Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Hôm nay đệ tử xin phép sư phụ, sư bá, sư thúc và sư huynh để mạn đàm một chút xíu. Một chút xíu thôi về một thể thơ mới toanh.
Cũng có thể là mới với anh em bọn đệ tử mà nó đã có từ lâu rồi không chừng, nhưng bọn đệ tử hồi xưa chưa học tới hoặc giả học rồi mà quên đi, đến nay mới lấy ra xài lại rồi tưởng lầm là do mình sáng chế.
Đệ tử nhớ không lầm thì lúc bước chân vào ngưỡng cửa trung học bọn đệ tử học Việt Văn mỗi tuần 6 giờ.
Việt Văn được chia làm 2 phần Văn Xuôi và Văn Vần.
Hôm nay đệ tử xin ôn lại một ít kiến thức về Văn Vần sau gần 1/2 thế kỷ ém nó vào đầu rồi bỏ quên tuốt luốt. Thực ra còn nhớ lại được bao nhiêu phần mà sư phụ đã dạy đệ tử cũng chưa biết nữa.
Văn Vần.
Theo trí nhớ của đệ tử thì có rất nhiều loại mà đứng đầu phải nói tới là Thơ rồi mới tới các thứ khác như:
Ca Dao, Tục Ngữ, Vè, Câu Đối, Văn Tế...
Ngày xưa học Thơ là thấy nhức đầu rồi. Nội các thể Thơ cũng đủ đưa con người ta rơi vào đào hoa trận của lão Đông Tà. Ra khỏi trận pháp nầy rồi thì không còn hơi sức, tâm trí hay là cảm hứng đâu nữa để mà làm một bài thơ.
Có rất nhiều thể loại thơ mà bọn đệ tử đã học qua vậy để hôm nay đệ tử xin liệt kê lại xem thử coi mình còn nhớ được mấy chiêu nghen.
Đầu tiên là Thơ Đường Luật.
Không biết mấy ông ở bộ giáo dục trước năm 1975 tại sao lại bắt đám nhóc học sinh trung học tụi tui phải học các thể thơ Đường để làm gì vậy kìa?
Tụi tui đâu phải là Tào Thực mà 7 bước phải làm xong bài thơ với đầy đủ Vần, Niêm, Luật, Đối...thiệt là làm khó dễ các học sinh Việt Nam quá đi.
Có nhiều loại thơ Đường lắm. Nào là Đường cát, Đường mía, Đường phèn và nhất là Đường Thốt Nốt...Nhưng tui chỉ nhớ có vài loại thôi.
Về thất ngôn tức là câu 7 chữ thì có tứ tuyệt và bát cú, có nghĩa là: Bài thơ có 8 câu mỗi câu 7 chữ thì được gọi là Thất ngôn cú tám cái.
Thứ nầy khó nhứt nào là phải thêm mắm niêm, phải chiên thêm cá đối rồi gieo cho đúng vần.
Làm lạng quạng làm sai bét thì mang rổ hột vịt đem về nhà luộc chấm muối tiêu.
Bạn nào giỏi thơ khi làm một bài thơ Đường luật phải gieo vần cho chỉnh câu 1,2,4,6,8 chữ chót phải vần với nhau thí dụ chữ chót câu 1 là "nhau" thì chữ chót câu hai nhất định phải là "đau" chứ mà là bịnh thì lãnh ngay một cái hột vịt ung liền dù rằng đau hay bịnh thì cũng nằm ì một chỗ không có gì khác nhau.
Tui xin đơn cử một thí dụ cụ thể để các bạn thấy nghen.
Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế "Tà"
Cỏ cây chen đá, lá chen "Hoa"
...
Câu 1 vần A cho nên câu 2 phải là vần A vì vậy phải dùng chữ Hoa nếu đổi lại là:
Cỏ cây chen đá, lá chen bông thì bị coi như là lạc vận vậy là có hột vịt luộc để ăn rồi đó.
Vần xong rồi thì phải theo luật bằng trắc:
Có 2 bảng luật bằng trắc cần phải tuân thủ. Luật bằng vần bằng hoặc là luật trắc vần bằng nó lằng nhằng vô cùng tận.
Kế đó, mới nói tới niêm và đối.
Tam đối. Trong tám câu thì phải có 3 cặp đối với nhau rõ là rắc rối cuộc đời mà.
Cặp nhứt câu 2 đối câu 3, cặp nhì câu 4 đối câu 5 cặp 3 câu 6 đối câu 7.
Nhị đối. Trong tám câu thì có 2 cặp đối với nhau Cặp 1 câu 3 đối câu 4 cặp 2 câu 5 đối câu 6.
Đối phải đối chỉnh như hoả tiễn "địa đối không" phải đúng thì mới mong cho nó nổ trên trời nhìn mới đẹp mắt. Đối sai thì nó không nổ mà mình thì bị tan xác..., cho nên một bài thơ hay phải đối lời đối ý đối tùm lum...
Vì vậy hể tui mà thấy thơ Đường là xách dép kiếm đường vọt lẹ.
Thất ngôn tứ tuyệt 7 chữ 4 câu, Ngũ ngôn tứ tuyệt 5 chữ 4 câu đâu đâu cũng vần cũng niêm cũng luật cũng đối.
Khó khăn như vậy mà mấy nhà thơ xưa còn dùng thêm điển tích nữa. Đọc phớt qua một bài thơ thật tình mà nói chưa biết được ý của thi sĩ muốn nói giống gì.
Rõ chán phèo. Vậy cho nên Đường thi học sinh trung học tụi tui ngày xưa chỉ học để trả nợ quỷ thần mà thôi, chứ chả có hứng thú gì hết trơn hết trụi.
Đến bây giờ cũng vậy.
Lục bát thì dễ hơn nhiều mà lại là của Dân Tộc Việt Nam mình nữa cho nên tui khoái học hơn. Nói nhỏ nghen mới vừa học xong cách mần thơ là tui bắt đầu thực hành, làm liền tay một bài thơ định tặng cho cô bạn học cùng lớp là hổng dám đưa:
Tóc em xõa chấm bờ vai
Làm anh ngơ ngẩn mỗi ngày nhớ thương
Chờ em sau buổi tan trường
Lén nhìn guốc gõ con đường em qua
Quần đen áo trắng mượt mà.
Bước đi lả lướt đúng là nàng tiên.
Chẳng những tui không dám trao cho nàng mà tui cũng không dám nộp bài thơ đó cho cô giáo chấm điểm, sợ xui xui cô tui đọc lên thì có nước độn thổ.
Đại loại thơ lục bát dễ làm như vậy chỉ cần 2 câu 6 chữ và 8 chữ là có thể kết thành 1 bài thơ rồi. Còn vần cũng dễ hơn chữ chót của câu 6 chữ vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ. Giản dị như vậy là đủ rồi không có chuyện cá đối hay cá kèo. Mắm nêm hay mắm thái gì ráo trọi. Còn luật bằng trắc thì cũng đơn giản hơn thơ Đường nhiều. Nó như sau đây:
- Câu 6 chữ BB TT BB
- Câu 8 chữ BB TT BB T B.
Ngoài ra còn có nhất tam ngũ bất luật.
Có nghĩa là chữ thứ nhất, thứ 3 và chữ thứ năm muốn vần nào cũng được bằng trắc gì thì tùy ý thích của mình.
Song thất lục bát. Cái nầy tui nghi ngày xưa ông nào đó lấy vợ là người Hoa nên chế ra thể thơ giao duyên nửa Đường nửa Việt nầy. Nó gồm 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ và 1 câu tám chữ.
Loại nầy thì hơi khó hơn lục bát 1 bậc nhưng lại dễ hơn Đường luật rất nhiều. Nhưng chưa dễ bằng thơ mới sau nầy. Tui không nhớ lúc trước sư phụ có dạy cách gieo vần hay luật bằng trắc trong thơ mới hay không và mỗi câu có bao nhiêu chữ.
Nhưng theo ý tôi đã gọi là thơ dù ở bất cứ thể loại nào nó cũng phải có một chút vần. Đọc lên nghe mới êm tai. Không vần, không điệu khi đọc lên nghe chói bản họng thì nó là văn xuôi mất rồi chứ không còn là thơ nữa.
Hơn năm trước sư thúc tui dụ:
- Em mầm thơ gởi cho Tha Hương đi. Cô sẽ làm khung đẹp cho.
Tui nghe bùi tai quá nên bèn gởi cho sư thúc bài Trường Cũ Tình Xưa. Cũng có khá nhiều người comments khích lệ khiến tui phát ham nên tha hồ mà làm tiếp. Nhưng thiệt tình mà nói tui không có khiếu đặt thơ. Hể thấy có bài thơ nào hay hay post trên Tha Hương là tui họa lại chơi cho vui.
Sư huynh Y Tả nói:
- Họa thơ còn khó hơn làm thơ nữa nghen. Bài xướng của người ta ra loại gì muốn họa lại phải mần y thứ đó. Người ta gieo vần gì mình cũng gieo y chang vần đó. Người ta đối kiểu nào mình cũng đối y kiểu đó. Như vậy mới gọi là họa được. Còn đệ chỉ có nhắm vô ý của bài thơ người ta không thôi thì chỉ có thể gọi là thơ "Thơ Ké" chứ họa thơ nổi gì?.
Tui thì tánh hay làm biếng lại không thích gò bó theo khuôn khổ nên rất khoái loại thơ ké nầy, người ta làm xong bài thơ rồi thì mình ăn ké theo, cũng như chơi bài vậy, mình đứng ngoài rình xem tụ bài nào tốt thì ké vào đó cho chắc ăn, muốn ké nhiều ké ít thì tùy ý mình. Bởi dzị bài xướng của người ta là Đường thi tui thấy khó thì chơi lại lục bát hay là thơ mới cho nó khỏe. Ai dại gì mà đi họa lại Đường thi cho khổ thân. Ké riết tui đâm ghiền.
Xí Muội tui cũng thường hay viết comments trên Tha Hương nhưng cô nàng chỉ viết bằng văn xuôi, còn tui thì hay viết bằng thơ ké vậy cho nên tui mới dụ Xí Muội mình làm thơ ké cho vui. Nghe dụ riết rồi Xí Muội đâm liều cũng viết đại một loại thơ mới tinh. Mỗi câu không giới hạn số chữ muốn sử dụng bằng trắc thế nào cũng được vần gieo ở đâu cũng OK. Nhưng đọc lên nghe cũng êm tai lắm. Mà lại nghe vui vui. Tui gọi đùa đó là thơ "Lục Tĩn".
Lục tĩn của tui có ý chỉ 6 cái tĩn gụ Đường Xuồng.
Rượu Đường Xuồng thứ thiệt uống 1 lít đã bò rồi nói chi là 6 tĩn. Cho nên làm thơ Lục Tĩn là phải cười bò lăn bò lóc.
Anh Vô Kỵ và Anh Y Tả lại sửa nó ra thành Lục Tỉnh. Tức là 6 tỉnh Miền Tây Nam Bộ của thời xưa.
Nhưng dù cho 6 tĩn gụ hay 6 tỉnh Miền Tây đi nữa thơ Lục Tĩn hay Lục Tỉnh cũng rất hay, rất dễ làm. Ai cũng diễn đạt được ý nghĩ của mình bằng văn vần hết.
Muốn cho một câu mấy chữ cũng được, muốn vần bằng vần trắc cũng đúng, muốn gieo vần lúc nào thì gieo không bắt buộc phải theo một luật lệ nào cả. Cũng không cần đối đầu đối đít làm chi cho mệt, thiệt đúng là tuyệt vời trên cả sự tuyệt vời.
Xí Muội tui sáng chế ra nó cũng lâu rồi. Huynh đệ chúng tui cũng thường hay dùng nó viết comments cho vui nhà vui cửa.
Mới đây trong một show của Thúy Nga có một ông lên đọc loại thơ tương tự bằng Anh Ngữ. MC Nguyễn Ngọc Ngạn còn cho biết giới trẻ bây giờ đang thích thể loại thơ nầy lắm. Vì vậy cho nên tui mới viết bài nầy coi như là đăng ký bản quyền thể thơ mới Lục Tĩn (theo tui) còn Lục Tỉnh (theo anh Vô Kỵ và anh Y Tả).
Kính mong sư phụ, sư bá, sư thúc cấp bằng sáng chế cho Xí Muội để khỏi có sự tranh chấp sau nầy.
Và bây giờ tui cũng xin mời những người nào thích thơ mà vẫn còn ngần ngại hay sợ sai niêm luật, lạc vận lạc đường... thì hãy mạnh dạn làm thử thơ Lục Tĩn đi. Bảo đảm đúng 100%. Người sáng lập không bao giờ bắt bẻ còn người xem thơ thì luôn luôn cười vui vẻ.
Bởi vì nó rất ư là đơn giản nghĩ sao viết vậy. Viết sao cũng thành thơ chỉ cần nhớ một điều duy nhất lâu lâu cho vào vài chữ vần với nhau là được rồi nếu quên chuyện quan trọng đó thì nó sẽ biến thành văn xuôi mất.
Dưới đây tui xin giới thiệu một bài thơ Lục Tĩn của Cô 5 Rạch Giá đã comment trông vườn thơ Ngọc Huệ.
Bài thơ Đi Chùa Bông
Bữa nay hai em đi chùa bông
Bỏ lại cái nhà trống không
Việc nhà như một mớ bòng bong
Áo đỏ, áo hồng quần jeans bạc thếch
Trông xì po ra phết, quá xá đi hai cô em ơi
Tay cầm máy ảnh cở vài ngàn đồng chơi
Khỏi cần hỏi: hai em có buồn không ?
Buồn mà sao má cô lại ửng hồng
Vui lắm à? Vui vì Chùa đầy... Bông
Cô 5 BĐSK
Tui biết bài viết nầy sẽ làm các thi sĩ khó chịu. Nhưng xin thưa chữ Việt bây giờ nó rối như mớ bòng bong lại tối như đêm 30 tháng 4 thì quí vị trách cứ chi một thể thơ mới ra lò. Mà xét cho cùng Đường thi cũng là của người ta chứ nào phải của mình đâu, giữ khư khư làm cái gì hổng biết nữa.
Hoan hô thơ ké và thơ Lục tĩn hi..hi..
Lanh Nguyễn
Hôm nay đệ tử xin phép sư phụ, sư bá, sư thúc và sư huynh để mạn đàm một chút xíu. Một chút xíu thôi về một thể thơ mới toanh.
Cũng có thể là mới với anh em bọn đệ tử mà nó đã có từ lâu rồi không chừng, nhưng bọn đệ tử hồi xưa chưa học tới hoặc giả học rồi mà quên đi, đến nay mới lấy ra xài lại rồi tưởng lầm là do mình sáng chế.
Đệ tử nhớ không lầm thì lúc bước chân vào ngưỡng cửa trung học bọn đệ tử học Việt Văn mỗi tuần 6 giờ.
Việt Văn được chia làm 2 phần Văn Xuôi và Văn Vần.
Hôm nay đệ tử xin ôn lại một ít kiến thức về Văn Vần sau gần 1/2 thế kỷ ém nó vào đầu rồi bỏ quên tuốt luốt. Thực ra còn nhớ lại được bao nhiêu phần mà sư phụ đã dạy đệ tử cũng chưa biết nữa.
Văn Vần.
Theo trí nhớ của đệ tử thì có rất nhiều loại mà đứng đầu phải nói tới là Thơ rồi mới tới các thứ khác như:
Ca Dao, Tục Ngữ, Vè, Câu Đối, Văn Tế...
Ngày xưa học Thơ là thấy nhức đầu rồi. Nội các thể Thơ cũng đủ đưa con người ta rơi vào đào hoa trận của lão Đông Tà. Ra khỏi trận pháp nầy rồi thì không còn hơi sức, tâm trí hay là cảm hứng đâu nữa để mà làm một bài thơ.
Có rất nhiều thể loại thơ mà bọn đệ tử đã học qua vậy để hôm nay đệ tử xin liệt kê lại xem thử coi mình còn nhớ được mấy chiêu nghen.
Đầu tiên là Thơ Đường Luật.
Không biết mấy ông ở bộ giáo dục trước năm 1975 tại sao lại bắt đám nhóc học sinh trung học tụi tui phải học các thể thơ Đường để làm gì vậy kìa?
Tụi tui đâu phải là Tào Thực mà 7 bước phải làm xong bài thơ với đầy đủ Vần, Niêm, Luật, Đối...thiệt là làm khó dễ các học sinh Việt Nam quá đi.
Có nhiều loại thơ Đường lắm. Nào là Đường cát, Đường mía, Đường phèn và nhất là Đường Thốt Nốt...Nhưng tui chỉ nhớ có vài loại thôi.
Về thất ngôn tức là câu 7 chữ thì có tứ tuyệt và bát cú, có nghĩa là: Bài thơ có 8 câu mỗi câu 7 chữ thì được gọi là Thất ngôn cú tám cái.
Thứ nầy khó nhứt nào là phải thêm mắm niêm, phải chiên thêm cá đối rồi gieo cho đúng vần.
Làm lạng quạng làm sai bét thì mang rổ hột vịt đem về nhà luộc chấm muối tiêu.
Bạn nào giỏi thơ khi làm một bài thơ Đường luật phải gieo vần cho chỉnh câu 1,2,4,6,8 chữ chót phải vần với nhau thí dụ chữ chót câu 1 là "nhau" thì chữ chót câu hai nhất định phải là "đau" chứ mà là bịnh thì lãnh ngay một cái hột vịt ung liền dù rằng đau hay bịnh thì cũng nằm ì một chỗ không có gì khác nhau.
Tui xin đơn cử một thí dụ cụ thể để các bạn thấy nghen.
Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
Bước tới Đèo Ngang bóng xế "Tà"
Cỏ cây chen đá, lá chen "Hoa"
...
Câu 1 vần A cho nên câu 2 phải là vần A vì vậy phải dùng chữ Hoa nếu đổi lại là:
Cỏ cây chen đá, lá chen bông thì bị coi như là lạc vận vậy là có hột vịt luộc để ăn rồi đó.
Vần xong rồi thì phải theo luật bằng trắc:
Có 2 bảng luật bằng trắc cần phải tuân thủ. Luật bằng vần bằng hoặc là luật trắc vần bằng nó lằng nhằng vô cùng tận.
Kế đó, mới nói tới niêm và đối.
Tam đối. Trong tám câu thì phải có 3 cặp đối với nhau rõ là rắc rối cuộc đời mà.
Cặp nhứt câu 2 đối câu 3, cặp nhì câu 4 đối câu 5 cặp 3 câu 6 đối câu 7.
Nhị đối. Trong tám câu thì có 2 cặp đối với nhau Cặp 1 câu 3 đối câu 4 cặp 2 câu 5 đối câu 6.
Đối phải đối chỉnh như hoả tiễn "địa đối không" phải đúng thì mới mong cho nó nổ trên trời nhìn mới đẹp mắt. Đối sai thì nó không nổ mà mình thì bị tan xác..., cho nên một bài thơ hay phải đối lời đối ý đối tùm lum...
Vì vậy hể tui mà thấy thơ Đường là xách dép kiếm đường vọt lẹ.
Thất ngôn tứ tuyệt 7 chữ 4 câu, Ngũ ngôn tứ tuyệt 5 chữ 4 câu đâu đâu cũng vần cũng niêm cũng luật cũng đối.
Khó khăn như vậy mà mấy nhà thơ xưa còn dùng thêm điển tích nữa. Đọc phớt qua một bài thơ thật tình mà nói chưa biết được ý của thi sĩ muốn nói giống gì.
Rõ chán phèo. Vậy cho nên Đường thi học sinh trung học tụi tui ngày xưa chỉ học để trả nợ quỷ thần mà thôi, chứ chả có hứng thú gì hết trơn hết trụi.
Đến bây giờ cũng vậy.
Lục bát thì dễ hơn nhiều mà lại là của Dân Tộc Việt Nam mình nữa cho nên tui khoái học hơn. Nói nhỏ nghen mới vừa học xong cách mần thơ là tui bắt đầu thực hành, làm liền tay một bài thơ định tặng cho cô bạn học cùng lớp là hổng dám đưa:
Tóc em xõa chấm bờ vai
Làm anh ngơ ngẩn mỗi ngày nhớ thương
Chờ em sau buổi tan trường
Lén nhìn guốc gõ con đường em qua
Quần đen áo trắng mượt mà.
Bước đi lả lướt đúng là nàng tiên.
Chẳng những tui không dám trao cho nàng mà tui cũng không dám nộp bài thơ đó cho cô giáo chấm điểm, sợ xui xui cô tui đọc lên thì có nước độn thổ.
Đại loại thơ lục bát dễ làm như vậy chỉ cần 2 câu 6 chữ và 8 chữ là có thể kết thành 1 bài thơ rồi. Còn vần cũng dễ hơn chữ chót của câu 6 chữ vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ. Giản dị như vậy là đủ rồi không có chuyện cá đối hay cá kèo. Mắm nêm hay mắm thái gì ráo trọi. Còn luật bằng trắc thì cũng đơn giản hơn thơ Đường nhiều. Nó như sau đây:
- Câu 6 chữ BB TT BB
- Câu 8 chữ BB TT BB T B.
Ngoài ra còn có nhất tam ngũ bất luật.
Có nghĩa là chữ thứ nhất, thứ 3 và chữ thứ năm muốn vần nào cũng được bằng trắc gì thì tùy ý thích của mình.
Song thất lục bát. Cái nầy tui nghi ngày xưa ông nào đó lấy vợ là người Hoa nên chế ra thể thơ giao duyên nửa Đường nửa Việt nầy. Nó gồm 2 câu 7 chữ, 1 câu 6 chữ và 1 câu tám chữ.
Loại nầy thì hơi khó hơn lục bát 1 bậc nhưng lại dễ hơn Đường luật rất nhiều. Nhưng chưa dễ bằng thơ mới sau nầy. Tui không nhớ lúc trước sư phụ có dạy cách gieo vần hay luật bằng trắc trong thơ mới hay không và mỗi câu có bao nhiêu chữ.
Nhưng theo ý tôi đã gọi là thơ dù ở bất cứ thể loại nào nó cũng phải có một chút vần. Đọc lên nghe mới êm tai. Không vần, không điệu khi đọc lên nghe chói bản họng thì nó là văn xuôi mất rồi chứ không còn là thơ nữa.
Hơn năm trước sư thúc tui dụ:
- Em mầm thơ gởi cho Tha Hương đi. Cô sẽ làm khung đẹp cho.
Tui nghe bùi tai quá nên bèn gởi cho sư thúc bài Trường Cũ Tình Xưa. Cũng có khá nhiều người comments khích lệ khiến tui phát ham nên tha hồ mà làm tiếp. Nhưng thiệt tình mà nói tui không có khiếu đặt thơ. Hể thấy có bài thơ nào hay hay post trên Tha Hương là tui họa lại chơi cho vui.
Sư huynh Y Tả nói:
- Họa thơ còn khó hơn làm thơ nữa nghen. Bài xướng của người ta ra loại gì muốn họa lại phải mần y thứ đó. Người ta gieo vần gì mình cũng gieo y chang vần đó. Người ta đối kiểu nào mình cũng đối y kiểu đó. Như vậy mới gọi là họa được. Còn đệ chỉ có nhắm vô ý của bài thơ người ta không thôi thì chỉ có thể gọi là thơ "Thơ Ké" chứ họa thơ nổi gì?.
Tui thì tánh hay làm biếng lại không thích gò bó theo khuôn khổ nên rất khoái loại thơ ké nầy, người ta làm xong bài thơ rồi thì mình ăn ké theo, cũng như chơi bài vậy, mình đứng ngoài rình xem tụ bài nào tốt thì ké vào đó cho chắc ăn, muốn ké nhiều ké ít thì tùy ý mình. Bởi dzị bài xướng của người ta là Đường thi tui thấy khó thì chơi lại lục bát hay là thơ mới cho nó khỏe. Ai dại gì mà đi họa lại Đường thi cho khổ thân. Ké riết tui đâm ghiền.
Xí Muội tui cũng thường hay viết comments trên Tha Hương nhưng cô nàng chỉ viết bằng văn xuôi, còn tui thì hay viết bằng thơ ké vậy cho nên tui mới dụ Xí Muội mình làm thơ ké cho vui. Nghe dụ riết rồi Xí Muội đâm liều cũng viết đại một loại thơ mới tinh. Mỗi câu không giới hạn số chữ muốn sử dụng bằng trắc thế nào cũng được vần gieo ở đâu cũng OK. Nhưng đọc lên nghe cũng êm tai lắm. Mà lại nghe vui vui. Tui gọi đùa đó là thơ "Lục Tĩn".
Lục tĩn của tui có ý chỉ 6 cái tĩn gụ Đường Xuồng.
Rượu Đường Xuồng thứ thiệt uống 1 lít đã bò rồi nói chi là 6 tĩn. Cho nên làm thơ Lục Tĩn là phải cười bò lăn bò lóc.
Anh Vô Kỵ và Anh Y Tả lại sửa nó ra thành Lục Tỉnh. Tức là 6 tỉnh Miền Tây Nam Bộ của thời xưa.
Nhưng dù cho 6 tĩn gụ hay 6 tỉnh Miền Tây đi nữa thơ Lục Tĩn hay Lục Tỉnh cũng rất hay, rất dễ làm. Ai cũng diễn đạt được ý nghĩ của mình bằng văn vần hết.
Muốn cho một câu mấy chữ cũng được, muốn vần bằng vần trắc cũng đúng, muốn gieo vần lúc nào thì gieo không bắt buộc phải theo một luật lệ nào cả. Cũng không cần đối đầu đối đít làm chi cho mệt, thiệt đúng là tuyệt vời trên cả sự tuyệt vời.
Xí Muội tui sáng chế ra nó cũng lâu rồi. Huynh đệ chúng tui cũng thường hay dùng nó viết comments cho vui nhà vui cửa.
Mới đây trong một show của Thúy Nga có một ông lên đọc loại thơ tương tự bằng Anh Ngữ. MC Nguyễn Ngọc Ngạn còn cho biết giới trẻ bây giờ đang thích thể loại thơ nầy lắm. Vì vậy cho nên tui mới viết bài nầy coi như là đăng ký bản quyền thể thơ mới Lục Tĩn (theo tui) còn Lục Tỉnh (theo anh Vô Kỵ và anh Y Tả).
Kính mong sư phụ, sư bá, sư thúc cấp bằng sáng chế cho Xí Muội để khỏi có sự tranh chấp sau nầy.
Và bây giờ tui cũng xin mời những người nào thích thơ mà vẫn còn ngần ngại hay sợ sai niêm luật, lạc vận lạc đường... thì hãy mạnh dạn làm thử thơ Lục Tĩn đi. Bảo đảm đúng 100%. Người sáng lập không bao giờ bắt bẻ còn người xem thơ thì luôn luôn cười vui vẻ.
Bởi vì nó rất ư là đơn giản nghĩ sao viết vậy. Viết sao cũng thành thơ chỉ cần nhớ một điều duy nhất lâu lâu cho vào vài chữ vần với nhau là được rồi nếu quên chuyện quan trọng đó thì nó sẽ biến thành văn xuôi mất.
Dưới đây tui xin giới thiệu một bài thơ Lục Tĩn của Cô 5 Rạch Giá đã comment trông vườn thơ Ngọc Huệ.
Bài thơ Đi Chùa Bông
Đi Chùa Bông (Photo by Khánh Nga) |
Bữa nay hai em đi chùa bông
Bỏ lại cái nhà trống không
Việc nhà như một mớ bòng bong
Áo đỏ, áo hồng quần jeans bạc thếch
Trông xì po ra phết, quá xá đi hai cô em ơi
Tay cầm máy ảnh cở vài ngàn đồng chơi
Khỏi cần hỏi: hai em có buồn không ?
Buồn mà sao má cô lại ửng hồng
Vui lắm à? Vui vì Chùa đầy... Bông
Cô 5 BĐSK
Tui biết bài viết nầy sẽ làm các thi sĩ khó chịu. Nhưng xin thưa chữ Việt bây giờ nó rối như mớ bòng bong lại tối như đêm 30 tháng 4 thì quí vị trách cứ chi một thể thơ mới ra lò. Mà xét cho cùng Đường thi cũng là của người ta chứ nào phải của mình đâu, giữ khư khư làm cái gì hổng biết nữa.
Hoan hô thơ ké và thơ Lục tĩn hi..hi..
Lanh Nguyễn
Ý mèn đét ơi ! Cô 5 RG có nhà xuất bản mờ tui hỏng biết nghen...hihihi
Trả lờiXóaMuội cám ơn sư huynh đã cho ké bài thơ " Lục Tĩn" của muội trong bài viết của huynh nha , vui nghen... muội vừa đi làm về, định đi nấu cơm mà chưa biết nấu món gì ăn , thôi bỏ ngang đó , chui vô Blog HT và đọc được bài viết này , đang đói meo mà sao đầy rẩy : đường đường , muối muối, hột vịt, cá kèo , vv toàn là hàng độc hong à ... tui hỏa mù ba cái chuyện thơ với luật thơ, nhưng sáng mắt ra vì biết chiều nay mình sẽ ăn gì rồi, nè làm món hột gà luộc dầm nước mắn cay chấm rau luộc ( bên này không có hột vịt tiếc ghê ), thế là xong buổi cơm chiều , ta la ! nhanh và dễ dàng như mần thơ " lục tĩn " vậy đó, nhưng quý dị ơi cũng ngon và bắt mắt lắm đa.
Chiều nay tui đi làm về , ơi ! oải gì đâu nha
Vẫn chưa nghỉ ra sẽ làm món gì ăn cho cả nhà
Thôi kệ ! cứ vô lướt trang blog của Hoa Trần trước đã
Úi chu choa ! nào Thơ Đường , thơ lục làm tui đây ... tá hỏa
À à ! Tui đã nghỉ ra rồi : Hột gà luộc chấm rau ... ôi... quá đã
Vừa nhanh, vừa gọn và trông hấp dẫn lắm há ...
úm ba la , ra 4 cái hột gà ... là lá la
Cô 5 RG
Ui! Thơ ké sao mà dzui quá xá
Trả lờiXóaÚm ba la nó ra một rổ hột gà
Lớp dầm nước mắm, lớp chiên đã thiệt à nha.
Vừa bắt nồi cơm xong là thẩy vài cái hột gà vô đó
Hột gà chiên thì còn hơi khó
Chứ hột gà luộc nào có khó chi đâu?
Ra sau vườn bẻ thêm ít trái dưa leo
Ăn xong rồi thì cứ trèo lên giường mà ngủ...
Khỏe ru mà khà..khà...
Cũng đang ngán cơm không biết làm món gì cho cả nhà
Trả lờiXóaTự dưng thấy hai anh chị kẻ xướng người ngâm món ăn nawyf làm HT cũng thèm
Món nhà quê cây nhà lá vườn lâu lắm sao mình hổng nghĩ ra ta ???!!!