Tùy bút của Kim Khánh
Các bạn thân mến,
Nói về cơm Vĩnh long của trường Sư Phạm thì có hai nơi nấu cơm tháng nữa mà có lẽ trong chúng ta ai ai cũng biết hay đã từng ăn qua trong hai năm học ở đây. Đó là cơm Bà Vú vợ của Bác Tài Của là tài xế của trường và cơm phần nhà Chị Tư, sau con lộ nhỏ dọc theo quán Trang đi một đoạn về phía tay trái. Nhưng trước khi nói cái về hai nơi này thì tôi xin tâm tình với các bạn về phần cuối của cơm Vĩnh Long phần 2. Là thời gian chơi với các bạn người Hoa: Lý Phụng, A Phonsne và Ba Thầu tôi học được gì và có ý niệm gì và có ảnh hưởng như thế nào đến lối suy nghĩ cũng như tôi đã có ý niệm mà kiến tạo riêng cho đời sống sau này của riêng tôi.
Với lứa tuổi chúng ta nói ra chắc cũng chẳng có ích lợi gì hay còn để chia sẻ kinh nghiệm gì trong sự nghiệp mưu sinh nữa, nhưng đó là ký ức hay đôi khi cũng chỉ là những kinh nghiệm nho nhỏ để chỉ bảo cho con cháu biết người Hoa đã kinh doanh và tình cảm họ sống trên đât Việt nam ra sao?
Đi vào thực tế, câu chuyện mà sở dĩ các bạn Lý Phụng, A phonsne, Ba Thầu có tiền xài sang và nhiều như vậy, có lẽ thục kết của Cha Mẹ hay Cha Mẹ giàu rồi cho các bạn phung phí thả ga ???? -Xin thưa và khẳng định là không và không bao giờ như vậy! Nguyên do có tiền là do các bạn làm ra, tôi xin kể là như vầy:
Vào lúc đó là lúc còn chiến tranh, các bạn còn nhớ hàng Quân Tiếp Vụ không? Đó...! Chính những mặt hàng quân Tiếp Vụ: Mùng lưới, Đường, Sữa, thuốc hút...đũ thứ. Cứ hàng tháng độ vào 23 Tây thì xe Nhà Binh chở hàng từ Tổng cục Quân tiếp Vụ Saigon về các Tiểu khu Miền Tây. Ôi nhiều lắm, như vậy, đám các bạn tôi ra đón mua bên kia đầu Phà Mỹ thuận, lúc đoàn convoy dừng đợi sang bến bên này. Rất nhanh và chuyện mua chuyện bán chỉ một chuyến phà là xong! Lý Phụng, A Phonsne có mỗi người 1 chiếc Honda, còn Ba Thầu chở bằng chiếc lambrettic, chỉ 1 hay 2 lượt là số hàng mua được đã tải xong về Vĩnh Long. Như vậy, chỉ vài hôm là đám bạn tôi đã bán lại gọn ngon lành. (Nhưng xin nhắc lại như vầy, số hàng Quân Tiếp vụ mà các bạn mua là số thặng dư của những Quân Nhân họ không dùng hàng Quân Tiếp Vụ, thì số này phải nhờ các Bác tài xế bán ra cho dân thôi, nhưng bán lẽ thì họ không có điều kiện nên Các bạn mua mão thì tiện cho đôi bên chứ không phải hàng ăn cắp nhé !).
Đó cứ như vậy thôi mà hàng tháng các bạn dư xài thoải mái ,cho nên tôi cũng có dự phần ăn ké !!!!.
Ngoài ra, các bạn còn có nhiều kế hoạch tốt để làm ăn ví vụ như quần sa teng mặc nưa mà Ba Thầu đã hướng dãn và chỉ cho chúng tôi cách mua cách bán, rất hay! Nhưng tiếc là ở trang này quá nhỏ mà chuyện thì mênh mông...mai sau các bạn nào muốn hỏi, nếu biết gì tôi sẽ nói nấy cho vui
Tuy là vậy, chỉ một thoáng trong bước đầu khi tôi quen và chơi với các bạn như vậy, "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" và sau này, khi tôi còn ở quê nhà, với tuổi trên dưới 25 /26. Lúc đó tôi đang "Có chức" là Hiệu Trưởng. (Thôi xin lỗi ! Một thời có chức nghe các bạn), cũng vì mê làm ăn mà phòng Giáo Dục Huyện Trà Cú đã cách chức. Lúc đó, Tôi làm cùng một lúc: Nhà máy xay lúa nhỏ loại Nhựt Satake, mua mía ép đường, máy nước đá bẹ, máy kết đường thêm một chiếc xe đò hợp tác xã và 2 chiếc máy bươi đi bươi đất hùn với Đực Tra cú (Thôi xin lỡ rồi ,xin khoe luôn) đó làm như vậy đó, công việc như một người trên 40 tuổi !
Như đã nói trong một bài viết lâu rồi trong câu chuyện "Cái lồng chim và cây kèn saxophone", như lão nghệ sĩ già cô đơn, ông Frank vẫn hứng thú chơi kèn khi có người khán giả thích được nghe hay thích chia sẻ với mình thì tâm hồn người nghệ sĩ mới dạt dào và không phụ lòng khán giả chân thành với mình, dù vỏn vẹn chỉ là một khán giả duy nhứt, đó là một sự khuyến khích hay ít ra cũng có người đồng cảm với mình thì công lao mình bỏ ra có người nhận lãnh thì với tôi cũng vậy ,tôi sẽ mãi mãi không phụ lòng các bạn đã nhiệt tình đồng hành trong câu chuyện cơm Vĩnh Long dù vỏn vẹn chỉ vài bạn xem và khuyến khích, thì với tôi ,tôi luôn tôn trọng và sẽ hân hạnh viết tiếp, mời các bạn đoc tiếp .
Đúng ra, nói về đề tài Cơm Vĩnh long, thì cứ một đường mà đi, nhưng đôi khi tôi nghĩ cứ viết như vậy e ra cũng nhàm chán, nên đôi lúc có những tiềm tàng trong ký ức vụt trở về như một cuốn phim trong cuộc đời tôi, tôi cũng không ngại ghi vội lại như một kỷ niệm hay một biến cố riêng của đời người mà các người khác thì cho đó là tiểu sử, tôi thì không nghĩ như vậy, vì đây chỉ là một nỗi nhớ mà mỗi một con người qua quãng đời dài đã kinh qua, thì tùy mỗi người, mỗi môi trường, mỗi nghề nghiệp mà hình thành một câu chuyện rất ư là thật cho đời mình, nói như vậy để xin các bạn thông cảm cho tôi là không hề có ý khoe khoan tài giỏi, biết đâu đó là những cái nợ của cuộc đời, tùy theo cái nhân mà ta phải trả cho cái quả ,cho nên cuộc đời con người ai cũng như ai, ngày hai buổi cơm, chết cũng nằm co như nhau. Nhưng khồng hiểu tại sao có rất rất nhiều người trong cuộc đời cứ vằng vặc làm và làm, cứ mở mắt ra là tiền và tiền. Thưa các bạn, tiền và con người nó sẽ đi về đâu hay chỉ là những hư vô cát bụi, mà chúng ta không nhận định cho rõ thì sự tranh đua hái ra tiền chỉ là một tội ác, một việc làm hoàn toàn vô nghĩa hoặc có khi là cái nợ ta phải đánh đổi, nhiều khi đày đọa thân xác, làm việc gấp trăm gấp ngàn lần người khác, nhưng đó chỉ là để trả nợ phù du? Xin lỗi tôi lý luận dài dòng quá! Bây giờ xin trở về cốt lõi câu chuyện mà tôi muốn san sẻ với các bạn trong tuổi thanh niên của tôi đây.
Những ngày sống và quen biết , hiểu những sinh hoạt của các bạn của tôi và ý niệm về tạo dựng sự nghiệp. Tôi sẵn sàng đi vào thực tế là bắt tay và làm trong mớ kiến thức và mạnh tinh rất mạnh dạn của tôi .
Tôi nhớ lúc đó, sau 30 tháng 4 không lâu thì cũng là thời điểm Má tôi vừa thành lập xong một nhà máy xay lúa ở gần Chùa Tra cú B (sóc Tra cú), nhà máy hoạt động chưa bao lâu thì gần như bị cấm hẳn, vì lẽ, nhà nước chưa ổn định cho doanh nghiệp cá thể, mà tham vọng lớn của nhà nước là muốn tất các nghành nghề trở thành hợp tác xã, lúc đó là giai đoạn khó khăn nhứt trong sinh hoạt kinh tế (Tôi không có ý nói chính trị ở đây). Nhưng thực tế mà nói Miền Nam lúc bấy giờ đang sống trong hoàn cảnh kinh tế đang hồi sung túc nhứt và đang đà đi lên đang đứng trên Thái Lan, sánh vai có khi còn hơn Đại Hàn. Đùng một cái, hứng chiu một sự thay đổi vô cùng phi lý (Mở ngoặc chỗ này, để rồi bao nhiêu năm sau lại quay về nền kinh tế gần như hoàn toàn tự do cá thể như hôm nay, thì thử hỏi đât nước không đi chậm như thế này???) đó là cái nhìn vô tư của tôi, một người luôn yêu nước và luôn ước mơ dân tộc ta giàu mạnh, no ấm và có một nền kinh tế hợp lý và hùng mạnh.
Trở lại vấn đề, lúc đó tôi nghĩ nhà nước có cấm các cơ sở xay xác lúa (nhà máy xay lúa), tôi không sợ tôi vẫn âm thầm dựng riêng cho tôi một nhà máy tân tiến gọn nhẹ bằng dàn máy Satake, bắt đầu cơ sở đầu tiên (tôi và một người bạn rất giỏi về máy móc, Đực Tra cú cũng là bạn học khi còn nhỏ), chúng tôi làm ăn rất ra tiền, nhưng lòng tham nghe các bạn tôi đâu dừng tại đó, tiền lúc đó mọi người chỉ có vài ba chục bac trong nhà là nhiều, riêng tôi mỗi ngày tiền vô ra bằng bao cói, tức giỏ đệm, lúc này tôi mới nãy sinh ra ý; tôi bàn với bạn tôi đi kiếm mua thêm 2 cái máy bươi để thuê người bươi cho nông dân trồng mía. Nói sao làm vậy, máy bươi cũng hái ra tiền. Tôi nhớ lúc đó lương thầy giáo Giáo Học bổ Túc như tôi là 46 đông tiền XHCN VN. nghĩa là tương đương với 23,000 đồng cũ. Nhưng các bạn biết không, trong khi đó mỗi cái máy bươi của tôi, chạy được 3 công rưởi đất rẫy /1 ngày ,mà mỗi công đât giá là 70 đồng tức 35.000 /1 công. Như vậy mỗi chiếc máy bươi làm được hơn 225.000 tức trên dưới 112 đồng /1 ngày mà 2 chiếc như vậy .Sau khi khấu trừ tiền dầu và tiền nhân công ra, hai chiếc máy bươi phải cho ra phân nửa đồng lời tức khoảng 60.000 X2 chiếc, như vậy sẽ có là 120.000 lời /1 ngày .
Thưa các bạn rất bận rộn, lúc đó là giai đoạn đầu dân trong quê bắt đầu làm kinh tế nên bươi đất trồng mía để phục vụ thời đó là rất hợp lý. .
Ngày nào cũng như ngày nào cứ 5 giờ sáng tôi đã thức dậy chuẩn bị cho hai người bà con mở máy xay lúa, xong là tôi bắt đầu lái Honda đi, vì máy bươi ở miệt cù lao nên phải đi từ sớm để xem các anh em làm cho tôi đã làm đến đâu...cứ như vậy, ngày qua ngày ..nhưng tánh tham việc, trong thời gian quanh quản theo máy bươi, tôi nhàn rỗi, nên lòng vòng qua các rẫy mía quanh đó ...a...rồi ! Lại nãy ra ý mới nữa đây! ...Mua mía trên rẫy thuê ghe chở đến nhà máy đường để ép lấy đường thô... nghĩ ra sao là làm như vậy. Các bạn nghĩ lã tôi có bao nhiêu cái tay và bao nhiêu cái đầu và thời giờ chu kỳ mỗi ngày đêm chỉ vỏn vẹn như các bạn 24 tiếng để ăn và ngủ và làm việc !!Tôi tự hỏi tôi như vậy, nhưng không hiểu tại sao con người của tuổi thanh niên tôi làm việc đến độ điên cuồng như vậy? Rồi mua mía ép đường... dần dà cũng kiếm lời rất nhiều (nhưng công việc càng lúc càng thêm mà sức và công người làm quản lý thì chỉ có tôi, lúc đó Đực không chịu theo nghề mua mía ép đường với tôi, nhưng nhiều lời nên ham, tôi cố gắng làm một mình )..Nhưng suy tính, đường ép ra bán tại chỗ chẳng lời nhiều, mặc dù mua từ cây mía, muốn lời thêm tôi cho chở lên bán ở Thị xã Trà Vinh, có những lúc giá cả thị trường không ổn định, tôi không bán ra, tôi gởi nhờ số đường chưa bán ở nhà những người quen, chỗ này vái chục thùng, chỗ nọ vài chục thùng, riết rồi tôi không nhớ tôi có bao nhiêu thùng đường thô như vậy nữa, mỗi thùng 30 kg)...Rồi cứ theo nhu cầu công việc ...cần phương tiện chở đường thùng từ quê lên thị Xã, tôi cần có xe riêng. Để tải đường lên thị xã, thay vì mua xe hàng, tôi mua xe đò, trên mui buổi sáng xe từ dưới quê lên thì trống chỗ, như vậy tôi vận dụng trên mui toàn chở đường của nhà, buổi chiều xe về thì chở hàng của các tiệm tạp hóa, như vậy là nhứt cử lưỡng tiện....! công việc phát triển rất tốt nhưng chưa nghe các bạn. Đường thùng chở nặng, do cồng kềnh quá, tôi quyết định thành lập thêm nhà máy kết tinh đường tại trong quê tôi, để khi đường thành phẩm là đường cát trắng, rồi đóng gói gọn nhẹ bán cho mọi nơi ...Trời ơi! nhớ lại bây giờ tôi cũng sợ tôi rồi ...còn nữa nghe các bạn ...nhà máy nước đá bẹ nghen!!!!Tất cả công việc trên lời hay lỗ ra sao??? Bây giờ cũng hơi mệt rồi, nếu các bạn thấy như vậy còn thích thì tôi sẽ kể tiếp hay hỏi Thầy Đổ Công Thanh Louisdocong hay Kiều Lâm cà phê Đồng Dao thì biết hết mọi chuyện? Bây giờ xin ngưng nghe các bạn!
Kim Khánh
Khu vực trường Sư Phạm Vĩnh Long và trường Nông Lâm Súc - Vĩnh Long 1972 |
Các bạn thân mến,
Nói về cơm Vĩnh long của trường Sư Phạm thì có hai nơi nấu cơm tháng nữa mà có lẽ trong chúng ta ai ai cũng biết hay đã từng ăn qua trong hai năm học ở đây. Đó là cơm Bà Vú vợ của Bác Tài Của là tài xế của trường và cơm phần nhà Chị Tư, sau con lộ nhỏ dọc theo quán Trang đi một đoạn về phía tay trái. Nhưng trước khi nói cái về hai nơi này thì tôi xin tâm tình với các bạn về phần cuối của cơm Vĩnh Long phần 2. Là thời gian chơi với các bạn người Hoa: Lý Phụng, A Phonsne và Ba Thầu tôi học được gì và có ý niệm gì và có ảnh hưởng như thế nào đến lối suy nghĩ cũng như tôi đã có ý niệm mà kiến tạo riêng cho đời sống sau này của riêng tôi.
Với lứa tuổi chúng ta nói ra chắc cũng chẳng có ích lợi gì hay còn để chia sẻ kinh nghiệm gì trong sự nghiệp mưu sinh nữa, nhưng đó là ký ức hay đôi khi cũng chỉ là những kinh nghiệm nho nhỏ để chỉ bảo cho con cháu biết người Hoa đã kinh doanh và tình cảm họ sống trên đât Việt nam ra sao?
Đi vào thực tế, câu chuyện mà sở dĩ các bạn Lý Phụng, A phonsne, Ba Thầu có tiền xài sang và nhiều như vậy, có lẽ thục kết của Cha Mẹ hay Cha Mẹ giàu rồi cho các bạn phung phí thả ga ???? -Xin thưa và khẳng định là không và không bao giờ như vậy! Nguyên do có tiền là do các bạn làm ra, tôi xin kể là như vầy:
Quân Tiếp Vụ: thực phầm cho quân đội |
Đó cứ như vậy thôi mà hàng tháng các bạn dư xài thoải mái ,cho nên tôi cũng có dự phần ăn ké !!!!.
Ngoài ra, các bạn còn có nhiều kế hoạch tốt để làm ăn ví vụ như quần sa teng mặc nưa mà Ba Thầu đã hướng dãn và chỉ cho chúng tôi cách mua cách bán, rất hay! Nhưng tiếc là ở trang này quá nhỏ mà chuyện thì mênh mông...mai sau các bạn nào muốn hỏi, nếu biết gì tôi sẽ nói nấy cho vui
Tuy là vậy, chỉ một thoáng trong bước đầu khi tôi quen và chơi với các bạn như vậy, "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" và sau này, khi tôi còn ở quê nhà, với tuổi trên dưới 25 /26. Lúc đó tôi đang "Có chức" là Hiệu Trưởng. (Thôi xin lỗi ! Một thời có chức nghe các bạn), cũng vì mê làm ăn mà phòng Giáo Dục Huyện Trà Cú đã cách chức. Lúc đó, Tôi làm cùng một lúc: Nhà máy xay lúa nhỏ loại Nhựt Satake, mua mía ép đường, máy nước đá bẹ, máy kết đường thêm một chiếc xe đò hợp tác xã và 2 chiếc máy bươi đi bươi đất hùn với Đực Tra cú (Thôi xin lỡ rồi ,xin khoe luôn) đó làm như vậy đó, công việc như một người trên 40 tuổi !
Như đã nói trong một bài viết lâu rồi trong câu chuyện "Cái lồng chim và cây kèn saxophone", như lão nghệ sĩ già cô đơn, ông Frank vẫn hứng thú chơi kèn khi có người khán giả thích được nghe hay thích chia sẻ với mình thì tâm hồn người nghệ sĩ mới dạt dào và không phụ lòng khán giả chân thành với mình, dù vỏn vẹn chỉ là một khán giả duy nhứt, đó là một sự khuyến khích hay ít ra cũng có người đồng cảm với mình thì công lao mình bỏ ra có người nhận lãnh thì với tôi cũng vậy ,tôi sẽ mãi mãi không phụ lòng các bạn đã nhiệt tình đồng hành trong câu chuyện cơm Vĩnh Long dù vỏn vẹn chỉ vài bạn xem và khuyến khích, thì với tôi ,tôi luôn tôn trọng và sẽ hân hạnh viết tiếp, mời các bạn đoc tiếp .
Đúng ra, nói về đề tài Cơm Vĩnh long, thì cứ một đường mà đi, nhưng đôi khi tôi nghĩ cứ viết như vậy e ra cũng nhàm chán, nên đôi lúc có những tiềm tàng trong ký ức vụt trở về như một cuốn phim trong cuộc đời tôi, tôi cũng không ngại ghi vội lại như một kỷ niệm hay một biến cố riêng của đời người mà các người khác thì cho đó là tiểu sử, tôi thì không nghĩ như vậy, vì đây chỉ là một nỗi nhớ mà mỗi một con người qua quãng đời dài đã kinh qua, thì tùy mỗi người, mỗi môi trường, mỗi nghề nghiệp mà hình thành một câu chuyện rất ư là thật cho đời mình, nói như vậy để xin các bạn thông cảm cho tôi là không hề có ý khoe khoan tài giỏi, biết đâu đó là những cái nợ của cuộc đời, tùy theo cái nhân mà ta phải trả cho cái quả ,cho nên cuộc đời con người ai cũng như ai, ngày hai buổi cơm, chết cũng nằm co như nhau. Nhưng khồng hiểu tại sao có rất rất nhiều người trong cuộc đời cứ vằng vặc làm và làm, cứ mở mắt ra là tiền và tiền. Thưa các bạn, tiền và con người nó sẽ đi về đâu hay chỉ là những hư vô cát bụi, mà chúng ta không nhận định cho rõ thì sự tranh đua hái ra tiền chỉ là một tội ác, một việc làm hoàn toàn vô nghĩa hoặc có khi là cái nợ ta phải đánh đổi, nhiều khi đày đọa thân xác, làm việc gấp trăm gấp ngàn lần người khác, nhưng đó chỉ là để trả nợ phù du? Xin lỗi tôi lý luận dài dòng quá! Bây giờ xin trở về cốt lõi câu chuyện mà tôi muốn san sẻ với các bạn trong tuổi thanh niên của tôi đây.
Những ngày sống và quen biết , hiểu những sinh hoạt của các bạn của tôi và ý niệm về tạo dựng sự nghiệp. Tôi sẵn sàng đi vào thực tế là bắt tay và làm trong mớ kiến thức và mạnh tinh rất mạnh dạn của tôi .
Tôi nhớ lúc đó, sau 30 tháng 4 không lâu thì cũng là thời điểm Má tôi vừa thành lập xong một nhà máy xay lúa ở gần Chùa Tra cú B (sóc Tra cú), nhà máy hoạt động chưa bao lâu thì gần như bị cấm hẳn, vì lẽ, nhà nước chưa ổn định cho doanh nghiệp cá thể, mà tham vọng lớn của nhà nước là muốn tất các nghành nghề trở thành hợp tác xã, lúc đó là giai đoạn khó khăn nhứt trong sinh hoạt kinh tế (Tôi không có ý nói chính trị ở đây). Nhưng thực tế mà nói Miền Nam lúc bấy giờ đang sống trong hoàn cảnh kinh tế đang hồi sung túc nhứt và đang đà đi lên đang đứng trên Thái Lan, sánh vai có khi còn hơn Đại Hàn. Đùng một cái, hứng chiu một sự thay đổi vô cùng phi lý (Mở ngoặc chỗ này, để rồi bao nhiêu năm sau lại quay về nền kinh tế gần như hoàn toàn tự do cá thể như hôm nay, thì thử hỏi đât nước không đi chậm như thế này???) đó là cái nhìn vô tư của tôi, một người luôn yêu nước và luôn ước mơ dân tộc ta giàu mạnh, no ấm và có một nền kinh tế hợp lý và hùng mạnh.
Trở lại vấn đề, lúc đó tôi nghĩ nhà nước có cấm các cơ sở xay xác lúa (nhà máy xay lúa), tôi không sợ tôi vẫn âm thầm dựng riêng cho tôi một nhà máy tân tiến gọn nhẹ bằng dàn máy Satake, bắt đầu cơ sở đầu tiên (tôi và một người bạn rất giỏi về máy móc, Đực Tra cú cũng là bạn học khi còn nhỏ), chúng tôi làm ăn rất ra tiền, nhưng lòng tham nghe các bạn tôi đâu dừng tại đó, tiền lúc đó mọi người chỉ có vài ba chục bac trong nhà là nhiều, riêng tôi mỗi ngày tiền vô ra bằng bao cói, tức giỏ đệm, lúc này tôi mới nãy sinh ra ý; tôi bàn với bạn tôi đi kiếm mua thêm 2 cái máy bươi để thuê người bươi cho nông dân trồng mía. Nói sao làm vậy, máy bươi cũng hái ra tiền. Tôi nhớ lúc đó lương thầy giáo Giáo Học bổ Túc như tôi là 46 đông tiền XHCN VN. nghĩa là tương đương với 23,000 đồng cũ. Nhưng các bạn biết không, trong khi đó mỗi cái máy bươi của tôi, chạy được 3 công rưởi đất rẫy /1 ngày ,mà mỗi công đât giá là 70 đồng tức 35.000 /1 công. Như vậy mỗi chiếc máy bươi làm được hơn 225.000 tức trên dưới 112 đồng /1 ngày mà 2 chiếc như vậy .Sau khi khấu trừ tiền dầu và tiền nhân công ra, hai chiếc máy bươi phải cho ra phân nửa đồng lời tức khoảng 60.000 X2 chiếc, như vậy sẽ có là 120.000 lời /1 ngày .
Thưa các bạn rất bận rộn, lúc đó là giai đoạn đầu dân trong quê bắt đầu làm kinh tế nên bươi đất trồng mía để phục vụ thời đó là rất hợp lý. .
Ngày nào cũng như ngày nào cứ 5 giờ sáng tôi đã thức dậy chuẩn bị cho hai người bà con mở máy xay lúa, xong là tôi bắt đầu lái Honda đi, vì máy bươi ở miệt cù lao nên phải đi từ sớm để xem các anh em làm cho tôi đã làm đến đâu...cứ như vậy, ngày qua ngày ..nhưng tánh tham việc, trong thời gian quanh quản theo máy bươi, tôi nhàn rỗi, nên lòng vòng qua các rẫy mía quanh đó ...a...rồi ! Lại nãy ra ý mới nữa đây! ...Mua mía trên rẫy thuê ghe chở đến nhà máy đường để ép lấy đường thô... nghĩ ra sao là làm như vậy. Các bạn nghĩ lã tôi có bao nhiêu cái tay và bao nhiêu cái đầu và thời giờ chu kỳ mỗi ngày đêm chỉ vỏn vẹn như các bạn 24 tiếng để ăn và ngủ và làm việc !!Tôi tự hỏi tôi như vậy, nhưng không hiểu tại sao con người của tuổi thanh niên tôi làm việc đến độ điên cuồng như vậy? Rồi mua mía ép đường... dần dà cũng kiếm lời rất nhiều (nhưng công việc càng lúc càng thêm mà sức và công người làm quản lý thì chỉ có tôi, lúc đó Đực không chịu theo nghề mua mía ép đường với tôi, nhưng nhiều lời nên ham, tôi cố gắng làm một mình )..Nhưng suy tính, đường ép ra bán tại chỗ chẳng lời nhiều, mặc dù mua từ cây mía, muốn lời thêm tôi cho chở lên bán ở Thị xã Trà Vinh, có những lúc giá cả thị trường không ổn định, tôi không bán ra, tôi gởi nhờ số đường chưa bán ở nhà những người quen, chỗ này vái chục thùng, chỗ nọ vài chục thùng, riết rồi tôi không nhớ tôi có bao nhiêu thùng đường thô như vậy nữa, mỗi thùng 30 kg)...Rồi cứ theo nhu cầu công việc ...cần phương tiện chở đường thùng từ quê lên thị Xã, tôi cần có xe riêng. Để tải đường lên thị xã, thay vì mua xe hàng, tôi mua xe đò, trên mui buổi sáng xe từ dưới quê lên thì trống chỗ, như vậy tôi vận dụng trên mui toàn chở đường của nhà, buổi chiều xe về thì chở hàng của các tiệm tạp hóa, như vậy là nhứt cử lưỡng tiện....! công việc phát triển rất tốt nhưng chưa nghe các bạn. Đường thùng chở nặng, do cồng kềnh quá, tôi quyết định thành lập thêm nhà máy kết tinh đường tại trong quê tôi, để khi đường thành phẩm là đường cát trắng, rồi đóng gói gọn nhẹ bán cho mọi nơi ...Trời ơi! nhớ lại bây giờ tôi cũng sợ tôi rồi ...còn nữa nghe các bạn ...nhà máy nước đá bẹ nghen!!!!Tất cả công việc trên lời hay lỗ ra sao??? Bây giờ cũng hơi mệt rồi, nếu các bạn thấy như vậy còn thích thì tôi sẽ kể tiếp hay hỏi Thầy Đổ Công Thanh Louisdocong hay Kiều Lâm cà phê Đồng Dao thì biết hết mọi chuyện? Bây giờ xin ngưng nghe các bạn!
Kim Khánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét