Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Nửa thế kỷ, thời gian 50 năm thật quá dài. Nhiều người rũ áo ra đi không trở lại. Những kẻ bị lọt sổ phong trần thì tóc đã bạc phơ, hơn 6 bó mà tóc vẫn đen huyền, mượt mà thì chắc là đang nhờ kỹ nghệ hóa chất phụ trợ.
Mấy năm nay, hè nào cũng vậy, các anh chị em cựu học sinh Kiên Tân đều tổ chức họp mặt. Năm nay ở nhà người nầy, năm sau ở nhà người khác, cứ xoay lòng vòng như cây chong chóng nhiều cánh.
Năm rồi họp ở cái nôi Kiên Tân, có thêm nhiều người mới đến tham dự, nhưng sau đó lại có 3 thành viên cũ không giã từ mà lặng lẽ ra đi, để lại trong lòng bạn bè niềm đau khó tả.
Trần Mỹ Long, Nguyễn Văn Đáng, Phạm Hồng Thanh. Cả 3 đều là bạn học cùng lớp với tôi.
Cuộc họp mặt lớp Pháp Văn của trường Kiên Tân, tôi hứa với Long sẽ về tổ chức, vẫn chưa thực hiện được, vậy mà nó đành vứt áo bỏ đi không nói một lời từ biệt...
Ba thằng bỏ nước trốn ra xứ người tụi tôi, năm nào cũng vậy, cứ hẹn hò về chung một lượt nhưng cuối cùng vẫn là bó đũa so le, thằng về thằng ở. Chỉ duy nhất một lần tôi với Bình về chung trong một lần bất ngờ không hẹn trước. Lần đó tụi tôi có cuộc họp mặt nhỏ, chưa đầy 10 đứa húi cua, còn phe kẹp tóc thì đâu có mạng nào.
Tính ra tụi tôi dở hơn lớp của Thanh Ái nhiều. Từ những cuộc gặp gỡ bỏ túi hằng năm, lớp Ái dần dần mở rộng thành cuộc họp mặt thường niên của toàn trường. Lần nào cũng có các cô thầy tham dự chủ trì.
Kỳ tới nghe nói là đại hội sẽ mở ngày 2 tháng 8 tới đây tại Rạch Giá. Bình thì nói sẽ về dự. Lão Trí thì để coi, còn tôi thì bị kẹt. Vậy là cũng trật đường rầy xe lửa nữa rồi.
Nghe đâu lần nầy ngoài những cô thầy cũ, Ái còn mời được cô Ngô Kim Yến từ Úc. Người đã dạy môn Pháp Văn cho cả bọn chúng tôi, từ mấy khóa đàn anh cho tới mấy khóa đàn em của tụi tôi.
Hôm đầu tháng sáu các bạn có tới thăm cô ở Long An. Nhìn hình chụp, tôi rất đồng ý với các bạn. "Cô nhìn rất trẻ, rất phong độ, có lẽ còn trẻ hơn đám học trò" dù rằng tuổi cô lớn hơn đám học trò bọn tôi trồm trèm bó rưởi.
Ái có gởi lời nhắc nhở tới mọi người nên chuẩn bị những kỷ niệm về cô trong thời gian học ở Kiên Tân, để khi gặp lại kể cho cô nghe. Ý kiến rất hay. Nhưng thưa với các bạn, trong thời học sinh chúng ta có rất nhiều cô thầy đã dạy mình. Cũng như các bạn làm nghề bán cháo phổi, các bạn có rất nhiều học trò. Mà học trò thì có học trò ruột, học trò da, học trò thịt, học trò ba rọi...
Cô thầy thì cũng vậy. Nói như thế không có nghĩa là làm thầy cô mà cư xử không công bằng với học trò mình, hay làm học trò thì không kính trọng tất cả những người đã từng dạy dổ mình trong thời gian cắp sách tới trường. Nhưng mà con tim nó có lý lẽ riêng của nó, cho nên không ít thì nhiều cũng phải có chút thiên vị trong đó...
Tôi thì nghĩ vậy, còn đúng ý các bạn không, thì tôi không biết. Thông thường bọn con trai hay chọn cô giáo làm cô ruột của mình, phe kẹp tóc thì chọn thầy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Học trò ruột của cô thầy thường là những đứa học trò hiền lành, dễ dạy, hoặc học giỏi, đứng nhất nhì môn học mà cô thầy phụ trách. Những đứa học trò lười hoặc phá phách, bán trời không mời thiên lôi, chắc chắn là được xếp vào tốp "học trò da" rồi.
Cô thầy ruột, thật lòng mà nói không biết tại sao mà mình thích học giờ cô đó hay thầy đó nữa. Bạn nào biết thì khi gặp lại cô thầy mình thích, nói ra nghe thử xem coi sao nha.
Tôi lâu lắm về trước có lần đã kể cho các bạn nghe, hồi học tiểu học tôi tôn sùng cô Nhiên. Không phải vì cái dĩa cơm sườn mà cô mua cho tôi đâu.
"Vì sao ai biết vì sao". Lớp Nhì, lớp Nhất tôi học thầy Văn, Thầy Kiên. Thầy Văn tử trận năm tôi vào đệ thất. Đi đám tang thầy tôi cũng khóc dữ lắm. Thầy Kiên sau ngày mất nước bị đi học chánh trị chung, gặp thầy tôi không dám ngồi ngang hàng. Nhưng với cô Nhiên thì tôi nói chuyện thoải mái hơn đôi khi còn nhỏng nhẽo vậy chắc là cô Nhiên đúng là cô ruột của tôi rồi...
Lên trung học thì học nhiều cô thầy lắm, nhớ không hết có người dạy vài tháng là đổi đi rồi, có người dạy vài năm, có người dạy tuần 3 lần, có người dạy một tuần chỉ có một giờ duy nhất mà thôi, vì vậy tôi không dám nhắc tên, nếu lỡ nhắc người nầy mà quên người kia thì đúng là có lỗi, đáng đánh đòn hay ít ra cũng bị chép phạt 100 lần, nhẹ nữa thì bị cấm túc 1 tuần không cho đụng đến cái máy vi tính.
Phần tôi. Ở bậc trung học tôi có tới 2 cô và một thầy mà tôi cho là ruột của tôi. Còn thầy cô có xem tôi là học trò ruột hay không thì tôi không biết...
Bây giờ tôi chỉ xin kể lại cho các bạn nghe những kỷ niệm của tôi với các cô thầy mà tôi đã nói.
Thường thường những người viết tự truyện thì họ viết những cái hay, cái đẹp của họ. Tôi cũng muốn vậy lắm, nhưng kẹt cái tôi chẳng có cái gì hay, xuất sắc cả, nếu viết phịa ra cho vui, hay tự cho mình hay thì bạn bè đọc được chúng nó sẽ cười cho thúi đầu. Chẳng những vậy tụi nó còn nói "già đầu rồi mà còn xạo".
Nhưng thật tình mà nói, xạo cho vui cũng không chết chóc ai. Vậy ráng đọc chuyện xạo đi nghen.
Thầy Thu dạy Toán Lý Hóa. Trong tất cả các môn học tôi "bị thích" 2 môn toán và lý hóa, bởi vì nó có hệ số cao nhất, không cố gắng học, thì rớt Tú Tài là cái chắc. Kỷ niệm lúc học 2 môn nầy thì nhiều lắm nhưng chắc là phải để dành khi nào thăm thầy về rồi tôi sẽ kể các bạn nghe.
Cô Lan Khanh dạy Việt Văn. Tôi tuy chưa qua Úc thăm cô lần nào nhưng chắc là cũng sắp thôi. Chừng nào đi Úc về tôi mới kể. Còn bây giờ các bạn thấy rồi đó có email của cô với bài viết hay là tôi chuyển cho các bạn xem.
Cô Kim Yến dạy Pháp Văn có thể nói ở trung học cô là người dạy tụi tôi lâu nhất, có lẽ là 3 hay 4 năm liên tục.
Như đã kể ở mấy lần trước, tôi vốn học không xuất sắc môn Pháp Văn như Võ Út Em, lại không phải là đứa phá phách. Nói chung tôi dở dở ương ương không có một điểm đặc biệt nào để làm cho cô thầy chú ý, vậy cho nên 100% cô không thể nào nhớ tôi nổi rồi. Vậy mà tôi lại chọn cô là một trong hai cô ruột của tôi ở thời kỳ trung học. Vậy thì chỉ có trời mới biết tại sao.
Năm rồi cô Lan Khanh cho tôi số phone của cô Yến, tôi định gọi thăm liền cho đở nhớ. Bấm số nửa chừng tôi úp trở xuống. Sợ cô không biết mình là ai rồi mình sẽ nói cái gì đây. Vậy mà Trần Thanh Ái gan cùng mình dám gọi nói chuyện được với cô.
Cũng phải thôi các bạn là học trò ruột của cô mà, chẳng những vậy mà còn đeo đuổi theo chữ Pháp tới cùng. Còn tôi nếu cô Yến biết được bây giờ tôi còn nhớ chưa được 10 chữ Pháp thì có lẽ cô cũng buồn 5 phút.
Hồi xưa cô bỏ công luyện giọng đọc cho bọn tôi mà tôi nhớ hình như chỉ có một vài bạn học cùng lớp, khi đọc cho cô nghe xong, đôi khi cô gật gù khen, còn tôi thì cô lắc đầu sửa đi, sửa lại, 5 lần, bảy lượt, sửa chán rồi cô đành bó tay chấm cơm, không thèm sửa nữa. Bởi vì giọng đọc của tôi khàn khàn như vịt đực kêu "cạp cạp" mà tôi lại đọc không đúng chữ nữa mới ác chớ.
Chưa hết đâu. Tiếng Pháp có rất nhiều động từ bất quy tắc, tôi thì chịu cái nào giống giống nhau cho dễ nhớ, tùm lum tá lả tôi bị nhức đầu, cho nên mỗi lần cô khảo bài kêu tôi chia động từ là "y như rằng" lần đó tôi bị chép phạt không 30 chục thì cũng năm chục lần. Nhưng bù lại mỗi lần viết luận văn hay trả lời câu hỏi, lần nào tôi cũng làm được, ngon lành. Nhưng không phải là làm đúng, mà câu nào tôi cũng làm sai không ít thì nhiều, cô gạch đỏ nát nhừ cái bài kiểm của tôi.
Cô ơi! Nếu hồi xưa cô mà biết em dốt đặc tiếng Pháp chỉ là lấy râu bà Đầm cắm qua hàm ông Mỹ thì có lẽ cô không bỏ thời gian sửa bài cho em đâu. Không chừng cô đã tặng cho em một rổ trứng vịt để đem về làm giống mà lập trại chăn nuôi. Nếu vậy bây giờ chắc là em thành "đại gia vịt" rồi, đâu có đem thân lưu lạc xứ người.
Số là tôi hay đoán mò thấy trong bài có chữ nào giống giống câu hỏi là tôi "bê" nguyên si qua làm câu trả lời.
Thằng Bình ngồi kế bên tôi hay khen:
- Sao mầy hay dzậy? Câu nào cũng trả lời được hết.
Vậy mà bài tôi lúc nào cũng có điểm an ủi. Mà nói thiệt nghen lấy râu ông nọ cấm hàm bà kia cũng có lợi lắm đó.
Tôi vốn không có học lớp 12. Đậu Tú Tài 1 xong là tui chun vô trường Sư Phạm Vĩnh Long trốn lính. Học Sư Phạm rảnh rang quá, tôi theo đám bạn, học thêm bên ngoài để thi Tú Tài 2. Ở đó ban đêm người ta có mở lớp dạy thêm Toán Lý hóa để luyện thi. Hết năm nhứt niên tôi cũng nộp đơn ở trung tâm Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên, rồi đi thi chung với mấy đứa bạn cũ. Tụi tôi bốn đứa mướn khách sạn ở chung một phòng. Đêm đó ôn bài thi tụi tui không lo, mà cả đám lo đi rình hai anh chị bồ bịch ở phòng kế bên, kết quả 4 đứa rớt lịch bịch hết trơn, như sầu riêng chín rụng. Tụi nó nạp đơn thì lại khóa hai còn tôi thì đổi chiến thuật.
Sang năm là nhị niên ra trường Sư Phạm tôi lại tiếp tục nộp đơn thi Tú Tài 2 lần nữa. Kỳ nầy tôi không chọn ban B mà chọn ban A, sinh ngữ Pháp tôi không ghi là sinh ngữ 1 mà cho xuống hàng thứ 2 còn Anh Văn thì đưa lên hàng số 1, tôi chỉ còn tự học một môn vạn vật và vài môn phụ nữa là xong rồi. Năm đó Pháp văn, toán đối với tôi rất dễ còn Anh văn tôi có biết trời đất gì đâu mà làm, chỉ dùng cách nhổ râu người nọ cắm qua càm người kia mà thôi.
Thiệt là xấu hổ, đâu có khác gì mấy người bây giờ thi dùm, học dùm đâu. Cho nên ai chê họ thì chê, tôi đâu có dám hó hé. Mấy sư phụ tôi bây giờ biết được chắc là lắc đầu ngao ngán rồi than:
- Thấy nó hiền nhưng thật ra nó có hiền đâu?
Đúng là số trời mà. Đổi Anh Văn từ sinh ngữ phụ, ra sinh ngữ chính là cái điềm báo trước cho cuộc vượt biển sau nầy. Tám năm học Pháp Văn không nhớ được quá 10 chữ chắc các cô dạy Pháp Văn cho tôi như cô Yến, cô Hoa lắc đầu chán nản...
Nhưng mà cô ơi! Tiếng Pháp em quên, còn người dạy em tiếng Pháp em nhớ rõ lắm. Dù lần nầy em không đi dự reunion Kiên Tân nhưng em sẽ đi Úc thăm cô Lan Khanh và Cô. Em cũng sẽ về Việt Nam thăm lại cô Hoa. Mong rằng cô trò mình có dịp hội ngộ...
Thân chúc sức khỏe tất cả các bạn cựu học sinh Kiên Tân, mong các bạn vui vẻ trong ngày 2 tháng 8 tới đây.
Lanh Nguyễn
Trường tiều học Tân Hiệp lớp nhất B, năm 1963 |
Mấy năm nay, hè nào cũng vậy, các anh chị em cựu học sinh Kiên Tân đều tổ chức họp mặt. Năm nay ở nhà người nầy, năm sau ở nhà người khác, cứ xoay lòng vòng như cây chong chóng nhiều cánh.
Năm rồi họp ở cái nôi Kiên Tân, có thêm nhiều người mới đến tham dự, nhưng sau đó lại có 3 thành viên cũ không giã từ mà lặng lẽ ra đi, để lại trong lòng bạn bè niềm đau khó tả.
Trần Mỹ Long, Nguyễn Văn Đáng, Phạm Hồng Thanh. Cả 3 đều là bạn học cùng lớp với tôi.
Cuộc họp mặt lớp Pháp Văn của trường Kiên Tân, tôi hứa với Long sẽ về tổ chức, vẫn chưa thực hiện được, vậy mà nó đành vứt áo bỏ đi không nói một lời từ biệt...
Ba thằng bỏ nước trốn ra xứ người tụi tôi, năm nào cũng vậy, cứ hẹn hò về chung một lượt nhưng cuối cùng vẫn là bó đũa so le, thằng về thằng ở. Chỉ duy nhất một lần tôi với Bình về chung trong một lần bất ngờ không hẹn trước. Lần đó tụi tôi có cuộc họp mặt nhỏ, chưa đầy 10 đứa húi cua, còn phe kẹp tóc thì đâu có mạng nào.
Tính ra tụi tôi dở hơn lớp của Thanh Ái nhiều. Từ những cuộc gặp gỡ bỏ túi hằng năm, lớp Ái dần dần mở rộng thành cuộc họp mặt thường niên của toàn trường. Lần nào cũng có các cô thầy tham dự chủ trì.
Kỳ tới nghe nói là đại hội sẽ mở ngày 2 tháng 8 tới đây tại Rạch Giá. Bình thì nói sẽ về dự. Lão Trí thì để coi, còn tôi thì bị kẹt. Vậy là cũng trật đường rầy xe lửa nữa rồi.
Nghe đâu lần nầy ngoài những cô thầy cũ, Ái còn mời được cô Ngô Kim Yến từ Úc. Người đã dạy môn Pháp Văn cho cả bọn chúng tôi, từ mấy khóa đàn anh cho tới mấy khóa đàn em của tụi tôi.
Hôm đầu tháng sáu các bạn có tới thăm cô ở Long An. Nhìn hình chụp, tôi rất đồng ý với các bạn. "Cô nhìn rất trẻ, rất phong độ, có lẽ còn trẻ hơn đám học trò" dù rằng tuổi cô lớn hơn đám học trò bọn tôi trồm trèm bó rưởi.
Ái có gởi lời nhắc nhở tới mọi người nên chuẩn bị những kỷ niệm về cô trong thời gian học ở Kiên Tân, để khi gặp lại kể cho cô nghe. Ý kiến rất hay. Nhưng thưa với các bạn, trong thời học sinh chúng ta có rất nhiều cô thầy đã dạy mình. Cũng như các bạn làm nghề bán cháo phổi, các bạn có rất nhiều học trò. Mà học trò thì có học trò ruột, học trò da, học trò thịt, học trò ba rọi...
Cô thầy thì cũng vậy. Nói như thế không có nghĩa là làm thầy cô mà cư xử không công bằng với học trò mình, hay làm học trò thì không kính trọng tất cả những người đã từng dạy dổ mình trong thời gian cắp sách tới trường. Nhưng mà con tim nó có lý lẽ riêng của nó, cho nên không ít thì nhiều cũng phải có chút thiên vị trong đó...
Tôi thì nghĩ vậy, còn đúng ý các bạn không, thì tôi không biết. Thông thường bọn con trai hay chọn cô giáo làm cô ruột của mình, phe kẹp tóc thì chọn thầy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Học trò ruột của cô thầy thường là những đứa học trò hiền lành, dễ dạy, hoặc học giỏi, đứng nhất nhì môn học mà cô thầy phụ trách. Những đứa học trò lười hoặc phá phách, bán trời không mời thiên lôi, chắc chắn là được xếp vào tốp "học trò da" rồi.
Cô thầy ruột, thật lòng mà nói không biết tại sao mà mình thích học giờ cô đó hay thầy đó nữa. Bạn nào biết thì khi gặp lại cô thầy mình thích, nói ra nghe thử xem coi sao nha.
Tôi lâu lắm về trước có lần đã kể cho các bạn nghe, hồi học tiểu học tôi tôn sùng cô Nhiên. Không phải vì cái dĩa cơm sườn mà cô mua cho tôi đâu.
"Vì sao ai biết vì sao". Lớp Nhì, lớp Nhất tôi học thầy Văn, Thầy Kiên. Thầy Văn tử trận năm tôi vào đệ thất. Đi đám tang thầy tôi cũng khóc dữ lắm. Thầy Kiên sau ngày mất nước bị đi học chánh trị chung, gặp thầy tôi không dám ngồi ngang hàng. Nhưng với cô Nhiên thì tôi nói chuyện thoải mái hơn đôi khi còn nhỏng nhẽo vậy chắc là cô Nhiên đúng là cô ruột của tôi rồi...
Lên trung học thì học nhiều cô thầy lắm, nhớ không hết có người dạy vài tháng là đổi đi rồi, có người dạy vài năm, có người dạy tuần 3 lần, có người dạy một tuần chỉ có một giờ duy nhất mà thôi, vì vậy tôi không dám nhắc tên, nếu lỡ nhắc người nầy mà quên người kia thì đúng là có lỗi, đáng đánh đòn hay ít ra cũng bị chép phạt 100 lần, nhẹ nữa thì bị cấm túc 1 tuần không cho đụng đến cái máy vi tính.
Phần tôi. Ở bậc trung học tôi có tới 2 cô và một thầy mà tôi cho là ruột của tôi. Còn thầy cô có xem tôi là học trò ruột hay không thì tôi không biết...
Bây giờ tôi chỉ xin kể lại cho các bạn nghe những kỷ niệm của tôi với các cô thầy mà tôi đã nói.
Thường thường những người viết tự truyện thì họ viết những cái hay, cái đẹp của họ. Tôi cũng muốn vậy lắm, nhưng kẹt cái tôi chẳng có cái gì hay, xuất sắc cả, nếu viết phịa ra cho vui, hay tự cho mình hay thì bạn bè đọc được chúng nó sẽ cười cho thúi đầu. Chẳng những vậy tụi nó còn nói "già đầu rồi mà còn xạo".
Nhưng thật tình mà nói, xạo cho vui cũng không chết chóc ai. Vậy ráng đọc chuyện xạo đi nghen.
Thầy Thu dạy Toán Lý Hóa. Trong tất cả các môn học tôi "bị thích" 2 môn toán và lý hóa, bởi vì nó có hệ số cao nhất, không cố gắng học, thì rớt Tú Tài là cái chắc. Kỷ niệm lúc học 2 môn nầy thì nhiều lắm nhưng chắc là phải để dành khi nào thăm thầy về rồi tôi sẽ kể các bạn nghe.
Cô Lan Khanh dạy Việt Văn. Tôi tuy chưa qua Úc thăm cô lần nào nhưng chắc là cũng sắp thôi. Chừng nào đi Úc về tôi mới kể. Còn bây giờ các bạn thấy rồi đó có email của cô với bài viết hay là tôi chuyển cho các bạn xem.
Cô Kim Yến dạy Pháp Văn có thể nói ở trung học cô là người dạy tụi tôi lâu nhất, có lẽ là 3 hay 4 năm liên tục.
Như đã kể ở mấy lần trước, tôi vốn học không xuất sắc môn Pháp Văn như Võ Út Em, lại không phải là đứa phá phách. Nói chung tôi dở dở ương ương không có một điểm đặc biệt nào để làm cho cô thầy chú ý, vậy cho nên 100% cô không thể nào nhớ tôi nổi rồi. Vậy mà tôi lại chọn cô là một trong hai cô ruột của tôi ở thời kỳ trung học. Vậy thì chỉ có trời mới biết tại sao.
Năm rồi cô Lan Khanh cho tôi số phone của cô Yến, tôi định gọi thăm liền cho đở nhớ. Bấm số nửa chừng tôi úp trở xuống. Sợ cô không biết mình là ai rồi mình sẽ nói cái gì đây. Vậy mà Trần Thanh Ái gan cùng mình dám gọi nói chuyện được với cô.
Cũng phải thôi các bạn là học trò ruột của cô mà, chẳng những vậy mà còn đeo đuổi theo chữ Pháp tới cùng. Còn tôi nếu cô Yến biết được bây giờ tôi còn nhớ chưa được 10 chữ Pháp thì có lẽ cô cũng buồn 5 phút.
Hồi xưa cô bỏ công luyện giọng đọc cho bọn tôi mà tôi nhớ hình như chỉ có một vài bạn học cùng lớp, khi đọc cho cô nghe xong, đôi khi cô gật gù khen, còn tôi thì cô lắc đầu sửa đi, sửa lại, 5 lần, bảy lượt, sửa chán rồi cô đành bó tay chấm cơm, không thèm sửa nữa. Bởi vì giọng đọc của tôi khàn khàn như vịt đực kêu "cạp cạp" mà tôi lại đọc không đúng chữ nữa mới ác chớ.
Chưa hết đâu. Tiếng Pháp có rất nhiều động từ bất quy tắc, tôi thì chịu cái nào giống giống nhau cho dễ nhớ, tùm lum tá lả tôi bị nhức đầu, cho nên mỗi lần cô khảo bài kêu tôi chia động từ là "y như rằng" lần đó tôi bị chép phạt không 30 chục thì cũng năm chục lần. Nhưng bù lại mỗi lần viết luận văn hay trả lời câu hỏi, lần nào tôi cũng làm được, ngon lành. Nhưng không phải là làm đúng, mà câu nào tôi cũng làm sai không ít thì nhiều, cô gạch đỏ nát nhừ cái bài kiểm của tôi.
Cô ơi! Nếu hồi xưa cô mà biết em dốt đặc tiếng Pháp chỉ là lấy râu bà Đầm cắm qua hàm ông Mỹ thì có lẽ cô không bỏ thời gian sửa bài cho em đâu. Không chừng cô đã tặng cho em một rổ trứng vịt để đem về làm giống mà lập trại chăn nuôi. Nếu vậy bây giờ chắc là em thành "đại gia vịt" rồi, đâu có đem thân lưu lạc xứ người.
Số là tôi hay đoán mò thấy trong bài có chữ nào giống giống câu hỏi là tôi "bê" nguyên si qua làm câu trả lời.
Thằng Bình ngồi kế bên tôi hay khen:
- Sao mầy hay dzậy? Câu nào cũng trả lời được hết.
Vậy mà bài tôi lúc nào cũng có điểm an ủi. Mà nói thiệt nghen lấy râu ông nọ cấm hàm bà kia cũng có lợi lắm đó.
Tôi vốn không có học lớp 12. Đậu Tú Tài 1 xong là tui chun vô trường Sư Phạm Vĩnh Long trốn lính. Học Sư Phạm rảnh rang quá, tôi theo đám bạn, học thêm bên ngoài để thi Tú Tài 2. Ở đó ban đêm người ta có mở lớp dạy thêm Toán Lý hóa để luyện thi. Hết năm nhứt niên tôi cũng nộp đơn ở trung tâm Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên, rồi đi thi chung với mấy đứa bạn cũ. Tụi tôi bốn đứa mướn khách sạn ở chung một phòng. Đêm đó ôn bài thi tụi tui không lo, mà cả đám lo đi rình hai anh chị bồ bịch ở phòng kế bên, kết quả 4 đứa rớt lịch bịch hết trơn, như sầu riêng chín rụng. Tụi nó nạp đơn thì lại khóa hai còn tôi thì đổi chiến thuật.
Sang năm là nhị niên ra trường Sư Phạm tôi lại tiếp tục nộp đơn thi Tú Tài 2 lần nữa. Kỳ nầy tôi không chọn ban B mà chọn ban A, sinh ngữ Pháp tôi không ghi là sinh ngữ 1 mà cho xuống hàng thứ 2 còn Anh Văn thì đưa lên hàng số 1, tôi chỉ còn tự học một môn vạn vật và vài môn phụ nữa là xong rồi. Năm đó Pháp văn, toán đối với tôi rất dễ còn Anh văn tôi có biết trời đất gì đâu mà làm, chỉ dùng cách nhổ râu người nọ cắm qua càm người kia mà thôi.
Thiệt là xấu hổ, đâu có khác gì mấy người bây giờ thi dùm, học dùm đâu. Cho nên ai chê họ thì chê, tôi đâu có dám hó hé. Mấy sư phụ tôi bây giờ biết được chắc là lắc đầu ngao ngán rồi than:
- Thấy nó hiền nhưng thật ra nó có hiền đâu?
Đúng là số trời mà. Đổi Anh Văn từ sinh ngữ phụ, ra sinh ngữ chính là cái điềm báo trước cho cuộc vượt biển sau nầy. Tám năm học Pháp Văn không nhớ được quá 10 chữ chắc các cô dạy Pháp Văn cho tôi như cô Yến, cô Hoa lắc đầu chán nản...
Nhưng mà cô ơi! Tiếng Pháp em quên, còn người dạy em tiếng Pháp em nhớ rõ lắm. Dù lần nầy em không đi dự reunion Kiên Tân nhưng em sẽ đi Úc thăm cô Lan Khanh và Cô. Em cũng sẽ về Việt Nam thăm lại cô Hoa. Mong rằng cô trò mình có dịp hội ngộ...
Thân chúc sức khỏe tất cả các bạn cựu học sinh Kiên Tân, mong các bạn vui vẻ trong ngày 2 tháng 8 tới đây.
Lanh Nguyễn
Bạn nào tìm được con cá kình con đang bị mắc cạn xin hậu tạ. Trong bài viết có 6 nhân vật được nêu tên . Ba người mất 2 năm trước. Ba thằng bỏ nước trốn qua Mỹ. Hàng ngồi số 3 đếm từ trái sang phải là lão Lục thường xuất hiện trên hầu hết bài viết của tôi. Hàng đứng giữa số 2 là Trí. Còn cá kình con đang trốn ở đâu dzị ta???Ha..ha. Ai bắt được xin tặng quà ...
Trả lờiXóaCho HT xem con cá kình hiện tại thì sẽ kiếm được chú cá con thôi
Trả lờiXóaNgày mai HT sẽ mua một kình hiển vi về soi và bắt chú Kình con cho anh LN hậu tạ chơi !!!...