Truyện ngắn của lanh Nguyễn
Đêm 18 tháng 10 năm 1978 Âm lịch tôi chở 16 người qua trạm CA biên phòng để xuống tàu đi vượt biên. Tôi không nhớ nó nhầm ngày mấy tháng mấy dương lịch. Bởi vì lúc đó tôi không có thói quen xem lịch mỗi ngày nhưng cái ngày đó là cái ngày rất quan trọng với bạn tôi và 14 người kia cho nên tôi bắt buộc phải nhớ để mà bày binh bố trận rồi đưa họ ra tàu, sẵn đó tôi dông luôn cho tiện việc sổ sách. Chuyến đi cũng không mấy gì suông sẻ, cũng sình lên xẹp xuống cũng bị hư máy tàu giữa biển khơi, cũng bị Thái Lan vét sạch sành sanh, cũng lênh đênh trôi nổi, cũng phải mất 7 ngày đêm mới cập được bến Terengganu. Hôm sau người ta đưa 21 người trên tàu sang tạm trú ở trại ti nạn mới mở có tên là Pulau Bidong cho nên tôi đến đảo đó nhằm ngày nào thiệt tình không nhớ chỉ biết nó là ngày 26-10-1978 âm lịch...
Lúc tôi lên đảo đã có khá đông dân vượt biên đến trước rồi. Chiếc KG 0276 của tôi được xếp thứ 165.
Đảo Pulau Bidong không biết nằm về hướng nào của Kuala Terengganu, nhưng tôi chỉ nhớ đi tàu cao tốc của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc chừng một giờ đồng hồ mới tới nơi.
Đảo nhỏ, lúc đó nghe người ta nói diện tích đâu chừng 260 mẫu tây. Nhưng trong ký ức của tôi nó phải lớn hơn nhiều.
Tôi đi từ bên nầy qua bên kia từ khu G qua khu F từ bãi sau ra bãi trước, từ hông bên phải qua sườn bên trái chắc chắn nó phải gần 2 cây số cho mỗi chiều.
Cái đảo nầy tôi đã sống 19 tháng ở đây, dấu chân tôi in gần hết các lối mòn trên đảo.
Nghe nói sau năm 1975 đã có người Việt Nam trốn CS tới đây rồi nhưng chính thức là ngày 8 tháng 8 năm 1978 thì Cao Ủy mới mướn đảo nầy từ chánh phủ Malaysia để mở ra trại tị nạn Pulau Bidong mà chứa người Việt Nam vượt biển.
Người Tàu gọi ngày đó là ngày "song bát".
Bát máu & bát nước mắt của dân tộc tôi
Tôi nhớ không lầm vào khoảng tháng sáu, tháng bảy năm 1979 là thời cao điểm nhất, do phong trào người Hoa đi đăng ký. Mấy người bạn trong ban điều hành trại cho biết dân tị nạn đã lên đến con số 45.000 người, nhưng không biết Google tìm tài liệu ở đâu mà lại sụt mất hết 5000 còn chẳn chòi bốn chục ngàn. Nhưng dù bốn chục ngàn hay bốn mươi lăm ngàn thì nó cũng nói lên đầy đủ cuộc sống chật chội chen lấn của hơn bốn chục ngàn con người đang tụm lại ở bãi trước, nhỏ xíu chỉ lớn hơn cái sân đá banh một ít mà thôi. Phần còn lại của đảo là rừng cây và đá núi.
Trại tị nạn Pulau Bidong chính thức đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 1991. Sau hơn 13 năm mở rộng vòng tay đón dân tị nạn, theo thống kê của Google đã có hơn 1/4 triệu người dừng chân trên đảo, trước khi được nhận đi định cư ở một nước thứ 3.
Rất nhiều người đã viết, đã ghi lại nhiều kỷ niệm của những ngày sống trên đó, mỗi người viết riêng cho hoàn cảnh của mình vậy cho nên những chuyện đó có khi trùng nhau, có khi trái ngược nhau vì mỗi người nhìn sự việc ở một góc độ khác nhau...
Người giàu có, may mắn ra đi suông sẻ thì xem Bidong như là một nơi cắm trại lý tưởng.
Mỗi sáng ngồi nhâm nhi cà phê, nghe Thanh Tuyền hát bài Biển Nhớ hay giả biệt Sài Gòn. Ăn trưa xong thì nằm đưa võng kẻo kẹt giữa 2 gốc dừa để xem anh đi qua chị đi lại. Ngứa tay thì gầy sòng Domino hay xập xám...
Các anh em ngư phủ thì xách cần câu trèo qua những ngọn đồi, tới cạnh các gành đá buông câu chờ thời như Khương Tử Nha...
Người nào ngon lành hơn thì hợp tác với các tay thợ mộc đốn cây, đống một chiếc xuồng nhỏ chèo ra khơi hay qua các đảo lân cận câu cá vừa có ăn còn dư chút đỉnh đem bán lấy tiền mua rượu uống giải sầu...
Nghe người ta kể năm 1979 các tàu đánh cá Mã Lai chở hầu hết các mặt hàng có trên chợ Terengganu đến bán cho dân tị nạn.
Thời đó vui lắm người chèo xuồng, kẻ sang bãi, bạn hàng chợ đông vô số cho nên nảy sinh ra nhiều mối tình tréo cẳng ngỗng để rồi khi có tên rời đảo nước mắt lại rơi, tưới ngập rừng thông Bidong làm cho rừng cây trụi lá...
Còn những người nửa thầy nửa thợ, nửa thiếu nợ nửa ăn mày thì mỗi ngày qua trên đảo là một ngày dài vô tận.
Hôm nào hăng hái vui vẻ trong lòng thì đi lượm hoặc đốn cây làm củi mong bán được ít đồng để mua trà, cà phê hoặc mua thuốc hút cho đở ghiền...
Còn hôm nào sáng sớm mà nghe rên "Sài Gòn ơi! ... Ta mất người... như người đã mất ta..." Thì cho dù không có cầm điếu thuốc trên tay nhưng mà "khói vẫn làm em cay mắt" rồi nước mắt của anh & em cùng đọng trên mi...
Đảo Bidong giống như một thị trấn lớn đông dân nên có đủ mọi thành phần, mỗi thành phần là một thế giới riêng.
Cuộc sống của anh thợ hớt tóc khác hơn cô thợ may lại chẳng giống cô chủ quán cà phê "Biển Nhớ" nó lại khác xa chị bạn hàng ngoài chợ chòm hõm. Nó cũng không an nhàn vui vẻ chờ đi định cư như những người trong ban điều hành trại...
Nếu kể rõ từng thành phần thì có lẽ sẽ viết thành cuốn tiểu thuyết, vậy thôi tôi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện "một ngày như mọi ngày" của một người bình thường ở khu G đầu năm 1980 để các bạn có một khái niệm tổng quát về những người đã từng vượt đại dương cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.
Đầu năm1980 lúc đó không còn cảnh bán buôn ngoài biển vào những buổi tối. Hầu hết đồ ăn,
nước uống đều được người Mã Lai cung cấp hoặc qua ngả phát không từ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc hoặc mua lại của người Mã Lai...
Dân tị nạn đa số nhàn rỗi đến độ nhàm chán. Sáng sớm nằm trong mùng nghe nhạc, nghe tin tức từ phòng thông tin xong, tôi lồm cồm bò dậy, xếp lại cái mùng lưới.
Hồi mới tới đảo ở đây không có lấy một con muỗi nhưng hơn một năm sau muỗi cũng không sống nổi với CS, chúng đã theo tàu mà vượt biên tới đảo. Họ hàng nhà muỗi cũng đông lắm cho nên không ngủ trong mùng mà nằm ngoài như lúc mới tới hổng chừng bị chúng khiêng đi mất xác...
Bước ra khỏi cái giường ngủ làm bằng những nhánh cây thông nhỏ đan dính vào nhau, nó còn phảng phất hương thơm. Lớp lá thông trên mặt giường tôi đã thay không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa có tên trong danh sách đi định cư.
Ngày nào cũng vậy từ sáng đến chiều tôi đều ngóng cổ, vểnh tai lắng nghe thông báo được phát đi từ phòng thông tin của đảo, hết danh sách được rời đảo tới danh sách những người có thư nhưng số tôi là số con rệp chờ hoài cổ đã dài ra, tai thì rỗng nhưng thơ cũng không mà tên mình hình như phái đoàn Mỹ đã bỏ quên trong xó xỉn nào rồi...
Cầm cái ca mủ múc nước rửa mặt. Cái ca đã va chạm hơn năm rồi tuy nó cũng còn mới nhưng mà đã sờn đi nhiều chỗ.
Xong cái việc mà mọi người phải làm khi thức giấc, tôi đến bên bếp lửa, lửa đã tắt ngủm từ lâu nhưng còn đầy tro tàn, tôi cào bớt tro rồi đem bón vào những gốc dây khổ qua.
Giàn khổ qua trái nhiều vô số, nhiều như nổi khổ chưa qua của những người tị nạn, mỗi ngày ngồi đếm thời gian chậm chạp đi qua trên đảo.
Trở lại cái bếp thân yêu, nói cái bếp cho oai chứ thật ra nó chỉ là 3 cục đá được đặt nằm yên trên một cái lổ đào không sâu mấy. Tôi múc đầy 2/3 ấm nước nhúm lửa nấu mì gói và pha cà phê cho buổi sáng.
Khẩu phần ăn mà Cao Ủy cấp cho dân tị nạn mỗi ngày là một bịch đồ ăn trong đó có 1 gói gạo chừng 1/2 ký, 1 hộp cá mòi, có khi là hộp thịt, 1 hộp đậu, 2 gói mì lâu lâu còn cung cấp thêm bắp cải hay thịt gà tươi... Mỗi tuần đi lãnh đồ supply 2 lần, nước uống mỗi ngày 1 galon.
Từ ngày người ta cung cấp nước cho dân tị nạn tôi chưa hề đi lãnh bao giờ, bởi vì lúc mới tới đảo chúng tôi đã thay phiên đào vần công mấy cái giếng gần nhà, mà nước giếng trong vắt, sạch vô cùng thì đâu có cần đi lấy nước supply làm gì. Biết đâu mấy thằng trời đánh trong lúc chở nước, chúng nhổ bậy nhổ bạ vài giọt nước miếng hay tệ hơn nữa là chúng tè vào cái sà lang nước thì khổ, mà nước supply thì có chắc gì sạch đâu? Nó cũng chỉ là nước sông được nhà máy lọc cho bớt cặn mà thôi...
Hồi mới tới đảo tôi cũng có đến xếp hàng để nhận đồ supply một hai lần gì đó nhưng từ khi bắt đầu lội tàu mua cá, mua hàng rồi chuyển sang chèo xuồng tôi hầu như quên đi việc đó. Thiện đi chung tàu lúc nào cũng lãnh dùm rồi đem về để sẵn trong nhà. Nhưng thiệt tình tôi ít khi rớ tới đồ supply thường thường thì ăn chung với nhà Mỹ Ngọc.
Tuần trước Thiện đi định cư nó vẫn còn nhớ dặn lại tôi:
- Ngày thứ ba và thứ sáu nhớ đi nhận đồ supply nghen, rồi muốn đi câu hay đi tắm suối gì thì tùy anh.
Nhưng mà những bọc supply còn chất đầy trên kệ nên tôi cũng chưa chịu đi xếp hàng lãnh đồ và cũng không hề để ý xem hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi.
Đang còn nhâm nhi ly cà phê rồi thả hồn mơ mộng nhớ về những ngày vàng son chèo thuyền mua hàng trên biển thì thằng nhóc Lân và con bé Tuyết sang rủ:
- Thầy rảnh hông? Đi phụ tụi em lãnh đồ supply, chị em hôm nay bịnh rồi.
Tôi nhìn chúng cười cười ghẹo:
- Tụi em tuyên thệ cũng lâu rồi nay mai sẽ đi, lãnh đồ thêm nữa làm chi? Ăn không hết chất đống làm mồi nuôi chuột à?
Chuột lúc đó cũng không sống nổi nên đã theo người vượt biển lên đảo, chúng thi đua sanh sôi nảy nở với muỗi, chuột nhiều đến độ Cao Ủy phải treo giải thưởng khuyến khích mọi người diệt chuột để tránh bệnh dịch...
Ý Sáu đến sau lên tiếng:
- Tuyên thệ rồi cũng phải đi lãnh đồ ăn để phòng hờ chứ thầy. Mình đâu biết chừng nào mới có tên đi. Cái gì cũng phải phòng hờ trước mới được, không lo đến lúc có chuyện thì trở tay không kịp...
Người dân Việt Nam bị 2 trận đổi tiền đã rút ra được bài học xương máu cho nên mặc dù đã vượt biên rồi mà vẫn còn ám ảnh, do đó cái gì cũng phải thủ trước.
Ba thầy trò mỗi người mang theo một cái bao dầy, thả bộ xuống khu A để xếp hàng nhận đồ supply.
Đồ supply được phát theo thứ tự tàu có số nhỏ tới số lớn chiếc tàu của Ngọc Tuyết đi mang số 369.
Lúc đó những tàu có số thứ tự nhỏ đã đi định cư gần hết rồi chiếc tàu mà tôi đi chỉ còn lại duy nhất mình tôi.
Trong khi 2 đứa nhỏ xếp hàng chờ tới phiên chúng thì tôi thả bộ một vòng qua khu chợ, nói là chợ nhưng thật ra người tị nạn chỉ trải những tấm cao su dầy trên cát dọc theo con đường đi, dưới những bóng dừa rợp mát. Chợ bán đủ cả các mặt hàng. Tôi mua ít con tép vài cái hột gà 2 gói thuốc rồi trở lại vác bao supply cho tụi nhỏ về nhà.
Ý Sáu đã nấu sẵn cơm sáng, ăn cơm xong thì cũng chả có chuyện gì để làm nếu không nằm đưa võng dưới gốc cây sau nhà thì leo lên đồi đi tới con suối mà tắm.
Cái võng ở đảo rất quý nó là một mảnh lưới lớn được túm 2 đầu rồi dùng dây mà cột vào 2 thân cây. Còn mấy tay xì thẩu thì đặt mua võng vải nằm êm hơn...
Nhà tôi ở thuộc khu G đường ra bãi sau. Con đường mà mấy tháng trước rộn rịp người qua lại từ chiều tối cho đến nửa khuya, con đường huyết mạch của dân buôn lậu đó, đã di chuyển một khối lượng hàng hóa khổng lồ cung cấp cho dân tị nạn, nơi đó đã xảy ra không biết bao nhiêu chuyện bi hài của người đi bãi...
Giờ đây nó thật là vắng vẻ, buổi sáng vắng tanh, nắng lên một chút thì mới có vài người đi câu phớt qua còn không thì phải tới trưa nắng mới có người đi tắm suối lai rai...
Cái dốc cao người ta đã đào đất làm thành những bậc thang tạm, bây giờ leo lên cũng dễ dàng, trên đầu dốc là 2 ngả rẽ một xuống bãi sau một qua con suối nhỏ...
Bãi sau giờ trống vắng không một bóng người. Có lẽ dân vượt biên còn chưa hoàn hồn sau chuyến hải hành nên hầu như không có người nào đi tắm biển, trưa nắng thì họ kéo nhau ra những gốc cây hoặc siêng lội thì leo dốc mà đi tắm suối...
Buổi chiều cơm nước xong cũng chẳng có việc gì làm nếu không tụ nhau tán dóc thì chung vô mùng để khỏi bị muỗi khiêng đi. Tôi vừa sửa soạn lấy mùng ra giăng để tránh muỗi thì thằng nhóc Lân bước vào kéo tay tôi:
- Kể chuyện đời xưa nghe đi thầy.
Tôi từ chối:
- Thôi, tối rồi muỗi cắn chết. Chiều mai đi, còn sớm hổng có muỗi...
Thằng nhóc không chịu:
- Ung muỗi là được rồi, em với chị Tuyết hốt về một đống lá cây khô kìa.
Tôi chìu nó ra phía sân sau khoảng sân rộng chừng hơn chục thước vuông cái nơi mà trước đó chúng tôi hay bày tiệc nhậu mỗi khi trúng mánh. Hai đứa nó đã gom một đống lá cây khô. Thấy vậy tôi cũng đi tìm thêm một ít lá còn ướt để khi đốt lên cho nó có khói, lá khô lúc đốt lên nó sẽ cháy bùng không có khói muỗi sẽ không bay đi...
- Hai đứa muốn nghe chuyện gì đây? Tôi hỏi chúng.
Hai tên nhóc chưa trả lời thì có tiếng con gái nheo nhéo phát ra từ căn nhà trống của Mỹ Ngọc:
- Kể chuyện anh chồng khờ đi thầy.
Tôi giật mình nhìn vào nhà. Ngọc Hạnh và một cô gái mới đến đảo mấy hôm trước đang ngồi trên chiếc giường tróng ngó ra. Tôi làm bộ phớt lờ vừa đốt lá cây vừa hỏi lại Ngọc Tuyết:
- Mấy đứa muốn nghe chuyện nào?
Con bé làm thinh, suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
- Thì chuyện lấy chồng khờ đi.
- Chuyện đó em đã nghe mấy lần rồi mà.
Tuy là nói vậy nhưng sau khi đốt một điếu thuốc xong tôi cũng bắt đầu kể lại câu chuyện phét mà tôi đã nghe hồi năm nẩm...
Ông bá hộ Bành có ba người con 2 trai và một gái. Anh con trai trưởng thì ăn chơi trác tán cờ bạc, hút xách, rượu chè gái gú đều làm tưới hột sen, cho nên ông Bành không tìm ra được con gái nhà giàu mà cưới để cho môn đăng hộ đối. Ông bèn rinh về một cô thôn nữ con của một người tá điền. Cô dâu cả của ông giỏi giang quán xuyến việc trong việc ngoài nên ông Bành rất là vừa ý.
Thằng con trai kế thì rất ư là hiền, hiền hơn mức cho phép nếu không nói là nó bị bệnh si khờ... Ông cũng đi coi mắt nhiều nơi nhưng mà không có nơi nào đồng ý gả con gái cho thằng con trai khờ của ông.
Thời may có một người tá điền thiếu lúa ruộng ông hai năm liền nên ông đánh tiếng cưới con gái nhà đó để trừ số nợ. Ông cũng không đến nổi keo kiệt mấy nên cho luôn nhà gái mấy mẫu đất họ đang canh tác.
Sau khi gã chồng cô con gái duy nhất thì 2 con dâu xảy ra chuyện tranh chấp về tiền bạc. Không muốn gia đạo bất hoà nên ông Bành buộc lòng cho người con kế ra riêng với một số tiền lớn và căn nhà đồ sộ.
Biết con mình khờ khạo bà Bành dặn dò con dâu:
- Chồng con nó khờ lắm, công việc làm ăn con phải từ từ chỉ dẫn cặn kẻ cho nó thì mới được. Chứ nếu ở không mà ăn hoài thì núi cũng phải lở.
Cô con dâu thứ không giỏi tính bằng cô dâu cả nhưng được cái là rất nghe lời mẹ chồng. Đêm đó 2 người thủ thỉ với nhau, chị vợ nói:
- Anh à! Bây giờ mình ra riêng rồi, không còn ăn nhờ tía má nữa vậy anh cũng nên tìm một việc gì mà mần đi.
- Nhưng tui biết mần cái gì bây giờ.
Người vợ suy nghĩ hồi lâu rồi khuyên chồng:
- Chim trời, cá nước thiếu gì anh đặt lờ đặt lọp gì cũng được. Không được nhiều để bán, nếu được ít thì cũng có cá mà ăn khỏi phải mua.
Anh khờ nghe chí lý nên kêu vợ đưa tiền rồi đặt mua một cái lọp. Anh vác lọp đi nửa ngày mà không biết đặt nó ở chỗ nào. Trời chiều gần tối anh thấy chim cò bay về đậu đầy trên cây bằng lăng sau vườn, chợt nhớ lời vợ nói "Chim trời, cá nước" anh ta nhủ thầm:
- Ở đây chim nhiều quá mình mà đặt cái lọp nầy trên cây thế nào cũng dính chim.
Anh ta treo cái lọp trên cây bằng lăng. Tối về người vợ hỏi:
- Anh đặt cái lọp chỗ nào dzậy?
- Tui đặt trên cây bằng lăng sau vườn mình.
Người vợ than trời nhưng cũng cố gắng nhỏ nhẹ nói với chồng:
- Trên cây làm gì có cá? Anh phải tìm chỗ nào có khe nước chảy mà đặt lọp chứ.
Anh khờ cải:
- Hổng có cá mà nó có chim.
Mấy hôm liền mà không được con chim nào anh mới chịu nghe lời vợ mình đem cái lọp đi tìm khe nước chảy. Anh đi suốt ngày nhưng cũng không tìm ra chổ có khe nước chảy. Chiều về tới nhà thấy vợ đang tắm trong nhà tắm phía sau nhà, nước ào ào chảy theo đường mương ra ngoài, anh ta mừng quá:
- Thiệt là tình, đi kiếm mòn con mắt mà không thấy, ai dè nó ở ngay sau nhà.
Anh ta lẹ làng đặt cái lọp phía sau nhà tắm của vợ rồi vui vẻ chờ vợ ra khoe:
- Kỳ nầy chắc ăn như bắp, tui y theo lời bà dặn đặt ngay đường nước còn đang chảy ào ào thế nào cũng dính cá.
Chị vợ cũng vui mừng hỏi chồng:
- Anh đặt ở đâu dzị?
- Bí mật...
Sáng hôm sau chị vợ thấy cái lọp nằm chình ình ngay đường mương sau nhà thì tá hỏa tam tinh lắc đầu bái phục ông chồng với "đỉnh cao trí tuệ".
Nhưng chị ta vẫn chưa bỏ cuộc nên tối đó lại thỏ thẻ với chồng:
- Chuyện đồng áng anh không làm được vậy thì đi buôn đi. Đi buôn nhẹ nhàng mà dễ có lời hơn.
Anh chồng nghe xong là đã run rồi mới hỏi kỹ vợ:
- Mua cái gì, ở đâu giá cả bao nhiêu phải nói rõ cho tui biết mới được.
Chị vợ rút kinh nghiệm chuyện đặt lọp nên lần nầy ra chợ dọ giá gà vịt rồi về nhà dặn chồng:
- Anh vô xóm trong ruộng tìm mua gà vịt. Con lớn $2 con nhỏ nhỏ $1 đem về, sáng mai tui theo anh ra chợ coi tình hình thể nào rồi mới tùy cơ mà bán lại kiếm lời.
Anh ta đi nửa buổi mà không có người nào dám bán gà vịt cho con ông bá hộ cả nên đành thất thiểu ra về. Khi băng ngang qua đám ruộng anh thấy một bầy le le đang lặn hụp tìm mồi dưới lung. Anh nhìn dáo dác xem coi chủ nó ở đâu, chợt thấy 2 đứa chăn trâu anh mừng quá tiến tới hỏi:
- Bầy vịt của ai dzị?
Hai thằng nhỏ chưng hửng trả lời:
- Vịt trời mà, đâu có chủ.
Anh ta cải lại:
- Vịt trời cũng phải có chủ chứ.
Hai đứa nhỏ cười ngất rồi nói chơi:
- Chủ nó là 2 thằng tui nè. Ngày nào cũng tắm chung với tụi nó.
Anh khờ mừng quá hỏi tới:
- Dzị có bán bầy vịt đó hông? Tui mua hết.
Hai chú nhỏ nhìn nhau cùng cười:
- Ông dám mua thì tụi tui cũng dám bán.
Anh ta đứng đếm bầy vịt, nó nhiều quá dễ chừng có tới mấy chục con đếm không xuể. Anh rờ lại trong túi chỉ có $10 nên nói:
- Bầy vịt nhiều quá mà tui chỉ có $10 chắc mua hổng nổi đâu.
Hai đứa bé cũng nói chơi tới bến:
- Mua đi tui bán hết bầy cho ông $10 thôi. Mà ông bắt nó hổng được thì đừng có kêu tụi tui à nghen
Anh ta mừng quá giao tiền cho 2 đứa chăn trâu rồi hăng hái cởi áo lội xuống ao mà bắt vịt trời...
Hai đứa chăn trâu lụm tiền xong là leo lên lưng trâu chạy mất còn 2 tên nhóc bạn tui thì ôm bụng cười:
- Ngu gì mà ngu dữ dzị hổng biết...
Cô bạn mới của Ngọc Hạnh cũng cười nghiêng ngửa rồi nói:
- Tui thà ở giá chứ hổng thèm lấy chồng khờ...
Lanh Nguyễn
Pulau Bidong - Cầu supplied |
Lúc tôi lên đảo đã có khá đông dân vượt biên đến trước rồi. Chiếc KG 0276 của tôi được xếp thứ 165.
Đảo Pulau Bidong không biết nằm về hướng nào của Kuala Terengganu, nhưng tôi chỉ nhớ đi tàu cao tốc của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc chừng một giờ đồng hồ mới tới nơi.
Đảo nhỏ, lúc đó nghe người ta nói diện tích đâu chừng 260 mẫu tây. Nhưng trong ký ức của tôi nó phải lớn hơn nhiều.
Tôi đi từ bên nầy qua bên kia từ khu G qua khu F từ bãi sau ra bãi trước, từ hông bên phải qua sườn bên trái chắc chắn nó phải gần 2 cây số cho mỗi chiều.
Cái đảo nầy tôi đã sống 19 tháng ở đây, dấu chân tôi in gần hết các lối mòn trên đảo.
Nghe nói sau năm 1975 đã có người Việt Nam trốn CS tới đây rồi nhưng chính thức là ngày 8 tháng 8 năm 1978 thì Cao Ủy mới mướn đảo nầy từ chánh phủ Malaysia để mở ra trại tị nạn Pulau Bidong mà chứa người Việt Nam vượt biển.
Người Tàu gọi ngày đó là ngày "song bát".
Bát máu & bát nước mắt của dân tộc tôi
Tôi nhớ không lầm vào khoảng tháng sáu, tháng bảy năm 1979 là thời cao điểm nhất, do phong trào người Hoa đi đăng ký. Mấy người bạn trong ban điều hành trại cho biết dân tị nạn đã lên đến con số 45.000 người, nhưng không biết Google tìm tài liệu ở đâu mà lại sụt mất hết 5000 còn chẳn chòi bốn chục ngàn. Nhưng dù bốn chục ngàn hay bốn mươi lăm ngàn thì nó cũng nói lên đầy đủ cuộc sống chật chội chen lấn của hơn bốn chục ngàn con người đang tụm lại ở bãi trước, nhỏ xíu chỉ lớn hơn cái sân đá banh một ít mà thôi. Phần còn lại của đảo là rừng cây và đá núi.
Trại tị nạn Pulau Bidong chính thức đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 1991. Sau hơn 13 năm mở rộng vòng tay đón dân tị nạn, theo thống kê của Google đã có hơn 1/4 triệu người dừng chân trên đảo, trước khi được nhận đi định cư ở một nước thứ 3.
Rất nhiều người đã viết, đã ghi lại nhiều kỷ niệm của những ngày sống trên đó, mỗi người viết riêng cho hoàn cảnh của mình vậy cho nên những chuyện đó có khi trùng nhau, có khi trái ngược nhau vì mỗi người nhìn sự việc ở một góc độ khác nhau...
Người giàu có, may mắn ra đi suông sẻ thì xem Bidong như là một nơi cắm trại lý tưởng.
Mỗi sáng ngồi nhâm nhi cà phê, nghe Thanh Tuyền hát bài Biển Nhớ hay giả biệt Sài Gòn. Ăn trưa xong thì nằm đưa võng kẻo kẹt giữa 2 gốc dừa để xem anh đi qua chị đi lại. Ngứa tay thì gầy sòng Domino hay xập xám...
Các anh em ngư phủ thì xách cần câu trèo qua những ngọn đồi, tới cạnh các gành đá buông câu chờ thời như Khương Tử Nha...
Người nào ngon lành hơn thì hợp tác với các tay thợ mộc đốn cây, đống một chiếc xuồng nhỏ chèo ra khơi hay qua các đảo lân cận câu cá vừa có ăn còn dư chút đỉnh đem bán lấy tiền mua rượu uống giải sầu...
Nghe người ta kể năm 1979 các tàu đánh cá Mã Lai chở hầu hết các mặt hàng có trên chợ Terengganu đến bán cho dân tị nạn.
Thời đó vui lắm người chèo xuồng, kẻ sang bãi, bạn hàng chợ đông vô số cho nên nảy sinh ra nhiều mối tình tréo cẳng ngỗng để rồi khi có tên rời đảo nước mắt lại rơi, tưới ngập rừng thông Bidong làm cho rừng cây trụi lá...
Còn những người nửa thầy nửa thợ, nửa thiếu nợ nửa ăn mày thì mỗi ngày qua trên đảo là một ngày dài vô tận.
Hôm nào hăng hái vui vẻ trong lòng thì đi lượm hoặc đốn cây làm củi mong bán được ít đồng để mua trà, cà phê hoặc mua thuốc hút cho đở ghiền...
Còn hôm nào sáng sớm mà nghe rên "Sài Gòn ơi! ... Ta mất người... như người đã mất ta..." Thì cho dù không có cầm điếu thuốc trên tay nhưng mà "khói vẫn làm em cay mắt" rồi nước mắt của anh & em cùng đọng trên mi...
Đảo Bidong giống như một thị trấn lớn đông dân nên có đủ mọi thành phần, mỗi thành phần là một thế giới riêng.
Cuộc sống của anh thợ hớt tóc khác hơn cô thợ may lại chẳng giống cô chủ quán cà phê "Biển Nhớ" nó lại khác xa chị bạn hàng ngoài chợ chòm hõm. Nó cũng không an nhàn vui vẻ chờ đi định cư như những người trong ban điều hành trại...
Nếu kể rõ từng thành phần thì có lẽ sẽ viết thành cuốn tiểu thuyết, vậy thôi tôi sẽ kể các bạn nghe câu chuyện "một ngày như mọi ngày" của một người bình thường ở khu G đầu năm 1980 để các bạn có một khái niệm tổng quát về những người đã từng vượt đại dương cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80.
Đầu năm1980 lúc đó không còn cảnh bán buôn ngoài biển vào những buổi tối. Hầu hết đồ ăn,
Những căn nhà ở bãi trước (Hình do một nhân viên làm việc cho Cao Ủy chụp) |
Dân tị nạn đa số nhàn rỗi đến độ nhàm chán. Sáng sớm nằm trong mùng nghe nhạc, nghe tin tức từ phòng thông tin xong, tôi lồm cồm bò dậy, xếp lại cái mùng lưới.
Hồi mới tới đảo ở đây không có lấy một con muỗi nhưng hơn một năm sau muỗi cũng không sống nổi với CS, chúng đã theo tàu mà vượt biên tới đảo. Họ hàng nhà muỗi cũng đông lắm cho nên không ngủ trong mùng mà nằm ngoài như lúc mới tới hổng chừng bị chúng khiêng đi mất xác...
Bước ra khỏi cái giường ngủ làm bằng những nhánh cây thông nhỏ đan dính vào nhau, nó còn phảng phất hương thơm. Lớp lá thông trên mặt giường tôi đã thay không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa có tên trong danh sách đi định cư.
Ngày nào cũng vậy từ sáng đến chiều tôi đều ngóng cổ, vểnh tai lắng nghe thông báo được phát đi từ phòng thông tin của đảo, hết danh sách được rời đảo tới danh sách những người có thư nhưng số tôi là số con rệp chờ hoài cổ đã dài ra, tai thì rỗng nhưng thơ cũng không mà tên mình hình như phái đoàn Mỹ đã bỏ quên trong xó xỉn nào rồi...
Cầm cái ca mủ múc nước rửa mặt. Cái ca đã va chạm hơn năm rồi tuy nó cũng còn mới nhưng mà đã sờn đi nhiều chỗ.
Xong cái việc mà mọi người phải làm khi thức giấc, tôi đến bên bếp lửa, lửa đã tắt ngủm từ lâu nhưng còn đầy tro tàn, tôi cào bớt tro rồi đem bón vào những gốc dây khổ qua.
Giàn khổ qua trái nhiều vô số, nhiều như nổi khổ chưa qua của những người tị nạn, mỗi ngày ngồi đếm thời gian chậm chạp đi qua trên đảo.
Trở lại cái bếp thân yêu, nói cái bếp cho oai chứ thật ra nó chỉ là 3 cục đá được đặt nằm yên trên một cái lổ đào không sâu mấy. Tôi múc đầy 2/3 ấm nước nhúm lửa nấu mì gói và pha cà phê cho buổi sáng.
Khẩu phần ăn mà Cao Ủy cấp cho dân tị nạn mỗi ngày là một bịch đồ ăn trong đó có 1 gói gạo chừng 1/2 ký, 1 hộp cá mòi, có khi là hộp thịt, 1 hộp đậu, 2 gói mì lâu lâu còn cung cấp thêm bắp cải hay thịt gà tươi... Mỗi tuần đi lãnh đồ supply 2 lần, nước uống mỗi ngày 1 galon.
Từ ngày người ta cung cấp nước cho dân tị nạn tôi chưa hề đi lãnh bao giờ, bởi vì lúc mới tới đảo chúng tôi đã thay phiên đào vần công mấy cái giếng gần nhà, mà nước giếng trong vắt, sạch vô cùng thì đâu có cần đi lấy nước supply làm gì. Biết đâu mấy thằng trời đánh trong lúc chở nước, chúng nhổ bậy nhổ bạ vài giọt nước miếng hay tệ hơn nữa là chúng tè vào cái sà lang nước thì khổ, mà nước supply thì có chắc gì sạch đâu? Nó cũng chỉ là nước sông được nhà máy lọc cho bớt cặn mà thôi...
Hồi mới tới đảo tôi cũng có đến xếp hàng để nhận đồ supply một hai lần gì đó nhưng từ khi bắt đầu lội tàu mua cá, mua hàng rồi chuyển sang chèo xuồng tôi hầu như quên đi việc đó. Thiện đi chung tàu lúc nào cũng lãnh dùm rồi đem về để sẵn trong nhà. Nhưng thiệt tình tôi ít khi rớ tới đồ supply thường thường thì ăn chung với nhà Mỹ Ngọc.
Tuần trước Thiện đi định cư nó vẫn còn nhớ dặn lại tôi:
- Ngày thứ ba và thứ sáu nhớ đi nhận đồ supply nghen, rồi muốn đi câu hay đi tắm suối gì thì tùy anh.
Nhưng mà những bọc supply còn chất đầy trên kệ nên tôi cũng chưa chịu đi xếp hàng lãnh đồ và cũng không hề để ý xem hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi.
Đang còn nhâm nhi ly cà phê rồi thả hồn mơ mộng nhớ về những ngày vàng son chèo thuyền mua hàng trên biển thì thằng nhóc Lân và con bé Tuyết sang rủ:
- Thầy rảnh hông? Đi phụ tụi em lãnh đồ supply, chị em hôm nay bịnh rồi.
Tôi nhìn chúng cười cười ghẹo:
- Tụi em tuyên thệ cũng lâu rồi nay mai sẽ đi, lãnh đồ thêm nữa làm chi? Ăn không hết chất đống làm mồi nuôi chuột à?
Chuột lúc đó cũng không sống nổi nên đã theo người vượt biển lên đảo, chúng thi đua sanh sôi nảy nở với muỗi, chuột nhiều đến độ Cao Ủy phải treo giải thưởng khuyến khích mọi người diệt chuột để tránh bệnh dịch...
Ý Sáu đến sau lên tiếng:
- Tuyên thệ rồi cũng phải đi lãnh đồ ăn để phòng hờ chứ thầy. Mình đâu biết chừng nào mới có tên đi. Cái gì cũng phải phòng hờ trước mới được, không lo đến lúc có chuyện thì trở tay không kịp...
Người dân Việt Nam bị 2 trận đổi tiền đã rút ra được bài học xương máu cho nên mặc dù đã vượt biên rồi mà vẫn còn ám ảnh, do đó cái gì cũng phải thủ trước.
Ba thầy trò mỗi người mang theo một cái bao dầy, thả bộ xuống khu A để xếp hàng nhận đồ supply.
Đồ supply được phát theo thứ tự tàu có số nhỏ tới số lớn chiếc tàu của Ngọc Tuyết đi mang số 369.
Lúc đó những tàu có số thứ tự nhỏ đã đi định cư gần hết rồi chiếc tàu mà tôi đi chỉ còn lại duy nhất mình tôi.
Trong khi 2 đứa nhỏ xếp hàng chờ tới phiên chúng thì tôi thả bộ một vòng qua khu chợ, nói là chợ nhưng thật ra người tị nạn chỉ trải những tấm cao su dầy trên cát dọc theo con đường đi, dưới những bóng dừa rợp mát. Chợ bán đủ cả các mặt hàng. Tôi mua ít con tép vài cái hột gà 2 gói thuốc rồi trở lại vác bao supply cho tụi nhỏ về nhà.
Ý Sáu đã nấu sẵn cơm sáng, ăn cơm xong thì cũng chả có chuyện gì để làm nếu không nằm đưa võng dưới gốc cây sau nhà thì leo lên đồi đi tới con suối mà tắm.
Cái võng ở đảo rất quý nó là một mảnh lưới lớn được túm 2 đầu rồi dùng dây mà cột vào 2 thân cây. Còn mấy tay xì thẩu thì đặt mua võng vải nằm êm hơn...
Bãi sau Pulau Bidong (Hình do một thuyền nhân chụp năm 2012 |
Giờ đây nó thật là vắng vẻ, buổi sáng vắng tanh, nắng lên một chút thì mới có vài người đi câu phớt qua còn không thì phải tới trưa nắng mới có người đi tắm suối lai rai...
Cái dốc cao người ta đã đào đất làm thành những bậc thang tạm, bây giờ leo lên cũng dễ dàng, trên đầu dốc là 2 ngả rẽ một xuống bãi sau một qua con suối nhỏ...
Bãi sau giờ trống vắng không một bóng người. Có lẽ dân vượt biên còn chưa hoàn hồn sau chuyến hải hành nên hầu như không có người nào đi tắm biển, trưa nắng thì họ kéo nhau ra những gốc cây hoặc siêng lội thì leo dốc mà đi tắm suối...
Buổi chiều cơm nước xong cũng chẳng có việc gì làm nếu không tụ nhau tán dóc thì chung vô mùng để khỏi bị muỗi khiêng đi. Tôi vừa sửa soạn lấy mùng ra giăng để tránh muỗi thì thằng nhóc Lân bước vào kéo tay tôi:
- Kể chuyện đời xưa nghe đi thầy.
Tôi từ chối:
- Thôi, tối rồi muỗi cắn chết. Chiều mai đi, còn sớm hổng có muỗi...
Thằng nhóc không chịu:
- Ung muỗi là được rồi, em với chị Tuyết hốt về một đống lá cây khô kìa.
Tôi chìu nó ra phía sân sau khoảng sân rộng chừng hơn chục thước vuông cái nơi mà trước đó chúng tôi hay bày tiệc nhậu mỗi khi trúng mánh. Hai đứa nó đã gom một đống lá cây khô. Thấy vậy tôi cũng đi tìm thêm một ít lá còn ướt để khi đốt lên cho nó có khói, lá khô lúc đốt lên nó sẽ cháy bùng không có khói muỗi sẽ không bay đi...
- Hai đứa muốn nghe chuyện gì đây? Tôi hỏi chúng.
Hai tên nhóc chưa trả lời thì có tiếng con gái nheo nhéo phát ra từ căn nhà trống của Mỹ Ngọc:
- Kể chuyện anh chồng khờ đi thầy.
Tôi giật mình nhìn vào nhà. Ngọc Hạnh và một cô gái mới đến đảo mấy hôm trước đang ngồi trên chiếc giường tróng ngó ra. Tôi làm bộ phớt lờ vừa đốt lá cây vừa hỏi lại Ngọc Tuyết:
- Mấy đứa muốn nghe chuyện nào?
Con bé làm thinh, suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
- Thì chuyện lấy chồng khờ đi.
- Chuyện đó em đã nghe mấy lần rồi mà.
Tuy là nói vậy nhưng sau khi đốt một điếu thuốc xong tôi cũng bắt đầu kể lại câu chuyện phét mà tôi đã nghe hồi năm nẩm...
Ông bá hộ Bành có ba người con 2 trai và một gái. Anh con trai trưởng thì ăn chơi trác tán cờ bạc, hút xách, rượu chè gái gú đều làm tưới hột sen, cho nên ông Bành không tìm ra được con gái nhà giàu mà cưới để cho môn đăng hộ đối. Ông bèn rinh về một cô thôn nữ con của một người tá điền. Cô dâu cả của ông giỏi giang quán xuyến việc trong việc ngoài nên ông Bành rất là vừa ý.
Thằng con trai kế thì rất ư là hiền, hiền hơn mức cho phép nếu không nói là nó bị bệnh si khờ... Ông cũng đi coi mắt nhiều nơi nhưng mà không có nơi nào đồng ý gả con gái cho thằng con trai khờ của ông.
Thời may có một người tá điền thiếu lúa ruộng ông hai năm liền nên ông đánh tiếng cưới con gái nhà đó để trừ số nợ. Ông cũng không đến nổi keo kiệt mấy nên cho luôn nhà gái mấy mẫu đất họ đang canh tác.
Sau khi gã chồng cô con gái duy nhất thì 2 con dâu xảy ra chuyện tranh chấp về tiền bạc. Không muốn gia đạo bất hoà nên ông Bành buộc lòng cho người con kế ra riêng với một số tiền lớn và căn nhà đồ sộ.
Biết con mình khờ khạo bà Bành dặn dò con dâu:
- Chồng con nó khờ lắm, công việc làm ăn con phải từ từ chỉ dẫn cặn kẻ cho nó thì mới được. Chứ nếu ở không mà ăn hoài thì núi cũng phải lở.
Cô con dâu thứ không giỏi tính bằng cô dâu cả nhưng được cái là rất nghe lời mẹ chồng. Đêm đó 2 người thủ thỉ với nhau, chị vợ nói:
- Anh à! Bây giờ mình ra riêng rồi, không còn ăn nhờ tía má nữa vậy anh cũng nên tìm một việc gì mà mần đi.
- Nhưng tui biết mần cái gì bây giờ.
Người vợ suy nghĩ hồi lâu rồi khuyên chồng:
- Chim trời, cá nước thiếu gì anh đặt lờ đặt lọp gì cũng được. Không được nhiều để bán, nếu được ít thì cũng có cá mà ăn khỏi phải mua.
Anh khờ nghe chí lý nên kêu vợ đưa tiền rồi đặt mua một cái lọp. Anh vác lọp đi nửa ngày mà không biết đặt nó ở chỗ nào. Trời chiều gần tối anh thấy chim cò bay về đậu đầy trên cây bằng lăng sau vườn, chợt nhớ lời vợ nói "Chim trời, cá nước" anh ta nhủ thầm:
- Ở đây chim nhiều quá mình mà đặt cái lọp nầy trên cây thế nào cũng dính chim.
Anh ta treo cái lọp trên cây bằng lăng. Tối về người vợ hỏi:
- Anh đặt cái lọp chỗ nào dzậy?
- Tui đặt trên cây bằng lăng sau vườn mình.
Người vợ than trời nhưng cũng cố gắng nhỏ nhẹ nói với chồng:
- Trên cây làm gì có cá? Anh phải tìm chỗ nào có khe nước chảy mà đặt lọp chứ.
Anh khờ cải:
- Hổng có cá mà nó có chim.
Mấy hôm liền mà không được con chim nào anh mới chịu nghe lời vợ mình đem cái lọp đi tìm khe nước chảy. Anh đi suốt ngày nhưng cũng không tìm ra chổ có khe nước chảy. Chiều về tới nhà thấy vợ đang tắm trong nhà tắm phía sau nhà, nước ào ào chảy theo đường mương ra ngoài, anh ta mừng quá:
- Thiệt là tình, đi kiếm mòn con mắt mà không thấy, ai dè nó ở ngay sau nhà.
Anh ta lẹ làng đặt cái lọp phía sau nhà tắm của vợ rồi vui vẻ chờ vợ ra khoe:
- Kỳ nầy chắc ăn như bắp, tui y theo lời bà dặn đặt ngay đường nước còn đang chảy ào ào thế nào cũng dính cá.
Chị vợ cũng vui mừng hỏi chồng:
- Anh đặt ở đâu dzị?
- Bí mật...
Sáng hôm sau chị vợ thấy cái lọp nằm chình ình ngay đường mương sau nhà thì tá hỏa tam tinh lắc đầu bái phục ông chồng với "đỉnh cao trí tuệ".
Nhưng chị ta vẫn chưa bỏ cuộc nên tối đó lại thỏ thẻ với chồng:
- Chuyện đồng áng anh không làm được vậy thì đi buôn đi. Đi buôn nhẹ nhàng mà dễ có lời hơn.
Anh chồng nghe xong là đã run rồi mới hỏi kỹ vợ:
- Mua cái gì, ở đâu giá cả bao nhiêu phải nói rõ cho tui biết mới được.
Chị vợ rút kinh nghiệm chuyện đặt lọp nên lần nầy ra chợ dọ giá gà vịt rồi về nhà dặn chồng:
- Anh vô xóm trong ruộng tìm mua gà vịt. Con lớn $2 con nhỏ nhỏ $1 đem về, sáng mai tui theo anh ra chợ coi tình hình thể nào rồi mới tùy cơ mà bán lại kiếm lời.
Anh ta đi nửa buổi mà không có người nào dám bán gà vịt cho con ông bá hộ cả nên đành thất thiểu ra về. Khi băng ngang qua đám ruộng anh thấy một bầy le le đang lặn hụp tìm mồi dưới lung. Anh nhìn dáo dác xem coi chủ nó ở đâu, chợt thấy 2 đứa chăn trâu anh mừng quá tiến tới hỏi:
- Bầy vịt của ai dzị?
Hai thằng nhỏ chưng hửng trả lời:
- Vịt trời mà, đâu có chủ.
Anh ta cải lại:
- Vịt trời cũng phải có chủ chứ.
Hai đứa nhỏ cười ngất rồi nói chơi:
- Chủ nó là 2 thằng tui nè. Ngày nào cũng tắm chung với tụi nó.
Anh khờ mừng quá hỏi tới:
- Dzị có bán bầy vịt đó hông? Tui mua hết.
Hai chú nhỏ nhìn nhau cùng cười:
- Ông dám mua thì tụi tui cũng dám bán.
Anh ta đứng đếm bầy vịt, nó nhiều quá dễ chừng có tới mấy chục con đếm không xuể. Anh rờ lại trong túi chỉ có $10 nên nói:
- Bầy vịt nhiều quá mà tui chỉ có $10 chắc mua hổng nổi đâu.
Hai đứa bé cũng nói chơi tới bến:
- Mua đi tui bán hết bầy cho ông $10 thôi. Mà ông bắt nó hổng được thì đừng có kêu tụi tui à nghen
Anh ta mừng quá giao tiền cho 2 đứa chăn trâu rồi hăng hái cởi áo lội xuống ao mà bắt vịt trời...
Hai đứa chăn trâu lụm tiền xong là leo lên lưng trâu chạy mất còn 2 tên nhóc bạn tui thì ôm bụng cười:
- Ngu gì mà ngu dữ dzị hổng biết...
Cô bạn mới của Ngọc Hạnh cũng cười nghiêng ngửa rồi nói:
- Tui thà ở giá chứ hổng thèm lấy chồng khờ...
Lanh Nguyễn
Chú thích về bức ảnh chụp bãi sau của đảo Bidong
__________________
1- Mỏm đá chót vót phía ngoài là trạm canh ca nô của dân chèo xuồng. Từ đó nhìn ra phía trước sẻ thấy được một phần cây cầu supply.
2- Khoảng lỏm vào kế bên nhánh cây là con đường mòn từ trên đồi đi xuống.
3- Chòm cây phía sau cùng thẳng góc với mỏm đá là căn cứ của thầy Long dấu đồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét