Tùy bút của Hình Toàn
Trong cơn dịch ngồi nhà chống dịch
Mở xem tuồng thái hậu Vân Nga
Câu ca đất nước sơn hà
Sáu câu vọng cổ....buồn ơi là buồn .
Hỏng biết các bạn có thích nghe cải lương không ? riêng tôi thì tam thập lục môn nào cũng thích từ cải lương, tân nhạc, thơ văn, truyện ngắn truyện dài, phim bộ dài cả chục tập ....ôi thôi đủ thứ nhưng có một cái là nhạc trẻ nhạc ráp thì tui hỏng khoái vì nghe mệt tim quá nó xập xình xập xình còn lời ca thì tui hỏng biết muốn nói gì, tui nghe câu được câu không, chắc có lẽ tôi đã già, tôi chỉ thích những nhạc trữ tình Bolero, lời nhạc có thơ, trong thơ có nhạc.
Tôi yêu những bài ca của các nhạc sĩ xưa, có lẽ vì cùng chung thế hệ
Ôi ! Những lời ca và câu văn mượt mà không quá cao xa nghe là hiểu tác giả muốn nói gì, đó là tâm trạng và cảm xúc như một
⁃ Lam Phương
⁃ Anh Bằng
⁃ Trúc Phương
⁃ Song Ngọc
⁃ Huỳnh Anh
Và còn rất nhiều người không sao kể hết, còn bên cải lương thì có soạn giả Viễn Châu, sg Yên Lang, sg Loan Thảo, Hà Triều Hoa Phượng và rất nhiều nghệ sĩ lão thành khác họ đã cống hiến một đời cho âm nhạc, từ những tuồng cải lương tuồng cổ cho đến tuồng cải lương xã hội đời thường như
⁃ Đời cô Lựu
⁃ Tuyệt tình ca (ông cò quận 9)
⁃ Nắng sớm mưa chiều
⁃ Tấm lòng của biển
Nói về các cô đào thì ai ai cũng biết Thanh Nga tài sắc vẹn toàn đẹp một cách tự nhiên, cô xuống sáu câu thì say đắm lòng người, từ tuồng xưa tích cũ hay tuồng xã hội tân thời, vai nào cô diễn cũng thật xuất sắc từ vai Hương trong tuồng “Nửa đời hương phấn” hay vai thái hậu “Dương Vân Nga” trong vở cải lương tuồng cổ nói về lịch sử vn triều nhà LÊ thời “thập đạo sứ quân”một bà thái hậu trẻ chồng chết con còn nhỏ, trong nước thì loạn lạc khắp nơi các sứ quân thì lo tranh giành đoạt vị, bên ngoài thì có giặc ngoại xâm, có kẻ còn thông đồng với giặc bán nước cầu vinh .
Ôi !....thù trong giặc ngoài, đất nước lâm nguy, ai người yêu nước ai kẻ thương dân? để gánh vác sơn hà, cuối cùng bà nhường ngôi cho Ngài thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thống nhất giang san mà lo chống giặc ngoại bang vì bà hiểu câu “nước mất thì nhà tan” nên bà hy sinh quyền lợi cá nhân mà lo cho tổ quốc. Một người đàn bà tay yếu chân mềm cũng biết thế nào là lòng yêu nước (nhưng trong sách sử ít có nói về công lao của bà !)
Thanh Nga đóng vai này quá xuất sắc, cho đến bây giờ không ai có thể vượt qua, những lời nói những câu ca thật là sắc bén, thật nguy nghi của một bà thái hậu, nhưng tiếc thay sau một đêm diễn trên đường trở về tới nhà vợ chồng bà đã bị hạ sát ....ôi cả nước tiếc thương cho một tài hoa bạc mệnh
Xin mời các bạn xem lại để thấy thần thái của cô đào hát tài sắc vẹn toàn một thời vang bóng được phong tặng là “ nữ hoàng sân khấu”
Nhưng năm 1978 vợ chồng cô đã bị bắn chết vì những người ? Tiếc thương cho một tài hoa trong ngành nghệ thuật sân khấu và khóc cho má hồng phận bạc vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng tiếng hát và hình ảnh cô sống mãi với thời gian.
Còn nói về phim bộ thì có một thời tôi say mê theo dõi bộ phim dài nhiều tập “tam quốc diễn nghĩa”(phát hành năm 1996) vì sau này có nhiều hãng phim đóng lại truyện tam quốc chí, nhưng hỏng hay bằng (1996)
Và tôi thích đoạn lúc : Châu Du (hay Chu Du tự là Công Cẩn)giả chết, Khổng Minh Gia Cát Lượng đi phúng điếu, ông khóc thật thảm thương, đọc bài văn khóc “hiền tài” nước Ngô làm mũi lòng thiên hạ, ngài Gia Cát này đúng là thiên tài diễn xuất, vì bài diễn văn của ông dài quá nên Chu Du mới đầu giả chết nhưng nằm trong quan tài quá lâu nên ngột hơi mà chết ...ôi ! lộng giả thành chơn về tây phương cực lạc. Nhưng nói gì thì nói Châu Du cũng là một anh tài văn võ song toàn của nhà Đông Ngô, cũng đáng cho Khổng Minh nhỏ lệ (dù giả bộ hay thật lòng)
Xét cho cùng ai cũng vì quê hương đất nước. Một Khổng Minh Gia Cát Lượng hay một Chu Du cũng là một anh hùng vì nước quên mình.
Hình Toàn
Trong cơn dịch ngồi nhà chống dịch
Cố Nghệ Sĩ Thanh Nga |
Mở xem tuồng thái hậu Vân Nga
Câu ca đất nước sơn hà
Sáu câu vọng cổ....buồn ơi là buồn .
Hỏng biết các bạn có thích nghe cải lương không ? riêng tôi thì tam thập lục môn nào cũng thích từ cải lương, tân nhạc, thơ văn, truyện ngắn truyện dài, phim bộ dài cả chục tập ....ôi thôi đủ thứ nhưng có một cái là nhạc trẻ nhạc ráp thì tui hỏng khoái vì nghe mệt tim quá nó xập xình xập xình còn lời ca thì tui hỏng biết muốn nói gì, tui nghe câu được câu không, chắc có lẽ tôi đã già, tôi chỉ thích những nhạc trữ tình Bolero, lời nhạc có thơ, trong thơ có nhạc.
Tôi yêu những bài ca của các nhạc sĩ xưa, có lẽ vì cùng chung thế hệ
Ôi ! Những lời ca và câu văn mượt mà không quá cao xa nghe là hiểu tác giả muốn nói gì, đó là tâm trạng và cảm xúc như một
⁃ Lam Phương
⁃ Anh Bằng
⁃ Trúc Phương
⁃ Song Ngọc
⁃ Huỳnh Anh
Và còn rất nhiều người không sao kể hết, còn bên cải lương thì có soạn giả Viễn Châu, sg Yên Lang, sg Loan Thảo, Hà Triều Hoa Phượng và rất nhiều nghệ sĩ lão thành khác họ đã cống hiến một đời cho âm nhạc, từ những tuồng cải lương tuồng cổ cho đến tuồng cải lương xã hội đời thường như
⁃ Đời cô Lựu
⁃ Tuyệt tình ca (ông cò quận 9)
⁃ Nắng sớm mưa chiều
⁃ Tấm lòng của biển
Nói về các cô đào thì ai ai cũng biết Thanh Nga tài sắc vẹn toàn đẹp một cách tự nhiên, cô xuống sáu câu thì say đắm lòng người, từ tuồng xưa tích cũ hay tuồng xã hội tân thời, vai nào cô diễn cũng thật xuất sắc từ vai Hương trong tuồng “Nửa đời hương phấn” hay vai thái hậu “Dương Vân Nga” trong vở cải lương tuồng cổ nói về lịch sử vn triều nhà LÊ thời “thập đạo sứ quân”một bà thái hậu trẻ chồng chết con còn nhỏ, trong nước thì loạn lạc khắp nơi các sứ quân thì lo tranh giành đoạt vị, bên ngoài thì có giặc ngoại xâm, có kẻ còn thông đồng với giặc bán nước cầu vinh .
Ôi !....thù trong giặc ngoài, đất nước lâm nguy, ai người yêu nước ai kẻ thương dân? để gánh vác sơn hà, cuối cùng bà nhường ngôi cho Ngài thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thống nhất giang san mà lo chống giặc ngoại bang vì bà hiểu câu “nước mất thì nhà tan” nên bà hy sinh quyền lợi cá nhân mà lo cho tổ quốc. Một người đàn bà tay yếu chân mềm cũng biết thế nào là lòng yêu nước (nhưng trong sách sử ít có nói về công lao của bà !)
Thanh Nga đóng vai này quá xuất sắc, cho đến bây giờ không ai có thể vượt qua, những lời nói những câu ca thật là sắc bén, thật nguy nghi của một bà thái hậu, nhưng tiếc thay sau một đêm diễn trên đường trở về tới nhà vợ chồng bà đã bị hạ sát ....ôi cả nước tiếc thương cho một tài hoa bạc mệnh
Xin mời các bạn xem lại để thấy thần thái của cô đào hát tài sắc vẹn toàn một thời vang bóng được phong tặng là “ nữ hoàng sân khấu”
Nhưng năm 1978 vợ chồng cô đã bị bắn chết vì những người ? Tiếc thương cho một tài hoa trong ngành nghệ thuật sân khấu và khóc cho má hồng phận bạc vĩnh viễn ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng tiếng hát và hình ảnh cô sống mãi với thời gian.
Còn nói về phim bộ thì có một thời tôi say mê theo dõi bộ phim dài nhiều tập “tam quốc diễn nghĩa”(phát hành năm 1996) vì sau này có nhiều hãng phim đóng lại truyện tam quốc chí, nhưng hỏng hay bằng (1996)
Và tôi thích đoạn lúc : Châu Du (hay Chu Du tự là Công Cẩn)giả chết, Khổng Minh Gia Cát Lượng đi phúng điếu, ông khóc thật thảm thương, đọc bài văn khóc “hiền tài” nước Ngô làm mũi lòng thiên hạ, ngài Gia Cát này đúng là thiên tài diễn xuất, vì bài diễn văn của ông dài quá nên Chu Du mới đầu giả chết nhưng nằm trong quan tài quá lâu nên ngột hơi mà chết ...ôi ! lộng giả thành chơn về tây phương cực lạc. Nhưng nói gì thì nói Châu Du cũng là một anh tài văn võ song toàn của nhà Đông Ngô, cũng đáng cho Khổng Minh nhỏ lệ (dù giả bộ hay thật lòng)
Xét cho cùng ai cũng vì quê hương đất nước. Một Khổng Minh Gia Cát Lượng hay một Chu Du cũng là một anh hùng vì nước quên mình.
Hình Toàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét