáng một con đò khi lớp lão niên từ từ rơi rụng
Nói về tuổi già rơi rụng (từ giã cởi đời) nhưng có những người còn rất trẻ cũng vội ra đi, những người xa lạ thì tôi không biết tôi chỉ nói về những người thân quen và bạn bè của tôi mà thôi .
Đầu tiên là DIỆU ...một cô bạn thời trung học nhà gần cổng Tam Quan thị xã Rạch Giá, lúc đi học những cuối tuần bọn chúng tôi thường tụ họp tại nhà Diệu vì nhà nó chỉ có hai chị em, những buổi cơm đạm bạc với đậu rồng chấm chao hay buổi cùng nhau đi mộ “hội đồng Suông” Ôi tuổi học trò vui vẽ quá, rồi sau 75 (có một thời đã cưu mang tôi trong những lúc hoạn nạn tôi không có nơi ngủ tạm qua đêm sau ngày vươt biển không thành).
Trong khi tôi gian nan trên sóng nước và lê lất ở các trại tỵ nạn ...thì tại quê nhà bạn tôi đã quyên sinh khi tuổi đời mới hai lăm ....tại sao??! Có những nỗi oan tình không thể nói , vì thời buổi ấy (sau 75) tình hình cuộc sống và sinh mạng con người bấp bênh những như những con tàu
Người ở lại mất đi đã đành NHƯNG bạn tôi KIM LIÊN sau hai mươi năm đến được bến bờ tự do đã vượt qua bao khó khăn chật vật nơi xứ người mới có được cuộc sống thoải mái đôi chút thì cũng vội ra đi vì cơn bịnh ngặt nghèo từ giả thế gian khi tuổi đời (49) Ôi ! Cuộc đời nào ai biết trước số phận con người
Hình Toàn chèo đò đưa chế thăm làng bè nuôi cá An Giang |
Và tôi cũng chèo đò đưa chế tôi đi trên dòng An Giang Châu Đốc thăm làng bè nuôi cá trên sông, tôi cũng làm cô gái đưa đò không chuyên nghiệp
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng qua mau và tôi lại nhỏ lệ tiễn đưa chế hai tôi sang bên kia thế giới ....Ôi ! Tại sao tôi lại là người “đưa đò”tiễn biệt những người thân. Sao tôi luôn phải nhỏ lệ khóc đưa người .
Nhìn bên ngoài có lẽ các bạn nghĩ tôi là một con người cứng rắn và nhiều nghị lực nhưng trong sâu thẳm tâm hồn tôi có nhiều nỗi buồn và đong đầy nước mắt bởi vậy cho nên tại sao tôi có nhiều cảm xúc khi nhìn một cảnh trời mây non nước hay một hình ảnh nào đó.
Tôi một người tuổi sắp về chiều ngồi nhớ chuyện xưa mà nghe lòng thổn thức, nhớ những chặng đường mình đã đi qua từ tuổi thơ đến bạc mái đầu đã có bao lần tôi cất tiếng gọi đò
GỌI ĐÒ ....Ơi ...
Cớ sao không có ai đưa đò ?
Để con đò buồn hiu quạnh bến quê
Chẳng còn ai nhớ mong mình về
Ngày đi ai đưa tôi qua đò chiều
.....
Bao năm xa quê hương nay lại về
Đò...ơi ...
Cho nhắn đôi lời đến người mình yêu
Gọi đò ơi .....gọi đò ơi ....gọi đò ...ơi
(Sáng tác: Hồng Xương Long)
Hình Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét