Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Thanh niên nam nữ ở thành phố, sau ngày giải phóng người nào cũng lo sợ phải đi kinh tế mới hay đi thanh niên xung phong. Vì vậy khóa một Sư Phạm cấp tốc vừa mới ra thông báo nhận đơn nhập học được ít hôm là đã đầy nhóc không còn một chỗ. Các em đa số dưới 20 mươi tuổi.
Chánh quyền quy định học viên chỉ cần tốt nghiệp lớp 9 là đủ tiêu chuẩn để học khóa sư phạm rồi. Nhưng hầu hết đơn ghi danh đều là học sinh sắp tốt nghiệp lớp 12, cũng có lai rai vài em học lớp 11 muốn vô trước cho chắc ăn khỏi phải đi nghĩa vụ hay thanh niên xung phong.
Long và Nghiệp được phân công về trường Đông Yên A.
Đợt đầu tiên anh Tư Thọ giao cho 10 giáo viên khoá 1 mới cáo chỉ, chưa từng cầm cục phấn bao giờ, hầu hết đều ở chợ, cho nên khi bước xuống vỏ máy là y như muốn nhảy xuống sông mò cá chốt đem lên kho tiêu.
Phòng giáo dục cấp cho một cái vỏ máy khá lớn chắc chở được chừng 50 giạ lúa. Một cái máy đuôi tôm BS 16, một can xăng 20 lít, một cái bản đồ đánh dấu mấy điểm trường thuộc phạm vi Đông Yên A.
Từ phòng Giáo dục muốn đi trường Đông Yên A phải chạy ngược về hướng Rạch Sỏi, qua vàm Xẻo Rô rồi quẹo phải cặp bờ sông Cái Lớn.Trên bờ Sông Cái lớn đã là địa phận xã Đông Yên nhưng phải chạy thêm gần một giờ nữa mới tới vàm kinh Cái Nước từ đầu vàm vô trong cở 2 cây số nữa mới đụng Ủy ban xã.
(Hồi thời VNCH trụ sở xã Đông Yên nằm tại chợ Xẻo Rô). Còn hiện tại bây giờ chỗ nầy đã đổi thành xã Hưng Yên rồi.
Cái vỏ máy chở 12 người "Kỹ Sư Tâm Hồn" (nói theo từ thời đó) đang rẽ nước chạy băng băng trên sông Cái Lớn để bắt đầu công tác trồng người.
Hai bên bờ sông là những hàng dừa nước xanh tươi, những đám ô rô, cóc kèn chen kín dưới gốc. Con sông Cái Lớn rất hiền hòa êm đềm ít khi có sóng to gió lớn, dân chúng đặt những giàn đáy để hứng bắt cá rất là nhiều, lâu lâu cũng có vài chiếc ghe nhỏ hay xuồng chèo xuôi ngược trên sông, nhưng lượng người di chuyển rất ít nếu so với kinh sáng Xẻo Rô hay là kinh sáng Cái Sắn...
Từ phòng giáo dục tới ủy ban xã phải đi hơn 2 tiếng đồng hồ. Người chạy máy thì ê ẩm cả đôi tay, tê cứng cái bàn tọa còn đôi chân cũng chẳng khá gì.
Mấy người khác chắc cũng cùng chung số phận nhưng họ có thể xoay qua trở lại được nên chưa nghe ai than thở...
Thời VNCH bộ giáo dục độc lập với các cơ quan khác, không lệ thuộc hay chịu ảnh hưởng với bất cứ cơ quan nào của chánh quyền cả. Trường học chịu trách nhiệm trực tiếp với sở học chánh hay là ty giáo dục còn ty, sở thì trực thuộc bộ.
Thời CS lại rắc rối vô cùng. Giáo dục một cổ hai tròng trường học vừa chịu trách nhiệm với phòng giáo dục còn bị sự chi phối nặng nề của chánh quyền xã nhất là ban giáo dục. Cho nên nhiều trường xảy ra bất đồng ý kiến giữa ban giám hiệu và chánh quyền địa phương.
Phái đoàn của Long đến ủy ban xã đã gần giữa trưa. Cả cái ủy ban đi vắng chỉ còn vài em du kích giữ nhà. Long trình giấy giới thiệu của phòng giáo dục. Một em du kích mang súng đi tìm các tay trong ban lảnh đạo xã.
Có một điều thú vị không biết quý bạn có để ý không. Sau ngày giải phóng đám con nít đi làm cách mạng 30 khoái mang súng dữ lắm, nhất là cây M16. Súng thì kè kè mà hổng thấy dây đạn đâu, cũng hổng hiểu tụi nhóc đó có biết sử dụng không nữa, chắc là chỉ mang để làm kiễng, hù thiên hạ chơi thôi...
Chú em du kích đi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa về. Các "kỹ sư tâm hồn" thì đang đói rả ruột mà không một ai dám lên tiếng. Đến quá trưa thì anh ta trở lại với một người đội nón tai bèo.
Cái nón tai bèo làm cho một thi sĩ nào đó đặt 2 câu thơ bất hủ nó đã được lưu truyền rộng rãi khắp mọi nơi:
Đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất ánh tương lai.
Vậy mà hổng biết sao người cách mạng 30 xem nó như một báu vật, lúc nào cũng đội trên đầu dù mưa hay nắng...
Hai người kia vừa đi tới con đường đất trước cửa ủy ban thì chú du kích còn lại lên tiếng chỉ:
- Anh thường vụ xã ủy về tới kìa.
Chánh quyền CS được tổ chức khác xa chánh quyền VNCH. Một đơn vị hành chánh cấp nào cũng có 2 cái tròng để siết cổ người dân. "Chánh Quyền và đảng quỷ".
Hai cái tròng đó tuy hai mà một nhưng cũng có lúc nó là hai cái riêng rẽ.
Một huyện hay một xã đều có 2 cơ quan quyền lực song hành.
Một ông chủ tịch huyện có khi kiêm luôn chức bí thư huyện ủy, có khi ông bí thư huyện ủy và ông chu tịch huyện là hai người khác nhau. Nhưng cho dù là một người hay 2 người thì người có quyền lực nhất trong huyện vẫn là ông bí thư huyện ủy chứ không phải là ông chủ tịch huyện.
Ở xã cũng vậy. Ban thường vụ xã ủy gồm ba người. Bí thư, phó bí thư và thư ký thường vụ, các ủy viên là các trưởng ban nghành đôi khi có một vài người là tổ đảng ở ấp.
Trong 3 người đứng đầu xã, thì ngoài tay bí thư ra, thư ký thường vụ được coi như là người quyền lực thứ nhì, vì anh ta là người thường xuyên giải quyết mọi vấn đề trong xã, phó bí thư có chức mà không thực quyền. Còn bí thư có khi chỉ nghe báo cáo rồi ra chỉ thị chứ cũng chẳng làm trò trống gì cả, tuy là người quyết định mọi việc...
Long đang nóng lòng đứng chờ họ trở về để tìm chỗ ăn, chỗ ở tạm cho các đồng nghiệp của mình.
Anh thường vụ xã ủy vừa bước vào gặp Long đã la lên:
- Ủa! Thầy hả? Thầy là người mà phòng giáo dục đưa xuống đây sao? Nhưng em nhớ thầy đổi về quê mấy tháng trước rồi mà...
Ạ! Thì ra anh thường vụ xã ủy nầy là Tòng một trong những đứa học trò lớp 7, học với Long năm trước. Đúng ra năm nay nó phải đi học lớp 8 nhưng sao lại ở đây, nhà nó lúc trước ở trong Bào Môn mà.
Học trò trong quê đa số học trễ, lớn xác, lớn tuổi nên phải làm giấy giả sụt tuổi để được hoản dịch mà đi học tiếp. Tòng năm đó chắc khoảng 18 hay 19 tuổi rồi. Long thấy nó nhìn mình là thầy cũ thì anh mừng lắm nhưng cũng hỏi lại cho chắc ăn:
- Em là thường vụ xã ủy Đông Yên à?
Thằng Tòng không trả lời mà kéo tay Long vô tuốt ra phía sau rồi nói nhỏ:
- Bác Hai em là bí thư xã nầy mà trong ban lảnh đạo xã hổng có ai biết đọc biết viết rành, cho nên ổng kêu em đi theo, rồi mới đây công việc giấy tờ sổ sách nhiều thứ lu bu cho nên mọi người đề nghị kết nạp em vô đảng rồi bầu em làm thư ký thường vụ để coi sóc mọi chuyện.
Tòng lúc đi học tuy là hơi lớn tuổi nhưng học cũng tạm được không đến nổi tệ lắm, nên chưa có lần nào bị Long phạt, hơn nữa đám bạn trên Xẻo Rô của nó đôi khi còn cho nó đi đò ké về tới đầu rạch Bào Môn nữa, vì vậy tình thầy trò chưa có chút tì vết nào.
Hai thầy trò nhắc chuyện xưa tích cũ một hồi. Tòng thì kể cho Long nghe những đứa bạn của nó đứa nào tham gia theo đội ngũ cách mạng 30 đứa nào nghỉ học ở nhà chăn gà, bắt cá... Long thì kể cho nó nghe sơ sơ về tình trạng các cô giáo của nó, nhưng cái chuyện bán xăng lậu thì chàng giấu nhẹm...
Nói đã một hồi thì Long mới sực nhớ bụng mình trống trơn, vậy chắc là mấy cô thầy nhí kia đang bị kiến cắn nát cái bao tử rồi.
- Em thử tìm dùng nhà nào có thể nấu cơm cho các thầy cô giáo kia ăn đỡ, rồi dẫn tụi tôi tới từng điểm trường mà tìm nhà gởi cho họ ở đó để họ có nơi ăn, nơi dạy được không?
Thằng Tòng giương cặp mắt ngạc nhiên nhìn Long rồi hỏi lại:
-Thầy nói ở đây có trường học hả? Trên phòng triển khai cho thầy như thể nào, chứ xã nầy chỉ có trường Đông Yên cũ ngoài Xẻo Rô thôi. Trong đây làm gì có cái nào?
Long lấy bản đồ ra trải cho Tòng xem rồi chỉ:
- Đây nè em xem đi, những chỗ khoanh đỏ đó là những điểm trường mà phòng giáo dục sẽ phân công giáo viên tới dạy.
Thằng Tòng vừa liếc mắt qua là đã ôm bụng cười:
- Thầy ơi! Cái bản đồ đó hôm trước xã ủy đề nghị cất trường chứ chưa có cất được cái nào hết vì nó có nhiều chuyện đột xuất khẩn cấp hơn. Hiện tại những nơi đó chỉ là những mảnh đất hoang mà thôi. Chưa có ai biết làm cách nào để có kinh phí mà cất trường. Anh Sáu Bê trưởng ban giáo dục một chữ ký tên còn không viết được, tối ngày chỉ biết tà tà đi nhậu thôi. Còn em mọi chuyện gì có liên quan đến giấy tờ là người ta dồn hết cho em xem, thì giờ đâu nữa mà đi cất trường?
Long nghe nó nói mà chới với như người từ hành tinh khác vừa rớt xuống trái đất, còn đang sững sờ bỡ ngỡ chưa biết mở lời như thế nào thì thằng Tòng nói tiếp:
- Giải quyết chỗ ăn ở cho mấy người kia thì dễ rồi, chuyện cất trường thì em đầu hàng, thầy muốn làm sao thì tùy ý thầy thôi, cần em giúp gì thì cứ qua ủy ban mà tìm em, em sẵn sàng giúp.
Còn bây giờ thầy nhờ mấy người kia xuống nhà ăn tập thể nấu cơm tạm cho buổi trưa hôm nay đi, gạo thì thiếu gì chỉ không có đồ ăn thôi. Hồi sáng người ta nhờ chứng giấy họ có cho hai con cá lóc cứ lấy ăn đỡ với hũ chao trên kệ. Em đi tìm nhà để gởi...
Bữa cơm trưa với ơ cá lóc kho khô, cùng với hũ chao mà tới 12 người ăn nhưng lại là bữa ăn rất đặc biệt và ngon vô cùng...
Ngon vì từ sáng tới gần 2 giờ trưa mà chả có cái gì vô bụng nên dù cá kho khô chấm chao cũng biến thành bào ngư vi cá. Đói quá cho nên ăn cái gì cũng thấy rất ngon là vậy đó.
Đặc biệt vì khi nghe Long kể tình hình trường sở của Đông Yên A ai cũng té ngửa, nhất là thằng Nghiệp thất vọng não nề nên nó than:
- Chưa có một phòng học nào hết, bảng đen bàn ghế, tập vở cả học trò cũng chưa có móng nào vậy mà kể là trường thiệt tình tao hết biết luôn. Cứ tưởng lần nầy "Có Chức" để về quê khoe với người quen cho vui ai dè thứ nầy thì là "C... Chó" chứ "Có Chức" nổi gì...
Nghe nó than các đồng nghiệp đang rầu thúi ruột cũng phải cười. Ai cũng tưởng họ sắp trở thành cô giáo thầy giáo, tuy là dạy ở vùng sâu nhưng cũng có trẻ để mà gõ đầu trong thời buổi khó khăn. Vì nếu đem so với những người phải vác ba lô đi thanh niên xung phong thì quả là sướng hơn tiên...
Nhưng mà họ là những tiên ông, tiên cô đang mắc đọa nên một móng học trò cũng chưa có...
Thằng Nghiệp vẫn còn cằn nhằn:
- Hôm qua phải trở về Châu Thành là yên chuyện rồi, ở ngoài đó dù có đổi đi chỗ nào cũng có lớp học, có học trò mà dạy còn trong nầy làm hiệu trưởng mà hổng có trường, hổng có học trò thiệt tình tao hổng biết chức đó là chức gì nữa. Hay là tao với mầy bỏ về Châu Thành đi dù gì mình cũng mới nghỉ học có mấy ngày thôi chắc hổng sao đâu...
Long đang rối trí nên đổ quạu:
- Về, về cái đầu mầy. Đòi đi cũng mầy, đòi về cũng mầy. Hôm qua người ta chưa viết sự vụ lệnh mình về còn được. Hôm nay họ ghi tên mình vô danh sách giáo viên An Biên, hổng chừng gởi đi rồi. Mình mà bỏ đi thì coi như đào nhiệm, phòng giáo dục An Biên sẽ gởi báo cáo lên ty vậy mầy nghỉ xem Châu Thành nó dám chứa mình hông hay là nó đẩy qua thanh niên xung phong.
Còn như mầy xuống phòng năn nỉ người ta cho mầy rút tên ra thì phải nói làm sao đây ? Đâu có ai ép mầy vô đây đâu? Mầy muốn chỗ nào người ta cho mầy đi chỗ đó. Bây giờ lại nói không muốn đi nữa, bộ giỡn mặt với người ta dễ lắm sao?
Thằng Nghiệp xìu trân:
- Vậy bây giờ tụi mình phải làm sao? Ở không cả đám lâu ngày họ cũng tống cổ về đi kinh tế mới mà thôi...
Chuyện đang bàn dở dang thì Tòng đến dẫn mọi người đi tới nhà dân ở tạm...
(Các bạn muốn biết số phận của 12 người kỹ sư tâm hồn không có chỗ để trồng người ra sao xin mời xem kỳ tới)
Lanh Nguyễn
Thanh niên nam nữ ở thành phố, sau ngày giải phóng người nào cũng lo sợ phải đi kinh tế mới hay đi thanh niên xung phong. Vì vậy khóa một Sư Phạm cấp tốc vừa mới ra thông báo nhận đơn nhập học được ít hôm là đã đầy nhóc không còn một chỗ. Các em đa số dưới 20 mươi tuổi.
Chánh quyền quy định học viên chỉ cần tốt nghiệp lớp 9 là đủ tiêu chuẩn để học khóa sư phạm rồi. Nhưng hầu hết đơn ghi danh đều là học sinh sắp tốt nghiệp lớp 12, cũng có lai rai vài em học lớp 11 muốn vô trước cho chắc ăn khỏi phải đi nghĩa vụ hay thanh niên xung phong.
Long và Nghiệp được phân công về trường Đông Yên A.
Đợt đầu tiên anh Tư Thọ giao cho 10 giáo viên khoá 1 mới cáo chỉ, chưa từng cầm cục phấn bao giờ, hầu hết đều ở chợ, cho nên khi bước xuống vỏ máy là y như muốn nhảy xuống sông mò cá chốt đem lên kho tiêu.
Phòng giáo dục cấp cho một cái vỏ máy khá lớn chắc chở được chừng 50 giạ lúa. Một cái máy đuôi tôm BS 16, một can xăng 20 lít, một cái bản đồ đánh dấu mấy điểm trường thuộc phạm vi Đông Yên A.
Từ phòng Giáo dục muốn đi trường Đông Yên A phải chạy ngược về hướng Rạch Sỏi, qua vàm Xẻo Rô rồi quẹo phải cặp bờ sông Cái Lớn.Trên bờ Sông Cái lớn đã là địa phận xã Đông Yên nhưng phải chạy thêm gần một giờ nữa mới tới vàm kinh Cái Nước từ đầu vàm vô trong cở 2 cây số nữa mới đụng Ủy ban xã.
(Hồi thời VNCH trụ sở xã Đông Yên nằm tại chợ Xẻo Rô). Còn hiện tại bây giờ chỗ nầy đã đổi thành xã Hưng Yên rồi.
Cái vỏ máy chở 12 người "Kỹ Sư Tâm Hồn" (nói theo từ thời đó) đang rẽ nước chạy băng băng trên sông Cái Lớn để bắt đầu công tác trồng người.
Hai bên bờ sông là những hàng dừa nước xanh tươi, những đám ô rô, cóc kèn chen kín dưới gốc. Con sông Cái Lớn rất hiền hòa êm đềm ít khi có sóng to gió lớn, dân chúng đặt những giàn đáy để hứng bắt cá rất là nhiều, lâu lâu cũng có vài chiếc ghe nhỏ hay xuồng chèo xuôi ngược trên sông, nhưng lượng người di chuyển rất ít nếu so với kinh sáng Xẻo Rô hay là kinh sáng Cái Sắn...
Từ phòng giáo dục tới ủy ban xã phải đi hơn 2 tiếng đồng hồ. Người chạy máy thì ê ẩm cả đôi tay, tê cứng cái bàn tọa còn đôi chân cũng chẳng khá gì.
Mấy người khác chắc cũng cùng chung số phận nhưng họ có thể xoay qua trở lại được nên chưa nghe ai than thở...
Thời VNCH bộ giáo dục độc lập với các cơ quan khác, không lệ thuộc hay chịu ảnh hưởng với bất cứ cơ quan nào của chánh quyền cả. Trường học chịu trách nhiệm trực tiếp với sở học chánh hay là ty giáo dục còn ty, sở thì trực thuộc bộ.
Thời CS lại rắc rối vô cùng. Giáo dục một cổ hai tròng trường học vừa chịu trách nhiệm với phòng giáo dục còn bị sự chi phối nặng nề của chánh quyền xã nhất là ban giáo dục. Cho nên nhiều trường xảy ra bất đồng ý kiến giữa ban giám hiệu và chánh quyền địa phương.
Phái đoàn của Long đến ủy ban xã đã gần giữa trưa. Cả cái ủy ban đi vắng chỉ còn vài em du kích giữ nhà. Long trình giấy giới thiệu của phòng giáo dục. Một em du kích mang súng đi tìm các tay trong ban lảnh đạo xã.
Có một điều thú vị không biết quý bạn có để ý không. Sau ngày giải phóng đám con nít đi làm cách mạng 30 khoái mang súng dữ lắm, nhất là cây M16. Súng thì kè kè mà hổng thấy dây đạn đâu, cũng hổng hiểu tụi nhóc đó có biết sử dụng không nữa, chắc là chỉ mang để làm kiễng, hù thiên hạ chơi thôi...
Chú em du kích đi cả tiếng đồng hồ vẫn chưa về. Các "kỹ sư tâm hồn" thì đang đói rả ruột mà không một ai dám lên tiếng. Đến quá trưa thì anh ta trở lại với một người đội nón tai bèo.
Cái nón tai bèo làm cho một thi sĩ nào đó đặt 2 câu thơ bất hủ nó đã được lưu truyền rộng rãi khắp mọi nơi:
Đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất ánh tương lai.
Vậy mà hổng biết sao người cách mạng 30 xem nó như một báu vật, lúc nào cũng đội trên đầu dù mưa hay nắng...
Hai người kia vừa đi tới con đường đất trước cửa ủy ban thì chú du kích còn lại lên tiếng chỉ:
- Anh thường vụ xã ủy về tới kìa.
Chánh quyền CS được tổ chức khác xa chánh quyền VNCH. Một đơn vị hành chánh cấp nào cũng có 2 cái tròng để siết cổ người dân. "Chánh Quyền và đảng quỷ".
Hai cái tròng đó tuy hai mà một nhưng cũng có lúc nó là hai cái riêng rẽ.
Một huyện hay một xã đều có 2 cơ quan quyền lực song hành.
Một ông chủ tịch huyện có khi kiêm luôn chức bí thư huyện ủy, có khi ông bí thư huyện ủy và ông chu tịch huyện là hai người khác nhau. Nhưng cho dù là một người hay 2 người thì người có quyền lực nhất trong huyện vẫn là ông bí thư huyện ủy chứ không phải là ông chủ tịch huyện.
Ở xã cũng vậy. Ban thường vụ xã ủy gồm ba người. Bí thư, phó bí thư và thư ký thường vụ, các ủy viên là các trưởng ban nghành đôi khi có một vài người là tổ đảng ở ấp.
Trong 3 người đứng đầu xã, thì ngoài tay bí thư ra, thư ký thường vụ được coi như là người quyền lực thứ nhì, vì anh ta là người thường xuyên giải quyết mọi vấn đề trong xã, phó bí thư có chức mà không thực quyền. Còn bí thư có khi chỉ nghe báo cáo rồi ra chỉ thị chứ cũng chẳng làm trò trống gì cả, tuy là người quyết định mọi việc...
Long đang nóng lòng đứng chờ họ trở về để tìm chỗ ăn, chỗ ở tạm cho các đồng nghiệp của mình.
Anh thường vụ xã ủy vừa bước vào gặp Long đã la lên:
- Ủa! Thầy hả? Thầy là người mà phòng giáo dục đưa xuống đây sao? Nhưng em nhớ thầy đổi về quê mấy tháng trước rồi mà...
Ạ! Thì ra anh thường vụ xã ủy nầy là Tòng một trong những đứa học trò lớp 7, học với Long năm trước. Đúng ra năm nay nó phải đi học lớp 8 nhưng sao lại ở đây, nhà nó lúc trước ở trong Bào Môn mà.
Học trò trong quê đa số học trễ, lớn xác, lớn tuổi nên phải làm giấy giả sụt tuổi để được hoản dịch mà đi học tiếp. Tòng năm đó chắc khoảng 18 hay 19 tuổi rồi. Long thấy nó nhìn mình là thầy cũ thì anh mừng lắm nhưng cũng hỏi lại cho chắc ăn:
- Em là thường vụ xã ủy Đông Yên à?
Thằng Tòng không trả lời mà kéo tay Long vô tuốt ra phía sau rồi nói nhỏ:
- Bác Hai em là bí thư xã nầy mà trong ban lảnh đạo xã hổng có ai biết đọc biết viết rành, cho nên ổng kêu em đi theo, rồi mới đây công việc giấy tờ sổ sách nhiều thứ lu bu cho nên mọi người đề nghị kết nạp em vô đảng rồi bầu em làm thư ký thường vụ để coi sóc mọi chuyện.
Tòng lúc đi học tuy là hơi lớn tuổi nhưng học cũng tạm được không đến nổi tệ lắm, nên chưa có lần nào bị Long phạt, hơn nữa đám bạn trên Xẻo Rô của nó đôi khi còn cho nó đi đò ké về tới đầu rạch Bào Môn nữa, vì vậy tình thầy trò chưa có chút tì vết nào.
Hai thầy trò nhắc chuyện xưa tích cũ một hồi. Tòng thì kể cho Long nghe những đứa bạn của nó đứa nào tham gia theo đội ngũ cách mạng 30 đứa nào nghỉ học ở nhà chăn gà, bắt cá... Long thì kể cho nó nghe sơ sơ về tình trạng các cô giáo của nó, nhưng cái chuyện bán xăng lậu thì chàng giấu nhẹm...
Nói đã một hồi thì Long mới sực nhớ bụng mình trống trơn, vậy chắc là mấy cô thầy nhí kia đang bị kiến cắn nát cái bao tử rồi.
- Em thử tìm dùng nhà nào có thể nấu cơm cho các thầy cô giáo kia ăn đỡ, rồi dẫn tụi tôi tới từng điểm trường mà tìm nhà gởi cho họ ở đó để họ có nơi ăn, nơi dạy được không?
Thằng Tòng giương cặp mắt ngạc nhiên nhìn Long rồi hỏi lại:
-Thầy nói ở đây có trường học hả? Trên phòng triển khai cho thầy như thể nào, chứ xã nầy chỉ có trường Đông Yên cũ ngoài Xẻo Rô thôi. Trong đây làm gì có cái nào?
Long lấy bản đồ ra trải cho Tòng xem rồi chỉ:
- Đây nè em xem đi, những chỗ khoanh đỏ đó là những điểm trường mà phòng giáo dục sẽ phân công giáo viên tới dạy.
Thằng Tòng vừa liếc mắt qua là đã ôm bụng cười:
- Thầy ơi! Cái bản đồ đó hôm trước xã ủy đề nghị cất trường chứ chưa có cất được cái nào hết vì nó có nhiều chuyện đột xuất khẩn cấp hơn. Hiện tại những nơi đó chỉ là những mảnh đất hoang mà thôi. Chưa có ai biết làm cách nào để có kinh phí mà cất trường. Anh Sáu Bê trưởng ban giáo dục một chữ ký tên còn không viết được, tối ngày chỉ biết tà tà đi nhậu thôi. Còn em mọi chuyện gì có liên quan đến giấy tờ là người ta dồn hết cho em xem, thì giờ đâu nữa mà đi cất trường?
Long nghe nó nói mà chới với như người từ hành tinh khác vừa rớt xuống trái đất, còn đang sững sờ bỡ ngỡ chưa biết mở lời như thế nào thì thằng Tòng nói tiếp:
- Giải quyết chỗ ăn ở cho mấy người kia thì dễ rồi, chuyện cất trường thì em đầu hàng, thầy muốn làm sao thì tùy ý thầy thôi, cần em giúp gì thì cứ qua ủy ban mà tìm em, em sẵn sàng giúp.
Còn bây giờ thầy nhờ mấy người kia xuống nhà ăn tập thể nấu cơm tạm cho buổi trưa hôm nay đi, gạo thì thiếu gì chỉ không có đồ ăn thôi. Hồi sáng người ta nhờ chứng giấy họ có cho hai con cá lóc cứ lấy ăn đỡ với hũ chao trên kệ. Em đi tìm nhà để gởi...
Bữa cơm trưa với ơ cá lóc kho khô, cùng với hũ chao mà tới 12 người ăn nhưng lại là bữa ăn rất đặc biệt và ngon vô cùng...
Ngon vì từ sáng tới gần 2 giờ trưa mà chả có cái gì vô bụng nên dù cá kho khô chấm chao cũng biến thành bào ngư vi cá. Đói quá cho nên ăn cái gì cũng thấy rất ngon là vậy đó.
Đặc biệt vì khi nghe Long kể tình hình trường sở của Đông Yên A ai cũng té ngửa, nhất là thằng Nghiệp thất vọng não nề nên nó than:
- Chưa có một phòng học nào hết, bảng đen bàn ghế, tập vở cả học trò cũng chưa có móng nào vậy mà kể là trường thiệt tình tao hết biết luôn. Cứ tưởng lần nầy "Có Chức" để về quê khoe với người quen cho vui ai dè thứ nầy thì là "C... Chó" chứ "Có Chức" nổi gì...
Nghe nó than các đồng nghiệp đang rầu thúi ruột cũng phải cười. Ai cũng tưởng họ sắp trở thành cô giáo thầy giáo, tuy là dạy ở vùng sâu nhưng cũng có trẻ để mà gõ đầu trong thời buổi khó khăn. Vì nếu đem so với những người phải vác ba lô đi thanh niên xung phong thì quả là sướng hơn tiên...
Nhưng mà họ là những tiên ông, tiên cô đang mắc đọa nên một móng học trò cũng chưa có...
Thằng Nghiệp vẫn còn cằn nhằn:
- Hôm qua phải trở về Châu Thành là yên chuyện rồi, ở ngoài đó dù có đổi đi chỗ nào cũng có lớp học, có học trò mà dạy còn trong nầy làm hiệu trưởng mà hổng có trường, hổng có học trò thiệt tình tao hổng biết chức đó là chức gì nữa. Hay là tao với mầy bỏ về Châu Thành đi dù gì mình cũng mới nghỉ học có mấy ngày thôi chắc hổng sao đâu...
Long đang rối trí nên đổ quạu:
- Về, về cái đầu mầy. Đòi đi cũng mầy, đòi về cũng mầy. Hôm qua người ta chưa viết sự vụ lệnh mình về còn được. Hôm nay họ ghi tên mình vô danh sách giáo viên An Biên, hổng chừng gởi đi rồi. Mình mà bỏ đi thì coi như đào nhiệm, phòng giáo dục An Biên sẽ gởi báo cáo lên ty vậy mầy nghỉ xem Châu Thành nó dám chứa mình hông hay là nó đẩy qua thanh niên xung phong.
Còn như mầy xuống phòng năn nỉ người ta cho mầy rút tên ra thì phải nói làm sao đây ? Đâu có ai ép mầy vô đây đâu? Mầy muốn chỗ nào người ta cho mầy đi chỗ đó. Bây giờ lại nói không muốn đi nữa, bộ giỡn mặt với người ta dễ lắm sao?
Thằng Nghiệp xìu trân:
- Vậy bây giờ tụi mình phải làm sao? Ở không cả đám lâu ngày họ cũng tống cổ về đi kinh tế mới mà thôi...
Chuyện đang bàn dở dang thì Tòng đến dẫn mọi người đi tới nhà dân ở tạm...
(Các bạn muốn biết số phận của 12 người kỹ sư tâm hồn không có chỗ để trồng người ra sao xin mời xem kỳ tới)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét