Tự truyện của Hình Toàn
HUẾ
Thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, còn gọi là cố đô Huế, xưa là kinh thành của nhà Nguyễn cai trị đất nước vn qua 13 đời vua (1802-1945) những đời sau chỉ là vua bù nhìn dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Và vị vua cuối cùng là BẢO ĐẠI, những gì thuộc về lịch sử thì ta không bình luận đến, mình chỉ đến đây với tư cách một người đi du lịch, một kẻ lần đầu đến cố đô, xem để biết về đất nước và con người
ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ
Cổng Ngọ môn, Điện Thái Hoà
Ở đây cũng có cho thuê những trang phục vua chúa và hoàng hậu, cung nữ, lính hầu để cho du khách có được những tấm hình kỷ niệm khi viếng thăm cung đình Huế, tôi và chế hai cũng tranh thủ chụp vài bô hình khi khoát lên mình bộ áo cung đình thuở xưa, một hình tôi đội mão trân châu áo hoàng bào kết cờm (Sao giống mấy bộ đồ trong tuồng cải lương hồ quảng) thôi sao cũng được ...vua và hoàng hậu giả mà đòi hỏi chi nhiều, ôi ...ngai vua sao mà đơn sơ quá ...ghế bằng cây hỏng có nệm ....
Tôi thích bài hát “ai ra xứ Huế” sáng tác của cố ca nhạc sĩ DUY KHÁNH, một bài hát mà ông đã tả được những địa danh nổi tiếng của Huế
AI RA XỨ HUẾ
Ai ra ....xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự..Ai về là về sông Hương ....
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về.
........
Người tình quê ...ơi người tình quê
Thương nhớ lắm chi ..! Ai ra ..xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ....Ai về là về Nam Dao...
Chứ cầu Tràng Tiền, sáu dài mười hai nhịp...
Vâng đó là những địa danh của thành phố Huế, mà đoàn chúng tôi sẽ đi đến để được ngắm nhìn một xứ Huế mộng mơ nào cầu Trường Tiền, sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ ...và lăng vua Tự Đức, lăng Khải Định ...
Những người con gái Huế với tà áo tím phất phơ trước cổng sân trường
Nói đến giọng người Huế làm tôi nhớ tới cô giáo của tôi thời trung học năm đệ tam hay đệ tứ (kỳ 7)....có thời gian tôi mê ngắm nhìn cô trong tà áo tím (tím hoa cà, tím than và tím Huế...) mỗi ngày tôi đi học sớm để nhìn cô đến lớp (lúc nhỏ tôi mê cô giáo hơn thầy giáo, chắc trong sâu thẳm tâm hồn có chất gì nam tính, vì tôi yêu vẽ đẹp, thích nên thơ, tôi thích nhìn cô gái với mái tóc thề, may là tôi có chồng con đề huề, chẳng không thiên hạ tưởng tôi Ô..MÔI) nghe giọng cô giảng bài như tiếng chim hót, nhưng khi viết chính tả thì tôi ....viết sai bét ...trật lỗi tùm lum ...mà có lần tôi kể : CON THỎ... chấm chấm xuống hàng, mà thằng nhà tôi nghe thành CON THỎ chầm chậm xuống hang ....làm cho cả lớp cười đau bụng
Không biết giờ cô tôi (Lương Thị Khiêm Trinh) ở phương nào chắc cũng bạc mái đầu, tôi học trò mà đã quá lục tuần, còn cô tôi chắc cũng ngoài bảy chục
Rồi còn thầy Võ Trung Hiền, có khi nào nhớ lại chuyện ngày xưa, học đệ lục đệ tứ rồi còn dùng thước khẻ tay học trò và còn dám cho tụi nhỏ mượn xe Honda chạy trong khi nó không biết đạp máy (tôi viết trong kỳ 7) giờ người ngồi sau xe không còn nữa, một mảnh tình (bạn) thuở nhỏ rời xa, tôi đi khắp nẻo đường đời làm sao nhặt được chút tình tuổi thơ, ngày xưa tóc cột đuôi gà, mà nay tóc bạc nhuốm màu thời gian ......
Xin cho tôi gởi lời chúc cô, chúc thầy sức khỏe dồi dào, không biết hội ngộ liên trường 2019 các thầy cô có về tham dự....đã gần 50 mươi năm rồi chưa gặp lại
ÔI...thời gian ....qua nhanh quá, một đứa học trò con gái nhưng phá giống một thằng con trai ....giờ là một thiếu phụ tuổi lục tuần, cố đi tìm lại giấc mơ .....
Chúng tôi đi thăm thành nội Huế, nay rêu phong cũ kỹ với thời gian, xưa là nơi ở của các triều đại vua nước Việt, cũng cửa ngọ môn cũng tam cung lục viện, nhưng tôi thấy nó mang vẽ đơn sơ mộc mạc của một xứ nghèo nhược tiểu
Nó không cao sang lộng lẫy, không tô son thép vàng (nếu có chắc cũng không còn vì trộm đạo) tôi đi nhiều nơi thấy nhiều chỗ, những di tích lịch sử người ta trân trọng quá, còn nước mình không khỏi xót xa ....bụi thời gian phủ mờ chứng tích ...mái ngói rêu phong
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch liêu
Không biết tôi nhớ có đúng không và không biết của tác giả nào, chỉ vì cảm xúc khi nhìn những ngọ môn, vòng thành nội của cố đô Huế mà chạnh lòng, thôi xin mượn lời trong ca khúc “thương về cố đô” của NS Thanh Sơn
Người đi chốn xa ...thương về Cố Đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười vành nón Kim Luông
Ôi...nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
........
Ngự Bình chơ vơ ...nhìn sông Hương
Nhìn lăng tẩm...ôn thế hệ đã qua
Oai hùng di tích trang sử chưa nhoà
Từng giọng hò trên bến Vân Lâu
.....
Năm tháng buồn như nước qua cầu
Chạnh lòng mấy phút giây âu sầu
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ xương
Thuyền về xuôi mái sông Hương ...
.........
Rồi đi thăm chùa Thiên Mụ nằm cạnh dòng sông Hương ...tôi không biết phải nói gì và tả gì nên đành mượn những dòng suy tư của cố nhạc sĩ Thanh Sơn mà nói lên tâm sự
Chiều lại đi tham quan lăng Tự Đức và lăng Khải Định, nơi đây cũng hoang tàn với rong rêu bao phủ....dù hằng ngày có nhiều đoàn du lịch
viếng thăm
Tôi thấy quan niệm sống giữa người phương đông và người Tây phương khá khác nhau, người Á châu khi lìa bỏ cõi đời thì xây mồ to mộ lớn, nào lăng tẩm, vườn hoa, đền thờ hương khói ....chiếm một diện tích đất khá rộng (ý tôi muốn nói là bậc đế vương và nhà giàu kìa ....mới xây lăng mộ, chớ dân đen sợ khi thác còn không tiền mua cổ áo quan....)
Còn người phương Tây khi nằm xuống họ chỉ chọn một phần đất khiêm nhường với một tấm bia khắc vài dòng chữ cho biết đây là nơi an nghĩ của người đó tên gì (không ghi chức danh hay địa vị lúc sinh thời) vì với họ tất cả đã vào hư vô, dù trong quá khứ họ có là Tổng Thống hay nhà tỷ phú đi chăng nữa, tất cả chôn vùi với các bụi thời gian .....có chăng là những người đời sau lập cho những viện bảo tàng, những công viên ...những thư viện ...để phục vụ cộng đồng, những nơi ấy được mang tên họ như một cách tưởng nhớ thật thiết thực và rất đời thường, ai chẳng vào thư viện, ai không tham quan viện bảo tàng hay ít ra cũng vài lần bách bộ công viên....họ không cần hương khói mâm cao cổ đầy, cúng giỗ hằng năm....mỗi năm lễ lộc con cháu hay người thân nếu có tưởng nhớ chỉ đặt trước mộ phần một bó hoa hay chỉ một cành hoa cũng ấm lòng người đã khuất ....không cần hương khói
Và còn một quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người á châu là: gia tài để lại cho con ....có khi những bậc cha mẹ suốt khoảng đời thanh xuân gầy dựng sự nghiệp ...để khi già tài sản để lại cho con...cháu (mà khi còn sống đôi khi không dám ăn dám xài, chắt chiu từng đồng bạc) để rồi những người con ỷ lại gia đình giàu không ăn học chỉ ăn chơi phung phí (giống như vn có một công tử bạc liêu, gò công (Mỹ Tho) cũng có một bạch công tử, mà người đời còn gọi là hắc bạch công tử một thời nổi tiếng như cồn)
Còn người phương tây họ giàu có nổi tiếng thế giới nhưng làm di chúc gia tài để lại cho con chỉ 1/1000 , phần còn lại thì làm từ thiện, giúp bệnh viện, giúp trường học để đào tạo nhân tài cho thế hệ tương lai.....họ chỉ dạy con điều nhân nghĩa, lối sống thực tiễn, dùng bàn tay và trí tuệ mà làm nên sự nghiệp còn nhà trường mới thực thụ dạy cho những đứa trẻ cả một tương lai và kiến thức cho nên giúp trường học là cách hay nhất...
Tôi không biết nơi đâu là chân lý, chỉ tùy cách nhìn và quan niệm mỗi người
Vì đồng tiền của họ, họ có toàn quyền quyết định cho nơi nào và giúp đỡ ra sao, họ dạy cách làm một cần câu rồi tự đi câu mà sống chứ họ không mang cá đi cho những kẻ không làm ....Cầu ai xây mà chẳng được nhưng bền hay không thì với thời gian sẽ có câu trả lời
Ôi ....Đời người có được mấy mươi năm
CHỢ ĐÔNG BA
Cũng giống như Sài Gòn có chợ Bến Thành rất nổi tiếng của miền nam
Và chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Đông Ba thì đại diện cho khu vực miền trung. Nó là một ngôi chợ khá lớn với đầy đủ mặt hàng từ áo quần vải vóc đồ khô đồ tươi sống, vật dụng gia đình ...hàng quán ...không thiếu chi, tôi thích mè xững và bánh tráng kẹo mạch nha, có bánh đậu xanh hiệu rồng vàng cũng rất nổi tiếng ...chợ thì nơi đâu cũng vậy ồn ào và náo nhiệt .
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Bắc ngang dòng Hương Giang nối liền bờ bắc và bờ nam cho tiện việc giao thông để người dân qua lại, nó đã được đưa vào thi ca
Cầu Trường Tiền sáu dài mười hai nhịp
Thương nhau rồi xin kịp về mau
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu
Nhưng thật ra thì cầu chỉ có sáu nhịp (chớ không như câu ca lời nhạc có mười hai nhịp) dẫu như thế nào thì cầu cũng mang một vẽ đẹp của thành phố Huế .
Vâng tôi như một lữ khách bên đường, cũng sợ một ngày tuổi già bóng xế không còn sức khỏe hay tiền bạc để đi, nên khi còn công ăn việc làm còn sức khỏe còn niềm vui thì cứ bước chân trên khắp nẻo đường đời ....
Nhưng có những người không nghĩ như tôi, họ bảo trẻ ráng làm dành dụm, khi già mới bắt đầu đi không muộn .....
Nhưng thời gian nào ai biết trước ...đến lúc già nghĩ hưu thì sức khỏe không còn, lực bất tòng tâm ...ôi ...mỗi người một cách nghĩ và một quan niệm sống khác nhau, nên không thể nói ai đúng ai sai ....
Nay cao ốc khách sạn mọc lên nhiều quá cũng làm mất đi vẽ đẹp nên thơ của cầu Trường Tiền nằm cạnh sông Hương, nên có câu:
XƯA
Trường Tiền tựa đẹp bài thơ
Du khách thăm Huế ngẩn ngơ vì cầu
Trải bao mưa nắng dãi dầu
Con sông vẫn đẹp cây cầu vẫn xinh
......
NAY
Còn đâu Huế đẹp Huế thơ
Vì xây khách sạn bên bờ sông Hương
Tôi đi ngàn vạn nẻo đường
Trở về đứng ngắm sông Hương mà buồn ....
Đó là tôi nghe những lời thơ đọc lại từ những người dân xứ Huể đi xa nay về ngắm lại cầu Trường Tiền cạnh dòng sông Hương thơ mộng
ÔI ....còn đâu Huế đẹp Huế thơ ......
Buổi tối đoàn chúng tôi được đưa xuống bên cạnh bờ sông Hương dưới chân cầu TrườngTiền, lên một chiếc thuyền rồng (gọi như thế vì chiếc thuyền cũng khá rộng và dài được thiểt kế như một căn nhà có cửa cái cửa sổ, rèm che sáo rũ, trước mũi thuyền cò hình hai con rồng uốn khúc, đầu rồng thì trước hai bên mũi thuyền, thân rồng thì cặp thân thuyền, rồng được tô sơn thép vàng cho thêm phần sắc sảo, bước vào bên trong thì cũng giống như một sân khấu thu nhỏ, có v
vách ngăn với nhà chủ sau thuyền
Trên sân khấu nhỏ có dàn nhạc công dăm ba người đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo trúc, song lang... trước sân khấu có năm bảy hàng ghế bằng mũ có lưng dựa (cho gọn nhẹ, sau khi vãn tuồng xếp chồng ghế lại để sát góc phòng
Đêm nay đoàn chúng tôi có một đêm tuyệt vời, thuyền trôi trên sông Hương nghe đàn ca tài tử....những bài ca xứ Huế, những lối ca trù .....thuyền trôi trên sông tiếng đàn réo rắc ....các cô ca sĩ áo the, áo Huế, đầu đội vành khuyên, chân mang hài tía, đứng ca bằng giọng Huế, du khách ngắm nhìn dòng Hương Giang lững lờ ....càng trôi càng xa nhìn lại thấy cầu Tràng Tiền đổi màu sắc khi xanh khi đỏ khi tím khi hồng ....ôi ...sông nước hữu tình...còn cảnh nào nên thơ và thi vị hơn (quí vị có thể tìm xem clip ca huế trên sông hương sẽ thấy toàn cảnh tôi tả đêm trên sông )
Và khi kết thúc chuyến đi ...lại thêm cái màn thả đèn hoa giấy trên dòng sông Hương .....sau đó trở lại bến đò quay về thực tại ...mai lại lên đường khám phá động Phong Nha .....ÔI... một đêm quá tuyệt vời và mang đậm chất thơ ..
Xin hẹn các bạn kỳ 77 tôi đi khám phá thêm một di tích đã được UNESCO công nhận, đó là ĐỘNG PHONG NHA....và vượt đèo Hải Vân ....
Hình Toàn
HUẾ
Hình Toàn với Cố Đô Huế |
ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ
Cổng Ngọ môn, Điện Thái Hoà
Ở đây cũng có cho thuê những trang phục vua chúa và hoàng hậu, cung nữ, lính hầu để cho du khách có được những tấm hình kỷ niệm khi viếng thăm cung đình Huế, tôi và chế hai cũng tranh thủ chụp vài bô hình khi khoát lên mình bộ áo cung đình thuở xưa, một hình tôi đội mão trân châu áo hoàng bào kết cờm (Sao giống mấy bộ đồ trong tuồng cải lương hồ quảng) thôi sao cũng được ...vua và hoàng hậu giả mà đòi hỏi chi nhiều, ôi ...ngai vua sao mà đơn sơ quá ...ghế bằng cây hỏng có nệm ....
Tôi thích bài hát “ai ra xứ Huế” sáng tác của cố ca nhạc sĩ DUY KHÁNH, một bài hát mà ông đã tả được những địa danh nổi tiếng của Huế
AI RA XỨ HUẾ
Hoàng hậu Hình Toàn trên chiếc ngai (ghế) bằng gỗ |
Ai ra ....xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự..Ai về là về sông Hương ....
Nước sông Hương còn thương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về.
........
Người tình quê ...ơi người tình quê
Thương nhớ lắm chi ..! Ai ra ..xứ Huế thì ra
Ai về là về Vỹ Dạ....Ai về là về Nam Dao...
Chứ cầu Tràng Tiền, sáu dài mười hai nhịp...
Vâng đó là những địa danh của thành phố Huế, mà đoàn chúng tôi sẽ đi đến để được ngắm nhìn một xứ Huế mộng mơ nào cầu Trường Tiền, sông Hương núi Ngự, chùa Thiên Mụ ...và lăng vua Tự Đức, lăng Khải Định ...
Những người con gái Huế với tà áo tím phất phơ trước cổng sân trường
Nói đến giọng người Huế làm tôi nhớ tới cô giáo của tôi thời trung học năm đệ tam hay đệ tứ (kỳ 7)....có thời gian tôi mê ngắm nhìn cô trong tà áo tím (tím hoa cà, tím than và tím Huế...) mỗi ngày tôi đi học sớm để nhìn cô đến lớp (lúc nhỏ tôi mê cô giáo hơn thầy giáo, chắc trong sâu thẳm tâm hồn có chất gì nam tính, vì tôi yêu vẽ đẹp, thích nên thơ, tôi thích nhìn cô gái với mái tóc thề, may là tôi có chồng con đề huề, chẳng không thiên hạ tưởng tôi Ô..MÔI) nghe giọng cô giảng bài như tiếng chim hót, nhưng khi viết chính tả thì tôi ....viết sai bét ...trật lỗi tùm lum ...mà có lần tôi kể : CON THỎ... chấm chấm xuống hàng, mà thằng nhà tôi nghe thành CON THỎ chầm chậm xuống hang ....làm cho cả lớp cười đau bụng
Không biết giờ cô tôi (Lương Thị Khiêm Trinh) ở phương nào chắc cũng bạc mái đầu, tôi học trò mà đã quá lục tuần, còn cô tôi chắc cũng ngoài bảy chục
Rồi còn thầy Võ Trung Hiền, có khi nào nhớ lại chuyện ngày xưa, học đệ lục đệ tứ rồi còn dùng thước khẻ tay học trò và còn dám cho tụi nhỏ mượn xe Honda chạy trong khi nó không biết đạp máy (tôi viết trong kỳ 7) giờ người ngồi sau xe không còn nữa, một mảnh tình (bạn) thuở nhỏ rời xa, tôi đi khắp nẻo đường đời làm sao nhặt được chút tình tuổi thơ, ngày xưa tóc cột đuôi gà, mà nay tóc bạc nhuốm màu thời gian ......
Xin cho tôi gởi lời chúc cô, chúc thầy sức khỏe dồi dào, không biết hội ngộ liên trường 2019 các thầy cô có về tham dự....đã gần 50 mươi năm rồi chưa gặp lại
ÔI...thời gian ....qua nhanh quá, một đứa học trò con gái nhưng phá giống một thằng con trai ....giờ là một thiếu phụ tuổi lục tuần, cố đi tìm lại giấc mơ .....
Chúng tôi đi thăm thành nội Huế, nay rêu phong cũ kỹ với thời gian, xưa là nơi ở của các triều đại vua nước Việt, cũng cửa ngọ môn cũng tam cung lục viện, nhưng tôi thấy nó mang vẽ đơn sơ mộc mạc của một xứ nghèo nhược tiểu
Nó không cao sang lộng lẫy, không tô son thép vàng (nếu có chắc cũng không còn vì trộm đạo) tôi đi nhiều nơi thấy nhiều chỗ, những di tích lịch sử người ta trân trọng quá, còn nước mình không khỏi xót xa ....bụi thời gian phủ mờ chứng tích ...mái ngói rêu phong
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch liêu
Không biết tôi nhớ có đúng không và không biết của tác giả nào, chỉ vì cảm xúc khi nhìn những ngọ môn, vòng thành nội của cố đô Huế mà chạnh lòng, thôi xin mượn lời trong ca khúc “thương về cố đô” của NS Thanh Sơn
Người đi chốn xa ...thương về Cố Đô
Thương tà áo trắng thương mấy câu hò
Và giọng cười vành nón Kim Luông
Ôi...nắng chiều Vỹ Dạ thoáng buồn
........
Ngự Bình chơ vơ ...nhìn sông Hương
Nhìn lăng tẩm...ôn thế hệ đã qua
Oai hùng di tích trang sử chưa nhoà
Từng giọng hò trên bến Vân Lâu
.....
Năm tháng buồn như nước qua cầu
Chạnh lòng mấy phút giây âu sầu
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ xương
Thuyền về xuôi mái sông Hương ...
.........
Chùa Thiên Mụ - Toàn & Chế Hai Lăng Vua Khải Định - Toàn Lăng vua Tự Đức |
Chiều lại đi tham quan lăng Tự Đức và lăng Khải Định, nơi đây cũng hoang tàn với rong rêu bao phủ....dù hằng ngày có nhiều đoàn du lịch
viếng thăm
Tôi thấy quan niệm sống giữa người phương đông và người Tây phương khá khác nhau, người Á châu khi lìa bỏ cõi đời thì xây mồ to mộ lớn, nào lăng tẩm, vườn hoa, đền thờ hương khói ....chiếm một diện tích đất khá rộng (ý tôi muốn nói là bậc đế vương và nhà giàu kìa ....mới xây lăng mộ, chớ dân đen sợ khi thác còn không tiền mua cổ áo quan....)
Còn người phương Tây khi nằm xuống họ chỉ chọn một phần đất khiêm nhường với một tấm bia khắc vài dòng chữ cho biết đây là nơi an nghĩ của người đó tên gì (không ghi chức danh hay địa vị lúc sinh thời) vì với họ tất cả đã vào hư vô, dù trong quá khứ họ có là Tổng Thống hay nhà tỷ phú đi chăng nữa, tất cả chôn vùi với các bụi thời gian .....có chăng là những người đời sau lập cho những viện bảo tàng, những công viên ...những thư viện ...để phục vụ cộng đồng, những nơi ấy được mang tên họ như một cách tưởng nhớ thật thiết thực và rất đời thường, ai chẳng vào thư viện, ai không tham quan viện bảo tàng hay ít ra cũng vài lần bách bộ công viên....họ không cần hương khói mâm cao cổ đầy, cúng giỗ hằng năm....mỗi năm lễ lộc con cháu hay người thân nếu có tưởng nhớ chỉ đặt trước mộ phần một bó hoa hay chỉ một cành hoa cũng ấm lòng người đã khuất ....không cần hương khói
Và còn một quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người á châu là: gia tài để lại cho con ....có khi những bậc cha mẹ suốt khoảng đời thanh xuân gầy dựng sự nghiệp ...để khi già tài sản để lại cho con...cháu (mà khi còn sống đôi khi không dám ăn dám xài, chắt chiu từng đồng bạc) để rồi những người con ỷ lại gia đình giàu không ăn học chỉ ăn chơi phung phí (giống như vn có một công tử bạc liêu, gò công (Mỹ Tho) cũng có một bạch công tử, mà người đời còn gọi là hắc bạch công tử một thời nổi tiếng như cồn)
Còn người phương tây họ giàu có nổi tiếng thế giới nhưng làm di chúc gia tài để lại cho con chỉ 1/1000 , phần còn lại thì làm từ thiện, giúp bệnh viện, giúp trường học để đào tạo nhân tài cho thế hệ tương lai.....họ chỉ dạy con điều nhân nghĩa, lối sống thực tiễn, dùng bàn tay và trí tuệ mà làm nên sự nghiệp còn nhà trường mới thực thụ dạy cho những đứa trẻ cả một tương lai và kiến thức cho nên giúp trường học là cách hay nhất...
Tôi không biết nơi đâu là chân lý, chỉ tùy cách nhìn và quan niệm mỗi người
Vì đồng tiền của họ, họ có toàn quyền quyết định cho nơi nào và giúp đỡ ra sao, họ dạy cách làm một cần câu rồi tự đi câu mà sống chứ họ không mang cá đi cho những kẻ không làm ....Cầu ai xây mà chẳng được nhưng bền hay không thì với thời gian sẽ có câu trả lời
Ôi ....Đời người có được mấy mươi năm
CHỢ ĐÔNG BA
Chợ Đông Ba - Cầu Trường Tiền - Chế Hai thả đẻn hoa dưới cầu Trường Tiền |
Và chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Đông Ba thì đại diện cho khu vực miền trung. Nó là một ngôi chợ khá lớn với đầy đủ mặt hàng từ áo quần vải vóc đồ khô đồ tươi sống, vật dụng gia đình ...hàng quán ...không thiếu chi, tôi thích mè xững và bánh tráng kẹo mạch nha, có bánh đậu xanh hiệu rồng vàng cũng rất nổi tiếng ...chợ thì nơi đâu cũng vậy ồn ào và náo nhiệt .
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Bắc ngang dòng Hương Giang nối liền bờ bắc và bờ nam cho tiện việc giao thông để người dân qua lại, nó đã được đưa vào thi ca
Cầu Trường Tiền sáu dài mười hai nhịp
Thương nhau rồi xin kịp về mau
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu
Nhưng thật ra thì cầu chỉ có sáu nhịp (chớ không như câu ca lời nhạc có mười hai nhịp) dẫu như thế nào thì cầu cũng mang một vẽ đẹp của thành phố Huế .
Vâng tôi như một lữ khách bên đường, cũng sợ một ngày tuổi già bóng xế không còn sức khỏe hay tiền bạc để đi, nên khi còn công ăn việc làm còn sức khỏe còn niềm vui thì cứ bước chân trên khắp nẻo đường đời ....
Nhưng có những người không nghĩ như tôi, họ bảo trẻ ráng làm dành dụm, khi già mới bắt đầu đi không muộn .....
Nhưng thời gian nào ai biết trước ...đến lúc già nghĩ hưu thì sức khỏe không còn, lực bất tòng tâm ...ôi ...mỗi người một cách nghĩ và một quan niệm sống khác nhau, nên không thể nói ai đúng ai sai ....
Nay cao ốc khách sạn mọc lên nhiều quá cũng làm mất đi vẽ đẹp nên thơ của cầu Trường Tiền nằm cạnh sông Hương, nên có câu:
XƯA
Trường Tiền tựa đẹp bài thơ
Du khách thăm Huế ngẩn ngơ vì cầu
Trải bao mưa nắng dãi dầu
Con sông vẫn đẹp cây cầu vẫn xinh
......
NAY
Còn đâu Huế đẹp Huế thơ
Vì xây khách sạn bên bờ sông Hương
Tôi đi ngàn vạn nẻo đường
Trở về đứng ngắm sông Hương mà buồn ....
Đó là tôi nghe những lời thơ đọc lại từ những người dân xứ Huể đi xa nay về ngắm lại cầu Trường Tiền cạnh dòng sông Hương thơ mộng
ÔI ....còn đâu Huế đẹp Huế thơ ......
Buổi tối đoàn chúng tôi được đưa xuống bên cạnh bờ sông Hương dưới chân cầu TrườngTiền, lên một chiếc thuyền rồng (gọi như thế vì chiếc thuyền cũng khá rộng và dài được thiểt kế như một căn nhà có cửa cái cửa sổ, rèm che sáo rũ, trước mũi thuyền cò hình hai con rồng uốn khúc, đầu rồng thì trước hai bên mũi thuyền, thân rồng thì cặp thân thuyền, rồng được tô sơn thép vàng cho thêm phần sắc sảo, bước vào bên trong thì cũng giống như một sân khấu thu nhỏ, có v
vách ngăn với nhà chủ sau thuyền
Trên sân khấu nhỏ có dàn nhạc công dăm ba người đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo trúc, song lang... trước sân khấu có năm bảy hàng ghế bằng mũ có lưng dựa (cho gọn nhẹ, sau khi vãn tuồng xếp chồng ghế lại để sát góc phòng
Đêm nay đoàn chúng tôi có một đêm tuyệt vời, thuyền trôi trên sông Hương nghe đàn ca tài tử....những bài ca xứ Huế, những lối ca trù .....thuyền trôi trên sông tiếng đàn réo rắc ....các cô ca sĩ áo the, áo Huế, đầu đội vành khuyên, chân mang hài tía, đứng ca bằng giọng Huế, du khách ngắm nhìn dòng Hương Giang lững lờ ....càng trôi càng xa nhìn lại thấy cầu Tràng Tiền đổi màu sắc khi xanh khi đỏ khi tím khi hồng ....ôi ...sông nước hữu tình...còn cảnh nào nên thơ và thi vị hơn (quí vị có thể tìm xem clip ca huế trên sông hương sẽ thấy toàn cảnh tôi tả đêm trên sông )
Và khi kết thúc chuyến đi ...lại thêm cái màn thả đèn hoa giấy trên dòng sông Hương .....sau đó trở lại bến đò quay về thực tại ...mai lại lên đường khám phá động Phong Nha .....ÔI... một đêm quá tuyệt vời và mang đậm chất thơ ..
Xin hẹn các bạn kỳ 77 tôi đi khám phá thêm một di tích đã được UNESCO công nhận, đó là ĐỘNG PHONG NHA....và vượt đèo Hải Vân ....
Hình Toàn
Rat nguong mo hi vong minh se bat chuoc duoc nhu ban :di du lich
Trả lờiXóaTrong bai viet co de cap thay Vo Trung Hien,co Luong thi Khiem Trinh,ca hai deu se tham du reunion lien truong Kien giang vao tha'ng 7/2019 tai Nam Cali