Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Ủy ban xã Đông Hưng nguyên là văn phòng làm việc của quận Hiếu Lễ cũ. Phòng ốc còn rất tốt không bị đạn pháo hủy hoại.
Nó gồm một hội trường khá lớn. Bên trong còn có rất nhiều phòng.
Người ta chia ra nào là phòng của bí thư kiêm chủ tịch xã, phó bí thư, thường vụ, ban kinh tài, ban kinh tế mới, phụ nữ, nông hội...
Ban thương nghiệp thì nằm bên khu gia cư cũ còn ban công an thì chiếm hữu cái pháo đài kiên cố của cuộc Cảnh Sát Hiếu Lễ...
Cơ sở thì có đó nhưng người làm việc thì không, các ông cán bộ đang lông nhông đi nhậu hay đang làm việc nhà, khi nào có họp hành thì mới lết tới, còn ngày thường thì bặt vô âm tín.
Những phòng đó đều đóng cửa bỏ không chả có ma nào chăm sóc.
Còn cái phòng có 3 chiếc giường sắt là phòng của phó bí thư chỉ dùng để nghỉ trưa chứ không phải dùng để làm việc.
Sau cuộc họp Long được cho ở tạm trong cái phòng đó, ăn uống tắm giặt thì ké nhờ bên dân y...
Long đang nằm gác tay lên trán suy nghĩ xem sẽ bắt đầu làm cái gì cho những ngày sắp đến thì cô Tuyết sang:
- Mời anh thầy giáo qua ăn cơm. Chúng em đã dọn sẵn rồi. Hôm nay có mặt đầy đủ bá quan văn võ trong ban vui lắm...
Cô Tuyết lúc đầu tham gia cách mạng 30 thì làm thư ký cho ông Tám Tàng trưởng ban kinh tế mới.
Mấy tháng trước đó chánh quyền trung ương đã đày vô kinh Hãn hơn 150 gia đình từ các tỉnh thành đến đây để xây dựng vùng kinh tế mới cho xã Đông Hưng.
Cô Tuyết được Tám Tàng chọn trong số dân kinh tế mới đó.
Nhưng sau mấy lần phát gạo và dụng cụ làm rẫy như leng, cuốc... thì ban kinh tế mới không làm thêm được việc gì khác nữa nên cô Tuyết xin chuyển qua dân y học làm cô mụ vườn đỡ đẻ để gia đình cô được ưu tiên mua nhu yếu phẩm và cũng để dễ dàng xin giấy phép đi đường mỗi khi gia đình muốn trở lại Sài Gòn có việc cần.
Dân y lúc đó có lẽ là một cơ quan duy nhất không bị dân vùng giải phóng ghét bỏ bởi vì chỉ có dân y là giúp ích được cho bà con nông thôn mà thôi.
Từ chuyện Vũ có thể chữa khỏi những người bị té trật khớp hay băng bó các vết thương nhỏ cho tới các cô mụ trẻ đỡ đẻ cho dân chúng, còn họ có thu tiền công hay không thì thiệt tình Long không biết...
Cơ quan dân y nằm ngay giữa trường Đông Hưng và ủy ban xã. Là gạch nối và cũng là người bạn đầu tiên khi Long đến đó...
Đông Hưng ngoài việc sản xuất lúa gạo, khóm, thì trong rừng tràm mật ong, tôm cá, rắn rùa... nhiều vô số kể, bữa ăn ra mắt rất là phong phú.
Canh chua thơm, cá lóc kho, lươn um rau ngổ y như là một bữa tiệc lớn...
Trong hơn 2 tháng đầu ăn nhờ ở đậu bên dân y tuy chị Được có cho biết mỗi buổi ăn chung thì được ghi sổ tính tiền là 25 xu. Còn khi nào về trễ mà lục cơm nguội hoặc tự động nấu ăn thì miễn tiền tuy nhiên vì Long bận đi xây trường nên cũng ít khi ghé lại đúng giờ cơm...
Chiều ngày 2 tháng giêng 1976 Long mời tất cả anh chị em giáo viên hiện có mặt ở chợ Thứ 11 để nói chuyện và tìm hiểu tình hình.
Đa số các cô thầy giáo không có học trò để dạy đã bỏ đi tứ tán.
Chín ấp của xã Đông Hưng chỉ khai giảng một điểm trường duy nhất tại chợ thứ 11 với 5 lớp học và 6 cô thầy đang có mặt, họ chỉ dạy cầm chừng cho có lệ và cũng chưa hay biết mình đã có lương và được quyền mua nhu yếu phẩm.
Khi mọi người hay tin mình đã có tiền lương mà chưa được lãnh, lại biết Long không phải là cán bộ mà là thầy giáo của chế độ cũ thì sự xa cách mất dần, nhất là cô Hoa:
- Anh hồi trước có dạy ở trường Kiên An hả. Nhỏ em út của em cũng học ở đó cho đến bây giờ. Hổng biết anh có dạy lớp nó không dzậy?
- Em cô tên gì? Nói thử xem coi tôi có nhớ không. Trường đó cũng ít học sinh lắm.
Cô Hoa cười cười trả lời:
- Nó tên Huỳnh trước ngày giải phóng đang học lớp 8. Nhà tụi em ở phía bên sông kế nhà máy xay lúa. Còn em lúc đó đang học lớp 11 ở trường Kiên Thành.
- Phải cái con bé có hai cái lúm đồng tiền và hai cái răng khểnh mà đẹt ngắt nhỏ xíu người y như ốc tiêu không?
Cô Hoa cười lớn:
- Nó hết đẹt rồi anh ơi. Năm nay nó cao gần bằng em rồi đó, hiện nay vẫn còn đang học lớp 9 ở trên chợ thứ Ba. Nó mà hay tin em dạy chung trường với thầy nó thế nào nó cũng xuống thăm anh...
Không khí vui vẻ bắt đầu người nầy giới thiệu về mình một ít người kia lại nói về đời sống hiện tại đôi câu, 7 người đang tào lao sôi nổi thì có một anh chàng cao lớn lêu nghêu như cây tre miễu bước vào phòng học:
- Xin hỏi anh nào là hiệu trưởng mới tới dzậy?
- Tôi đây. Anh tìm có việc gì?
Để cái ba-lô xuống nền anh ta ngồi xuống bàn kế bên Đô rồi mới thông thả trả lời:
- Tôi là Đức vừa mới được phòng giáo dục phân công về đây. Vậy hôm nay cho tôi xin trình diện luôn nghen.
Anh ta định móc bóp tìm giấy bổ nhiệm thì Long xua tay:
- Khỏi trình giấy tờ làm chi cho mệt. Tự giới thiệu sơ qua về mình với các bạn ở đây là được rồi. Tụi tôi cũng vừa ra mắt nhau tự nãy giờ nhưng mà có anh tới thì chúng ta giới thiệu lại lần nữa cho nhớ nghen...
Rồi chàng chỉ từng người một tóm tắt:
- Người ngồi kế anh là Đô đang dạy lớp 2 tiếp theo Hoàng dạy lớp 1 . Đầu bàn bên kia cô Định lớp 1. Cô Đào lớp 2.
Bàn thứ nhì cô Nga dạy lớp 3 còn kế bên đó là cô Hoa chưa có học sinh để dạy. Tất cả là dân Rạch Giá đều học khóa 1 sư phạm cấp tốc.
Nghe nói còn hơn chục người nữa mà họ đã đi tứ tán đâu đó tôi không rõ.
Còn tôi là giáo viên lưu dụng của chế độ cũ trước dạy ở Xẻo Rô.
Đức đứng dậy nhìn tất cả các bạn mới rồi thông thả nói về mình:
- Anh thì trước khi đi Tư Thọ đã cho biết sơ qua rồi mà hồi trước tui cũng nghe tên anh chỉ chưa biết mặt thôi. Tui học khóa 10 SPVL ra trường được cho về Đông Thái cách chợ Thứ Ba chừng 4 cây số, hồi đó nó là vùng sôi đậu lại không có thanh tra xuống mà lại là cái trường sơ cấp có 2 người tui và Tám Thông cùng khóa nên tụi tui cũng chưa có thu học trò để dạy ngày nào hết mà cùng nhau về ở chợ Thứ Ba nằm chơi thôi.
Sau 30/4 tụi tui về nhà định lặn luôn ở nhà nhưng mấy hôm trước đám cán bộ địa phương thấy tui ở không thì định bắt đi thanh niên xung phong.
Bà già hoảng quá kêu tui trở lại chỗ cũ trình diện xem thử coi người ta có nhận lại không. May quá anh Tư Thọ cho tui xuống đây giúp anh.
Hoàng vỗ tay reo lên:
- Vậy là 8 người mình cùng phe với nhau rồi, hổng có lọt tay cách mạng 30 nào vô đây hết. Hổm rày tụi nầy như rắn không đầu mấy hôm trước về nhà nghe mấy đứa bạn dạy ở Gò Quao được lãnh lương rồi mà tui không dám tới phòng Giáo dục, vậy phiền anh Long giúp dùm coi.
Mấy cô giáo đồng loạt nhao nhao lên:
- Phải đó, phải đó. Có thực mới giựt được đạo bụng đói thì làm sao mà có tinh thần dạy dỗ nổi...
- Đi lãnh lương và mua nhu yếu phẩm cho các bạn chuyện đó là tất nhiên phải làm rồi. Nhưng nhiệm vụ mà huyện ủy và phòng giáo dục giao cho tôi còn quan trọng hơn nhiều mình phải làm được một chút gì để lấy điểm tốt rồi muốn đòi hỏi hay có yêu sách thêm thì họ mới cho, chưa gì đã trở về phòng đòi lương rồi thì khó coi quá.
Ngưng một chút Long tiếp. Tôi có đề nghị nầy:
- Chúng ta họp sức xây dựng 1 điểm trường mới khi khai giảng xong tôi sẽ về phòng đòi truy lãnh tiền lương 2 tháng cho các bạn cũng như đòi luôn nhu yếu phẩm. Còn người nào hiện tại không có mặt ở nhiệm sở thì các bạn nào có quen làm ơn thông báo cho họ trở lại đây. Trong vòng tuần lễ tới nếu không đến tôi sẽ báo cáo bỏ nhiệm sở và xin tốp khác về đây để thế chỗ vì trên phòng còn có rất nhiều người ở không chưa có lớp để dạy.
Đô vọt miệng nói liền:
- Vậy cũng tốt nhưng mấy đứa kia lời quá về nhà ở không mà được 2 tháng lương còn tụi nầy ở đây bị muỗi cắn chết bà mà có khá hơn gì đâu...
Long tức cười quá:
- Ai nói với bạn họ sẽ được truy lãnh 2 tháng lương? Nếu về trình diện liền hổng biết lãnh được nhu yếu phẩm không nữa chứ ở đó mà đòi 2 tháng lương...
- Còn tui thì sao? Đức hỏi.
- Anh à! Ngày mai anh cùng tôi và vài bạn nữa lên Thứ 10 vận động cất trường chứ còn sao mà hỏi...
- Hổng phải vụ đó. Có được lãnh lương như mấy người kia hông???
Long cười lớn:
- Cha không đi trình diện đúng ngày mà để trễ hết mấy tháng trời, người ta không bắt đi thanh niên xung phong là hên lắm rồi, còn đòi truy lãnh lương nữa thì thiệt tình tôi phục ông sát đất à nghen. Thôi đi theo tui qua bên dân y xin ăn ké cơm chiều nay đỡ đi.
Cô Hoa lên tiếng mời:
- Hay là 2 anh đến nhà anh ba tôi ăn cơm chiều nay đi...
Đức chộp liền:
- Vậy thì tốt quá xin cám ơn cô, nói thiệt nghen tui ớn mấy cha nội đó lắm.
- Vậy cũng được anh theo cô Hoa đi còn tôi thì có chỗ ăn chỗ ở rồi. Nếu ngoài đó xin ở nhờ được thì tốt còn nếu không được cho dù anh có ớn tới tận óc o cũng phải trở vô ủy ban xã mà ngủ. Sáng mai chúng ta bắt đầu khởi hành. Lớp của thầy Đô nhờ cô Đào chạy qua chạy lại xem dùng rồi dặn tụi nhỏ đổi buổi chiều mà học cho tới khi nào khai giảng điểm trường ở Thứ 10 thì tất cả trở lại như tình hình cũ hiện nay, còn lớp của thầy Hoàng thì cô Định cũng làm y vậy nghen...
(Xin mời xem tiếp kỳ 18)
Lanh Nguyễn
Ủy ban xã Đông Hưng nguyên là văn phòng làm việc của quận Hiếu Lễ cũ. Phòng ốc còn rất tốt không bị đạn pháo hủy hoại.
Nó gồm một hội trường khá lớn. Bên trong còn có rất nhiều phòng.
Người ta chia ra nào là phòng của bí thư kiêm chủ tịch xã, phó bí thư, thường vụ, ban kinh tài, ban kinh tế mới, phụ nữ, nông hội...
Ban thương nghiệp thì nằm bên khu gia cư cũ còn ban công an thì chiếm hữu cái pháo đài kiên cố của cuộc Cảnh Sát Hiếu Lễ...
Cơ sở thì có đó nhưng người làm việc thì không, các ông cán bộ đang lông nhông đi nhậu hay đang làm việc nhà, khi nào có họp hành thì mới lết tới, còn ngày thường thì bặt vô âm tín.
Những phòng đó đều đóng cửa bỏ không chả có ma nào chăm sóc.
Còn cái phòng có 3 chiếc giường sắt là phòng của phó bí thư chỉ dùng để nghỉ trưa chứ không phải dùng để làm việc.
Sau cuộc họp Long được cho ở tạm trong cái phòng đó, ăn uống tắm giặt thì ké nhờ bên dân y...
Long đang nằm gác tay lên trán suy nghĩ xem sẽ bắt đầu làm cái gì cho những ngày sắp đến thì cô Tuyết sang:
- Mời anh thầy giáo qua ăn cơm. Chúng em đã dọn sẵn rồi. Hôm nay có mặt đầy đủ bá quan văn võ trong ban vui lắm...
Cô Tuyết lúc đầu tham gia cách mạng 30 thì làm thư ký cho ông Tám Tàng trưởng ban kinh tế mới.
Mấy tháng trước đó chánh quyền trung ương đã đày vô kinh Hãn hơn 150 gia đình từ các tỉnh thành đến đây để xây dựng vùng kinh tế mới cho xã Đông Hưng.
Cô Tuyết được Tám Tàng chọn trong số dân kinh tế mới đó.
Nhưng sau mấy lần phát gạo và dụng cụ làm rẫy như leng, cuốc... thì ban kinh tế mới không làm thêm được việc gì khác nữa nên cô Tuyết xin chuyển qua dân y học làm cô mụ vườn đỡ đẻ để gia đình cô được ưu tiên mua nhu yếu phẩm và cũng để dễ dàng xin giấy phép đi đường mỗi khi gia đình muốn trở lại Sài Gòn có việc cần.
Dân y lúc đó có lẽ là một cơ quan duy nhất không bị dân vùng giải phóng ghét bỏ bởi vì chỉ có dân y là giúp ích được cho bà con nông thôn mà thôi.
Từ chuyện Vũ có thể chữa khỏi những người bị té trật khớp hay băng bó các vết thương nhỏ cho tới các cô mụ trẻ đỡ đẻ cho dân chúng, còn họ có thu tiền công hay không thì thiệt tình Long không biết...
Cơ quan dân y nằm ngay giữa trường Đông Hưng và ủy ban xã. Là gạch nối và cũng là người bạn đầu tiên khi Long đến đó...
Đông Hưng ngoài việc sản xuất lúa gạo, khóm, thì trong rừng tràm mật ong, tôm cá, rắn rùa... nhiều vô số kể, bữa ăn ra mắt rất là phong phú.
Canh chua thơm, cá lóc kho, lươn um rau ngổ y như là một bữa tiệc lớn...
Trong hơn 2 tháng đầu ăn nhờ ở đậu bên dân y tuy chị Được có cho biết mỗi buổi ăn chung thì được ghi sổ tính tiền là 25 xu. Còn khi nào về trễ mà lục cơm nguội hoặc tự động nấu ăn thì miễn tiền tuy nhiên vì Long bận đi xây trường nên cũng ít khi ghé lại đúng giờ cơm...
Chiều ngày 2 tháng giêng 1976 Long mời tất cả anh chị em giáo viên hiện có mặt ở chợ Thứ 11 để nói chuyện và tìm hiểu tình hình.
Đa số các cô thầy giáo không có học trò để dạy đã bỏ đi tứ tán.
Chín ấp của xã Đông Hưng chỉ khai giảng một điểm trường duy nhất tại chợ thứ 11 với 5 lớp học và 6 cô thầy đang có mặt, họ chỉ dạy cầm chừng cho có lệ và cũng chưa hay biết mình đã có lương và được quyền mua nhu yếu phẩm.
Khi mọi người hay tin mình đã có tiền lương mà chưa được lãnh, lại biết Long không phải là cán bộ mà là thầy giáo của chế độ cũ thì sự xa cách mất dần, nhất là cô Hoa:
- Anh hồi trước có dạy ở trường Kiên An hả. Nhỏ em út của em cũng học ở đó cho đến bây giờ. Hổng biết anh có dạy lớp nó không dzậy?
- Em cô tên gì? Nói thử xem coi tôi có nhớ không. Trường đó cũng ít học sinh lắm.
Cô Hoa cười cười trả lời:
- Nó tên Huỳnh trước ngày giải phóng đang học lớp 8. Nhà tụi em ở phía bên sông kế nhà máy xay lúa. Còn em lúc đó đang học lớp 11 ở trường Kiên Thành.
- Phải cái con bé có hai cái lúm đồng tiền và hai cái răng khểnh mà đẹt ngắt nhỏ xíu người y như ốc tiêu không?
Cô Hoa cười lớn:
- Nó hết đẹt rồi anh ơi. Năm nay nó cao gần bằng em rồi đó, hiện nay vẫn còn đang học lớp 9 ở trên chợ thứ Ba. Nó mà hay tin em dạy chung trường với thầy nó thế nào nó cũng xuống thăm anh...
Không khí vui vẻ bắt đầu người nầy giới thiệu về mình một ít người kia lại nói về đời sống hiện tại đôi câu, 7 người đang tào lao sôi nổi thì có một anh chàng cao lớn lêu nghêu như cây tre miễu bước vào phòng học:
- Xin hỏi anh nào là hiệu trưởng mới tới dzậy?
- Tôi đây. Anh tìm có việc gì?
Để cái ba-lô xuống nền anh ta ngồi xuống bàn kế bên Đô rồi mới thông thả trả lời:
- Tôi là Đức vừa mới được phòng giáo dục phân công về đây. Vậy hôm nay cho tôi xin trình diện luôn nghen.
Anh ta định móc bóp tìm giấy bổ nhiệm thì Long xua tay:
- Khỏi trình giấy tờ làm chi cho mệt. Tự giới thiệu sơ qua về mình với các bạn ở đây là được rồi. Tụi tôi cũng vừa ra mắt nhau tự nãy giờ nhưng mà có anh tới thì chúng ta giới thiệu lại lần nữa cho nhớ nghen...
Rồi chàng chỉ từng người một tóm tắt:
- Người ngồi kế anh là Đô đang dạy lớp 2 tiếp theo Hoàng dạy lớp 1 . Đầu bàn bên kia cô Định lớp 1. Cô Đào lớp 2.
Bàn thứ nhì cô Nga dạy lớp 3 còn kế bên đó là cô Hoa chưa có học sinh để dạy. Tất cả là dân Rạch Giá đều học khóa 1 sư phạm cấp tốc.
Nghe nói còn hơn chục người nữa mà họ đã đi tứ tán đâu đó tôi không rõ.
Còn tôi là giáo viên lưu dụng của chế độ cũ trước dạy ở Xẻo Rô.
Đức đứng dậy nhìn tất cả các bạn mới rồi thông thả nói về mình:
- Anh thì trước khi đi Tư Thọ đã cho biết sơ qua rồi mà hồi trước tui cũng nghe tên anh chỉ chưa biết mặt thôi. Tui học khóa 10 SPVL ra trường được cho về Đông Thái cách chợ Thứ Ba chừng 4 cây số, hồi đó nó là vùng sôi đậu lại không có thanh tra xuống mà lại là cái trường sơ cấp có 2 người tui và Tám Thông cùng khóa nên tụi tui cũng chưa có thu học trò để dạy ngày nào hết mà cùng nhau về ở chợ Thứ Ba nằm chơi thôi.
Sau 30/4 tụi tui về nhà định lặn luôn ở nhà nhưng mấy hôm trước đám cán bộ địa phương thấy tui ở không thì định bắt đi thanh niên xung phong.
Bà già hoảng quá kêu tui trở lại chỗ cũ trình diện xem thử coi người ta có nhận lại không. May quá anh Tư Thọ cho tui xuống đây giúp anh.
Hoàng vỗ tay reo lên:
- Vậy là 8 người mình cùng phe với nhau rồi, hổng có lọt tay cách mạng 30 nào vô đây hết. Hổm rày tụi nầy như rắn không đầu mấy hôm trước về nhà nghe mấy đứa bạn dạy ở Gò Quao được lãnh lương rồi mà tui không dám tới phòng Giáo dục, vậy phiền anh Long giúp dùm coi.
Mấy cô giáo đồng loạt nhao nhao lên:
- Phải đó, phải đó. Có thực mới giựt được đạo bụng đói thì làm sao mà có tinh thần dạy dỗ nổi...
- Đi lãnh lương và mua nhu yếu phẩm cho các bạn chuyện đó là tất nhiên phải làm rồi. Nhưng nhiệm vụ mà huyện ủy và phòng giáo dục giao cho tôi còn quan trọng hơn nhiều mình phải làm được một chút gì để lấy điểm tốt rồi muốn đòi hỏi hay có yêu sách thêm thì họ mới cho, chưa gì đã trở về phòng đòi lương rồi thì khó coi quá.
Ngưng một chút Long tiếp. Tôi có đề nghị nầy:
- Chúng ta họp sức xây dựng 1 điểm trường mới khi khai giảng xong tôi sẽ về phòng đòi truy lãnh tiền lương 2 tháng cho các bạn cũng như đòi luôn nhu yếu phẩm. Còn người nào hiện tại không có mặt ở nhiệm sở thì các bạn nào có quen làm ơn thông báo cho họ trở lại đây. Trong vòng tuần lễ tới nếu không đến tôi sẽ báo cáo bỏ nhiệm sở và xin tốp khác về đây để thế chỗ vì trên phòng còn có rất nhiều người ở không chưa có lớp để dạy.
Đô vọt miệng nói liền:
- Vậy cũng tốt nhưng mấy đứa kia lời quá về nhà ở không mà được 2 tháng lương còn tụi nầy ở đây bị muỗi cắn chết bà mà có khá hơn gì đâu...
Long tức cười quá:
- Ai nói với bạn họ sẽ được truy lãnh 2 tháng lương? Nếu về trình diện liền hổng biết lãnh được nhu yếu phẩm không nữa chứ ở đó mà đòi 2 tháng lương...
- Còn tui thì sao? Đức hỏi.
- Anh à! Ngày mai anh cùng tôi và vài bạn nữa lên Thứ 10 vận động cất trường chứ còn sao mà hỏi...
- Hổng phải vụ đó. Có được lãnh lương như mấy người kia hông???
Long cười lớn:
- Cha không đi trình diện đúng ngày mà để trễ hết mấy tháng trời, người ta không bắt đi thanh niên xung phong là hên lắm rồi, còn đòi truy lãnh lương nữa thì thiệt tình tôi phục ông sát đất à nghen. Thôi đi theo tui qua bên dân y xin ăn ké cơm chiều nay đỡ đi.
Cô Hoa lên tiếng mời:
- Hay là 2 anh đến nhà anh ba tôi ăn cơm chiều nay đi...
Đức chộp liền:
- Vậy thì tốt quá xin cám ơn cô, nói thiệt nghen tui ớn mấy cha nội đó lắm.
- Vậy cũng được anh theo cô Hoa đi còn tôi thì có chỗ ăn chỗ ở rồi. Nếu ngoài đó xin ở nhờ được thì tốt còn nếu không được cho dù anh có ớn tới tận óc o cũng phải trở vô ủy ban xã mà ngủ. Sáng mai chúng ta bắt đầu khởi hành. Lớp của thầy Đô nhờ cô Đào chạy qua chạy lại xem dùng rồi dặn tụi nhỏ đổi buổi chiều mà học cho tới khi nào khai giảng điểm trường ở Thứ 10 thì tất cả trở lại như tình hình cũ hiện nay, còn lớp của thầy Hoàng thì cô Định cũng làm y vậy nghen...
(Xin mời xem tiếp kỳ 18)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét