Truyện ngắn của Phạm Hồng Ân
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi")
Tôi ngơ ngác tiến tới vài bước. Con đường ngắn ngủn, chật hẹp và đầy ổ gà. Bên kia là cơ sở thương mại hay cơ quan nhà nước, sao im ỉm và vắng ngắt như một khu trại hoang? Thắc mắc, tôi đưa bao thư lên ánh nắng, rồi nâng cặp mắt kính lên, ngó thẳng con số xanh lè nằm vắt ngang nền cổng.
- Y chang. Trúng phóc địa chỉ. Thằng Vấn muốn giúp mình, lẽ nào nó gạt mình lần nữa sao?
Tôi băng qua đường. Chiếc xe khách trờ tới. Bánh rướn thẳng ổ gà. Nước bùn tạt lên, văng lụp bụp xung quanh. Tôi chìm trong cảnh tượng bất ngờ. Cái áo vía trắng tinh, mỗi năm mặc một lần, lỗ chỗ dấu chấm bẩn.
Tôi vụng về lủi vô góc cổng, mân mê cái áo, tiếc rẻ.
- Ê! cha nội. làm gì đứng đây?
Chiếc xe đạp thắng sát bên. Gã thanh niên chồm xuống, ngó tôi lom lom.
- Đây là nhà máy đường. Cấm kẻ lạ lai vãng.
Tôi mừng quýnh, lật đật đưa bao thư, cười hề hề với gã.
- Tôi mới tới. Cần gặp giám đốc.
Gã thanh niên cẩn thận coi thư, rồi đổi thái độ, tử tế mời tôi vào trong.
- Anh xui quá. Hôm nay giám đốc đi họp. Tới chiều bả mới về.
Gã vui vẻ dẫn tôi đi vòng vo một chập, trước khi đẩy tôi vô một cái phòng, chứa đầy thứ tạp nhạp.
- Chịu khó chờ nha! Tôi đi mần nhiệm vụ.
Tôi lấy tay phủi nhẹ lớp bụi trên ghế, ngồi dựa lưng lên vách, đếm thời gian lạnh lùng trôi, nơi chiếc đồng hồ treo cao. Ngoài kia, lò đường như đang ngủ, chập chờn dưới ánh nắng trưa. Phía sau, bã mía chất thành núi, mùi mật đường hăng hắc bay trong không khí, thoang thoảng như mùi nấm dại ở rừng Xuyên Mộc. Tôi chợt nhớ thằng Vấn. Năm 1967, nó học cùng lớp với tôi ở Cà Mau. Một hôm, nó mời tôi ra quán nhậu và lè nhè nói chuyện chia tay.
- Ngày mai, tau đi lính. Chẳng biết bao giờ trở về. Tau có đứa em gái mới lớn. Nó còn dại dột lắm. Đi học, mày canh chừng dùm tau. Nó có lạng quạng, hãy tìm cách khuyên lơn và ngăn cản. Quá quắt lắm, mày cho má tau hay. Nhớ nha!
Tôi trừng mắt ngó nó. Bàn tay vừa cầm ly đế định nhấc lên, bỗng run run đặt lại xuống bàn.
- Sao đi lính? Đi lính gì? Chưa tới tuổi quân dịch mà...
Nó vội đưa ly đế lên môi, ực một hơi.
- Tau đi hải quân. Tình nguyện. Tau khoái sắc lính này từ nhỏ. Vừa hào hoa, vừa phong trần. Mày đừng có ý kiến. Hãy để tau thỏa mộng giang hồ.
Từ đó, thằng Vấn mất tích. Cả gia đình không biết nó sống chết ra sao? Em gái nó càng lớn càng đẹp. Lúc nào ở sau đuôi, cũng có hàng tá con trai bám theo. Tôi vốn yếu đuối và cô đơn. Sức mấy mà dám nhào ra, ngăn cản. Vài năm sau, tôi cũng xung phong vào hải quân. Tôi lội khắp nơi, từ sông ngòi đến biển cả. Tôi mò tới tận hải đảo xa xôi. Đi đâu cũng xục xạo tông tích thằng Vấn, nhưng bóng dáng của nó vẫn mịt mờ như khói như sương.
Tháng tư năm 1975 ụp đến. Thằng Vấn lù lù xuất hiện. Không phải nó trở về từ binh chủng hải quân hào phóng, như lời nó nói với tôi trước khi lên đường. Oái oăm thay, nó trở về từ mật khu, từ lòng cánh rừng U Minh u tối nào đó. Thằng Vấn xuất hiện như một vị chỉ huy tài giỏi, bên cạnh đám đàn em bưng biền, lúc nào cũng lấm la lấm lét trước sự chói lòa của ánh sáng thành phố. Chẳng bao lâu, thằng Vấn lên chức vù vù, nó nắm quyền giám đốc của hệ thống ngân hàng tỉnh.
Chế độ cũ tiêu điều. Xã hội cũ, theo đó, phải tiêu tan. Và người của chế độ cũng tiêu tùng. Tôi xuống dốc một cách thê thảm. Bằng cấp ngày xưa chỉ là một mớ giấy vụn, vô nghĩa. Người ta đổi đời một cách lạ lùng. Kẻ có học thua xa đứa vô học. Trong lúc đứa dốt chỉ huy thiên hạ thì kẻ giỏi chữ đi đạp xích lô, kéo xe ba gác hoặc xuống vùng kinh tế mới cuốc đất trồng khoai. Lúc nỗi tuyệt vọng của tôi gần đến chỗ tận cùng thì thằng Vấn kiếm tôi. Nó hăm hở đưa tôi một phong thư và nhỏ nhẹ.
- Tau có cô bạn ở Bến Kéo làm giám đốc lò đường. Trong tương lai, cổ định mở thêm hãng thuốc lá, trại mộc, tổ hợp bình ắc-qui...Tau giới thiệu mày về làm kế toán cho cổ. Lương cao, chỗ ăn ở đàng hoàng. Thu xếp lẹ. Mai lên đường. Chần chờ thằng khác nhào vô nhá!
Đó là lý do tại sao tôi đến đây, ngồi chờ từ sáng đến giờ này.
*
* *
Nhờ phong thư của thằng Vấn, tôi được cô giám đốc giao công việc một cách lẹ làng. Nhưng tôi biết, công việc kế toán này, rất cần hạng người có học như tôi. Chắc chắn trong đám bưng biền ở đây, không có tên nào đủ khả năng gánh nhận. Điều thích thú nhất, tôi có căn phòng yên tĩnh, cửa sổ nhìn ra hàng cây che mát lối đi. Cái máy đánh chữ thẳng thớm trên mặt bàn, tôi có thể vừa làm việc tại phòng, vừa tha hồ ngắm những tà áo tung bay của mấy em công nhân trong khu ẩm thực. Bên tôi còn có hai nhân viên khù khờ học việc. Một cô bé có má lúm đồng tiền xinh đẹp. Và thêm cậu nhỏ vui tươi, luôn theo sát tôi như một tiểu đồng.
Những ngày lò đường thiếu mía, nhân viên nghỉ việc, tôi thường ra phố chơi. Bến Kéo nhỏ như cái trứng gà. Vòng vo chưa được nửa tiếng, tôi đã về ngay điểm khởi hành. Dân Bến Kéo nghèo nàn, khó khăn. Họ làm quần quật, đủ nghề, mới mong kiếm được vài lon gạo cho gia đình. Khắp đường, vô số người bán thuốc lá lẻ. Chỉ cần đặt vài gói thuốc trên mặt thùng các-tông, một cây nhang đốt lên, người bán đã có thể lượm bạc cắc. Đa số người bán là các cụ già, các cô gái mới lớn hoặc trẻ em...Bến Kéo như vậy. Ở chế độ cũ, trong chiến tranh, nó đã tàn úa. Giờ đây, dưới búa rìu của chế độ mới, nó càng úa tàn hơn.
Vừa bước vào cổng, tôi đã nghe tiếng gọi ơi ới của cậu nhỏ.
- Anh Hoàng ơi! Em kiếm anh từ sáng tới giờ. Anh đi uống cà phê hử? Có con nhỏ Sương theo anh không?
Tôi chưng hửng. Cái cô má lúm đồng tiền theo tôi để làm gì? Chỉ khi nào học việc, tôi mới dạy việc. Mà tôi dạy cả hai, chứ có riêng ai đâu?
- Kiếm anh có chuyện chi không Thường? Anh ra phố một mình. Không có đi chung với cô Sương.
Thường lăng xăng chạy vù đến tôi, nắm tay lôi một hơi.
- Vô đây, vô đây. Bữa nay em làm cơm đãi anh. Có bia hơi nữa. Uống với em vài ly cho vui.
- Anh ngại vô nhà ẩm thực lắm. Người ta đông. Họ xầm xì chết.
Thường khẩn khoản.
- Có ai đâu mà đông. Lò đường nghỉ, nhân viên ở nhà hết.
Thường nói đúng. Nhà ẩm thực trống trơn. Chỉ có mâm thức ăn bày sẵn từ lúc nào, còn bay mùi thơm lừng. Trong lúc tôi loay hoay kéo ghế, Thường đã xà vào bới cơm và rót đầy ly bia mời tôi.
Hai ly bia vồn vã cụng nhau. Đầy, cạn. Cạn, đầy một lát. Tôi thấy tôi đang trôi về thời điểm nào đó. Có thằng Vấn lè nhè cầm ly đế. Ngày mai, tau đi lính. Có em gái nó càng lớn càng đẹp, càng đẹp càng của người ta, càng cách xa tôi - vốn yếu đuối, nghèo nàn. Trong hơi men lung linh, Thường nhìn tôi lom lom. Tôi không suy đoán nổi đó là cái nhìn thiện cảm hay ác cảm, mặc dù trên môi em, lúc nào cũng tuôn ra lời nói ngọt ngào.
- Anh Hoàng! Em hỏi thiệt. Anh thấy con nhỏ Sương thế nào?
Tôi giật mình. Từ lúc gặp nhau tới giờ, Thường nhắc tới Sương nhiều lần. Chuyện gì đây? Cậu nhỏ ghen chăng? Mình chưa gặp riêng Sương lần nào. Trong khi dạy việc, mình vẫn coi hai đứa như hai đứa em kia mà.
- Thế nào là thế nào? Anh không hiểu ý em.
- Là nó có đẹp, có...có...dễ thương không?
Chắc chắn là cậu nhỏ đang ghen đây! Tôi rào trước đón sau.
- Anh coi em và cô Sương như hai đứa em ruột trong nhà. Anh không có ý kiến về những điều đó.
Thường vói ly bia, nốc cạn. Tôi thấy khuôn mặt của Thường thay đổi. Đang vui, bỗng trở nên u buồn.
- Anh coi chừng. Con đó ghê lắm! Biết bao người đã chết vì nó đó.
Tôi cười hề hề, nhào tới vỗ vai Thường nhè nhẹ.
- Em hãy yên tâm. Anh thề, anh sẽ không bao giờ dính dáng với cô ấy.
*
* *
Như thường lệ, buổi sáng nào tôi cũng qua quán cóc bên kia đường, ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình. Hôm nay, vừa trở về, tôi thấy cửa phòng bỗng mở toang, và có tiếng sục sạo của ai trong đó. Hồi hộp và ngạc nhiên, tôi nhẹ nhàng tiến thẳng đến cửa.
- Trời ơi! Sương. Em vô phòng anh làm chi vậy?
Sương buông bình hoa xuống bàn, quay lại ngó tôi, nhoẻn miệng cười. Cái má lúm đồng tiền tròn xoe, hoắm sâu trên da mặt.
- Em vô dọn dẹp và thay bình hoa cho anh. Anh thấy không? Những đóa hồng xinh đẹp nè! Mỗi ngày anh ngồi đánh máy, ngó hoa để nhớ đến em.
Bình hoa dường long lanh, lung linh sắc màu. Cộng với nét mặn mà của cô gái vừa dậy thì. Và cái má lúm đồng tiền dễ thương, tròn xoe trên da mặt Sương nữa. Nếu không có Thường, chắc chắn tôi sẽ bị cô bé hốt hồn, chết đứng tại chỗ. Nhưng lỡ thề với cậu nhỏ rồi, tôi đành thay đổi nét mặt, nghiêm giọng.
- Ai cho phép em vào phòng anh? Tại sao em có chìa khóa? Trời ơi! Em có biết người ta sẽ dị nghị không?
Sương vẫn bình thản, tiến tới tôi.
- Chẳng những em có chìa khóa của phòng anh, em còn có tất cả chìa khóa trong khu này. Là trưởng ban đời sống ở đây, em có quyền ra vô bất cứ phòng nào. Anh mới về, nên chưa biết đấy thôi!
- Nhưng muốn vô phòng người ta, em phải cho biết trước chứ?
Vẫn nụ cười trên môi. Vẫn má lúm đồng tiền tròn xoe. Sương dịu dàng.
- Em muốn đặt những đóa hồng xinh đẹp tặng anh. Em muốn quét dọn phòng anh cho sạch sẽ. Không cho anh biết trước, vì muốn gây cho anh một cảm giác bất ngờ.
Trước những ban tặng thật thà của Sương, tôi đành lúng túng như con cá bị vướng lưới.
- Anh cám ơn. Cám ơn lòng tốt của em. Xin lỗi, anh đã có lời nói không đẹp với em.
- Em chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn của một học trò đối với thầy của mình. Anh đã có công dạy việc cho em. Việc này giúp em có chỗ đứng trong tương lai. Anh biết không?
Vẫn nụ cười trên môi, Sương tiếp tục thu dọn mấy đống giấy vụn tôi quăng bừa bãi trên nền nhà. Ngó hai bàn tay thoăn thoắt, mềm mại, lướt qua từng mảnh hồ sơ, tôi chợt trôi về quá khứ. Em gái thằng Vấn. Cũng đôi tay thoăn thoắt, trắng trẻo và mềm mại này. Đôi tay đã đẩy tôi vào tình yêu. Đẩy tôi uống những cốc rượu đế cay xé tim gan, say khướt bên những dòng thơ vụng dại đầu đời.
*
* *
Hôm nay, tôi và Sương chuẩn bị giấy tờ đi Bến Tượng, tìm và ký hợp đồng với các chủ nhân trồng mía đường. Trước khi khởi hành, tôi đã nài nỉ với giám đốc cho Thường thế tôi, đi cùng Sương, có vẻ hợp lý hơn. Vì Thường là dân vùng đó, biết rành đường đi nước bước. Tôi còn kỳ kèo thêm, nếu không, xin cho cả ba cùng lên đường, công việc sẽ kết thúc lẹ làng hơn. Nhưng giám đốc vẫn khăng khăng giữ quyết định ban đầu, làm tôi lúng túng và ái ngại với Thường vô cùng. Chiếc xe chuyển bánh, tôi còn thấy dáng Thường đứng trước sân ngóng theo. Tội nghiệp cậu nhỏ. Chắc chắn hôm nay cậu sẽ buồn, sẽ bỏ ăn và lang thang kiếm rượu.
Bến Tượng nghèo nàn, trống vắng đến lạ thường. Chỉ có vài ba tiểu lộ chật hẹp, lúc nào cũng mịt mù bụi bởi những chiếc xe trâu, xe bò chở nông sản qua lại. Chỉ có các vườn mía nối dài, chạy ngoằn ngoèo xa tít bên trong. Những cây mía cao lêu khêu, gầy guộc, tong teo như hình dáng của người dân xứ này. Tôi và Sương làm việc cật lực. Chẳng bao lâu đã hoàn thành nhiệm vụ. Và trở về trên chuyến xe cuối ngày.
Chiếc xe chậm chạp bò từng khúc đường. Nó như con bò thiếu ăn, khệ nệ gồng gánh một trọng lượng quá tải. Đã vậy, tài xế cứ liên tục ngừng để rước thêm khách. Tôi và Sương bị đẩy vào giữa xe như miếng chuối ép. Mũi tôi cận má Sương trong gang tấc, chỉ cần một cú xốc nhẹ của xe là tôi có thể chồm lên hôn Sương dễ dàng. Mái tóc dài tan tác của Sương che kín vai nàng, lại liến thoắng lệch sang bên tôi thoang thoảng mùi hương dậy thì con gái. Tôi chợt nhớ em gái thằng Vấn. Con nhỏ có cái đuôi con trai dài thòng như đuôi khủng long. Cái đuôi quái dị đó đã đâm lút trái tim tôi, thời học trò, một cách thảm sầu. Bây giờ, với Sương. Chắc chắn tôi phải là kẻ chiến thắng. Sẽ có lúc nào đó, bánh xe trượt ổ gà, tôi có thể ôm trọn Sương vào lòng, môi kề môi âu yếm, thầm thì với nhau lời tỏ tình nồng nàn nhất. Sẽ có lúc không cưỡng được mùi hương kỳ diệu phát ra từ thân thể Sương, tôi mềm lòng ngã thẳng vào vòng tay nàng, nghe trái tim đập điên cuồng trong lồng ngực tràn đầy nhựa sống. Nhưng, trong tích tắc, tôi bỗng nhớ tới lời thề trong bữa cơm với Thường ở nhà ẩm thực. Nhớ tới Khuôn mặt buồn bã của cậu nhỏ, nhìn tôi một cách đăm chiêu, lúc tôi ngồi bên Sương, trên chuyến xe đi Bến Tượng. Không, tôi không thể phản bội lời hứa. Lòng dạ nào tôi có thể để Thường rơi vào trường hợp thất tình của tôi, mười mấy năm về trước.
Chiếc xe khục khặc khúc khắc, cố nuốt chặng đường còn lại một cách yếu ớt. Trời lại không thương, tống xuống nơi đây một trận mưa mịt mù. Mưa giăng mắc. Mưa tầm tã. Mưa lướt thướt trước mũi xe, hình thành một màn nước mịt mờ, trùm phủ con đường. Chiếc xe như lão già mù, quờ quạng trong sương khói. Cuối cùng, nó tắt ngúm máy, nằm xuội lơ trên mặt đường. Hành khách nhốn nháo, la ó khắp xe.
- Mẹ. Cứ ham rước khách. Rồi chạy hết nổi. Nằm đường. Đồ mắc dịch!
Tài xế đưa hai tay lên cao, phân bua.
- Có ai muốn vậy đâu bà con? Xin thông cảm dùm.
Tôi ngó Sương, áy náy. Bây giờ, trời chạng vạng rồi. Làm sao trở lại Bến Kéo cho kịp tối nay.
- Mùa này là mùa nắng. Sao lại có cơn mưa kỳ cục vậy Sương?
- Bến Kéo thường có những cơn mưa nghịch mùa anh ạ!
Nói xong, Sương bình thản cười. Cái má lúm đồng tiền vẫn hoắm sâu trước mặt tôi khiêu khích.
- Chỉ có Bến Kéo xảy ra như vậy a? Lạ thật. Những nơi khác vẫn bình thường ư?
- Anh không thích những cơn mưa nghịch mùa sao? Em thì rất thích. Anh thử tưởng tượng, giữa cái nóng oi bức của mùa nắng, bỗng nhiên có trận mưa rơi xuống, làm đất trời tươi mát, tâm hồn mình dịu dàng trở lại. Còn niềm thú vị nào hơn hả anh?
Tôi không có ý kiến về câu nói hồn nhiên của Sương lúc này. Tôi đang lo cho đêm nay, tôi và Sương sẽ làm gì đây cho hết đêm dài. Và sáng mai, khi trở lại Bến Kéo, tôi phải ăn làm sao nói làm sao với Thường về cái đêm mông lung mà tôi và Sương cùng trầm mình trong đó.
Gã tài xế trở lại với mình mẩy ướt nhem. Gã thò đầu vào cửa xe, la lên.
- Bà con chịu khó vô nhà dân ngủ nhờ đêm nay. Ngày mai, xe sửa xong, mới về Bến Kéo được.
Tiếng la ó nổi lên, át cả tiếng mưa rơi.
- Ê, trả tiền lại đây. Mua vé xe để ngủ bờ ngủ bụi hử?
Đêm vây quanh. Đa số khách đã xuống xe, tản mác các nhà dân. Chỉ còn một số ít ngồi lại, trong đó có tôi và Sương. Sương lục túi xách, đưa tôi tấm ny-lông màu xanh da trời.
- Anh che đỡ. Mình vào trong đó tìm chỗ nghỉ đêm.
Tôi trợn mắt, định nói huỵch tuẹt. Bộ em muốn tôi tới số sao? Thằng Thường nó hay, nó đâm chết cha. Nhưng, tôi bỗng dịu giọng trở lại.
- Anh muốn ngủ ở đây. Có mặt mọi người, thiên hạ sẽ không dị nghị.
Sương chu mỏ lên. Cái má lúm đồng tiền sâu hoắm, xoáy vào tim tôi.
- Ngủ ở đây không được đâu. Muỗi cắn chết. Anh và em vào đó, người ta tưởng là hai vợ chồng. Có gì đâu mà dị nghị.
Tôi chưa kịp phản đối Sương, chợt nghe có tiếng xe gắn máy nổ lụp bụp bên hông cửa xe đò. Một cái đầu trùm áo mưa thò vào, dáo dác ngó.
- Trời ơi! Tôi đi tìm mấy người muốn hụt hơi. Vậy mà mấy người ngồi đây mùi mẫn với nhau, coi được sao?
Tôi chồm lên, chạy lại nắm tay Thường, mừng rỡ.
- May quá, em đến kịp lúc. Anh và Sương không biết làm cách nào để về Bến Kéo đây.
Sương cũng chồm lên, phàn nàn.
- Ê, nói lại nha. Tụi tui bị xui xẻo nên mới ngồi đây, chớ không phải mùi mẫn nha!
Thường nhét hai tấm ny-lông vào hai tay tôi và Sương, rồi la lớn.
- Trùm vô, lên xe. Tôi đi tới Bến Tượng tìm hai người nè. Sợ hai người ngủ bụi ngủ bờ, biết không?
Hiểu tâm trạng của Thường, nên tôi im lặng. Và cứ thế, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường trở về Bến Kéo.
*
* *
Lò đường hôm nay tăng ca, nhờ có những đám mía từ Bến Tượng chở về. Tôi đứng ở cửa sổ ngó qua nhà ẩm thực. Công nhân đang ăn uống ồn ào nơi đó. Dưới hàng cây bên ngoài, có những cặp trò chuyện. Ánh đèn từ lò đường hắt qua, không sáng đủ những hàng cây chạy dài ra khu phố. Và dưới hàng cây om om đó, có bóng một người đang đi về phía phòng trực. Nhưng khi tới phòng tôi, chợt nghe tiếng gõ cửa.
- Ủa, Thường. Em đi đâu giờ này?
- Phòng em đang sửa lại. Cây cối tùm lum. Em muốn qua đây ngủ nhờ.
Tôi chọc Thường.
- Chớ không phải đêm nay Sương trực. Em muốn qua đây để tỏ tình sao?
Thường im lặng. Dưới ánh sáng của ngọn néon, tôi thấy cậu nhỏ nhìn tôi với đôi mắt đăm chiêu, buồn bã. Tôi cố quay đi, né tránh đôi mắt bí hiểm đó. Đôi mắt đang dò thấu tâm can, đang vạch trần những thầm kín trong tôi. Thình lình, Thường nhào tới ôm tôi, đẩy lăn xuống nền giường. Rồi vừa hổn hển, vừa hôn tôi một cách đắm đuối.
- Anh Hoàng, em ...yêu anh. Yêu ...anh lắm, anh biết không?
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ, khiến tôi không biết phải phản ứng thế nào. Mơ hồ, tôi chỉ nghe tiếng mưa rơi tầm tã bên ngoài. Thứ mưa nghịch mùa thường xảy ra ở Bến Kéo, mà Sương thường nói.
Phạm Hồng Ân
(22/01/2016)
(Trích trong tuyển tập Văn Thơ "Lác Đác Xuân Rơi")
Tôi ngơ ngác tiến tới vài bước. Con đường ngắn ngủn, chật hẹp và đầy ổ gà. Bên kia là cơ sở thương mại hay cơ quan nhà nước, sao im ỉm và vắng ngắt như một khu trại hoang? Thắc mắc, tôi đưa bao thư lên ánh nắng, rồi nâng cặp mắt kính lên, ngó thẳng con số xanh lè nằm vắt ngang nền cổng.
- Y chang. Trúng phóc địa chỉ. Thằng Vấn muốn giúp mình, lẽ nào nó gạt mình lần nữa sao?
Tôi băng qua đường. Chiếc xe khách trờ tới. Bánh rướn thẳng ổ gà. Nước bùn tạt lên, văng lụp bụp xung quanh. Tôi chìm trong cảnh tượng bất ngờ. Cái áo vía trắng tinh, mỗi năm mặc một lần, lỗ chỗ dấu chấm bẩn.
Tôi vụng về lủi vô góc cổng, mân mê cái áo, tiếc rẻ.
- Ê! cha nội. làm gì đứng đây?
Chiếc xe đạp thắng sát bên. Gã thanh niên chồm xuống, ngó tôi lom lom.
- Đây là nhà máy đường. Cấm kẻ lạ lai vãng.
Tôi mừng quýnh, lật đật đưa bao thư, cười hề hề với gã.
- Tôi mới tới. Cần gặp giám đốc.
Gã thanh niên cẩn thận coi thư, rồi đổi thái độ, tử tế mời tôi vào trong.
- Anh xui quá. Hôm nay giám đốc đi họp. Tới chiều bả mới về.
Gã vui vẻ dẫn tôi đi vòng vo một chập, trước khi đẩy tôi vô một cái phòng, chứa đầy thứ tạp nhạp.
- Chịu khó chờ nha! Tôi đi mần nhiệm vụ.
Tôi lấy tay phủi nhẹ lớp bụi trên ghế, ngồi dựa lưng lên vách, đếm thời gian lạnh lùng trôi, nơi chiếc đồng hồ treo cao. Ngoài kia, lò đường như đang ngủ, chập chờn dưới ánh nắng trưa. Phía sau, bã mía chất thành núi, mùi mật đường hăng hắc bay trong không khí, thoang thoảng như mùi nấm dại ở rừng Xuyên Mộc. Tôi chợt nhớ thằng Vấn. Năm 1967, nó học cùng lớp với tôi ở Cà Mau. Một hôm, nó mời tôi ra quán nhậu và lè nhè nói chuyện chia tay.
- Ngày mai, tau đi lính. Chẳng biết bao giờ trở về. Tau có đứa em gái mới lớn. Nó còn dại dột lắm. Đi học, mày canh chừng dùm tau. Nó có lạng quạng, hãy tìm cách khuyên lơn và ngăn cản. Quá quắt lắm, mày cho má tau hay. Nhớ nha!
Tôi trừng mắt ngó nó. Bàn tay vừa cầm ly đế định nhấc lên, bỗng run run đặt lại xuống bàn.
- Sao đi lính? Đi lính gì? Chưa tới tuổi quân dịch mà...
Nó vội đưa ly đế lên môi, ực một hơi.
- Tau đi hải quân. Tình nguyện. Tau khoái sắc lính này từ nhỏ. Vừa hào hoa, vừa phong trần. Mày đừng có ý kiến. Hãy để tau thỏa mộng giang hồ.
Từ đó, thằng Vấn mất tích. Cả gia đình không biết nó sống chết ra sao? Em gái nó càng lớn càng đẹp. Lúc nào ở sau đuôi, cũng có hàng tá con trai bám theo. Tôi vốn yếu đuối và cô đơn. Sức mấy mà dám nhào ra, ngăn cản. Vài năm sau, tôi cũng xung phong vào hải quân. Tôi lội khắp nơi, từ sông ngòi đến biển cả. Tôi mò tới tận hải đảo xa xôi. Đi đâu cũng xục xạo tông tích thằng Vấn, nhưng bóng dáng của nó vẫn mịt mờ như khói như sương.
Tháng tư năm 1975 ụp đến. Thằng Vấn lù lù xuất hiện. Không phải nó trở về từ binh chủng hải quân hào phóng, như lời nó nói với tôi trước khi lên đường. Oái oăm thay, nó trở về từ mật khu, từ lòng cánh rừng U Minh u tối nào đó. Thằng Vấn xuất hiện như một vị chỉ huy tài giỏi, bên cạnh đám đàn em bưng biền, lúc nào cũng lấm la lấm lét trước sự chói lòa của ánh sáng thành phố. Chẳng bao lâu, thằng Vấn lên chức vù vù, nó nắm quyền giám đốc của hệ thống ngân hàng tỉnh.
Chế độ cũ tiêu điều. Xã hội cũ, theo đó, phải tiêu tan. Và người của chế độ cũng tiêu tùng. Tôi xuống dốc một cách thê thảm. Bằng cấp ngày xưa chỉ là một mớ giấy vụn, vô nghĩa. Người ta đổi đời một cách lạ lùng. Kẻ có học thua xa đứa vô học. Trong lúc đứa dốt chỉ huy thiên hạ thì kẻ giỏi chữ đi đạp xích lô, kéo xe ba gác hoặc xuống vùng kinh tế mới cuốc đất trồng khoai. Lúc nỗi tuyệt vọng của tôi gần đến chỗ tận cùng thì thằng Vấn kiếm tôi. Nó hăm hở đưa tôi một phong thư và nhỏ nhẹ.
- Tau có cô bạn ở Bến Kéo làm giám đốc lò đường. Trong tương lai, cổ định mở thêm hãng thuốc lá, trại mộc, tổ hợp bình ắc-qui...Tau giới thiệu mày về làm kế toán cho cổ. Lương cao, chỗ ăn ở đàng hoàng. Thu xếp lẹ. Mai lên đường. Chần chờ thằng khác nhào vô nhá!
Đó là lý do tại sao tôi đến đây, ngồi chờ từ sáng đến giờ này.
*
* *
Nhờ phong thư của thằng Vấn, tôi được cô giám đốc giao công việc một cách lẹ làng. Nhưng tôi biết, công việc kế toán này, rất cần hạng người có học như tôi. Chắc chắn trong đám bưng biền ở đây, không có tên nào đủ khả năng gánh nhận. Điều thích thú nhất, tôi có căn phòng yên tĩnh, cửa sổ nhìn ra hàng cây che mát lối đi. Cái máy đánh chữ thẳng thớm trên mặt bàn, tôi có thể vừa làm việc tại phòng, vừa tha hồ ngắm những tà áo tung bay của mấy em công nhân trong khu ẩm thực. Bên tôi còn có hai nhân viên khù khờ học việc. Một cô bé có má lúm đồng tiền xinh đẹp. Và thêm cậu nhỏ vui tươi, luôn theo sát tôi như một tiểu đồng.
Những ngày lò đường thiếu mía, nhân viên nghỉ việc, tôi thường ra phố chơi. Bến Kéo nhỏ như cái trứng gà. Vòng vo chưa được nửa tiếng, tôi đã về ngay điểm khởi hành. Dân Bến Kéo nghèo nàn, khó khăn. Họ làm quần quật, đủ nghề, mới mong kiếm được vài lon gạo cho gia đình. Khắp đường, vô số người bán thuốc lá lẻ. Chỉ cần đặt vài gói thuốc trên mặt thùng các-tông, một cây nhang đốt lên, người bán đã có thể lượm bạc cắc. Đa số người bán là các cụ già, các cô gái mới lớn hoặc trẻ em...Bến Kéo như vậy. Ở chế độ cũ, trong chiến tranh, nó đã tàn úa. Giờ đây, dưới búa rìu của chế độ mới, nó càng úa tàn hơn.
Vừa bước vào cổng, tôi đã nghe tiếng gọi ơi ới của cậu nhỏ.
- Anh Hoàng ơi! Em kiếm anh từ sáng tới giờ. Anh đi uống cà phê hử? Có con nhỏ Sương theo anh không?
Tôi chưng hửng. Cái cô má lúm đồng tiền theo tôi để làm gì? Chỉ khi nào học việc, tôi mới dạy việc. Mà tôi dạy cả hai, chứ có riêng ai đâu?
- Kiếm anh có chuyện chi không Thường? Anh ra phố một mình. Không có đi chung với cô Sương.
Thường lăng xăng chạy vù đến tôi, nắm tay lôi một hơi.
- Vô đây, vô đây. Bữa nay em làm cơm đãi anh. Có bia hơi nữa. Uống với em vài ly cho vui.
- Anh ngại vô nhà ẩm thực lắm. Người ta đông. Họ xầm xì chết.
Thường khẩn khoản.
- Có ai đâu mà đông. Lò đường nghỉ, nhân viên ở nhà hết.
Thường nói đúng. Nhà ẩm thực trống trơn. Chỉ có mâm thức ăn bày sẵn từ lúc nào, còn bay mùi thơm lừng. Trong lúc tôi loay hoay kéo ghế, Thường đã xà vào bới cơm và rót đầy ly bia mời tôi.
Hai ly bia vồn vã cụng nhau. Đầy, cạn. Cạn, đầy một lát. Tôi thấy tôi đang trôi về thời điểm nào đó. Có thằng Vấn lè nhè cầm ly đế. Ngày mai, tau đi lính. Có em gái nó càng lớn càng đẹp, càng đẹp càng của người ta, càng cách xa tôi - vốn yếu đuối, nghèo nàn. Trong hơi men lung linh, Thường nhìn tôi lom lom. Tôi không suy đoán nổi đó là cái nhìn thiện cảm hay ác cảm, mặc dù trên môi em, lúc nào cũng tuôn ra lời nói ngọt ngào.
- Anh Hoàng! Em hỏi thiệt. Anh thấy con nhỏ Sương thế nào?
Tôi giật mình. Từ lúc gặp nhau tới giờ, Thường nhắc tới Sương nhiều lần. Chuyện gì đây? Cậu nhỏ ghen chăng? Mình chưa gặp riêng Sương lần nào. Trong khi dạy việc, mình vẫn coi hai đứa như hai đứa em kia mà.
- Thế nào là thế nào? Anh không hiểu ý em.
- Là nó có đẹp, có...có...dễ thương không?
Chắc chắn là cậu nhỏ đang ghen đây! Tôi rào trước đón sau.
- Anh coi em và cô Sương như hai đứa em ruột trong nhà. Anh không có ý kiến về những điều đó.
Thường vói ly bia, nốc cạn. Tôi thấy khuôn mặt của Thường thay đổi. Đang vui, bỗng trở nên u buồn.
- Anh coi chừng. Con đó ghê lắm! Biết bao người đã chết vì nó đó.
Tôi cười hề hề, nhào tới vỗ vai Thường nhè nhẹ.
- Em hãy yên tâm. Anh thề, anh sẽ không bao giờ dính dáng với cô ấy.
*
* *
Như thường lệ, buổi sáng nào tôi cũng qua quán cóc bên kia đường, ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình. Hôm nay, vừa trở về, tôi thấy cửa phòng bỗng mở toang, và có tiếng sục sạo của ai trong đó. Hồi hộp và ngạc nhiên, tôi nhẹ nhàng tiến thẳng đến cửa.
- Trời ơi! Sương. Em vô phòng anh làm chi vậy?
Sương buông bình hoa xuống bàn, quay lại ngó tôi, nhoẻn miệng cười. Cái má lúm đồng tiền tròn xoe, hoắm sâu trên da mặt.
- Em vô dọn dẹp và thay bình hoa cho anh. Anh thấy không? Những đóa hồng xinh đẹp nè! Mỗi ngày anh ngồi đánh máy, ngó hoa để nhớ đến em.
Bình hoa dường long lanh, lung linh sắc màu. Cộng với nét mặn mà của cô gái vừa dậy thì. Và cái má lúm đồng tiền dễ thương, tròn xoe trên da mặt Sương nữa. Nếu không có Thường, chắc chắn tôi sẽ bị cô bé hốt hồn, chết đứng tại chỗ. Nhưng lỡ thề với cậu nhỏ rồi, tôi đành thay đổi nét mặt, nghiêm giọng.
- Ai cho phép em vào phòng anh? Tại sao em có chìa khóa? Trời ơi! Em có biết người ta sẽ dị nghị không?
Sương vẫn bình thản, tiến tới tôi.
- Chẳng những em có chìa khóa của phòng anh, em còn có tất cả chìa khóa trong khu này. Là trưởng ban đời sống ở đây, em có quyền ra vô bất cứ phòng nào. Anh mới về, nên chưa biết đấy thôi!
- Nhưng muốn vô phòng người ta, em phải cho biết trước chứ?
Vẫn nụ cười trên môi. Vẫn má lúm đồng tiền tròn xoe. Sương dịu dàng.
- Em muốn đặt những đóa hồng xinh đẹp tặng anh. Em muốn quét dọn phòng anh cho sạch sẽ. Không cho anh biết trước, vì muốn gây cho anh một cảm giác bất ngờ.
Trước những ban tặng thật thà của Sương, tôi đành lúng túng như con cá bị vướng lưới.
- Anh cám ơn. Cám ơn lòng tốt của em. Xin lỗi, anh đã có lời nói không đẹp với em.
- Em chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn của một học trò đối với thầy của mình. Anh đã có công dạy việc cho em. Việc này giúp em có chỗ đứng trong tương lai. Anh biết không?
Vẫn nụ cười trên môi, Sương tiếp tục thu dọn mấy đống giấy vụn tôi quăng bừa bãi trên nền nhà. Ngó hai bàn tay thoăn thoắt, mềm mại, lướt qua từng mảnh hồ sơ, tôi chợt trôi về quá khứ. Em gái thằng Vấn. Cũng đôi tay thoăn thoắt, trắng trẻo và mềm mại này. Đôi tay đã đẩy tôi vào tình yêu. Đẩy tôi uống những cốc rượu đế cay xé tim gan, say khướt bên những dòng thơ vụng dại đầu đời.
*
* *
Hôm nay, tôi và Sương chuẩn bị giấy tờ đi Bến Tượng, tìm và ký hợp đồng với các chủ nhân trồng mía đường. Trước khi khởi hành, tôi đã nài nỉ với giám đốc cho Thường thế tôi, đi cùng Sương, có vẻ hợp lý hơn. Vì Thường là dân vùng đó, biết rành đường đi nước bước. Tôi còn kỳ kèo thêm, nếu không, xin cho cả ba cùng lên đường, công việc sẽ kết thúc lẹ làng hơn. Nhưng giám đốc vẫn khăng khăng giữ quyết định ban đầu, làm tôi lúng túng và ái ngại với Thường vô cùng. Chiếc xe chuyển bánh, tôi còn thấy dáng Thường đứng trước sân ngóng theo. Tội nghiệp cậu nhỏ. Chắc chắn hôm nay cậu sẽ buồn, sẽ bỏ ăn và lang thang kiếm rượu.
Bến Tượng nghèo nàn, trống vắng đến lạ thường. Chỉ có vài ba tiểu lộ chật hẹp, lúc nào cũng mịt mù bụi bởi những chiếc xe trâu, xe bò chở nông sản qua lại. Chỉ có các vườn mía nối dài, chạy ngoằn ngoèo xa tít bên trong. Những cây mía cao lêu khêu, gầy guộc, tong teo như hình dáng của người dân xứ này. Tôi và Sương làm việc cật lực. Chẳng bao lâu đã hoàn thành nhiệm vụ. Và trở về trên chuyến xe cuối ngày.
Chiếc xe chậm chạp bò từng khúc đường. Nó như con bò thiếu ăn, khệ nệ gồng gánh một trọng lượng quá tải. Đã vậy, tài xế cứ liên tục ngừng để rước thêm khách. Tôi và Sương bị đẩy vào giữa xe như miếng chuối ép. Mũi tôi cận má Sương trong gang tấc, chỉ cần một cú xốc nhẹ của xe là tôi có thể chồm lên hôn Sương dễ dàng. Mái tóc dài tan tác của Sương che kín vai nàng, lại liến thoắng lệch sang bên tôi thoang thoảng mùi hương dậy thì con gái. Tôi chợt nhớ em gái thằng Vấn. Con nhỏ có cái đuôi con trai dài thòng như đuôi khủng long. Cái đuôi quái dị đó đã đâm lút trái tim tôi, thời học trò, một cách thảm sầu. Bây giờ, với Sương. Chắc chắn tôi phải là kẻ chiến thắng. Sẽ có lúc nào đó, bánh xe trượt ổ gà, tôi có thể ôm trọn Sương vào lòng, môi kề môi âu yếm, thầm thì với nhau lời tỏ tình nồng nàn nhất. Sẽ có lúc không cưỡng được mùi hương kỳ diệu phát ra từ thân thể Sương, tôi mềm lòng ngã thẳng vào vòng tay nàng, nghe trái tim đập điên cuồng trong lồng ngực tràn đầy nhựa sống. Nhưng, trong tích tắc, tôi bỗng nhớ tới lời thề trong bữa cơm với Thường ở nhà ẩm thực. Nhớ tới Khuôn mặt buồn bã của cậu nhỏ, nhìn tôi một cách đăm chiêu, lúc tôi ngồi bên Sương, trên chuyến xe đi Bến Tượng. Không, tôi không thể phản bội lời hứa. Lòng dạ nào tôi có thể để Thường rơi vào trường hợp thất tình của tôi, mười mấy năm về trước.
Chiếc xe khục khặc khúc khắc, cố nuốt chặng đường còn lại một cách yếu ớt. Trời lại không thương, tống xuống nơi đây một trận mưa mịt mù. Mưa giăng mắc. Mưa tầm tã. Mưa lướt thướt trước mũi xe, hình thành một màn nước mịt mờ, trùm phủ con đường. Chiếc xe như lão già mù, quờ quạng trong sương khói. Cuối cùng, nó tắt ngúm máy, nằm xuội lơ trên mặt đường. Hành khách nhốn nháo, la ó khắp xe.
- Mẹ. Cứ ham rước khách. Rồi chạy hết nổi. Nằm đường. Đồ mắc dịch!
Tài xế đưa hai tay lên cao, phân bua.
- Có ai muốn vậy đâu bà con? Xin thông cảm dùm.
Tôi ngó Sương, áy náy. Bây giờ, trời chạng vạng rồi. Làm sao trở lại Bến Kéo cho kịp tối nay.
- Mùa này là mùa nắng. Sao lại có cơn mưa kỳ cục vậy Sương?
- Bến Kéo thường có những cơn mưa nghịch mùa anh ạ!
Nói xong, Sương bình thản cười. Cái má lúm đồng tiền vẫn hoắm sâu trước mặt tôi khiêu khích.
- Chỉ có Bến Kéo xảy ra như vậy a? Lạ thật. Những nơi khác vẫn bình thường ư?
- Anh không thích những cơn mưa nghịch mùa sao? Em thì rất thích. Anh thử tưởng tượng, giữa cái nóng oi bức của mùa nắng, bỗng nhiên có trận mưa rơi xuống, làm đất trời tươi mát, tâm hồn mình dịu dàng trở lại. Còn niềm thú vị nào hơn hả anh?
Tôi không có ý kiến về câu nói hồn nhiên của Sương lúc này. Tôi đang lo cho đêm nay, tôi và Sương sẽ làm gì đây cho hết đêm dài. Và sáng mai, khi trở lại Bến Kéo, tôi phải ăn làm sao nói làm sao với Thường về cái đêm mông lung mà tôi và Sương cùng trầm mình trong đó.
Gã tài xế trở lại với mình mẩy ướt nhem. Gã thò đầu vào cửa xe, la lên.
- Bà con chịu khó vô nhà dân ngủ nhờ đêm nay. Ngày mai, xe sửa xong, mới về Bến Kéo được.
Tiếng la ó nổi lên, át cả tiếng mưa rơi.
- Ê, trả tiền lại đây. Mua vé xe để ngủ bờ ngủ bụi hử?
Đêm vây quanh. Đa số khách đã xuống xe, tản mác các nhà dân. Chỉ còn một số ít ngồi lại, trong đó có tôi và Sương. Sương lục túi xách, đưa tôi tấm ny-lông màu xanh da trời.
- Anh che đỡ. Mình vào trong đó tìm chỗ nghỉ đêm.
Tôi trợn mắt, định nói huỵch tuẹt. Bộ em muốn tôi tới số sao? Thằng Thường nó hay, nó đâm chết cha. Nhưng, tôi bỗng dịu giọng trở lại.
- Anh muốn ngủ ở đây. Có mặt mọi người, thiên hạ sẽ không dị nghị.
Sương chu mỏ lên. Cái má lúm đồng tiền sâu hoắm, xoáy vào tim tôi.
- Ngủ ở đây không được đâu. Muỗi cắn chết. Anh và em vào đó, người ta tưởng là hai vợ chồng. Có gì đâu mà dị nghị.
Tôi chưa kịp phản đối Sương, chợt nghe có tiếng xe gắn máy nổ lụp bụp bên hông cửa xe đò. Một cái đầu trùm áo mưa thò vào, dáo dác ngó.
- Trời ơi! Tôi đi tìm mấy người muốn hụt hơi. Vậy mà mấy người ngồi đây mùi mẫn với nhau, coi được sao?
Tôi chồm lên, chạy lại nắm tay Thường, mừng rỡ.
- May quá, em đến kịp lúc. Anh và Sương không biết làm cách nào để về Bến Kéo đây.
Sương cũng chồm lên, phàn nàn.
- Ê, nói lại nha. Tụi tui bị xui xẻo nên mới ngồi đây, chớ không phải mùi mẫn nha!
Thường nhét hai tấm ny-lông vào hai tay tôi và Sương, rồi la lớn.
- Trùm vô, lên xe. Tôi đi tới Bến Tượng tìm hai người nè. Sợ hai người ngủ bụi ngủ bờ, biết không?
Hiểu tâm trạng của Thường, nên tôi im lặng. Và cứ thế, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường trở về Bến Kéo.
*
* *
Lò đường hôm nay tăng ca, nhờ có những đám mía từ Bến Tượng chở về. Tôi đứng ở cửa sổ ngó qua nhà ẩm thực. Công nhân đang ăn uống ồn ào nơi đó. Dưới hàng cây bên ngoài, có những cặp trò chuyện. Ánh đèn từ lò đường hắt qua, không sáng đủ những hàng cây chạy dài ra khu phố. Và dưới hàng cây om om đó, có bóng một người đang đi về phía phòng trực. Nhưng khi tới phòng tôi, chợt nghe tiếng gõ cửa.
- Ủa, Thường. Em đi đâu giờ này?
- Phòng em đang sửa lại. Cây cối tùm lum. Em muốn qua đây ngủ nhờ.
Tôi chọc Thường.
- Chớ không phải đêm nay Sương trực. Em muốn qua đây để tỏ tình sao?
Thường im lặng. Dưới ánh sáng của ngọn néon, tôi thấy cậu nhỏ nhìn tôi với đôi mắt đăm chiêu, buồn bã. Tôi cố quay đi, né tránh đôi mắt bí hiểm đó. Đôi mắt đang dò thấu tâm can, đang vạch trần những thầm kín trong tôi. Thình lình, Thường nhào tới ôm tôi, đẩy lăn xuống nền giường. Rồi vừa hổn hển, vừa hôn tôi một cách đắm đuối.
- Anh Hoàng, em ...yêu anh. Yêu ...anh lắm, anh biết không?
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ, khiến tôi không biết phải phản ứng thế nào. Mơ hồ, tôi chỉ nghe tiếng mưa rơi tầm tã bên ngoài. Thứ mưa nghịch mùa thường xảy ra ở Bến Kéo, mà Sương thường nói.
Phạm Hồng Ân
(22/01/2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét