Tùy bút của Kim Khánh
Thưa các bạn thân mến,
Để hoàn thành những đoạn kết của chuyện Cơm Vĩnh long. Hôm nay thứ Bảy, tôi dậy sớm hơn mỗi ngày một chút, để viết tiếp trước khi lại theo lịch công tác hàng tuần là phải đưa con trai đi đánh đàn,
Bây giờ vào đề nhe các bạn,
Sau mấy ngày tính tính toán toán, bây giờ nơi thị xã đông người như vầy thì tôi tin tưởng sẽ không đói và tìm lại sinh kế thì không khó! Như vậy tôi dùng ngay những điều kiện ắt có và đủ để đi tới bài toán đúng. Tôi hỏi tôi có gì trong tay hiện nay?
- Tiền làm vốn? Rất nhỏ nhoi!
- Có hiểu biết nghề gì với túi tiền vốn nhỏ nhoi hiện thời?
Như vậy, điều kiện ắt có đưa ra là chỉ có vậy! Như vậy chỉ ĐỦ cho cái vốn mua đi bán lại trên cái mẹt bán rau hay một mẹt bánh cam, bánh cồng thôi? Nhưng thời gian không cho tôi tính toán lâu hơn, tôi sẽ ăn hết vốn. Đêm trằn trọc không ngủ...làm xôi gà bán bánh cam bánh còng? vì những món này cũng dễ mà tôi cho là sống được.. sống xa nhà đang buồn thỉnh thoảng lại nhớ nhớ Má tôi. Tuy là Bà giận tôi nhưng tôi tin chắc trong lòng bà luôn thương yêu tôi và cũng nhớ tôi. Trong lúc nhớ Bà! Tôi vụt lóe lên một ý rất tuyệt vời là tại sao mình không làm men rượu? Vì nhà tôi ở Tra cú nổi tiếng nghề men rượu khi trước! Tính tới tính lui men rượu đơn giản hơn bánh cam bánh còng, men không cần chiên nấu lôi thôi mà phần lời mỗi viên men có thể ngang hàng với 1 cái bánh còng bánh cam. Làm men không tốn lữa củi mà số lượng có thể mỗi ngày bán ra hàng trăm hàng ngàn viên hay hơn nữa và cũng nếu ế còn để lại không hư hao, còn làm bánh bán ăn xổi, và quanh quẩn chỉ một mẹt, một mâm và suốt đời sẽ được trẻ con trong thị xã hay các trường học gọi là chú bánh cam, bánh còng, thì bao giờ mới khá đây .
Như vậy quyêt định là làm,Tôi trở thành ông Men ở đường Lý Thường Kiệt Tra vinh nhưng nhớ ông men này là men cục nhe, chứ không là con ma men nha !).
Xuyên suốt gần hai năm với nghề men truyền thống để có tiền xuống tàu vượt biên. Đây cũng biết bao nhiêu gian nan, chắc là tôi xin kể đôi nét về kỷ niệm đáng nhớ thôi, là như vầy:
1. Những ngày khởi đầu công việc.
2. Sự phát triển trong gian khó .
3. Những tình bạn bè còn nhau tại Tra Vinh.
4. Một mối tình "đã bỏ tôi đi như những dòng sông nhỏ".
Bây giờ tuần tự nghe các bạn:
Trước khi quyết định cho nghề men tôi đã vận dụng với khí công cho cá nhân tôi, vì sao? Vì mới ngày nào tiền xài bằng bao, bằng giỏ. Bây giờ vất vả như với nghề nhỏ nhoi như nghề làm men này, liệu tôi có vượt qua cái tư tưởng quen làm ông chủ không? ĐƯỢC ...tôi dẹp qua và vui vẻ sẵn sàng,vì sao? Lúc tiền tôi đầy túi, tôi chưa hề bội bạc với ai !!! và giàu là cho mình thì đâu có lý do gì mà trách ai hay tự ái, xấu hổ khi phải làm những việc cho một cuộc sống chân thật lương thiện cho cá nhân mình...bằng tư tưởng đó tôi cho là đúng ...đừng ngồi đó cho mình là thầy là Chủ là Tiến sĩ, Cử Nhân... là gì gì đó, ngồi nói, tự hào vớ vẫn mà chính bản thân mình không nuôi nổi, có khi làm khổ cho gia đình! cho xã hội.... những bằng cấp, những địa vị nếu không thực tế chỉ là để lòe thiên hạ hay chỉ là những thứ vô dụng cho xã hội thôi! Sau khi vận nội công ,và rèn luyên tư tưởng tôi bắt đầu:
Nhớ sáng hôm đó. Ngày đầu tiên với mẻ men đầu vừa khô và chu kỳ ra " thị trường" đã đến! Tôi háo hức từ đêm hôm qua. (May mắn là mấy ngày trước tôi đã vận động xin được một chỗ ngồi bán lẽ trước cửa hàng bán lu khạp, than đước, cối đá của Ông Bà Năm trước chùa Long Khánh, nơi dọc theo bến Bạch Đằng cạnh mé sông, nơi này rất tấp nập khách buôn bán các nơi đổ về rất đông: Bến Tre, Cầu Ngang và mọi nơi đổ về... và hình ảnh ở đây, sau này tôi có viết lời cho bản nhạc TRÀ VINH QUÊ TÔI.) Tôi tin là men mình bán chạy lắm! Nhưng! các bạn biết không...tuyệt vọng. Từ 6 giờ sáng dọn men trên cái mẹt cho đến 11 giờ trưa..tôi chỉ bán được 500 gram men thôi, chỉ được mấy đồng bạc! Miệng vẫn tươi cười với các bạn bán hàng chung quanh nhưng trong lòng...buồn tan tát! Bây giờ sao đây? thôi tự an ủi là ngày đầu, cứ cố gắng! Nhưng lòng tôi lo lắm, buôn bán kiểu này thì chỉ một vài tuần là ăn hết men rồi cụt vốn, bán ngày nào cũng 1 nồi 500 grams, bán bao nhiêu đủ mua gạo ăn trong ngày. Đem lên hạch toán, thôi 2 tuần thôi số vốn sẽ bay. Cứ một tuần trôi qua, thân trai ngồi buồn giữa chợ ...Các bạn biết tại sao mà nghề này rất khó gây mối trong bước đầu , là vầy. Người làm rượu ít khi dùng men lạ, nghĩa là dùng men của người mới, Tiền men không là bao nhưng thất một kháp rượu có khi họ cũng lao đao vì mất đi gần 10 kg gạo hay nếp nên cũng rất khó khăn cho họ lắm. Chẳng lẽ tôi ngồi chợ mỗi ngày để chờ thời? Không tôi quyết định dùng con ngựa sắt đi xuống các miền quê để bán dạo. Đó !!!! thêm nghề bán dạo là đây nhé các bạn! sướng chưa? Đủ chưa các bạn đời gian nan đến thế là cùng !!! Lỡ rồi chơi luôn có sao đâu! Thân trai lưng ngắn vai rộng mà!
Ngày đầu đi bán dạo. Sau một gói xôi, một ly cà phê đen, con chiến mã sắt của tôi đã sẵn sàng yên cương, sau lưng là cái giỏ tàu men chất đầy! Trời nắng vừa lên tôi và con ngựa sắt thương yêu phóng nhanh vui về hướng Cầu ngang. Bắt đầu từ nhà thờ Cầu Ông Rùm, tôi đạp len lõi vào những con đường mòn trong xóm quê, hỏi xem nhà ai nấu rượu để bán, đi từ nhà này đến nhà khác năn nỉ gần chết, buồn ơi là buồn ..năn nỉ cách mấy cũng không ai chịu mua...như đã nói các bạn biết tại sao không? người ta ít chịu xài men lạ sợ men xấu sẽ đổ luôn kháp rượu đó các bạn như đã nói lúc đầu. Đây là vấn đê nan giải cho tôi. Làm sao qua được cái khó này thì mới thành công....!
Trời nắng đã lên cao rồi! bụng hơi cồn cào, nhưng chưa bán được viên men nào! Vụt cái tôi đạp xe vừa qua đoạn nhà thờ Cầu Ông Rùm tôi nghe tiếng kêu của một người đàn ông vừa chạy ngược chiều ngang tôi. Chú hỏi giựt ngược lại :"Chú bán gì đó" ?
Tôi đưa gót chân làm cái thắng! Thắng ngon lành, tôi trả lời: Dạ ! Cháu bán men chú ơi! Người đàn ông nói: Hèn Chi tôi nghe mùi thơm men! Đâu chú dừng lại cho tôi hỏi coi! tôi nói: Dạ! Chú hỏi tôi: Men chú bán ra sao; tôi nói: Dạ! Lòng vòng một chút ...chú cho tôi biết chú tên là Chú Sáu Miên (ông là người Việt nghe),Chú sẵn sàng mua vài nồi men, tôi mừng vô hạn (Sau này chú là một người mối và rất thân tình với tôi. Không biết trong trang nhỏ bé này có đủ thời gian để nói về Chú và cái cối xay lúa của Nhà Thờ mà sau này tôi đã đắp cho hai thớt cối của nhà máy xay lúa của Nhà Thờ, và sau ngày đó ông Cha Tý coi tôi như một người chân tình như một con chiên của Họ Đạo nhà thờ này (Mặc dù tôi là người Đạo Phật). Nơi đây Cha cho tôi một con dê giống Alpine, hai lổ tai to như 2 lá cải (Sau này tôi nuôi trước cửa nhà ở Trà vinh đến khi tôi vượt biên), Cha cho tôi nhưng tôi cố thuyết phục Cha phải lấy tiền của tôi, vì lẽ nhà thờ Cầu Ông Rùm lúc đó rất khó khăn về tài Chánh và cũng tại nhà thờ này Tôi có thêm hai người bạn thân đó là Thầy Cảnh mắt kiếng và Thầy Mười, sau này hai người chơi rất thân vơi tôi. Nhắc thì rất tội choThầy Cảnh,Thầy Cảnh được giao nhiệm vụ chở sửa dê từ nhà thờ lên Thị Xã bán, tánh tình hiền lành chậm chạp, sau chuyến bỏ sữa dê hàng ngày tại Thị Xã Thầy cảnh thường ghé ca phê và hay cho tôi 1 hay 2 chai sửa dê bán không hết. Còn Thầy Mười, vừa tới sân chưa dựng xe đã nghe tiếng ồn ào rồi, rất dễ thương. Nhắc lại tôi rất nhớ những người bạn này.
Bây giờ trở lại chuyện bán được mối men đầu, số tôi may mắn, người mở hàng là người có duyên, nên vì vậy mà sau này tôi làm ăn khá chăng? Chú tốt bụng hiếu khách, mời tôi về nhà uống miếng nước trà, tôi rất vui và sẵn sàng về nhà chú...Khi tới nhà Chú ! Chú gọi Thiếm Sáu giới thiệu với tôi, tôi rất cảm động với lòng tốt của chú. Chú kêu thiếm nấu nước và pha chút trà, tôi chú đàm đạo và chia sẻ nghề nghiệp men rượu ra sao...và tôi thì hỏi vùng này ai làm nhiều rượu nhứt, chú chỉ cho biết là dưới đoạn Vĩnh Kim có Bác Hai Hào Có. Bác Hai Có là nơi làm rượu nổi tiếng và nhiều, chú kêu tôi ghé đó coi có khi bán được chăng! Sau một lúc nghỉ chân và uống được chút nước trà và có chút thông tin từ Chú sáu và qua người mở hàng tử tế lòng tôi có thêm tự tin và vui. Tôi và con ngựa sắt lấy lại niềm tin và hăng say tìm đường tới nhà Bác Hai Hào Có ở Vĩnh Kim đây!
Kính thưa các bạn,
Lòng rất muốn viết cho mạch lạc để kết luận cho nó có hậu. Nhưng sự việc nào nó cũng phải đến hồi kết thúc nghe các bạn. Vậy tôi xin cáo lỗi với các bạn xin ngưng và kết thức như vầy:
-Nếu nói chuyện đến nhà Bác Hai Hào Có và gầy dựng thêm mối buôn bán với Bác Hai gái và các mối lớn các nơi về sau như: Bến tre, Vĩnh Long, Bình Minh, Cần Thơ ...Tiền vô như nước, Hẳn nhiên mọi chuyện rất tốt đẹp...và còn tiếp diễn đến ngày tôi xuống ghe để vượt Biên. Tuy nhiên, tạm hiểu là thành công.
-Tất cả tình bạn luôn tốt đẹp, lúc tôi gian khổ !!!
- Và người tình xưa, nghe đâu hiện nay đã về hưu không còn làm ở bênh viên Nguyễn Đình Chiểu Trà Vinh nữa. Dù xưa kia nàng đã bỏ tôi như những dòng sông nhỏ nhưng tôi luôn trân trọng những kỷ niệm giữa tôi và nàng. Từ những buổi hẹn hò, những khi chờ nhau sau ca làm hay những cái bánh cam nàng mua cho tôi ăn khi tôi đến thăm nàng ở Bệnh Viện và công ơn nàng đã săn sóc Má tôi, có một lúc Má tôi nằm bịnh tai đó ! Nhưng rất tiếc vì một suy nghĩ thiếu sâu sắc nên tôi và nàng mãi mãi là khung trời nhớ nhung và sau này tôi có viết riêng cho mối tình đẹp với lời nhạc tha thiết, đó là nhạc phẩm: MÙA THU EM THEO CHÔNG".
- Cơm Bà Vú, vợ của Bác Tài Của ,Tức cái quán cà phê cập theo hành lang bên hong phòng khánh tiết (chứ không phải quán Chim Trời hay nhà bà Tám nghe các bạn). Tôi ăn cơm tại đó ,cũng vài tháng. Nhớ nhứt là một số bạn thì thích ăn cơm ngồi ngoài trước trên dãy bàn dài dùng bán cà phê trông ra vẻ thầy giáo, còn tôi chui vào bên trong ngồi kế vú! Tôi ngồi trệt kế bên Bà Vú trên mấy tấm ván ghép lại. Kế bên là những cái son to tổ bố đựng đầy canh thức ăn. Bà vú múc thức ăn cho Bé Năm và chị Ba bưng ra, tôi ngồi kế bên Bà Vú. Khi ăn thì một mâm 4 đứa, có lẽ trên mâm của tôi, các bạn ăn nhanh hơn tôi, 3 tên đã xong rồi mà riêng tôi còn tịch tang với gần đầy bát cơm trắng trên tay, thức ăn chẳng còn chỉ vỏn vẹn chén nước mắm, nhưng tôi cũng phải chịu khó nuốt thêm chút để tối về nội trú lại đói. Có lẽ Bà Vú thấy tôi ăn uống chậm chạp cho nên thỉnh thoảng Vú múc thêm cho 1 vá canh... ôi sướng làm sao. Tôi nhớ nhứt là hôm nào vú nấu canh bầu với tép nêm chút hành lá. Đó là món tôi rất thích, vì dễ lua cơm lại có vị ngọt thơm nhứt là có thêm chút tiêu xay. Rất ngon ! tôi luôn nhớ những vá canh thêm thắt của Vú cho tôi! Tôi mãi nhớ.
- Cơm nhà Chị Tư sau quán Trang, Chị Tư cao người dong dỏng, lịch sự nhà cửa rất sạch sẽ. Có chuyện này mà trong đời tôi khó quên!
Số là vào tháng cuối cùng chuẩn bị ra trường rồi, tôi chuẩn bị tư thế và kế hoach kinh tế cho tháng cuối cùng của cuộc đời Sư Phạm của tôi. Sau khi lãnh lương tháng của Ba Má tôi, Tôi qua nhà Chị Tư báo không ăn cơm tháng náy nữa! Chị Tư ngạc nghiên ...nét mặt chị như có vẽ giận tôi! Chị hỏi tôi: Chị có làm gì cho Cậu buồn Chị không? Sao không tiếp ăn cho xong gần ngày đi rồi? Tôi nói dối: Tôi ăn cơm chỗ khác! Chị rất buồn suốt buổi cơm cuối hôm đó! Nhưng đời thanh niên tôi nào sâu sắc bao nhiêu, vui là vui thôi chớ có suy nghĩ sâu xa được bao, tôi làm buồn lòng Chị!
Như đã nói: tôi đi ăn cơm chỗ khác nhưng kỳ thực, tôi có đi ăn ở nơi nào đâu! Các Bạn biết không tôi tính rồi, số tiền vừa lãnh lương dưới quê lên, tôi mua hai thùng mì hiệu con cua, ăn trong 24 ngày còn lại, nếu không đủ rồi hả tính sau. Còn tiền thặng dư ra là để xả láng ăn chơi với các bạn bè trước khi chia tay, để sau này" tao mày còn nhớ nhau ".
Các bạn biết không! Tiền thặng dư bắt đầu cạn rồi. Bây giờ xoay qua là thuần chủng mì cua là mùa cai mỗi ngày. Được mấy hôm cơ thể thiếu rau xanh, tiền hết rồi. Các Bạn còn nhớ Thầy Trịnh Văn Mười Hai không?Thầy và Thầy Tô Minh Tính ở dãy trệt nội trú ....Trước hàng ba Thầy có trồng mấy bụi ớt. Vì ăn thiếu rau, cho nên khi thấy lá xanh xanh dưới hành lang khu giáo sư ở, tôi thèm quá ! Khi trời hơi tối tối chút tôi xuống chơi mấy ngon ớt xanh của Thầy, chơi hai hôm hai cây ớt trụi ngọn! Các bạn biết không, tôi nhớ Thầy ra ngoài hàng ba nói:" Hớ !!! sâu gì mà ăn hai cây ơt của tui ,mới có hai hôm mà nó trụi trơ vậy hớ" ??? Tôi ở trên lầu ôm bụng cười tưởng mất thở !!!!
Nhưng không đơn giản đâu các bạn, qua một tuần mì gói cộng với đọt ớt của Thầy Mười Hai, bụng tôi nóng ơi là nóng, da mặt bắt đầu lột ...!
Buổi trưa hôm đó Tôi nhớ là Chủ Nhựt, Tôi đang nằm trong phòng của nội trú thì có tiếng kêu từ phòng khách nội trú "'Trạng ơi! Xuống đây có người tìm " . Tôi vội vã chạy xuống phòng khách thì có Chị Tư đang ngồi chờ tôi ở đó! Tôi ngạc nhiên! Ủa ! tôi tự hỏi. Hôm báo nghỉ ăn cơm nhà Chị, tiền cơm tôi tính toán và trả xong hết rồi mà! Hay có chuyện gì đây lôi thôi nữa.Vừa thấy tôi chị Tư liền nói: "Cậu Trạng! Cậu nói dối Chị! coi da mặt em kìa em muốn chết hả? Tôi sửng sờ chẳng biết điều gì, liền lúc chị lôi tay tôi và bảo theo chị ngay !!! Trời! Tôi có vẽ dùng dằn, chị mắng nhẹ; "nghe lời chị nghe không " Các bạn biết chuyện gì chưa?
Vừa đến nhà Chị, Chị bảo tôi: "em ngồi xuống ăn cơm ngay tức khắc rồi nói chuyện sau !". Nhắc đến đây tôi cảm động vô cùng. Xong buổi cơm Chị mắng cho một chập chẳng khác nào một người Chị ruột của tôi!
Sau buổi cơm chị đưa ly trà đá cho tôi, Chị dặn mà như một lời ra lịnh: "Từ chiều nay cho đến ngày ra trường em phải qua ăn cơm như thường lệ! Nghe không? Nếu không nghe Chị chị rất giận em ", tôi ấp úng. Chị Tư nói thêm, "Chị không nói tiền nong, chị muốn em nghe lời Chị!"
Các bạn thấy chưa ! cơm Vĩnh Long là vậy là tình là Nghĩa là nhớ nhung, là con người quý trọng nhau của một thời khó quên nhứt Mà Chỉ có ở một thời yêu thương nào mà thôi. Tôi xin dứt.
Kim Khánh
Thưa các bạn thân mến,
Trường Sư Phạm Vĩnh Long 1995 |
Bây giờ vào đề nhe các bạn,
Sau mấy ngày tính tính toán toán, bây giờ nơi thị xã đông người như vầy thì tôi tin tưởng sẽ không đói và tìm lại sinh kế thì không khó! Như vậy tôi dùng ngay những điều kiện ắt có và đủ để đi tới bài toán đúng. Tôi hỏi tôi có gì trong tay hiện nay?
- Tiền làm vốn? Rất nhỏ nhoi!
- Có hiểu biết nghề gì với túi tiền vốn nhỏ nhoi hiện thời?
Như vậy, điều kiện ắt có đưa ra là chỉ có vậy! Như vậy chỉ ĐỦ cho cái vốn mua đi bán lại trên cái mẹt bán rau hay một mẹt bánh cam, bánh cồng thôi? Nhưng thời gian không cho tôi tính toán lâu hơn, tôi sẽ ăn hết vốn. Đêm trằn trọc không ngủ...làm xôi gà bán bánh cam bánh còng? vì những món này cũng dễ mà tôi cho là sống được.. sống xa nhà đang buồn thỉnh thoảng lại nhớ nhớ Má tôi. Tuy là Bà giận tôi nhưng tôi tin chắc trong lòng bà luôn thương yêu tôi và cũng nhớ tôi. Trong lúc nhớ Bà! Tôi vụt lóe lên một ý rất tuyệt vời là tại sao mình không làm men rượu? Vì nhà tôi ở Tra cú nổi tiếng nghề men rượu khi trước! Tính tới tính lui men rượu đơn giản hơn bánh cam bánh còng, men không cần chiên nấu lôi thôi mà phần lời mỗi viên men có thể ngang hàng với 1 cái bánh còng bánh cam. Làm men không tốn lữa củi mà số lượng có thể mỗi ngày bán ra hàng trăm hàng ngàn viên hay hơn nữa và cũng nếu ế còn để lại không hư hao, còn làm bánh bán ăn xổi, và quanh quẩn chỉ một mẹt, một mâm và suốt đời sẽ được trẻ con trong thị xã hay các trường học gọi là chú bánh cam, bánh còng, thì bao giờ mới khá đây .
Như vậy quyêt định là làm,Tôi trở thành ông Men ở đường Lý Thường Kiệt Tra vinh nhưng nhớ ông men này là men cục nhe, chứ không là con ma men nha !).
Xuyên suốt gần hai năm với nghề men truyền thống để có tiền xuống tàu vượt biên. Đây cũng biết bao nhiêu gian nan, chắc là tôi xin kể đôi nét về kỷ niệm đáng nhớ thôi, là như vầy:
1. Những ngày khởi đầu công việc.
2. Sự phát triển trong gian khó .
3. Những tình bạn bè còn nhau tại Tra Vinh.
4. Một mối tình "đã bỏ tôi đi như những dòng sông nhỏ".
Bây giờ tuần tự nghe các bạn:
Trước khi quyết định cho nghề men tôi đã vận dụng với khí công cho cá nhân tôi, vì sao? Vì mới ngày nào tiền xài bằng bao, bằng giỏ. Bây giờ vất vả như với nghề nhỏ nhoi như nghề làm men này, liệu tôi có vượt qua cái tư tưởng quen làm ông chủ không? ĐƯỢC ...tôi dẹp qua và vui vẻ sẵn sàng,vì sao? Lúc tiền tôi đầy túi, tôi chưa hề bội bạc với ai !!! và giàu là cho mình thì đâu có lý do gì mà trách ai hay tự ái, xấu hổ khi phải làm những việc cho một cuộc sống chân thật lương thiện cho cá nhân mình...bằng tư tưởng đó tôi cho là đúng ...đừng ngồi đó cho mình là thầy là Chủ là Tiến sĩ, Cử Nhân... là gì gì đó, ngồi nói, tự hào vớ vẫn mà chính bản thân mình không nuôi nổi, có khi làm khổ cho gia đình! cho xã hội.... những bằng cấp, những địa vị nếu không thực tế chỉ là để lòe thiên hạ hay chỉ là những thứ vô dụng cho xã hội thôi! Sau khi vận nội công ,và rèn luyên tư tưởng tôi bắt đầu:
Nhớ sáng hôm đó. Ngày đầu tiên với mẻ men đầu vừa khô và chu kỳ ra " thị trường" đã đến! Tôi háo hức từ đêm hôm qua. (May mắn là mấy ngày trước tôi đã vận động xin được một chỗ ngồi bán lẽ trước cửa hàng bán lu khạp, than đước, cối đá của Ông Bà Năm trước chùa Long Khánh, nơi dọc theo bến Bạch Đằng cạnh mé sông, nơi này rất tấp nập khách buôn bán các nơi đổ về rất đông: Bến Tre, Cầu Ngang và mọi nơi đổ về... và hình ảnh ở đây, sau này tôi có viết lời cho bản nhạc TRÀ VINH QUÊ TÔI.) Tôi tin là men mình bán chạy lắm! Nhưng! các bạn biết không...tuyệt vọng. Từ 6 giờ sáng dọn men trên cái mẹt cho đến 11 giờ trưa..tôi chỉ bán được 500 gram men thôi, chỉ được mấy đồng bạc! Miệng vẫn tươi cười với các bạn bán hàng chung quanh nhưng trong lòng...buồn tan tát! Bây giờ sao đây? thôi tự an ủi là ngày đầu, cứ cố gắng! Nhưng lòng tôi lo lắm, buôn bán kiểu này thì chỉ một vài tuần là ăn hết men rồi cụt vốn, bán ngày nào cũng 1 nồi 500 grams, bán bao nhiêu đủ mua gạo ăn trong ngày. Đem lên hạch toán, thôi 2 tuần thôi số vốn sẽ bay. Cứ một tuần trôi qua, thân trai ngồi buồn giữa chợ ...Các bạn biết tại sao mà nghề này rất khó gây mối trong bước đầu , là vầy. Người làm rượu ít khi dùng men lạ, nghĩa là dùng men của người mới, Tiền men không là bao nhưng thất một kháp rượu có khi họ cũng lao đao vì mất đi gần 10 kg gạo hay nếp nên cũng rất khó khăn cho họ lắm. Chẳng lẽ tôi ngồi chợ mỗi ngày để chờ thời? Không tôi quyết định dùng con ngựa sắt đi xuống các miền quê để bán dạo. Đó !!!! thêm nghề bán dạo là đây nhé các bạn! sướng chưa? Đủ chưa các bạn đời gian nan đến thế là cùng !!! Lỡ rồi chơi luôn có sao đâu! Thân trai lưng ngắn vai rộng mà!
Ngày đầu đi bán dạo. Sau một gói xôi, một ly cà phê đen, con chiến mã sắt của tôi đã sẵn sàng yên cương, sau lưng là cái giỏ tàu men chất đầy! Trời nắng vừa lên tôi và con ngựa sắt thương yêu phóng nhanh vui về hướng Cầu ngang. Bắt đầu từ nhà thờ Cầu Ông Rùm, tôi đạp len lõi vào những con đường mòn trong xóm quê, hỏi xem nhà ai nấu rượu để bán, đi từ nhà này đến nhà khác năn nỉ gần chết, buồn ơi là buồn ..năn nỉ cách mấy cũng không ai chịu mua...như đã nói các bạn biết tại sao không? người ta ít chịu xài men lạ sợ men xấu sẽ đổ luôn kháp rượu đó các bạn như đã nói lúc đầu. Đây là vấn đê nan giải cho tôi. Làm sao qua được cái khó này thì mới thành công....!
Trời nắng đã lên cao rồi! bụng hơi cồn cào, nhưng chưa bán được viên men nào! Vụt cái tôi đạp xe vừa qua đoạn nhà thờ Cầu Ông Rùm tôi nghe tiếng kêu của một người đàn ông vừa chạy ngược chiều ngang tôi. Chú hỏi giựt ngược lại :"Chú bán gì đó" ?
Tôi đưa gót chân làm cái thắng! Thắng ngon lành, tôi trả lời: Dạ ! Cháu bán men chú ơi! Người đàn ông nói: Hèn Chi tôi nghe mùi thơm men! Đâu chú dừng lại cho tôi hỏi coi! tôi nói: Dạ! Chú hỏi tôi: Men chú bán ra sao; tôi nói: Dạ! Lòng vòng một chút ...chú cho tôi biết chú tên là Chú Sáu Miên (ông là người Việt nghe),Chú sẵn sàng mua vài nồi men, tôi mừng vô hạn (Sau này chú là một người mối và rất thân tình với tôi. Không biết trong trang nhỏ bé này có đủ thời gian để nói về Chú và cái cối xay lúa của Nhà Thờ mà sau này tôi đã đắp cho hai thớt cối của nhà máy xay lúa của Nhà Thờ, và sau ngày đó ông Cha Tý coi tôi như một người chân tình như một con chiên của Họ Đạo nhà thờ này (Mặc dù tôi là người Đạo Phật). Nơi đây Cha cho tôi một con dê giống Alpine, hai lổ tai to như 2 lá cải (Sau này tôi nuôi trước cửa nhà ở Trà vinh đến khi tôi vượt biên), Cha cho tôi nhưng tôi cố thuyết phục Cha phải lấy tiền của tôi, vì lẽ nhà thờ Cầu Ông Rùm lúc đó rất khó khăn về tài Chánh và cũng tại nhà thờ này Tôi có thêm hai người bạn thân đó là Thầy Cảnh mắt kiếng và Thầy Mười, sau này hai người chơi rất thân vơi tôi. Nhắc thì rất tội choThầy Cảnh,Thầy Cảnh được giao nhiệm vụ chở sửa dê từ nhà thờ lên Thị Xã bán, tánh tình hiền lành chậm chạp, sau chuyến bỏ sữa dê hàng ngày tại Thị Xã Thầy cảnh thường ghé ca phê và hay cho tôi 1 hay 2 chai sửa dê bán không hết. Còn Thầy Mười, vừa tới sân chưa dựng xe đã nghe tiếng ồn ào rồi, rất dễ thương. Nhắc lại tôi rất nhớ những người bạn này.
Bây giờ trở lại chuyện bán được mối men đầu, số tôi may mắn, người mở hàng là người có duyên, nên vì vậy mà sau này tôi làm ăn khá chăng? Chú tốt bụng hiếu khách, mời tôi về nhà uống miếng nước trà, tôi rất vui và sẵn sàng về nhà chú...Khi tới nhà Chú ! Chú gọi Thiếm Sáu giới thiệu với tôi, tôi rất cảm động với lòng tốt của chú. Chú kêu thiếm nấu nước và pha chút trà, tôi chú đàm đạo và chia sẻ nghề nghiệp men rượu ra sao...và tôi thì hỏi vùng này ai làm nhiều rượu nhứt, chú chỉ cho biết là dưới đoạn Vĩnh Kim có Bác Hai Hào Có. Bác Hai Có là nơi làm rượu nổi tiếng và nhiều, chú kêu tôi ghé đó coi có khi bán được chăng! Sau một lúc nghỉ chân và uống được chút nước trà và có chút thông tin từ Chú sáu và qua người mở hàng tử tế lòng tôi có thêm tự tin và vui. Tôi và con ngựa sắt lấy lại niềm tin và hăng say tìm đường tới nhà Bác Hai Hào Có ở Vĩnh Kim đây!
Kính thưa các bạn,
Lòng rất muốn viết cho mạch lạc để kết luận cho nó có hậu. Nhưng sự việc nào nó cũng phải đến hồi kết thúc nghe các bạn. Vậy tôi xin cáo lỗi với các bạn xin ngưng và kết thức như vầy:
-Nếu nói chuyện đến nhà Bác Hai Hào Có và gầy dựng thêm mối buôn bán với Bác Hai gái và các mối lớn các nơi về sau như: Bến tre, Vĩnh Long, Bình Minh, Cần Thơ ...Tiền vô như nước, Hẳn nhiên mọi chuyện rất tốt đẹp...và còn tiếp diễn đến ngày tôi xuống ghe để vượt Biên. Tuy nhiên, tạm hiểu là thành công.
-Tất cả tình bạn luôn tốt đẹp, lúc tôi gian khổ !!!
- Và người tình xưa, nghe đâu hiện nay đã về hưu không còn làm ở bênh viên Nguyễn Đình Chiểu Trà Vinh nữa. Dù xưa kia nàng đã bỏ tôi như những dòng sông nhỏ nhưng tôi luôn trân trọng những kỷ niệm giữa tôi và nàng. Từ những buổi hẹn hò, những khi chờ nhau sau ca làm hay những cái bánh cam nàng mua cho tôi ăn khi tôi đến thăm nàng ở Bệnh Viện và công ơn nàng đã săn sóc Má tôi, có một lúc Má tôi nằm bịnh tai đó ! Nhưng rất tiếc vì một suy nghĩ thiếu sâu sắc nên tôi và nàng mãi mãi là khung trời nhớ nhung và sau này tôi có viết riêng cho mối tình đẹp với lời nhạc tha thiết, đó là nhạc phẩm: MÙA THU EM THEO CHÔNG".
- Cơm Bà Vú, vợ của Bác Tài Của ,Tức cái quán cà phê cập theo hành lang bên hong phòng khánh tiết (chứ không phải quán Chim Trời hay nhà bà Tám nghe các bạn). Tôi ăn cơm tại đó ,cũng vài tháng. Nhớ nhứt là một số bạn thì thích ăn cơm ngồi ngoài trước trên dãy bàn dài dùng bán cà phê trông ra vẻ thầy giáo, còn tôi chui vào bên trong ngồi kế vú! Tôi ngồi trệt kế bên Bà Vú trên mấy tấm ván ghép lại. Kế bên là những cái son to tổ bố đựng đầy canh thức ăn. Bà vú múc thức ăn cho Bé Năm và chị Ba bưng ra, tôi ngồi kế bên Bà Vú. Khi ăn thì một mâm 4 đứa, có lẽ trên mâm của tôi, các bạn ăn nhanh hơn tôi, 3 tên đã xong rồi mà riêng tôi còn tịch tang với gần đầy bát cơm trắng trên tay, thức ăn chẳng còn chỉ vỏn vẹn chén nước mắm, nhưng tôi cũng phải chịu khó nuốt thêm chút để tối về nội trú lại đói. Có lẽ Bà Vú thấy tôi ăn uống chậm chạp cho nên thỉnh thoảng Vú múc thêm cho 1 vá canh... ôi sướng làm sao. Tôi nhớ nhứt là hôm nào vú nấu canh bầu với tép nêm chút hành lá. Đó là món tôi rất thích, vì dễ lua cơm lại có vị ngọt thơm nhứt là có thêm chút tiêu xay. Rất ngon ! tôi luôn nhớ những vá canh thêm thắt của Vú cho tôi! Tôi mãi nhớ.
- Cơm nhà Chị Tư sau quán Trang, Chị Tư cao người dong dỏng, lịch sự nhà cửa rất sạch sẽ. Có chuyện này mà trong đời tôi khó quên!
Số là vào tháng cuối cùng chuẩn bị ra trường rồi, tôi chuẩn bị tư thế và kế hoach kinh tế cho tháng cuối cùng của cuộc đời Sư Phạm của tôi. Sau khi lãnh lương tháng của Ba Má tôi, Tôi qua nhà Chị Tư báo không ăn cơm tháng náy nữa! Chị Tư ngạc nghiên ...nét mặt chị như có vẽ giận tôi! Chị hỏi tôi: Chị có làm gì cho Cậu buồn Chị không? Sao không tiếp ăn cho xong gần ngày đi rồi? Tôi nói dối: Tôi ăn cơm chỗ khác! Chị rất buồn suốt buổi cơm cuối hôm đó! Nhưng đời thanh niên tôi nào sâu sắc bao nhiêu, vui là vui thôi chớ có suy nghĩ sâu xa được bao, tôi làm buồn lòng Chị!
Như đã nói: tôi đi ăn cơm chỗ khác nhưng kỳ thực, tôi có đi ăn ở nơi nào đâu! Các Bạn biết không tôi tính rồi, số tiền vừa lãnh lương dưới quê lên, tôi mua hai thùng mì hiệu con cua, ăn trong 24 ngày còn lại, nếu không đủ rồi hả tính sau. Còn tiền thặng dư ra là để xả láng ăn chơi với các bạn bè trước khi chia tay, để sau này" tao mày còn nhớ nhau ".
Các bạn biết không! Tiền thặng dư bắt đầu cạn rồi. Bây giờ xoay qua là thuần chủng mì cua là mùa cai mỗi ngày. Được mấy hôm cơ thể thiếu rau xanh, tiền hết rồi. Các Bạn còn nhớ Thầy Trịnh Văn Mười Hai không?Thầy và Thầy Tô Minh Tính ở dãy trệt nội trú ....Trước hàng ba Thầy có trồng mấy bụi ớt. Vì ăn thiếu rau, cho nên khi thấy lá xanh xanh dưới hành lang khu giáo sư ở, tôi thèm quá ! Khi trời hơi tối tối chút tôi xuống chơi mấy ngon ớt xanh của Thầy, chơi hai hôm hai cây ớt trụi ngọn! Các bạn biết không, tôi nhớ Thầy ra ngoài hàng ba nói:" Hớ !!! sâu gì mà ăn hai cây ơt của tui ,mới có hai hôm mà nó trụi trơ vậy hớ" ??? Tôi ở trên lầu ôm bụng cười tưởng mất thở !!!!
Nhưng không đơn giản đâu các bạn, qua một tuần mì gói cộng với đọt ớt của Thầy Mười Hai, bụng tôi nóng ơi là nóng, da mặt bắt đầu lột ...!
Buổi trưa hôm đó Tôi nhớ là Chủ Nhựt, Tôi đang nằm trong phòng của nội trú thì có tiếng kêu từ phòng khách nội trú "'Trạng ơi! Xuống đây có người tìm " . Tôi vội vã chạy xuống phòng khách thì có Chị Tư đang ngồi chờ tôi ở đó! Tôi ngạc nhiên! Ủa ! tôi tự hỏi. Hôm báo nghỉ ăn cơm nhà Chị, tiền cơm tôi tính toán và trả xong hết rồi mà! Hay có chuyện gì đây lôi thôi nữa.Vừa thấy tôi chị Tư liền nói: "Cậu Trạng! Cậu nói dối Chị! coi da mặt em kìa em muốn chết hả? Tôi sửng sờ chẳng biết điều gì, liền lúc chị lôi tay tôi và bảo theo chị ngay !!! Trời! Tôi có vẽ dùng dằn, chị mắng nhẹ; "nghe lời chị nghe không " Các bạn biết chuyện gì chưa?
Vừa đến nhà Chị, Chị bảo tôi: "em ngồi xuống ăn cơm ngay tức khắc rồi nói chuyện sau !". Nhắc đến đây tôi cảm động vô cùng. Xong buổi cơm Chị mắng cho một chập chẳng khác nào một người Chị ruột của tôi!
Sau buổi cơm chị đưa ly trà đá cho tôi, Chị dặn mà như một lời ra lịnh: "Từ chiều nay cho đến ngày ra trường em phải qua ăn cơm như thường lệ! Nghe không? Nếu không nghe Chị chị rất giận em ", tôi ấp úng. Chị Tư nói thêm, "Chị không nói tiền nong, chị muốn em nghe lời Chị!"
Các bạn thấy chưa ! cơm Vĩnh Long là vậy là tình là Nghĩa là nhớ nhung, là con người quý trọng nhau của một thời khó quên nhứt Mà Chỉ có ở một thời yêu thương nào mà thôi. Tôi xin dứt.
Kim Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét