Tùy bút "Đặc Biệt" của Thầy Nguyễn Ngọc Hoàng
Thường tôi ăn buổi trưa tại phòng làm việc, đơn giản và nhanh. “Anh ăn thiếu dinh dưỡng như thế này, làm sao mà làm việc cho nổi”, bà xã luôn cằn nhằn. Hơn mấy chục năm qua, tôi không thấy có vấn đề hay sụt cân gì cả. Nhiều lần K. Hoa chuẩn bị đồ ăn trưa cho tôi mang theo, đúng tiêu chuẩn “dinh dưỡng” thì chiếc bàn làm việc của tôi không đủ diện tích để bày ra! “Sau khi ăn trưa kiểu em, anh chỉ lăn ra ngủ, chớ làm việc gì nữa. Hoặc là khiêng luôn cái bếp của em vô hãng cho tiện”, tôi cười qua điện thoại. Bà xã im lặng, không đồng tình. Bà ấy đang suy nghĩ đến kế hoach số 2. “Mỗi tuần ít nhất một lần, em đến chở anh đi ăn trưa”, quyết định tối hậu, không bàn cải. Gần chỗ làm của tôi có một tiệm phở “Phở Số Một” (Pho’s Number 1), khoảng 20 phút lái xe. Vậy là mỗi tuần tôi được ăn một tô “đặc biệt” còn K. Hoa thì chỉ có 2 cuốn gỏi cuốn. Mấy tháng trôi qua, tôi không nhích được “gram” nào, bà xã có dấu hiệu nhích cân theo chiều kim đồng hồ..! Tôi thường an ủi: “Em có chiều cao, mập mạp thêm chút có sao đâu. Đở tốn tiền mua mền điện mùa đông”. Bà xã ngoảnh mặt, chẳng thèm hưởng ứng, lại tính hay “giận” bẩm sinh.
Buổi sáng mùa hè năm ngoái (thứ tư cuối tháng 7, 20017), vào khoảng hơn 9 giờ, đang làm việc tôi chợt cảm thấy luồng ớn lạnh chạy dọc theo xương sống và mất năng lượng nhanh chóng. Tin tưởng vào sức khỏe mình, tôi cố gượng chịu đựng và uống 1 viên Tylenol với nhiều nước nóng, mong sẽ vượt qua. Một giờ trôi qua, cơ thể càng yếu hơn, cơn lạnh càng lạnh. Tôi biết mình không thể tiếp tục công việc và cần phải về nhà nghỉ ngơi. Gửi tin nhắn nhanh trực tiếp cho xếp, tôi không được khỏe và muốn về nhà nghỉ ngơi. Tôi rời công ty và lái xe về nhà, không báo cho bà xã hay (sợ K. Hoa hốt hoảng, lo lắng quá đáng). “Anh không được khỏe. Chắc chỉ cần ngủ một giấc là khỏe lại”, tôi nói với vợ rồi vào phòng ngủ. Choàng tỉnh dậy, cơ thể tôi nóng rực và đầy mồ hôi. Cổ họng đau, cơ thể thật mệt mỏi và mất hết năng lượng, chắc chắn là tôi bị “cúm” (flu). Uống thêm 2 viên Tylenol, tôi báo cho bà xã tình hình. Nhìn bộ dạng tôi, bà xã vội gọi bác sĩ gia đình lấy hẹn khám cho ngày mai. Không phản đối vì công việc trong hãng, tôi chỉ có thể nghỉ bệnh nằm nhà vài ba ngày là cùng.
Sau khi khám tổng quát, đặt vài câu hỏi bác sĩ gia đình cũng khám định giống tôi: “cúm” (flu). Ngoài Tylenol, tôi được bác sĩ cho thêm một loại thuốc kháng sinh (antibiotic) mỗi ngày 2 viên trong vòng 7 ngày. Tôi bắt đầu cảm thấy không muốn ăn, chỉ uống nước trái cây và sữa đặc pha nóng. Bước sang ngày thứ tư (thứ Bảy cuối tuần), cũng không có biến chuyển gì tốt, bà xã nấu nồi xông (nước nóng và mấy lát gừng tươi) để tôi tắm hơi. Khi cởi đồ trùm chiếc mền nhỏ, tôi phát giác dưới bụng phần ngang thắt long có nổi những vệt lốm đốm màu đỏ. Nghĩ rằng có thể do mình nằm nghiêng lâu bụng hằn những vết đỏ này, nên không quan tâm. Đến chiều hôm đó, những vệt đỏ phần bụng sậm màu hơn và lan dần rộng ra. K. Hoa vừa nhìn thấy: ”Phải đi vào phòng cấp cứu bệnh viện ngay!”.
Khoảng 6 giờ chiều tôi được đưa vào phòng cấp cứu (emergency room) bệnh viện Duke và lập tức bị cách ly. Tất cả bác sĩ, y tá đều phải mang bao tay và khẩu trang khi vào phòng khám. Ba mươi phút sau khi thử nghiệm hàng loạt máu, kết quả tôi bị tấn công bởi một loại siêu vi-khuẩn siêu vi (superbug virus). Chưa đầy một giờ sau đó, tôi trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, nghe loáng thoáng các bác sĩ cho hay: tim, gan và thận bị suy trầm trọng (serious heart/kidney/live failure) do sự tấn công của loại siêu vi khuẩn. Nhịp tim tôi xuống thấp và phải thở bằng dưỡng khí. Ngoài cả hai cánh tay chuyền dịch, kháng sinh (antibiotic) và trợ thận, gan, bác sĩ quyết định cắt động mạch chủ ở cổ để đưa thuốc trợ vào tim gần nhất. Trong suốt khoảng thời gian này, K. Hoa không được vào gặp tôi.
Hơn nửa đêm, tôi được chuyển lên ICU (Intensive Care Unit – Đơn vị chăm sóc đặc biệt). Chiếc đồng treo tường chỉ 2:15 sáng và K. Hoa được vào gặp tôi (sau 6 tiếng ngồi đợi bên ngoài), dĩ nhiên cũng phải mang khẩu trang và bao tay. Gần 4 giờ sáng thì một nhóm 4 bác sĩ vào với nét mặt “khẩn trương”. Một bác sĩ giới thiệu là trưởng phòng, rất cân nhắc, ra dấu cho bà xã đến gần và hỏi tôi: “Đây chỉ là cân hỏi theo thủ tục, mong ông bà hiểu cho. Ông Nguyễn, nếu tim ông ngừng đập, ông có đồng ý để chúng tôi dùng defibrillator (máy kích thử rung tim) không? Mong ước của ông sẽ được vợ ông làm chứng và ghi vào hồ sơ bệnh viện”. Tôi nhìn vào mắt K. Hoa, thoáng chút suy nghĩ và nói nhanh: “Không. Khi tim tôi ngừng đập, xin các ông đừng dùng máy ‘defibrillator’. Hãy để tôi ra đi!”. “Ông đã chắc chắn”. Tôi gật đầu. Tất cả chừng như diễn ra quá nhanh. Bình thường bà xã dễ nhanh nước mắt, nhưng đêm nay ánh mắt thật tĩnh táo, khô ráo và lặng yên chịu đựng. Mới biết sự lặng yên chịu đựng còn to lớn, đáng sợ hơn tiếng khóc! Sau khi bà xã ký vào phần làm chứng, các bác sĩ rời phòng. Tôi ra dấu cho K. Hoa lấy giấy và viết. Không hiểu sao cơ thể tưởng như cạn sức, nhưng tinh thần tôi rất tỉnh táo vá sáng suốt. Tôi báo cho bà xã ghi lại mật khẩu quỹ hưu trí, bảo hiểm nhân thọ của công ty,..v..v.. Đồng thời dặn K. Hoa chỉ gọi báo tin cho con gái về tình trạng sức khỏe của tôi, nhưng đừng báo tin cho con trai, hiện đang công tác tại Thái Lan, trừ trường hợp tôi “ra đi”. Cũng may K. Hoa nắm giữ hầu hết các khoản mục tài chính nên mọi việc diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Chừng 20 phút sau, một nữ bác sĩ trong cách ăn mặc của mục sư, tay cầm kinh thánh bước vào. Bà giới thiệu là bác sĩ đại diện cho hội thánh Tin Lành của bệnh viện và tôi có cần giúp đỡ gì về mặt tinh thần của hội thánh. K. Hoa trả lời ngay, chúng tôi là tín đồ Phật giáo và cám ơn sự quan tâm tinh thần của bà. Rằng chúng tôi thật sự không cần gì hơn trong lúc này. Bà tế nhị chúc lành và từ giã chúng tôi.
Dây nhợ “chằn chịt” cùng khắp cơ thể từ cổ, hai tay và cả dưới chân khiến tôi khó khăn chuyển người. Tiếng động, vệt sáng lóe tôi như bừng ra khỏi cơn mê. Đôi mắt khô cứng, nặng nề tôi thấy hơi thở mình nhẹ và bồng bềnh. Hai người y tá bước vào, trao đổi, ghi chép và kiểm soát các máy đo nhịp tim và áp suất máu. Họ đang bàn giao ‘ca’. Đồng hồ tường chỉ 6 giờ 15 sáng, đã qua một đêm “Tôi nghĩ ông ấy không qua khỏi hôm nay”, tiếng của người y tá tôi loáng thoáng nghe được. Thật sự cái chết là đây sao, thanh thản và nhẹ tênh? Tôi chỉ còn không quá 24 giờ đồng hồ nữa để sống, để tồn tại và để nhận thức. Mọi hình ảnh trong tôi chừng như sáng lờ mờ không rõ nét. Khuôn mặt K. Hoa tối đêm qua và ngày đầu mới gặp như chồng chất lên nhau. Ngôi nhà tôi đang sống ẩn hiện với dãy nhà thầy cô nột trú của trường cấp 3 Rạch Sỏi. Ngôi nhà nằm bên con sông chảy hiển hòa của nội như trộn lẫn căn gác trú của tôi ở con hẽm Sài-gòn. Khuôn mặt mẹ tôi lờ mờ, lẫn lộn với nét mặt nghiêm khắc của nội. Nụ cười rạng rỡ của chị Lệ trên khuôn mặt soan dài thật đẹp của T.H. Buổi chiều bến Trống gió hắt hiu thổi bay bay từng sợi tóc tuôn dài và đôi mắt biết nói vời vợi của T.D. Tất cả như những đoạn phim ngắn, chập chờn rồi lùi sâu vào phía sau màn sương lờ mờ sáng tỏa...
Trong cơn chập chờn ý thức, tôi thấy một nhóm bác sĩ vào phòng. “Chào ông Nguyễn! Ông cảm thấy thế nào sáng hôm nay”, người bác sĩ trưởng nhóm ra dấu chào tôi, rồi không đợi tôi phản ứng, ông kéo chiếc mền dưới chân. Nhóm bác sĩ chụm lại nhìn, có người dung điện thoại chụp hình. Tôi đoán thầm, chắc những vệt bầm tím sậm đã lan đến bàn chân cũng giống như hai bàn tay. “Vẫn chưa có kết quả chắc chắn thử nghiệm máu của ông ấy. Nhưng chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của loại siêu vi-khuẩn siêu vi (superbug virus) này đã tấn công đến nội tạng như tim, thận và gan ông Nguyễn. Song song với việc truy tầm loại siêu vi khuẩn là sự phục hồi chức năng của các bộ phận nội tạng bị xâm nhập”, ông vừa nói vừa quan sát các sơ đồ trên hai máy đo nhịp tim và áp suất máu. Đúng lúc bà xã và con gái tôi bước vào. Hai mắt K. Hoa khô đỏ. Với khuôn mặt căng thẳng, con gái tôi trao đổi với nhóm bác sĩ. Tất cả nói nhanh và nhỏ, nên tôi không nghe được gì. Sau đó cả nhóm kéo nhau ra ngoài hành lang, có lẽ tiếp tục trao đổi về tình trạng sức khỏe của tôi và không muốn cho bệnh nhân nghe. Tất cả trở nên vô nghĩa, chỉ còn những nhịp thở rời rạc và nhẹ thênh của tôi. Hơn sáu mươi năm thoáng chốc mà cũng đăng đẳng trôi xuôi. Đã có bao nhiêu nuối tiếc, bao nhiêu ngậm ngùi? Đã có bao nhiêu được mất, bao nhiêu vui buồn, hạnh ngộ? Tất cả thật sự vô nghĩa, thật sự vô nghĩa khi những hơi thở mong manh này ngừng lại, chấm dứt. Chung quanh tôi là cả một thế giới nhưng cũng không còn ai? Vài mảnh sáng chập chờn, loáng thoáng rồi trĩu nặng, biến tan.
Tôi chợt ý thức được nhiều tiếng động. Trước mắt tôi lờ mờ vài khuôn mặt bác sĩ, K. Hoa, bé Loan và y tá đang làm gì đó bên ống truyền dịch. “Chào ông Nguyễn, chúng tôi có tin tốt cho ông”, giọng nói từ vị bác sĩ trưởng khoa đứng chính giữa. Có lẽ đã chợp mắt đôi chút nên tôi thấy tỉnh táo hơn. “Chúng tôi đã có kết quả thử nghiệm và được chính thức xác định. Ông đã bị loại vi khuẩn gọi tắt RMSF (Rocky Mountain Spotted Fever), là dịch bệnh tương đối hiếm gặp do loại siêu vi khuẩn lây lan từ vết cắn hoặc truyền sang trên con bọ ve. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh với loại vi khuẩn RMSF sẽ bị nóng sốt và phát ban mang đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh thích nghi”, ông nói và giải thích cho vài bác sĩ chung quanh ghi chép. “Trong vòng 48 tiếng đồng tới, ông sẽ không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thực phẩm dinh dưỡng và nước sẽ được truyền qua dịch, đây là điều kiện duy nhất để thuốc kháng sinh RMSF phát huy công dụng của nó”, vị bác sĩ trưởng dặn dò bà xã và con gái tôi.
Sau ba ngày nằm trong ICU (Intensive Care Unit – Đơn vị chăm sóc đặc biệt), các vết ban bầm nhạt dần, tim, gan, và thận của tôi bắt đầu phục hồi. Tất cả quần áo, vật dụng cá nhân của tôi đều được bệnh viện hủy bỏ. Cũng theo lời khuyên và hướng dẫn của bệnh viện, bà xã hủy bỏ tất cả mền, áo gối, tấm dra trải giường ngủ... lau chùi toàn bộ vật dụng chung quanh tôi đã xữ dụng bằng thuốc khử trùng mạnh. Tôi được dời ra phòng bệnh thường và ở đó thêm năm ngày nữa trước khi được xuất viện. Hơn một tháng theo dõi, tiếp tục trị liệu và dưỡng bệnh ở nhà, tôi đã bước ra từ cõi chết và trở lại công ty làm việc đầu tháng Chín, 2017.
*** *** *** ***
Một năm trôi qua, tôi đã hồi phục hơn 80% và mọi công việc chừng như trở lại “bình thường”. Tuần lễ đầu tiên tôi trở lại công ty làm, bà xã “nhất định” phải sáng lái xe đưa và chiều lái xe đón. Cơn “ác mộng kinh hoàng” khiến K. Hoa trầm tư, ít nói hơn. Việc ăn uống, sinh họat của tôi càng “bị” ba xã kiểm soát chặc chẻ, nhất là việc làm vườn, chăm sóc cây cỏ quanh nhà. Cuộc sống khắp mọi nơi nhưng cái chết cũng cùng khắp ngõ, hiện diện từng sát-na. Cuộc sống quý giá bao nhiêu thì cái chết cũng không có gì đáng sợ. Khác với lúc trong bệnh viện, bây giờ mỗi lần nhắc lại, bà xã đều khóc và chưa dứt khỏi cảm giác của đêm kinh hoàng đó. Đêm mà K. Hoa được nhóm bác sĩ cho hay: “Bà nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất trong 24 giờ tới!”. Mong manh biết chừng nào, chỉ là một làn hơi thở. Mọi ý thức, mọi suy tư, mọi xúc cảm... đều vô nghĩa nếu trái tim bạn ngừng đập, nếu hơi thở thường tình đứt đoạn, không còn. Cái có trong cái không và cái không trong cái có - “Có thời có cả trên đời – Không thời cả thế giới này cũng không”.
Cảm nhận chỉ đến sau trải qua, sống với. Tôi không nghĩ có mẫu số chung cho mọi xúc cảm; kinh nghiệm cuộc sống, ý niệm tha nhân, ngay cả xúc cảm của tình yêu và hạnh phúc. Mỗi một chúng ta là cả một thế giới riêng tư, “hằng hà sa số”, vô thủy vô chung của từng bản ngã vô thường. Hãy trân trọng với thế giới quanh ta. Đã có một lần, hơi thở tôi chừng sắp cạn, trái tim nhỏ trong lồng ngực trái sẽ ngừng ở nhịp cuối cùng. Bất chợt, nhẹ thênh. Không có gì khó nhọc và đáng sợ. Đây là cánh cửa duy nhất mà bất cứ chúng ta là ai cũng phải cuối cùng, bước qua. Nghĩa tử phải chăng là nghĩa tận? Hay chỉ là nghĩa tận của một kiếp người? Thế giới vẫn trường tồn dù có hay không, sự hiện hữu của mỗi một chúng ta? Chừng như cuộc sống và cái chết mãi mãi vẫn là câu hỏi, phải không các bạn? Câu hỏi đó là tất cả những gì tôi trân trọng và yêu quý các bạn vô cùng...
North Carolina, đầu tháng 11/ 2018
NNH
Buổi sáng mùa hè năm ngoái (thứ tư cuối tháng 7, 20017), vào khoảng hơn 9 giờ, đang làm việc tôi chợt cảm thấy luồng ớn lạnh chạy dọc theo xương sống và mất năng lượng nhanh chóng. Tin tưởng vào sức khỏe mình, tôi cố gượng chịu đựng và uống 1 viên Tylenol với nhiều nước nóng, mong sẽ vượt qua. Một giờ trôi qua, cơ thể càng yếu hơn, cơn lạnh càng lạnh. Tôi biết mình không thể tiếp tục công việc và cần phải về nhà nghỉ ngơi. Gửi tin nhắn nhanh trực tiếp cho xếp, tôi không được khỏe và muốn về nhà nghỉ ngơi. Tôi rời công ty và lái xe về nhà, không báo cho bà xã hay (sợ K. Hoa hốt hoảng, lo lắng quá đáng). “Anh không được khỏe. Chắc chỉ cần ngủ một giấc là khỏe lại”, tôi nói với vợ rồi vào phòng ngủ. Choàng tỉnh dậy, cơ thể tôi nóng rực và đầy mồ hôi. Cổ họng đau, cơ thể thật mệt mỏi và mất hết năng lượng, chắc chắn là tôi bị “cúm” (flu). Uống thêm 2 viên Tylenol, tôi báo cho bà xã tình hình. Nhìn bộ dạng tôi, bà xã vội gọi bác sĩ gia đình lấy hẹn khám cho ngày mai. Không phản đối vì công việc trong hãng, tôi chỉ có thể nghỉ bệnh nằm nhà vài ba ngày là cùng.
Sau khi khám tổng quát, đặt vài câu hỏi bác sĩ gia đình cũng khám định giống tôi: “cúm” (flu). Ngoài Tylenol, tôi được bác sĩ cho thêm một loại thuốc kháng sinh (antibiotic) mỗi ngày 2 viên trong vòng 7 ngày. Tôi bắt đầu cảm thấy không muốn ăn, chỉ uống nước trái cây và sữa đặc pha nóng. Bước sang ngày thứ tư (thứ Bảy cuối tuần), cũng không có biến chuyển gì tốt, bà xã nấu nồi xông (nước nóng và mấy lát gừng tươi) để tôi tắm hơi. Khi cởi đồ trùm chiếc mền nhỏ, tôi phát giác dưới bụng phần ngang thắt long có nổi những vệt lốm đốm màu đỏ. Nghĩ rằng có thể do mình nằm nghiêng lâu bụng hằn những vết đỏ này, nên không quan tâm. Đến chiều hôm đó, những vệt đỏ phần bụng sậm màu hơn và lan dần rộng ra. K. Hoa vừa nhìn thấy: ”Phải đi vào phòng cấp cứu bệnh viện ngay!”.
Khoảng 6 giờ chiều tôi được đưa vào phòng cấp cứu (emergency room) bệnh viện Duke và lập tức bị cách ly. Tất cả bác sĩ, y tá đều phải mang bao tay và khẩu trang khi vào phòng khám. Ba mươi phút sau khi thử nghiệm hàng loạt máu, kết quả tôi bị tấn công bởi một loại siêu vi-khuẩn siêu vi (superbug virus). Chưa đầy một giờ sau đó, tôi trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, nghe loáng thoáng các bác sĩ cho hay: tim, gan và thận bị suy trầm trọng (serious heart/kidney/live failure) do sự tấn công của loại siêu vi khuẩn. Nhịp tim tôi xuống thấp và phải thở bằng dưỡng khí. Ngoài cả hai cánh tay chuyền dịch, kháng sinh (antibiotic) và trợ thận, gan, bác sĩ quyết định cắt động mạch chủ ở cổ để đưa thuốc trợ vào tim gần nhất. Trong suốt khoảng thời gian này, K. Hoa không được vào gặp tôi.
Hơn nửa đêm, tôi được chuyển lên ICU (Intensive Care Unit – Đơn vị chăm sóc đặc biệt). Chiếc đồng treo tường chỉ 2:15 sáng và K. Hoa được vào gặp tôi (sau 6 tiếng ngồi đợi bên ngoài), dĩ nhiên cũng phải mang khẩu trang và bao tay. Gần 4 giờ sáng thì một nhóm 4 bác sĩ vào với nét mặt “khẩn trương”. Một bác sĩ giới thiệu là trưởng phòng, rất cân nhắc, ra dấu cho bà xã đến gần và hỏi tôi: “Đây chỉ là cân hỏi theo thủ tục, mong ông bà hiểu cho. Ông Nguyễn, nếu tim ông ngừng đập, ông có đồng ý để chúng tôi dùng defibrillator (máy kích thử rung tim) không? Mong ước của ông sẽ được vợ ông làm chứng và ghi vào hồ sơ bệnh viện”. Tôi nhìn vào mắt K. Hoa, thoáng chút suy nghĩ và nói nhanh: “Không. Khi tim tôi ngừng đập, xin các ông đừng dùng máy ‘defibrillator’. Hãy để tôi ra đi!”. “Ông đã chắc chắn”. Tôi gật đầu. Tất cả chừng như diễn ra quá nhanh. Bình thường bà xã dễ nhanh nước mắt, nhưng đêm nay ánh mắt thật tĩnh táo, khô ráo và lặng yên chịu đựng. Mới biết sự lặng yên chịu đựng còn to lớn, đáng sợ hơn tiếng khóc! Sau khi bà xã ký vào phần làm chứng, các bác sĩ rời phòng. Tôi ra dấu cho K. Hoa lấy giấy và viết. Không hiểu sao cơ thể tưởng như cạn sức, nhưng tinh thần tôi rất tỉnh táo vá sáng suốt. Tôi báo cho bà xã ghi lại mật khẩu quỹ hưu trí, bảo hiểm nhân thọ của công ty,..v..v.. Đồng thời dặn K. Hoa chỉ gọi báo tin cho con gái về tình trạng sức khỏe của tôi, nhưng đừng báo tin cho con trai, hiện đang công tác tại Thái Lan, trừ trường hợp tôi “ra đi”. Cũng may K. Hoa nắm giữ hầu hết các khoản mục tài chính nên mọi việc diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Chừng 20 phút sau, một nữ bác sĩ trong cách ăn mặc của mục sư, tay cầm kinh thánh bước vào. Bà giới thiệu là bác sĩ đại diện cho hội thánh Tin Lành của bệnh viện và tôi có cần giúp đỡ gì về mặt tinh thần của hội thánh. K. Hoa trả lời ngay, chúng tôi là tín đồ Phật giáo và cám ơn sự quan tâm tinh thần của bà. Rằng chúng tôi thật sự không cần gì hơn trong lúc này. Bà tế nhị chúc lành và từ giã chúng tôi.
Dây nhợ “chằn chịt” cùng khắp cơ thể từ cổ, hai tay và cả dưới chân khiến tôi khó khăn chuyển người. Tiếng động, vệt sáng lóe tôi như bừng ra khỏi cơn mê. Đôi mắt khô cứng, nặng nề tôi thấy hơi thở mình nhẹ và bồng bềnh. Hai người y tá bước vào, trao đổi, ghi chép và kiểm soát các máy đo nhịp tim và áp suất máu. Họ đang bàn giao ‘ca’. Đồng hồ tường chỉ 6 giờ 15 sáng, đã qua một đêm “Tôi nghĩ ông ấy không qua khỏi hôm nay”, tiếng của người y tá tôi loáng thoáng nghe được. Thật sự cái chết là đây sao, thanh thản và nhẹ tênh? Tôi chỉ còn không quá 24 giờ đồng hồ nữa để sống, để tồn tại và để nhận thức. Mọi hình ảnh trong tôi chừng như sáng lờ mờ không rõ nét. Khuôn mặt K. Hoa tối đêm qua và ngày đầu mới gặp như chồng chất lên nhau. Ngôi nhà tôi đang sống ẩn hiện với dãy nhà thầy cô nột trú của trường cấp 3 Rạch Sỏi. Ngôi nhà nằm bên con sông chảy hiển hòa của nội như trộn lẫn căn gác trú của tôi ở con hẽm Sài-gòn. Khuôn mặt mẹ tôi lờ mờ, lẫn lộn với nét mặt nghiêm khắc của nội. Nụ cười rạng rỡ của chị Lệ trên khuôn mặt soan dài thật đẹp của T.H. Buổi chiều bến Trống gió hắt hiu thổi bay bay từng sợi tóc tuôn dài và đôi mắt biết nói vời vợi của T.D. Tất cả như những đoạn phim ngắn, chập chờn rồi lùi sâu vào phía sau màn sương lờ mờ sáng tỏa...
Trong cơn chập chờn ý thức, tôi thấy một nhóm bác sĩ vào phòng. “Chào ông Nguyễn! Ông cảm thấy thế nào sáng hôm nay”, người bác sĩ trưởng nhóm ra dấu chào tôi, rồi không đợi tôi phản ứng, ông kéo chiếc mền dưới chân. Nhóm bác sĩ chụm lại nhìn, có người dung điện thoại chụp hình. Tôi đoán thầm, chắc những vệt bầm tím sậm đã lan đến bàn chân cũng giống như hai bàn tay. “Vẫn chưa có kết quả chắc chắn thử nghiệm máu của ông ấy. Nhưng chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của loại siêu vi-khuẩn siêu vi (superbug virus) này đã tấn công đến nội tạng như tim, thận và gan ông Nguyễn. Song song với việc truy tầm loại siêu vi khuẩn là sự phục hồi chức năng của các bộ phận nội tạng bị xâm nhập”, ông vừa nói vừa quan sát các sơ đồ trên hai máy đo nhịp tim và áp suất máu. Đúng lúc bà xã và con gái tôi bước vào. Hai mắt K. Hoa khô đỏ. Với khuôn mặt căng thẳng, con gái tôi trao đổi với nhóm bác sĩ. Tất cả nói nhanh và nhỏ, nên tôi không nghe được gì. Sau đó cả nhóm kéo nhau ra ngoài hành lang, có lẽ tiếp tục trao đổi về tình trạng sức khỏe của tôi và không muốn cho bệnh nhân nghe. Tất cả trở nên vô nghĩa, chỉ còn những nhịp thở rời rạc và nhẹ thênh của tôi. Hơn sáu mươi năm thoáng chốc mà cũng đăng đẳng trôi xuôi. Đã có bao nhiêu nuối tiếc, bao nhiêu ngậm ngùi? Đã có bao nhiêu được mất, bao nhiêu vui buồn, hạnh ngộ? Tất cả thật sự vô nghĩa, thật sự vô nghĩa khi những hơi thở mong manh này ngừng lại, chấm dứt. Chung quanh tôi là cả một thế giới nhưng cũng không còn ai? Vài mảnh sáng chập chờn, loáng thoáng rồi trĩu nặng, biến tan.
Tôi chợt ý thức được nhiều tiếng động. Trước mắt tôi lờ mờ vài khuôn mặt bác sĩ, K. Hoa, bé Loan và y tá đang làm gì đó bên ống truyền dịch. “Chào ông Nguyễn, chúng tôi có tin tốt cho ông”, giọng nói từ vị bác sĩ trưởng khoa đứng chính giữa. Có lẽ đã chợp mắt đôi chút nên tôi thấy tỉnh táo hơn. “Chúng tôi đã có kết quả thử nghiệm và được chính thức xác định. Ông đã bị loại vi khuẩn gọi tắt RMSF (Rocky Mountain Spotted Fever), là dịch bệnh tương đối hiếm gặp do loại siêu vi khuẩn lây lan từ vết cắn hoặc truyền sang trên con bọ ve. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh với loại vi khuẩn RMSF sẽ bị nóng sốt và phát ban mang đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh thích nghi”, ông nói và giải thích cho vài bác sĩ chung quanh ghi chép. “Trong vòng 48 tiếng đồng tới, ông sẽ không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thực phẩm dinh dưỡng và nước sẽ được truyền qua dịch, đây là điều kiện duy nhất để thuốc kháng sinh RMSF phát huy công dụng của nó”, vị bác sĩ trưởng dặn dò bà xã và con gái tôi.
Sau ba ngày nằm trong ICU (Intensive Care Unit – Đơn vị chăm sóc đặc biệt), các vết ban bầm nhạt dần, tim, gan, và thận của tôi bắt đầu phục hồi. Tất cả quần áo, vật dụng cá nhân của tôi đều được bệnh viện hủy bỏ. Cũng theo lời khuyên và hướng dẫn của bệnh viện, bà xã hủy bỏ tất cả mền, áo gối, tấm dra trải giường ngủ... lau chùi toàn bộ vật dụng chung quanh tôi đã xữ dụng bằng thuốc khử trùng mạnh. Tôi được dời ra phòng bệnh thường và ở đó thêm năm ngày nữa trước khi được xuất viện. Hơn một tháng theo dõi, tiếp tục trị liệu và dưỡng bệnh ở nhà, tôi đã bước ra từ cõi chết và trở lại công ty làm việc đầu tháng Chín, 2017.
*** *** *** ***
Một năm trôi qua, tôi đã hồi phục hơn 80% và mọi công việc chừng như trở lại “bình thường”. Tuần lễ đầu tiên tôi trở lại công ty làm, bà xã “nhất định” phải sáng lái xe đưa và chiều lái xe đón. Cơn “ác mộng kinh hoàng” khiến K. Hoa trầm tư, ít nói hơn. Việc ăn uống, sinh họat của tôi càng “bị” ba xã kiểm soát chặc chẻ, nhất là việc làm vườn, chăm sóc cây cỏ quanh nhà. Cuộc sống khắp mọi nơi nhưng cái chết cũng cùng khắp ngõ, hiện diện từng sát-na. Cuộc sống quý giá bao nhiêu thì cái chết cũng không có gì đáng sợ. Khác với lúc trong bệnh viện, bây giờ mỗi lần nhắc lại, bà xã đều khóc và chưa dứt khỏi cảm giác của đêm kinh hoàng đó. Đêm mà K. Hoa được nhóm bác sĩ cho hay: “Bà nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất trong 24 giờ tới!”. Mong manh biết chừng nào, chỉ là một làn hơi thở. Mọi ý thức, mọi suy tư, mọi xúc cảm... đều vô nghĩa nếu trái tim bạn ngừng đập, nếu hơi thở thường tình đứt đoạn, không còn. Cái có trong cái không và cái không trong cái có - “Có thời có cả trên đời – Không thời cả thế giới này cũng không”.
Cảm nhận chỉ đến sau trải qua, sống với. Tôi không nghĩ có mẫu số chung cho mọi xúc cảm; kinh nghiệm cuộc sống, ý niệm tha nhân, ngay cả xúc cảm của tình yêu và hạnh phúc. Mỗi một chúng ta là cả một thế giới riêng tư, “hằng hà sa số”, vô thủy vô chung của từng bản ngã vô thường. Hãy trân trọng với thế giới quanh ta. Đã có một lần, hơi thở tôi chừng sắp cạn, trái tim nhỏ trong lồng ngực trái sẽ ngừng ở nhịp cuối cùng. Bất chợt, nhẹ thênh. Không có gì khó nhọc và đáng sợ. Đây là cánh cửa duy nhất mà bất cứ chúng ta là ai cũng phải cuối cùng, bước qua. Nghĩa tử phải chăng là nghĩa tận? Hay chỉ là nghĩa tận của một kiếp người? Thế giới vẫn trường tồn dù có hay không, sự hiện hữu của mỗi một chúng ta? Chừng như cuộc sống và cái chết mãi mãi vẫn là câu hỏi, phải không các bạn? Câu hỏi đó là tất cả những gì tôi trân trọng và yêu quý các bạn vô cùng...
North Carolina, đầu tháng 11/ 2018
NNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét