Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Hôm rày không có gởi bài mới để gởi cho các bạn xem, có bạn email hỏi :
- Hết chuyện kể rồi hả bồ ?
Có người thì phone tới nói:
- Ê! Còn chuyện gì nữa hông mậy? Sao hổng viết tiếp, ở không chơi cờ hoài hà, làm tao buồn thấy bà.
Thật ra sống hơn nửa đời người, chuyện ta, chuyện thiên hạ, chuyện lạ, chuyện quen, chuyện hầm bà lằn nhiều vô số kể, muốn viết thì thiếu gì đề tài để viết, nhưng khổ nổi, chọn đề tài gì để viết, mà viết cho phù hợp với cái tựa bài của mình đặt ra thì lại càng khổ hơn. Vì thế mà tôi chưa viết được đó thôi.
Tối qua bà xã mở nhạc của Vũ Thành An ra nghe, có cả chục bài không tên.
Tôi chợt nảy ra ý định chôm ý tưởng của ông ta để mà đặt tựa cho bài viết của mình, nhưng có tuổi rồi nên hơi nhát, tôi sợ ông ta lôi tôi ra tòa về cái tội "đạo ý" nên thay vì đặt bài không tên số...thì tôi bèn sửa lại bài mang tên số...cho chắc ăn. Nhưng suy đi tính lại không tên số hay mang tên số cũng vậy mà thôi cũng là chôm ý của người ta. Thôi thì cứ kể đại đi, kể xong rồi mới tìm tên đặt cho tựa bài cũng chưa muộn mà.
Đúng ra đặt tựa cho bài viết người đọc mới vừa xem cái tựa bài, là đã biết tác giả muốn nói gì rồi, thí dụ như "lộn mùng" một 100% là chuyện của một chàng nào đó, mùng mình không chịu ngủ, lại nhè mùng con gái nhà người ta mà chun vô. Hay là chuyện "hốt ổ" cũng vậy, thấy cái tựa là biết ngay, có một anh thanh niên nheo nhẽo nào đó, con gái không chịu lấy làm vợ, mà cứ nhè đàn bà có 2, 3 con mà rinh về nhà...
Nhưng nếu tôi lấy tựa bài là "bài mang tên số.." Các bạn sẽ không biết tôi sắp kể chuyện gì, như vậy thì các bạn sẽ chịu khó xem hết, để coi thằng nhiều chuyện nó kể giống gì trong đó. Xin cám ơn bác Vũ Thành An đã cho ra một ý tưởng tuyệt vời. Tôi định chôm ý của bác nhưng suy nghĩ lại rồi đành để bác hưởng một mình, ăn cắp ý của người ta thì coi hổng đặng...
Vậy thôi mời các bạn xem chuyện có tựa đàng hoàng không phải là số của tui nghen...
"Một chân anh đạp 3 thuyền" xin phép bắt đầu:
Anh Khải là anh cùng cha, khác mẹ với cô thủ quỹ trường Đông Hưng. Lúc Long mới tới nhận nhiệm sở, anh ta rất dè dặt hay nói rõ ràng hơn anh sợ chàng thọc mạch với chánh quyền địa phương, bởi vì anh Khải vốn là cựu thương binh, trong trận đánh oai hùng của đại đội địa phương quân Hiếu Lễ anh bị thương mất đi cánh tay trái. Nhưng một thời gian sau thì anh biết Long là dân lưu dụng nên thường rủ chàng đi nhậu, lâu dần thân nhau tự lúc nào không biết. Anh có một tiệm tạp hóa nhỏ ở chợ Thứ 11 nhưng thời buổi đó, đâu có nhiều hàng hóa để bán, đồ đạc thường dấu ở bên trong, hoặc giả để một ít ra ngoài làm kiểng mà thôi, ai hỏi mua bất cứ thứ gì thì cũng phải, ngã giá xong rồi mới mang hàng ra giao.
Ba anh ta. Ông Hai Thiên. Người lạ ai cũng tưởng ông ta làm chủ hai cái nhà máy xay lúa, một ở Thứ 9, một ở Thứ 3. Nhưng thật ra ông Hai Thiên chỉ là người đại diện mà thôi.
Người chủ thật sự là ông Ba Thạch, bạn học của ông ta nhà ở Sài Gòn.
Vùng miệt Thứ cách xa thủ đô, phải đi xe đò 5, 6 giờ liền mới tới Rạch Sỏi, rồi dùng đò dọc đi thêm 5, 6 giờ nữa mới tới Thứ 9. Như vậy phải mất 2 ngày đường, hơn nữa chiến tranh tàn khốc nên ít khi ông Ba Thạch xuống thăm cơ sở làm ăn của mình, tất cả nhân công 2 cái nhà máy đều xem ông Hai Thiên là chủ, không một ai biết gì về ông Ba Thạch cả.
Ba anh Khải, theo như anh kể lúc trẻ đẹp trai ác đạn, lại đang là "chủ" nhà máy xay lúa lớn, nên có nhiều cô thôn nữ mơ ước được "nâng khăn, giữ túi" cho ông. Trong những nàng đeo đuổi đó thì má anh được chấm đúng. Anh không kể cho Long nghe về bên nội ở Sài Gòn, cũng như về đám cưới của cha mẹ anh, mà anh chỉ cho biết sau khi anh tròn một tuổi thì ba anh mới cho mẹ anh biết mình không phải là chủ nhà máy mà chỉ là người làm quản lý cho bạn thôi.
Gạo đã thổi thành cơm, cơm cũng đã xơi không biết bao nhiêu rồi, nên mẹ anh đành phải làm thinh không hé răng cho gia đình mình biết. Bà mở một cửa hàng mua bán gạo để phụ chồng, nhờ được ưu đãi, nên cửa tiệm gạo của bà làm ăn khắm khá. Mẹ anh sanh bốn người con, đều được đặt tên khởi đầu bằng mẫu tự "K" Đến năm Đệ Thất thì anh ra chợ Rạch Sỏi ở trọ, học tại trường Trung Học Kiên Thành. Mẹ anh thường ra thăm anh, luôn tiện tìm mối bán sỉ gạo...
Cô Hoa lúc đó đang dạy lớp 4 và giữ nhiệm vụ thủ quỹ của trường Đông Hưng, cũng kể cho Long nghe câu chuyện tương tợ, nhưng má cô thì mở tiệm gạo ở Thứ 3 còn mẹ anh Khải thì ở Thứ 9. Gia đình cô cũng có 4 anh chị em, nhưng ai cũng mang tên khởi đầu bằng mẫu tự "H". Chị Hương của cô lúc đó cũng được gởi trọ và học trường Kiên Thành.
Tuổi nhỏ ai cũng thường khoe về gia đình mình, nhất là những người tiền của dư thừa, còn con nhà nghèo ra chợ học thì nín khe dấu nhẹm...
Một hôm anh Khải đang kể chuyện về đời sống của người dân ở vùng U Minh cho những người bạn sống ở chợ nghe, đang hăng say anh bèn khoe luôn ba mình có tới 2 cái nhà máy xay lúa. Bổng nhiên có một đứa trong đám bạn hỏi:
- Ở Miệt Thứ có mấy cái nhà máy xay lúa vậy?
Anh hãnh diện trả lời:
- Chỉ có 2 cái của ba tôi thôi.
- Thiệt hông? Sao Hương ở trọ nhà tui cũng nói ba cô ta có 2 cái nhà máy xay lúa, y như Khải nói vậy?
Cả bọn cười ầm lên ngạo:
- Thì đúng "gồi" Hương là chị Hai của Khải mà.
Anh Khải tức mình nói:
- Chiều nay bạn dắt tui tới đối chất với Hương xem thử coi ai là người nói dóc...
Chiều hôm đó cả hai nhóm bạn của lớp Đệ Lục A1 và Đệ Lục A2 tề tựu khá đông trước cửa nhà Hùng để xem thử, giữa Khải và Hương ai đúng là con của ông chủ 2 cái nhà máy xay lúa ở vùng Miệt Thứ.
Cuộc đối chất kỳ thú đã khiến hai gia đình gặp nhau. Mẹ anh Khải và má của cô Hoa sau khi nghe con mình thuật lại đầu đuôi câu chuyện họ đã âm thầm tìm gặp mặt nhau, không biết ba người bàn tính thế nào mà hơn tháng sau 8 anh chị em nhà Hương & Khải tổ chức họp mặt phân ngôi lớn nhỏ.
Mẹ anh Khải thứ hai nên được tôn là má Hai, mẹ cô Hoa thứ 5 thì được gọi là má Năm, không có người nào là vợ lớn hay vợ nhỏ cả. Còn tám người con, ai sanh trước thì là anh, là chị, gọi kèm theo cái tên chứ không kèm theo thứ như những gia đình khác...
Cuộc sống một chân đạp hai thuyền của ông Hai Thiên đang xuôi chèo mát mái, tuy là tiền bạc do ông làm ra đều bị hai bà vợ chia nhau mà "lắc túi" nhưng bù lại ông ở nhà nào thì được nhà đó phục vụ tận tình, con cái hai bên đều hòa thuận.
Nhưng đùng một cái, nước mất, hai cái nhà máy của bạn ông cũng bị mất theo, ông Hai Thiên trở thành người thất nghiệp, mà chuyện khổ chưa dừng ở đó, hai tiệm bán gạo cám của hai bà vợ cũng bị đình chỉ, không còn buôn bán được nữa, vì lương thực cũng bị nhà nước "lí quản".
Lúc đầu còn tiền bạc để dành nên chưa có gì trở ngại, hơn nữa ở miền quê chi phí cũng không cao như ở thành thị, nhưng đến cuối năm 1976 thì cuộc sống bắt đầu khó khăn, các anh chị em của cô Hoa đều tủa ra đời, bương chải để kiếm sống ...
Ông Hai Thiên nhờ Long giúp mua dùm gạo ở phòng lương thực huyên An Biên để cho hai bà vợ bán lẻ kiếm sống, dần dần số lượng ngày càng nhiều, ông chạy mối, tìm bạn hàng ở Rạch Sỏi để bán sỉ.
Thông thường giá gạo mua từ cửa hàng lương thực đem ra, nó đã chênh lệch khá cao so với chợ đen bên ngoài, từ Thứ Ba ra Tắc Cậu giá đã khác xa rồi, nhưng từ Tắc Cậu ra Rạch Sỏi thì không còn trạm kiểm soát nào nữa.
Long nhờ quen biết, nên hợp đồng với bên lương thực và trạm kiểm soát để ông Hai Thiên qua trạm trót lọt. Làm ăn suông sẻ được một thời gian thì anh Khải và cô Hoa đều đến tìm Long phàn nàn về việc ba mình bị trạm kiểm soát bắt tịch thu toàn bộ số gạo đã mua ở phòng lương thực.
Chàng rất đổi ngạc nhiên nên phân trần:
- Làm gì có chuyện đó xảy ra? Tụi mình đã hợp đồng với tụi nó rồi mà. Tiền chênh lệch chia ra 3 phần, chúng nó mỗi thằng lấy 1/3 còn tôi với cô 2 người chỉ có 1/3 thôi mà, không đời nào nó dám bắt lại gạo của mình đâu, thiếu gì đồ lậu để cho tụi nó hốt. Hơn nữa lần nào chở gạo đi thằng Tới cũng đích thân giữ trạm mà...
Cô Hoa cũng phụ vào:
- Em cũng nghĩ vậy, nhưng Má Hai và Má Năm người nào cũng than ba bị lấy gạo mấy lần rồi.
- Vậy lần nầy đi mua gạo tôi sẽ đi với cô để hỏi tụi nó thử xem thằng nào chơi xấu vậy.
Thằng Tới thề bán sống bán chết, nó và mấy đứa kia chưa có lần nào tịch thu gạo của ông Thiên cả, nó còn nói thêm với Long:
- Hay là ông ta gạt hai bà vợ, rồi lấy tiền đó cho bà thứ 3. Ai thì tui hổng biết chứ cha nội nầy tui nghi lắm đó nghen...
Hai gia đình anh Khải & cô Hoa kết hợp theo dõi và điều tra cuối cùng phát hiện đúng y chang như lời tiên đoán của thằng Tới.
Trong thời buổi gạo châu củi quế ông Hai Thiên đã giúp đỡ cho một người phụ nữ nghèo cũng là bạn hàng ruột hồi xưa, người nầy cũng biết ông ta có 2 bà vợ nhưng vẫn đồng ý làm bà thứ 3.
Ngay ngày ăn đầy tháng đứa con đầu lòng 2 bà vợ ập vào bắt tại trận. Khi nghe ông đặt tên cho thằng con trai là Trần Đăng Tiếp thì hai bà vợ trước đồng thanh la lên:
- Không được! Phải sửa lại ngay tức thì, không có Tiếp tục gì ráo trọi, phải đặt tên nó là Trần Văn Chót mới được...
Long thắc mắc hỏi:
- Đổi tên lại làm cái gì? Đăng Tiếp nghe hay hơn tên Văn Chót nhiều mà.
Anh Khải cười cười nói:
- Hay khỉ gì? Bốn anh em nhà tôi, Khải, Khá, Khôn, Kỳ còn bên nhà má Năm, có Hương, Hoa, Huệ, Huỳnh. Nếu bây giờ để cho ổng đặt tên Tiếp, Tục rồi gì gì nữa...
Mà ba tui già rồi, với lại thời buổi nầy bộ dễ kiếm tiền lắm sao? Ổng nuôi hổng nổi, hổng lẽ tụi tui bỏ được sao???
Thiệt là tình:
Đào hoa vốn tánh ông ta
Hai bà chưa đủ, phải ba mới vừa
Ầu ơ, gió đẩy gió đưa
Làm trai nhiều vợ, còn ưa đàn bà
Dù nay đã có ba nhà
Nhưng mà có nữa, cũng là điều hay...
Lanh Nguyễn
Hôm rày không có gởi bài mới để gởi cho các bạn xem, có bạn email hỏi :
- Hết chuyện kể rồi hả bồ ?
Có người thì phone tới nói:
- Ê! Còn chuyện gì nữa hông mậy? Sao hổng viết tiếp, ở không chơi cờ hoài hà, làm tao buồn thấy bà.
Thật ra sống hơn nửa đời người, chuyện ta, chuyện thiên hạ, chuyện lạ, chuyện quen, chuyện hầm bà lằn nhiều vô số kể, muốn viết thì thiếu gì đề tài để viết, nhưng khổ nổi, chọn đề tài gì để viết, mà viết cho phù hợp với cái tựa bài của mình đặt ra thì lại càng khổ hơn. Vì thế mà tôi chưa viết được đó thôi.
Tối qua bà xã mở nhạc của Vũ Thành An ra nghe, có cả chục bài không tên.
Tôi chợt nảy ra ý định chôm ý tưởng của ông ta để mà đặt tựa cho bài viết của mình, nhưng có tuổi rồi nên hơi nhát, tôi sợ ông ta lôi tôi ra tòa về cái tội "đạo ý" nên thay vì đặt bài không tên số...thì tôi bèn sửa lại bài mang tên số...cho chắc ăn. Nhưng suy đi tính lại không tên số hay mang tên số cũng vậy mà thôi cũng là chôm ý của người ta. Thôi thì cứ kể đại đi, kể xong rồi mới tìm tên đặt cho tựa bài cũng chưa muộn mà.
Đúng ra đặt tựa cho bài viết người đọc mới vừa xem cái tựa bài, là đã biết tác giả muốn nói gì rồi, thí dụ như "lộn mùng" một 100% là chuyện của một chàng nào đó, mùng mình không chịu ngủ, lại nhè mùng con gái nhà người ta mà chun vô. Hay là chuyện "hốt ổ" cũng vậy, thấy cái tựa là biết ngay, có một anh thanh niên nheo nhẽo nào đó, con gái không chịu lấy làm vợ, mà cứ nhè đàn bà có 2, 3 con mà rinh về nhà...
Nhưng nếu tôi lấy tựa bài là "bài mang tên số.." Các bạn sẽ không biết tôi sắp kể chuyện gì, như vậy thì các bạn sẽ chịu khó xem hết, để coi thằng nhiều chuyện nó kể giống gì trong đó. Xin cám ơn bác Vũ Thành An đã cho ra một ý tưởng tuyệt vời. Tôi định chôm ý của bác nhưng suy nghĩ lại rồi đành để bác hưởng một mình, ăn cắp ý của người ta thì coi hổng đặng...
Vậy thôi mời các bạn xem chuyện có tựa đàng hoàng không phải là số của tui nghen...
"Một chân anh đạp 3 thuyền" xin phép bắt đầu:
Anh Khải là anh cùng cha, khác mẹ với cô thủ quỹ trường Đông Hưng. Lúc Long mới tới nhận nhiệm sở, anh ta rất dè dặt hay nói rõ ràng hơn anh sợ chàng thọc mạch với chánh quyền địa phương, bởi vì anh Khải vốn là cựu thương binh, trong trận đánh oai hùng của đại đội địa phương quân Hiếu Lễ anh bị thương mất đi cánh tay trái. Nhưng một thời gian sau thì anh biết Long là dân lưu dụng nên thường rủ chàng đi nhậu, lâu dần thân nhau tự lúc nào không biết. Anh có một tiệm tạp hóa nhỏ ở chợ Thứ 11 nhưng thời buổi đó, đâu có nhiều hàng hóa để bán, đồ đạc thường dấu ở bên trong, hoặc giả để một ít ra ngoài làm kiểng mà thôi, ai hỏi mua bất cứ thứ gì thì cũng phải, ngã giá xong rồi mới mang hàng ra giao.
Ba anh ta. Ông Hai Thiên. Người lạ ai cũng tưởng ông ta làm chủ hai cái nhà máy xay lúa, một ở Thứ 9, một ở Thứ 3. Nhưng thật ra ông Hai Thiên chỉ là người đại diện mà thôi.
Người chủ thật sự là ông Ba Thạch, bạn học của ông ta nhà ở Sài Gòn.
Vùng miệt Thứ cách xa thủ đô, phải đi xe đò 5, 6 giờ liền mới tới Rạch Sỏi, rồi dùng đò dọc đi thêm 5, 6 giờ nữa mới tới Thứ 9. Như vậy phải mất 2 ngày đường, hơn nữa chiến tranh tàn khốc nên ít khi ông Ba Thạch xuống thăm cơ sở làm ăn của mình, tất cả nhân công 2 cái nhà máy đều xem ông Hai Thiên là chủ, không một ai biết gì về ông Ba Thạch cả.
Ba anh Khải, theo như anh kể lúc trẻ đẹp trai ác đạn, lại đang là "chủ" nhà máy xay lúa lớn, nên có nhiều cô thôn nữ mơ ước được "nâng khăn, giữ túi" cho ông. Trong những nàng đeo đuổi đó thì má anh được chấm đúng. Anh không kể cho Long nghe về bên nội ở Sài Gòn, cũng như về đám cưới của cha mẹ anh, mà anh chỉ cho biết sau khi anh tròn một tuổi thì ba anh mới cho mẹ anh biết mình không phải là chủ nhà máy mà chỉ là người làm quản lý cho bạn thôi.
Gạo đã thổi thành cơm, cơm cũng đã xơi không biết bao nhiêu rồi, nên mẹ anh đành phải làm thinh không hé răng cho gia đình mình biết. Bà mở một cửa hàng mua bán gạo để phụ chồng, nhờ được ưu đãi, nên cửa tiệm gạo của bà làm ăn khắm khá. Mẹ anh sanh bốn người con, đều được đặt tên khởi đầu bằng mẫu tự "K" Đến năm Đệ Thất thì anh ra chợ Rạch Sỏi ở trọ, học tại trường Trung Học Kiên Thành. Mẹ anh thường ra thăm anh, luôn tiện tìm mối bán sỉ gạo...
Cô Hoa lúc đó đang dạy lớp 4 và giữ nhiệm vụ thủ quỹ của trường Đông Hưng, cũng kể cho Long nghe câu chuyện tương tợ, nhưng má cô thì mở tiệm gạo ở Thứ 3 còn mẹ anh Khải thì ở Thứ 9. Gia đình cô cũng có 4 anh chị em, nhưng ai cũng mang tên khởi đầu bằng mẫu tự "H". Chị Hương của cô lúc đó cũng được gởi trọ và học trường Kiên Thành.
Tuổi nhỏ ai cũng thường khoe về gia đình mình, nhất là những người tiền của dư thừa, còn con nhà nghèo ra chợ học thì nín khe dấu nhẹm...
Một hôm anh Khải đang kể chuyện về đời sống của người dân ở vùng U Minh cho những người bạn sống ở chợ nghe, đang hăng say anh bèn khoe luôn ba mình có tới 2 cái nhà máy xay lúa. Bổng nhiên có một đứa trong đám bạn hỏi:
- Ở Miệt Thứ có mấy cái nhà máy xay lúa vậy?
Anh hãnh diện trả lời:
- Chỉ có 2 cái của ba tôi thôi.
- Thiệt hông? Sao Hương ở trọ nhà tui cũng nói ba cô ta có 2 cái nhà máy xay lúa, y như Khải nói vậy?
Cả bọn cười ầm lên ngạo:
- Thì đúng "gồi" Hương là chị Hai của Khải mà.
Anh Khải tức mình nói:
- Chiều nay bạn dắt tui tới đối chất với Hương xem thử coi ai là người nói dóc...
Chiều hôm đó cả hai nhóm bạn của lớp Đệ Lục A1 và Đệ Lục A2 tề tựu khá đông trước cửa nhà Hùng để xem thử, giữa Khải và Hương ai đúng là con của ông chủ 2 cái nhà máy xay lúa ở vùng Miệt Thứ.
Cuộc đối chất kỳ thú đã khiến hai gia đình gặp nhau. Mẹ anh Khải và má của cô Hoa sau khi nghe con mình thuật lại đầu đuôi câu chuyện họ đã âm thầm tìm gặp mặt nhau, không biết ba người bàn tính thế nào mà hơn tháng sau 8 anh chị em nhà Hương & Khải tổ chức họp mặt phân ngôi lớn nhỏ.
Mẹ anh Khải thứ hai nên được tôn là má Hai, mẹ cô Hoa thứ 5 thì được gọi là má Năm, không có người nào là vợ lớn hay vợ nhỏ cả. Còn tám người con, ai sanh trước thì là anh, là chị, gọi kèm theo cái tên chứ không kèm theo thứ như những gia đình khác...
Cuộc sống một chân đạp hai thuyền của ông Hai Thiên đang xuôi chèo mát mái, tuy là tiền bạc do ông làm ra đều bị hai bà vợ chia nhau mà "lắc túi" nhưng bù lại ông ở nhà nào thì được nhà đó phục vụ tận tình, con cái hai bên đều hòa thuận.
Nhưng đùng một cái, nước mất, hai cái nhà máy của bạn ông cũng bị mất theo, ông Hai Thiên trở thành người thất nghiệp, mà chuyện khổ chưa dừng ở đó, hai tiệm bán gạo cám của hai bà vợ cũng bị đình chỉ, không còn buôn bán được nữa, vì lương thực cũng bị nhà nước "lí quản".
Lúc đầu còn tiền bạc để dành nên chưa có gì trở ngại, hơn nữa ở miền quê chi phí cũng không cao như ở thành thị, nhưng đến cuối năm 1976 thì cuộc sống bắt đầu khó khăn, các anh chị em của cô Hoa đều tủa ra đời, bương chải để kiếm sống ...
Ông Hai Thiên nhờ Long giúp mua dùm gạo ở phòng lương thực huyên An Biên để cho hai bà vợ bán lẻ kiếm sống, dần dần số lượng ngày càng nhiều, ông chạy mối, tìm bạn hàng ở Rạch Sỏi để bán sỉ.
Thông thường giá gạo mua từ cửa hàng lương thực đem ra, nó đã chênh lệch khá cao so với chợ đen bên ngoài, từ Thứ Ba ra Tắc Cậu giá đã khác xa rồi, nhưng từ Tắc Cậu ra Rạch Sỏi thì không còn trạm kiểm soát nào nữa.
Long nhờ quen biết, nên hợp đồng với bên lương thực và trạm kiểm soát để ông Hai Thiên qua trạm trót lọt. Làm ăn suông sẻ được một thời gian thì anh Khải và cô Hoa đều đến tìm Long phàn nàn về việc ba mình bị trạm kiểm soát bắt tịch thu toàn bộ số gạo đã mua ở phòng lương thực.
Chàng rất đổi ngạc nhiên nên phân trần:
- Làm gì có chuyện đó xảy ra? Tụi mình đã hợp đồng với tụi nó rồi mà. Tiền chênh lệch chia ra 3 phần, chúng nó mỗi thằng lấy 1/3 còn tôi với cô 2 người chỉ có 1/3 thôi mà, không đời nào nó dám bắt lại gạo của mình đâu, thiếu gì đồ lậu để cho tụi nó hốt. Hơn nữa lần nào chở gạo đi thằng Tới cũng đích thân giữ trạm mà...
Cô Hoa cũng phụ vào:
- Em cũng nghĩ vậy, nhưng Má Hai và Má Năm người nào cũng than ba bị lấy gạo mấy lần rồi.
- Vậy lần nầy đi mua gạo tôi sẽ đi với cô để hỏi tụi nó thử xem thằng nào chơi xấu vậy.
Thằng Tới thề bán sống bán chết, nó và mấy đứa kia chưa có lần nào tịch thu gạo của ông Thiên cả, nó còn nói thêm với Long:
- Hay là ông ta gạt hai bà vợ, rồi lấy tiền đó cho bà thứ 3. Ai thì tui hổng biết chứ cha nội nầy tui nghi lắm đó nghen...
Hai gia đình anh Khải & cô Hoa kết hợp theo dõi và điều tra cuối cùng phát hiện đúng y chang như lời tiên đoán của thằng Tới.
Trong thời buổi gạo châu củi quế ông Hai Thiên đã giúp đỡ cho một người phụ nữ nghèo cũng là bạn hàng ruột hồi xưa, người nầy cũng biết ông ta có 2 bà vợ nhưng vẫn đồng ý làm bà thứ 3.
Ngay ngày ăn đầy tháng đứa con đầu lòng 2 bà vợ ập vào bắt tại trận. Khi nghe ông đặt tên cho thằng con trai là Trần Đăng Tiếp thì hai bà vợ trước đồng thanh la lên:
- Không được! Phải sửa lại ngay tức thì, không có Tiếp tục gì ráo trọi, phải đặt tên nó là Trần Văn Chót mới được...
Long thắc mắc hỏi:
- Đổi tên lại làm cái gì? Đăng Tiếp nghe hay hơn tên Văn Chót nhiều mà.
Anh Khải cười cười nói:
- Hay khỉ gì? Bốn anh em nhà tôi, Khải, Khá, Khôn, Kỳ còn bên nhà má Năm, có Hương, Hoa, Huệ, Huỳnh. Nếu bây giờ để cho ổng đặt tên Tiếp, Tục rồi gì gì nữa...
Mà ba tui già rồi, với lại thời buổi nầy bộ dễ kiếm tiền lắm sao? Ổng nuôi hổng nổi, hổng lẽ tụi tui bỏ được sao???
Thiệt là tình:
Đào hoa vốn tánh ông ta
Hai bà chưa đủ, phải ba mới vừa
Ầu ơ, gió đẩy gió đưa
Làm trai nhiều vợ, còn ưa đàn bà
Dù nay đã có ba nhà
Nhưng mà có nữa, cũng là điều hay...
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét