Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Vườn Cây Ăn Trái

Tùy bút của Hình Toàn 


Hôm nay tôi sẽ mời các bạn đi thăm vườn cây ăn trái, có đủ loại trái cây của vùng nhiệt đới như : 
⁃ Nhãn, Mít, Thăng Long
⁃ Xoài, Cóc, ổi, khế 
⁃ Vú sữa, sa bô chê 
⁃ Mãng cầu dai, măng cục 
⁃ Dưa gan, mía 
⁃ Chôm chôm 
Có lẽ các bạn nghĩ đó là trái cây nhập từ các nước Á Châu ...xin thưa đó là cây trái được trồng nơi xứ Hoa Kỳ người Việt đi đâu cũng mang theo quê hương từ những rau quả trái cây sang trồng tại quê hương thứ hai này, nhưng hỏng phải tiểu bang nào cũng trồng được chỉ có những tiểu bang có khí hậu ôn hoà không quá lạnh như : Hawaii, Florida và một phần tiểu bang California, còn phần rau cải thì ôi thôi ...đủ loại nào :
⁃ Rau thơm, rau dắp cá, rau húng cây, húng nhủi, rau răm
⁃ Ngò om, lá quế, bạc hà, tía tô, kinh giới 
Không thiếu món nào, còn thức ăn thì nhiều vô số kể nào 
⁃ Phở, hủ tiếu, bún riêu, bún bò huế

Thuở mới định cư tôi cứ tưởng mình phải ăn bánh mì mãn kiếp, ai ngờ vấn đề ăn uống cũng không khác gì Việt Nam là mấy tuy thời gian đầu thèm gì thì tự nấu ít có hàng quán VN nhưng sau này có chương trình HO, chương trình đi đoàn tụ, nên người Việt sang định cư ở các nước trên thế giới rất đông nên hàng quán chợ búa phát triển nhiều đồ ăn thức uống không thiếu món gì 

   Có nhiều người cũng làm giàu nhờ ngành trồng trọt nơi vùng đất mới, có người chuyên canh tác về rau quả, có người mua đất trồng cây ăn trái, thế mới biết ở đâu cũng vậy nếu mình chịu thương chịu khó lấy sức lao động mà đổi lấy bát cơm thì trời không phụ lòng người 
    Không ai hiểu được những sự cơ cực cho những người tỵ nạn lúc đầu, vì qua xứ lạ với tuổi đời không còn nhỏ lỡ thầy lỡ thợ, chỉ học cho biết ngôn ngữ xứ người để giao tiếp rồi lao ra đời làm bất cứ nghề nào miễn là lương thiện, họ gầy dựng sự nghiệp bằng hai bàn tay trắng để xây dựng tương lai cho thế hệ con cháu, vì ở nơi đâu cũng làm mới có ăn, không ai cho không mình một cái gì 
Nếu mình muốn thay đổi một tương lai và có một giấc mơ, vì xứ Hoa Kỳ là thiên đường cho những cơ hội, một “Hợp Chủng Quốc” đủ mọi sắc dân, mình đến xứ người ta, họ vẫn luôn mở rộng vòng tay chào đón, tương lai mình thì mình phải tự kiếm tìm chớ đừng ngồi đó mà chờ sung rụng, mình phải tự phấn đấu bản thân, giàu nghèo sung túc là tự mình ...không thể trách đời hay trách hoá công, không thể đem thời vàng son trong quá khứ ra so sánh với thực tại, vì nếu cứ ôm quá khứ để mà hồi tưởng ....rồi nay va chạm thực tế thì lại bất mãn thì có lẽ lâu ngày sẽ thành người “mộng du đi trên mây” hay “mơ giữa ban ngày” hãy bằng lòng với những gì mình đang có, nếu mình thông minh học hành đỗ đạt thì làm ông này bà nọ, còn không thì chịu thương chịu khó cũng có cuộc sống ấm no (hỏng chừng cũng thành nông dân triệu phú)

    Người Việt nơi đất khách cũng lắm người làm giàu. GIẤC MƠ MỸ.
Không ai cấm mình MƠ.... còn xây dựng giấc mơ thì tuỳ bản thân của mỗi người 
Những nhà làm vườn những kẻ trồng cây, họ đã đem những giọt mồ hôi để gầy dựng nên những nông trang bạt ngàn với những loại trái cây ngon ngọt 
Ông bà mình khi xưa có câu :
“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây “ hay “ăn cây nào rào cây nấy”

Chớ không phải hái trái một mùa rồi không gìn giữ và chăm sóc thì mùa sau sẽ không có thu hoạch, một quê hương bên kia bờ đại dương thì quá xa vời, còn quê hương hiện tại mới là nơi tạo cơ hội và tương lai cho con cháu về sau 
Không còn cảnh mơ màng như bài :

BƯỚM TRẮNG (thơ Nguyễn Bính, nhạc Anh Bằng)

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi 
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn 
.........
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng 
Một con bướm trắng thường sang bên này 
Bướm ơi ....bướm hãy vào đây!
Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi 
Tại sao không thấy nàng cười 

Tôi cũng có những giấc mơ và có những nụ cười, nhưng vì không gặp người tri kỷ để cùng nhau xây “GIẤC MƠ MỸ” nên mộng cũng tan thành mây khói và tôi có một thời gian hụt hẵng không chấp nhận hiện thực(vì làm ăn thất bại thành kẻ trắng tay)nên sinh ra trầm cảm nhưng nay đã tỉnh mộng, thấy đời là phù du hãy bằng lòng với những gì mình đang có nơi nào có người thân có gia đình có con cháu thì đó chính là QUÊ HƯƠNG.

Hình Toàn







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét