Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Chữ Việt vô cùng phong phú đa dạng, nhiều khi thấy dzậy mà hổng phải dzậy. Phải đọc hết câu thì mới hiểu ý nghĩa của chữ nào đó mà người ta đã viết ra. Còn chộp rộp nhiều khi hiểu sai bét ý nghĩa của tác giả muốn nói.
Chữ khóc đôi khi không diễn tả nỗi buồn mà lại nói về niềm sung sướng, nỗi vui mừng.
Thí dụ:
- Một thí sinh đi xem kết quả của cuộc thi, khi thấy tên mình trên bảng niêm yết, mừng quá không nói nên lời mà lại lệ nhỏ ròng ròng, như vậy thì họ đâu phải khóc vì buồn mà khóc vì sung sướng, vì quá vui mừng.
- Cô dâu, đêm lạy xuất giá theo chồng lại cũng khóc ròng như mưa bấc, những giọt nước mắt đó cũng không phải vì buồn khổ mà rơi xuống.
Cười cũng vậy. Bị bồ đá văng, cù lăn cù lóc, khóc không ra tiếng cho nên nở một nụ cười đau khổ, nụ cười như mếu hay nụ cười gằn để nuốt cơn giận vào tận đáy lòng thì những cái cười đó không phải là vui mà cười...
Cho nên chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe ở đây không biết là vui hay buồn bởi vì kẻ khóc, người cười sau nầy đều khổ như nhau...
Ông Hai Bầu, cái biệt danh đó không phải do ông ta là người thứ hai với cái tên Bầu hay nhà ông ta có trồng bầu cũng không phải ông ta làm bầu gánh hát mà nó phát xuất từ một mối tình lâm ly bi đát...
Cái xứ Giồng Trôm ở đâu xa lắc xa lơ ít có người trong xóm biết, chỉ nghe ông ta kể lại mà thôi.
Hồi đó ông ta đi ở mướn cho nhà bá hộ Hoành. Ông rất siêng năng cần mẫn lại có tướng mạo khá đẹp trai, tuy không có học nhưng ông là người thông minh, học lóm được nhiều thứ, lại dể sai bảo cho nên ông bá hộ giao cho ông ta coi sóc những người tá điền.
Ông coi sóc thế nào không biết mà cô tiểu thư con ông bá hộ phải lòng. Đám tá điền xì xầm bàn tán, thấu tai ông bá hộ, sợ lửa gần rơm sẽ cháy rụi cả thanh danh cho nên ông bá hộ phải cho ông ta thôi việc.
Lúc đó là thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp. Buồn tình ông hai Bầu gia nhập Việt Minh. Nhờ thông minh gan dạ lần lần ông được giữ chức vụ Xã đội trưởng Giồng Trôm.
Cô tiểu thư con ông Hoành cũng tham gia "khiến chán" cùng với cô người làm mà từ nhỏ tới lớn họ xem như chị em ruột, chia sẻ đủ chuyện vui buồn...
Hòa bình tái lập CS phải tập kết ra bắc, ông hai Bầu không muốn đi nên dẫn hai cô chủ & tớ nhà ông bá hộ Hoành bỏ xứ Giồng Trôm mà lưu lạc rày đây mai đó.
Khi bộ ba nầy tới xứ Mong Thọ thì cả chủ & tớ đều mang ba-lô ngược vì vậy mà người ta gọi ông là Hai Bầu.
Ít lâu sau hai bà vợ hạ sanh 2 nàng công chúa, ông liền đặt tên cho chúng là Anh & Thư.
Ông cất 2 căn nhà nhỏ gần nhau chỉ cách một con mương. Chắc là ông đào mương để trồng trầu...
Phía bên phải cái mương là nhà cô Anh người ta gọi má cô là Bầu Anh, phía bên trái là nhà cô Thư người trong xóm cũng gọi là Bầu Thư cho khỏi lẫn lộn. Mấy năm sau hai bà lại cho ra đời hai công tử rồi cùng nắm tay nhau mà nghỉ đẻ...
Ông Hai Bầu không làm ruộng nhiều mà làm rẫy, cuộc sống tạm đủ chứ không giàu có, mà cũng không đến nổi nghèo túng cho lắm, có đều 4 đứa con không có học hành đầy đủ. Ngôi trường trong xã mở tới lớp nào thì bọn chúng học tới lớp đó là hết sức rồi...
Trước năm 1975 cô Anh có học nghề may nhưng học chưa được bao lâu thì mất nước.
Ông Hai Bầu có gốc CS của thời 9 năm "kháng chiến" nên khi CS tiếp thu ông được người ta cho làm trong ban lảnh đạo xã hay ấp gì đó Long cũng không rõ mấy. Chỉ thấy lúc đó đi đâu cũng có 2, 3 thằng nhóc nhỏ mang súng rề theo thành một bầy...
Còn hai cô con gái cũng ra phường Vĩnh Hiệp tham gia "kách mệnh".
Một buổi chiều sau khi đi giao hàng vừa về tới nhà thì Long gặp cô Anh đang rù rì rủ rỉ với cô em gái kế của mình. Thấy mặt chàng cô ta chỉ gật đầu chào rồi từ giã ra về.
Cô em kế của Long không được học hành đầy đủ, tuy là nó thông minh hơn Long nhiều nhưng lúc đó nhà quá nghèo không đủ sức cho cả 2 anh em ra Tân Hiệp học mà thời đó thiên hạ còn trọng nam khinh nữ nên nó đành bỏ học giữa chừng. Lúc sau nầy nhà hơi khá hơn thì nó không chịu học tiếp vì phải học lại cùng lớp với nhỏ Vân cho nên nó chỉ ở nhà mà phụ giúp gia đình.
Sợ sau nầy nó không có nghề nghiệp nên ba má Long cho nó đi học may vì thế mà nó quen với cô Anh lúc hai người đang học may chung.
- Con Anh đó đang làm việc ở ngoài phường nó vô đây tìm em làm cái gì vậy? Long hỏi em mình.
Con Nhanh làm thinh không trả lời. Long hỏi lại tới mấy lần nó mới kéo chàng ra nhà sau nói nhỏ:
- Con Anh nó dặn hổng được nói cho ai biết hết, kể cả người trong gia đình.
Long động tánh hiếu kỳ nên ép em mình:
- Chuyện gì mà ghê gớm dzị? Nhưng mà em có kể cho anh hai nghe con Anh nó làm sao mà biết được? Anh đâu có nhiều chuyện đi học lại cho hàng xóm nghe đâu mà em sợ?
Con Nhanh lặng thinh suy nghĩ lung lắm nhưng rồi cuối cùng nó sợ Long giận nên đành khai thiệt:
- Hồi nãy nó nhờ em theo giúp nó làm cho trạm đổi tiền trong ấp mình. Nó nói nó chỉ "tin tưởng mình em" thôi nên không dám kêu người khác.
Long ngạc nhiên hỏi lại:
- Tiền gì mà đổi? Mà đổi làm chi cho mất công lôi thôi, lộn xộn dzậy?
Gãi đúng chỗ ngứa nên con Nhanh đem lời con nhỏ cán bộ Anh ra giải thích với Long:
- Đất nước sắp thống nhất rồi, tiền tệ cũng phải thống nhất chứ anh. Xài tiền "Ngụy" hoài sao được? Ngày mai là bắt đầu đổi tiền mới. Tiền cũ sau ngày mai sẽ thành tờ giấy lộn...
Vậy là có chuyện lớn thiệt rồi, nhưng đổi thế nào đây Long thắc mắc hỏi em:
- Em có biết họ đổi thế nào không vậy?
Con Nhanh kê sát vô tai Long nói nhỏ:
- $500 tiền cũ đổi lấy $1 tiền mới. Mà mỗi nhà tối đa chỉ cho đổi $200 tiền mới mà thôi. Còn bao nhiêu ký gởi lại đó chờ sau giải quyết.
Nó còn nói thêm nhân viên cán bộ nhà nước ưu tiên mỗi người được $200 tiền mới còn cơ quan nhà nước thì không giới hạn...
Rồi nó hỏi:
- Anh hai có tiền hông, đưa em đổi dùm cho, một lát chiều khi cán bộ ở ngoài phường đem tiền mới vô là em phải tới nhà nó ở luôn trong đó cho đến khi đổi tiền xong mới được về nhà.
Long cười cười:
- Sao hổng hỏi má? Hồi nào tới giờ anh có bao nhiêu tiền đều đưa má hết mà. Trong mình có khi nào nhiều hơn $10.000 đâu mà lo?
Long chạy vội qua cửa hàng thương nghiệp tìm cô Vân, chắc cô nàng cũng đã biết trước chuyện đổi tiền rồi nên hỏi chàng trước:
- Mấy cây thuốc hồi sáng nầy anh bán cho người ta chưa vậy?
- Bán hết rồi.
- Vậy thì uổng quá...phải chi chưa bán.
Long cười cười làm như mình không biết chuyện gì sắp xảy ra:
- Hổm rày mỗi khi lấy thuốc xong là tôi bán liền chứ có khi nào để lại đâu mà cô hỏi.
Nói xong Long đem tiền ra chia lại cho cô. Hai người nói chuyện đời một hồi trước khi ra về Long hỏi:
- Cô còn tất cả bao nhiêu cây thuốc vậy?
Cô cửa hàng trưởng nhìn chàng một lúc như dò xét nhưng cô vẫn trả lời:
- Hôm qua nhận hàng mới cho tháng nầy số lượng còn bằng phân nửa tháng trước, không chừng tháng tới hết đồ rồi dẹp tiệm luôn cũng không chừng.
Long cũng đoán được, chuyện rồi cũng đi đến nước đó mà thôi. Không sản xuất ra hàng thì lấy cái gì để mà phân phối hoài đây.
Cho nên chàng liền đề nghị:
- Hay là cô giao hết thuốc cho tôi giữ đi. Chừa lại mỗi thứ 1 cây để khi kẹt phải bán cho người cần bán thì có mà giải quyết. Còn dân ở xóm mình hút thuốc vấn không thôi đâu có ai mua thuốc điếu làm gì mà cô lo.
- Nh..ưng..mà.
-Thôi khỏi nhưng nhị gì hết. Tôi không bán liền đâu mà cô sợ. Nhưng tôi sẽ giao tiền vốn trước cho cô giữ để trả cho phường.
Cô Vân ngần ngại một chút rồi nói:
- Còn nhiều lắm đó nghen, em kiểm hàng lúc nãy để làm sổ sách, chắc phải hơn 70 cây đủ loại. Làm sao mình đem ra ngoài mà người ta hổng thấy bây giờ?
-Dể ẹt, để tôi bỏ vô ba-lô rồi quảy ra từ từ đi năm, sáu chuyến là xong rồi. À còn bột giặt đồ nữa người ta không có mua nhiều dư bao nhiêu cô gom hết tôi tìm mối bán dùm cho. Dân chợ xài xà bông giặt nhiều hơn dân quê....
Giao tiền cho cô Vân xong thì Long sạch sẽ không còn một đồng dính túi cho nên anh yên chí ngủ một giấc ngon lành. Đến 6 giờ sáng thì cái loa của phòng thông tin phái ra inh ỏi thông báo cho người dân đi đổi tiền. Còn đám con nít cách mạng 30 thì đi từng nhà thông báo miệng.
Thiệt ra dân quê ít ai có tiền để đổi. Nhiều nhà chưa đủ đổi được một đồng chứ nói chi đến chuyện ký gởi, cho nên tình hình vẫn yên ổn chẳng có một chút gì náo động cả.
Lúc đó Thằng Tài qua hỏi:
- Ê! Long mầy có dư tiền hông đưa má tao đổi dùm cho, bả còn có $1200 thôi, đổi chưa tới $3 tiền mới nên tao cũng chưa muốn đi.
Nghe thằng Tài kêu đổi dùm Long chợt nhớ có lần má cô Hoa kể:
"Người em gái của bà gởi tiền trong Tín Nghĩa ngân hàng lúc tiếp thu không rút ra được đồng nào, bị mất hết 20 triệu nên người em đó khóc quá trời. Ông anh của bà thì giữ tiền mặt vẫn còn nguyên cho nên lúc đó ông ta cười quá xá".
Long nhớ lại vụ đó nên phát cười lên một mình, chắc bây giờ đến lượt ổng đang khóc tiếng Tiều rồi.
Thằng Tài la lên:
- Tự nhiên cười một mình, mầy bị điên hả?
Chưa tới 9 giờ sáng Long đã dừng xe trước nhà cô Hoa. Người dân ở chợ thì xôn xao như gà mắc đẻ. Người nào cũng có tiền mặt một đống không biết phải làm sao. Bỏ thì uổng công cắt củm chắt mót để dành bấy lâu nay, ký gởi thì cái gương Tín Nghĩa ngân hàng còn sờ sờ ra đó đâu có ai ngu dạy gì mà làm. Long hỏi cô Hoa:
- Tình trạng gia đình cô thế nào? Có bi đát lắm không?
Má cô trả lời:
- Tui mua vàng cũng gần hết tiền rồi chắc bỏ cở một triệu là cùng. Để coi mấy người nghèo có ai thiếu thì tui cho, chỉ tội cha anh ba của tui ảnh muốn ngồi trên đống tiền rồi tẩm xăng mà tự thiêu. Lúc nãy tụi nhỏ khóc quá trời ai cũng khuyên can cho nên ảnh chưa chết chắc còn ngồi khóc ở đằng nhà.
Cô Hoa hỏi Long:
- Chắc trong anh cũng bình thường cho nên anh mới ra đây chơi được phải không?
Long cười:
- Thì cô biết rồi đó. Dân quê nghèo rớt mồng tơi làm ngày nào xơi ngày đó tiền đâu có mà sợ đổi.
Nói tới đó Long chợt nhớ lời thằng Tài đề nghị đổi tiền dùm cho mình. Trong đầu chàng thoáng qua một ý tưởng táo bạo nên Long đề nghị với cô Hoa:
- Tôi có đề nghị nầy muốn nói với cô nhưng không biết có nên chăng?
- Anh muốn đề nghị cái gì. Chứ thuốc với xăng thì tui không có mua bán gì lúc nầy hết à nghen. Phải để một vài ngày coi tình hình ra sao đã. Nhưng tôi cá chắc với anh giá cả không giống như hổm rày đâu.
Long nhìn cô Hoa rồi nói rõ ràng đề nghị của mình:
- Tôi có thể thử đổi dùm cho cậu cô một ít tiền, nhưng phải chia với những người dân không có tiền đó. Còn đổi được bao nhiêu thì tôi chưa biết chắc.
Cô Hoa cặp mắt sáng rực hỏi dồn tới:
- Nói rõ chút cho người ta nghe coi.
-Dân trong xóm tôi ít ai có tiền mặt trong nhà cở $100.000, giỏi lắm là vài ngàn tới vài chục ngàn là cùng. Tôi đưa cho họ đồi dùm cho đủ số quy định, nhưng chắc phải chia cho họ phân nửa, chỉ còn lại phân nửa thôi.
Cái phân nửa nầy tôi phải lấy tiền công tìm người rồi còn vô ra cũng nguy hiểm lắm, rồi công cô đứng trung gian nữa. Như vầy đi phân nửa số tiền còn lại chia ra làm 5 phần, tôi lấy 2 phần, cô 1 phần cậu cô còn 2 phần. Cô thử đề nghị với ông ta coi, tôi sẽ mang về 10 triệu đổi thử, còn như không đổi được tôi cũng mang xác tiền về trả lại cho cô để dành làm kỷ niệm.
Má cô Hoa ngồi kế bên nghe xong thì vọt miệng trả lời liền:
- Vậy là may quá còn gì nữa? Của đổ hốt lại, hốt được bao nhiêu thì hốt. Con đi lẹ lẹ đem tiền về liền để chiều không kịp giờ thì uổng lắm...
Cô Hoa đi một chút rồi về cô không mang về 10 triệu mà đem tới 20 triệu. Vậy chắc là cậu cô nhiều tiền mặt lắm...
Long mang bao tiền mới tinh đem về nhà, chàng thuật lại cho thằng Tài nghe rồi đề nghị chia lại cho nó phân nửa phần của mình nếu nó tìm được người đổi dùm. Thằng Tài mang 5 triệu đi về hướng kinh Tư, Long ôm 15 triệu đi về hướng kinh 3 chùa.
Mới vừa mời được chừng 10 cái nhà thì đã vô phụp trong vàm kinh 3 rồi.
Chuyện gì không biết chứ chuyện tiền từ trên trời rớt xuống thì thiên hạ ùng ùng kéo lại. Lúc đó Long đang ở nhà chú hai Lư chưa kịp đi ra thì người ta tới đem theo sổ gia đình để xin đổi tiền dùm, cũng kể từ chỗ đó thiên hạ truyền miệng với nhau lan dần vô sâu tận trong kinh, chẳng bao lâu 15 triệu thiên hạ chia nhau sạch sẽ. Người thì lấy nguyên $100.000, kẻ $90.000 có người $80.000, $75.000 đủ cở. Long chỉ cần ghi tên và số tiền chứ không mất công đi tới tận nhà.
Chẳng những vậy mà số người đến trể Long không còn tiền để giao cho họ đi đổi vì vậy chàng đành hẹn hờ:
-Tôi sẽ ra chợ tìm xem coi còn người nào muốn đổi chia nữa không, rồi mang tiền về nhà nhờ bà con đổi dùm.
Chừng nửa giờ sau là thiên hạ đổi xong tiền trở lại giao cho Long từ từ, họ cám ơn chàng luôn miệng.
Người dân quê tuy nghèo nhưng luôn trọng chữ tín, cho nên không có người nào mang tiền đi luôn. Mọi người hỉ hả vui cười, chấp nhận những gì đã giao ước lúc đầu.
Hai giờ trưa Long mang ba lô tiền mới đem tới nhà cô Hoa để giao lại. Cậu ba của cô đang thất thần bất động ngồi chờ. Long bước vô nhà thì cô Hoa chộp hỏi liền:
- Sao rồi anh? Đổi được bao nhiêu?
Long cười cho cô yên lòng:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, phần gia đình cô còn lại $12.000 tiền mới đây. Tui cũng xin thay mặt bà con trong cái xóm nghèo đó, nói lời cám ơn cô và gia đình cô.
Cậu Ba cô lúc đó mới nở nụ cười. Nụ cười không thể nào diễn tả được nó vui hay buồn, nó đau khổ hay là sung sướng nó thoả mãn hay là nuối tiếc, nó còn sức sống hay thật sự quá chán chường...Ông cất tiếng nói đầu tiên từ khi tin đổi tiền được thông báo:
- Cám ơn chú thầy giáo nghen.
Rồi như không còn đủ sức kềm chế mình, ông khóc mùi mẫn, khóc tức tưởi như đứa con nít bị bắt ép làm chuyện mà nó không muốn khiến cho má cô Hoa phải ôm ông ta mà an ủi...
Long từ giã ra về thì ông kéo tay chàng lại nói:
- Tui biết giờ nầy đã trễ rồi, cũng chiều quá rồi, chỗ đổi tiền người ta sắp đóng cửa nhưng mà cả đời tui gom góp để dành tiền xây nhà lầu, nhà chưa xây thì đã bị sụp mất. May mà có chú đổi dùm nên vớt vác lại chút đỉnh nhưng nói thiệt với chú nó không có thấm thiá gì hết, tui còn cả đống đây nè, đốt đi thì không nở mà đem giao cho tụi nó thì cũng không đành. Hay là chú đem vô trổng coi có nhờ ai đổi được nữa không, đổi hổng xong thì đốt dùm tui chớ thiệt tình tui không nở đốt chúng...
Ông vô trong nhà lôi ra một bao tiền lớn tiếp tục van cầu:
- Trong nầy còn hơn 20 chục triệu toàn là giấy $500 và $1000, chú đem về ráng sức tìm người đổi dùm tôi nghen, được bao nhiêu tui cũng mừng cũng cám ơn.
Long về tới nhà đã gần 4 giờ chiều chỉ còn hơn 2 tiếng đồng hồ nữa thì người ta khóa sổ. Bao tiền đó tức thì biến thành đống giấy lộn không còn một chút giá trị gì nữa. Bên thằng Tài thì còn khoảng hơn 10 người chờ nhận tiền đi đổi, phía nhà chú Hai Lư cũng có khoảng trên dưới 20 chục. Như vậy thì 17 triệu còn lại chỉ có nước đốt bỏ mà thôi.
Long chợt nhớ lời cô em gái nói hôm qua."Cơ quan nhà nước đổi tiền không giới hạn". Long định mang hết bao tiền qua rủ cô Vân đổi chia, nhưng suy đi tính lại thấy không ổn cho cô nàng. Cái gì cũng có sổ sách nếu lỡ người ta kiểm tra thì khổ cho nàng, chẳng những mất tiền đền số sai biệt mà không chừng còn liên lụy tới mình vì vậy Long quyết định sang đó hỏi thử xem cô có thể đổi dùm được bao nhiêu.
Vừa bước vô cửa chưa kịp mở lời là bị cô đánh phủ đầu:
- Anh Long bữa nay giàu rồi, dzậy mà cũng còn nhớ qua thăm em, tưởng anh quên tuốt luốt rồi chớ.
Long giật thót mình. Con nhỏ nầy nó định nói cái gì đây ta. Nhưng mà chàng cũng làm bộ phớt tỉnh Ăng-Lê.
- Cô nói gì mà tui hổng hiểu dzị? Tự nhiên đang nghèo sặc máu làm sao biến thành giàu được?
Cô Vân nheo mắt cười:
- Anh hổng giàu thì tiền ở đâu mà nhờ bà con lối xóm đổi dùm quá trời quá đất dzậy?
À! Thì ra cái vụ đó. Long biết sớm muộn gì người ta cũng hay mà, nhưng không ngờ sớm quá cho nên anh chỉ cười mà trả lời:
- Tiền đó đâu phải của tôi. Của thằng bạn học chung, nhà nó là hãng nước mắm nên thiếu gì tiền. Tôi chỉ là người đem tiền về nhờ bà con lối xóm đổi chia cho nó thôi.
Cô Vân hỏi tới:
- Chia thế nào vậy?
-Thì chia đôi nhà nó còn phân nửa, người đổi lấy phân nửa.
Cô ta bổng cười dòn:
- Còn anh được cái gì mà sốt sắn dữ dzậy?
Long định nói thiệt cho cô ta nghe nhưng nghỉ sao chàng lại trớ đi:
- Tôi à. Người ta cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Bạn bè mà cô.
Cô Vân bỗng kéo Long lại kề tai hỏi nhỏ:
- Anh còn tiền hông? Đưa em đổi dùm cho một ít. Nhưng mà chiều mai em mới đưa tiền mới lại cho anh để anh giao cho bạn anh được hông?
Long còn đang phân vân không biết cô nàng nói chơi hay thiệt thì cô Vân lại tiếp tục:
- Anh đi tìm cho em hai triệu đồng đi. Đổi được em cho anh luôn mớ hàng hôm qua, anh khỏi phải chia tiền lời cho em...
Cô nầy rộng rãi thấy sợ luôn. Hai triệu đổi được bốn ngàn, có chia 2 cô ta cũng đớp được hai ngàn. Còn 70 cây thuốc nếu tính theo thời giá lúc chưa đổi tiền sự chênh lệch chưa được $200.000 chia tam xẻ tứ thì đâu có còn bao nhiêu.
Nhưng mà Long cũng đâu có nói thiệt với cô ta là mình cũng có được chia phần trong đó. Vậy cho nên không thể trách ai được, đó chẳng qua hoàn cảnh khiến con người ta phải dối trá với nhau, bởi vì ai cũng sợ đối phương hết. Ai cũng thủ lại cho mình một chút gì đó để phòng hờ, cho dù có thân thiết cách mấy cũng vẫn còn một khoản trống vô hình...
Long nhìn trân trối cái bao tiền trong đó còn hơn 15 triệu. Số tiền quá lớn đối với chàng. Trước đây Long chưa hề thấy chứ nói chi là chạm đến, vậy mà giờ đây nó đang nằm trước mặt anh mà anh dửng dưng như không, vô cảm như nhìn một đống rác. Mà thật sự một vài tiếng đồng hồ sau là nó biến thành giấy lộn hết rồi. Chắc là Đức Trần Hưng Đạo và vua Quang Trung đang đau buồn vì mình sắp bị mất ngôi, rồi đây đâu còn ai nhớ tới nữa...
Đang chán nản chuyện đời thì thằng Tài mặt mày tươi rói như vừa mới cưới vợ xong chạy qua rủ:
- Mầy qua nhà tao chơi chút đi, hôm nay ổng bả mở đại tiệc đãi mầy kìa.
Vừa nói nó vừa nắm tay Long lôi đi:
- Tao đâu có đi đâu mà mầy đãi? Tự dưng mở tiệc mở tùng Chú Út nổi hứng chuyện gì dzậy?
Thằng Tài cười hề hề:
- Nhà tao bây giờ ở xóm nầy giàu đứng hàng thứ nhì rồi nghen mậy. Giàu quá hổng xài tiền để nó mục hết rồi sao?
Long vừa qua tới cửa là thím Út bô lô ba la cái miệng:
- Chời ơi, chận nầy cám ơn anh em con quá mạng nhờ hai đứa bây quen với con ông Hai Bầu mà tụi tao đở nghèo hết sức.
Nghe thím nhắc con ông Hai Bầu làm Long giật mình nhớ cô Anh, phải rồi đâu thử đi hỏi xem cô ta dám làm như cô Vân không. Vì sợ trễ giờ nên Long từ chối không dự tiệc. Thím Út cố kèo nài:
- Bây hổng ăn thì múc đem về bển cho em bây ăn.
Thím Út hôm đó làm thịt một cặp gà mái tơ nên thím kêu thằng Tài lấy cái dĩa và cái tô lớn múc cháo cùng gỏi gà đem qua cho Long. Thấy tô cháo bốc khói nghi ngút Long chợt có ý định đem tới cho em mình, tiện thể nói chuyện đổi tiền với cô Anh có lẽ tiện hơn, chứ tự dưng a thần phù nhào vô đó thì biết mở đầu bằng cách nào.
Long đến trạm đổi tiền thì đã hơn 5 giờ chiều, việc đổi tiền sắp kết thúc rồi, mà giờ đó cũng không còn ai tới lui nữa.
Nhà cô Anh là một căn nhà kê tán nhỏ nhưng rất tươm tất, không chừng cô là cháu ngoại của ông bá hộ Hoành nên mang giòng máu phong lưu sạch sẽ gọn gàng. Trước cửa còn có hai chú nhóc cách mạng 30 đang ngồi tán dóc, 2 cây súng dựng nghiêng trên vách nhà, một thằng thì lạ mặt hổng biết con ai, còn thằng kia là Sáu Tửng con ông mười Lu ở xóm rẫy.
Long vai mang ba-lô tiền, tay xách gà-men cháo vừa bước vào thì thằng Tửng lên tiếng:
- Anh Hai đi đổi tiền hả? Sao chể dzậy. Người ta sắp đóng cửa gồi đó. Thôi vô lẹ lẹ đi.
Long cười trả lời nó:
- Đóng đâu mà đóng? Còn cả tiếng đồng hồ nữa mà.
Thằng nhóc kia nhìn Long dò xét:
- Đi đổi tiền mà còn cầm cái gà-men theo chi dzậy cha? Làm như là bận gộn dữ dằn lắm dzậy...
Long ngồi xuống bên chúng lấy thuốc thơm ra mời rồi làm quen:
- Anh đem cháo tới cho nhỏ em gái và cô thủ trưởng nhưng ngại quá hổng dám vô em nào đem vô dùm đi anh tặng luôn gói thuốc cho hai đứa.
Thằng Tửng vọt miệng:
- Mầy đem vô cho chị Anh đi, lấy điểm luôn còn tao quen quá gồi...
Tên nhóc kia đi rồi Long kéo thằng Tửng nói nhỏ:
- Đổi cho anh $200 tiền mới đi, anh chia cho em phân nửa.
Thằng Tửng không cần suy nghỉ hay hỏi nguyên nhân xuất xứ tiền ở đâu ra mà lẹ làng trả lời:
- Thiệt hông? Tiền đâu đưa đây liền đi sắp hết giờ gồi.
Long kéo trong ba-lô ra đưa cho nó một cọc cột sẵn $100.000 ngàn. Thằng Tửng nhận tiền xong rồi còn dặn lại chàng:
- Anh còn dư nữa hông đưa cho thằng bạn em nó đổi dùm cho. Nó cũng hổng có đồng nào để đổi hết.
Trong nhà cô Anh, phía trước cửa buồn được dẹp trống trải chỉ còn để 2 cái bàn ghép sát vào nhau, trên bàn sổ sách tùm lum tá lả, cặp hai bên vách tiền mới tiền cũ được đựng trong những thùng chứa đạn bằng cây, lớp đã khui ra, lớp còn niêm phong...
Hai cô gái vừa ăn cháo gà xong đang ngồi nghỉ xả hơi. Con Nhanh lên tiếng:
- Anh muốn đổi tiền hả ? Bao nhiêu dzậy?
Long cười cười:
- Anh cô thì tiền đâu mà đổi? Có bao nhiêu đưa má giữ hết rồi. Bộ má chưa đi đổi tiền sao mà em hỏi dzậy?
-Má đổi rồi. Mà anh hai biết hông nhà mình coi dzị mà nghèo nhứt xóm. Ai cũng có đủ $100.000 để đổi chỉ có má mình thì ít nhất có $80.000 thôi. Nhìn bề ngoài tưởng nghèo ai dè người nào cũng dấu tiền để dành, mà còn là tiền giấy lớn mới tinh luôn.
Long thăm dò:
- Trạm nầy có 2 người làm thôi hả cô Anh?
Cô ta chưa kịp trả lời thì con Nhanh đã lẹ miệng:
- Đâu có. Cán bộ Phường nữa, họ tới kiểm tra cả đoàn, hồi sáng tới bây giờ đã kiểm 4 lần rồi, nhưng mà không có làm gì hết chỉ liếc mắt vô cuốn sổ thu và xuất ra rồi thôi.
- Vậy người ta đem sổ gia đình theo làm chi dzậy?
Cô Anh đưa cái con dấu nhỏ lên :
- Thì để tui đống vô đó cho biết là họ đổi rồi.
Long cười cười hỏi lại:
- Còn tui thì sao?
Cô Anh cũng cười trả lời:
- Anh là chuẩn giáo viên khỏi đống dấu...
Long bước lại sát bên cô nói nhỏ:
- Thú thiệt với cô tui thì hổng có tiền để đổi nhưng mà nhà bạn tui thì dư quá nhiều nó nhờ tui đổi chia hai, nhưng một mình tui đổi được có $100.000 hổng nhằm nhò gì hết.
Cô Anh chắc có giòng máu của ông bá hộ nên hỏi liền:
- Dzậy thiệt ra anh muốn đổi bao nhiêu tui đổi dùm cho?
Long hỏi lại:
- Cô đổi cho tôi được bao nhiêu?
Cô Anh cười giòn chỉ mấy cái thùng cây nói:
- Anh có thấy mấy cái thùng tiền mới không? Mà bày đặt hỏi dzặn tui dzậy? Anh muốn bao nhiêu tui đổi bấy nhiêu nhưng mà tui đổi chia chứ hổng phải đổi dùm khơi khơi đâu mà ham.
Long để ba lô tiền lên bàn rồi nói:
- Hai cô đếm rồi tính đi. Trong đó người ta cột sẵn mỗi cục là $100.000. Tui ra ngoài nói dóc với tụi nhỏ...
Đổi tiền là một hình thức ăn cướp trắng trợn, ăn cướp mà khổ chủ êm re, sợ đến rụng rời tay chưn, không dám la, không dám hó hé.
Những người giàu có bị mất không biết bao nhiêu mà kể, mất tiền mà không dám than, lại sợ người ta biết mình bị mất rồi bắt đi kinh tế mới...
Nhưng đổi tiền lại làm cho đám cán bộ bổng chốc trở nên giàu có.
Những thùng giấy lộn mang hình một lũ cướp cạn đang di chuyển trên đoàn công voa Molotova trước đó một đêm không ai thèm để ý, vậy mà sau khi soán ngôi của Đức Thánh Trần nó tồn tại mãi cho đến ngày bị lão già râu thay thế mới thôi
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi những thùng tiền mới chưa đổi cho người dân đó, ước lượng là bao nhiêu không? Và họ sẽ làm gì với chúng?
Chỉ tội cho Ngài Hưng Đạo Đại Vương và đám con cháu bị lưu vong không nơi nương tựa...
(Còn tiếp... xin mời đón xem Móc ngoặc kỳ 5)
Lanh nguyễn
Chữ Việt vô cùng phong phú đa dạng, nhiều khi thấy dzậy mà hổng phải dzậy. Phải đọc hết câu thì mới hiểu ý nghĩa của chữ nào đó mà người ta đã viết ra. Còn chộp rộp nhiều khi hiểu sai bét ý nghĩa của tác giả muốn nói.
Chữ khóc đôi khi không diễn tả nỗi buồn mà lại nói về niềm sung sướng, nỗi vui mừng.
Thí dụ:
- Một thí sinh đi xem kết quả của cuộc thi, khi thấy tên mình trên bảng niêm yết, mừng quá không nói nên lời mà lại lệ nhỏ ròng ròng, như vậy thì họ đâu phải khóc vì buồn mà khóc vì sung sướng, vì quá vui mừng.
- Cô dâu, đêm lạy xuất giá theo chồng lại cũng khóc ròng như mưa bấc, những giọt nước mắt đó cũng không phải vì buồn khổ mà rơi xuống.
Cười cũng vậy. Bị bồ đá văng, cù lăn cù lóc, khóc không ra tiếng cho nên nở một nụ cười đau khổ, nụ cười như mếu hay nụ cười gằn để nuốt cơn giận vào tận đáy lòng thì những cái cười đó không phải là vui mà cười...
Cho nên chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe ở đây không biết là vui hay buồn bởi vì kẻ khóc, người cười sau nầy đều khổ như nhau...
Ông Hai Bầu, cái biệt danh đó không phải do ông ta là người thứ hai với cái tên Bầu hay nhà ông ta có trồng bầu cũng không phải ông ta làm bầu gánh hát mà nó phát xuất từ một mối tình lâm ly bi đát...
Cái xứ Giồng Trôm ở đâu xa lắc xa lơ ít có người trong xóm biết, chỉ nghe ông ta kể lại mà thôi.
Hồi đó ông ta đi ở mướn cho nhà bá hộ Hoành. Ông rất siêng năng cần mẫn lại có tướng mạo khá đẹp trai, tuy không có học nhưng ông là người thông minh, học lóm được nhiều thứ, lại dể sai bảo cho nên ông bá hộ giao cho ông ta coi sóc những người tá điền.
Ông coi sóc thế nào không biết mà cô tiểu thư con ông bá hộ phải lòng. Đám tá điền xì xầm bàn tán, thấu tai ông bá hộ, sợ lửa gần rơm sẽ cháy rụi cả thanh danh cho nên ông bá hộ phải cho ông ta thôi việc.
Lúc đó là thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp. Buồn tình ông hai Bầu gia nhập Việt Minh. Nhờ thông minh gan dạ lần lần ông được giữ chức vụ Xã đội trưởng Giồng Trôm.
Cô tiểu thư con ông Hoành cũng tham gia "khiến chán" cùng với cô người làm mà từ nhỏ tới lớn họ xem như chị em ruột, chia sẻ đủ chuyện vui buồn...
Hòa bình tái lập CS phải tập kết ra bắc, ông hai Bầu không muốn đi nên dẫn hai cô chủ & tớ nhà ông bá hộ Hoành bỏ xứ Giồng Trôm mà lưu lạc rày đây mai đó.
Khi bộ ba nầy tới xứ Mong Thọ thì cả chủ & tớ đều mang ba-lô ngược vì vậy mà người ta gọi ông là Hai Bầu.
Ít lâu sau hai bà vợ hạ sanh 2 nàng công chúa, ông liền đặt tên cho chúng là Anh & Thư.
Ông cất 2 căn nhà nhỏ gần nhau chỉ cách một con mương. Chắc là ông đào mương để trồng trầu...
Phía bên phải cái mương là nhà cô Anh người ta gọi má cô là Bầu Anh, phía bên trái là nhà cô Thư người trong xóm cũng gọi là Bầu Thư cho khỏi lẫn lộn. Mấy năm sau hai bà lại cho ra đời hai công tử rồi cùng nắm tay nhau mà nghỉ đẻ...
Ông Hai Bầu không làm ruộng nhiều mà làm rẫy, cuộc sống tạm đủ chứ không giàu có, mà cũng không đến nổi nghèo túng cho lắm, có đều 4 đứa con không có học hành đầy đủ. Ngôi trường trong xã mở tới lớp nào thì bọn chúng học tới lớp đó là hết sức rồi...
Trước năm 1975 cô Anh có học nghề may nhưng học chưa được bao lâu thì mất nước.
Ông Hai Bầu có gốc CS của thời 9 năm "kháng chiến" nên khi CS tiếp thu ông được người ta cho làm trong ban lảnh đạo xã hay ấp gì đó Long cũng không rõ mấy. Chỉ thấy lúc đó đi đâu cũng có 2, 3 thằng nhóc nhỏ mang súng rề theo thành một bầy...
Còn hai cô con gái cũng ra phường Vĩnh Hiệp tham gia "kách mệnh".
Một buổi chiều sau khi đi giao hàng vừa về tới nhà thì Long gặp cô Anh đang rù rì rủ rỉ với cô em gái kế của mình. Thấy mặt chàng cô ta chỉ gật đầu chào rồi từ giã ra về.
Cô em kế của Long không được học hành đầy đủ, tuy là nó thông minh hơn Long nhiều nhưng lúc đó nhà quá nghèo không đủ sức cho cả 2 anh em ra Tân Hiệp học mà thời đó thiên hạ còn trọng nam khinh nữ nên nó đành bỏ học giữa chừng. Lúc sau nầy nhà hơi khá hơn thì nó không chịu học tiếp vì phải học lại cùng lớp với nhỏ Vân cho nên nó chỉ ở nhà mà phụ giúp gia đình.
Sợ sau nầy nó không có nghề nghiệp nên ba má Long cho nó đi học may vì thế mà nó quen với cô Anh lúc hai người đang học may chung.
- Con Anh đó đang làm việc ở ngoài phường nó vô đây tìm em làm cái gì vậy? Long hỏi em mình.
Con Nhanh làm thinh không trả lời. Long hỏi lại tới mấy lần nó mới kéo chàng ra nhà sau nói nhỏ:
- Con Anh nó dặn hổng được nói cho ai biết hết, kể cả người trong gia đình.
Long động tánh hiếu kỳ nên ép em mình:
- Chuyện gì mà ghê gớm dzị? Nhưng mà em có kể cho anh hai nghe con Anh nó làm sao mà biết được? Anh đâu có nhiều chuyện đi học lại cho hàng xóm nghe đâu mà em sợ?
Con Nhanh lặng thinh suy nghĩ lung lắm nhưng rồi cuối cùng nó sợ Long giận nên đành khai thiệt:
- Hồi nãy nó nhờ em theo giúp nó làm cho trạm đổi tiền trong ấp mình. Nó nói nó chỉ "tin tưởng mình em" thôi nên không dám kêu người khác.
Long ngạc nhiên hỏi lại:
- Tiền gì mà đổi? Mà đổi làm chi cho mất công lôi thôi, lộn xộn dzậy?
Gãi đúng chỗ ngứa nên con Nhanh đem lời con nhỏ cán bộ Anh ra giải thích với Long:
- Đất nước sắp thống nhất rồi, tiền tệ cũng phải thống nhất chứ anh. Xài tiền "Ngụy" hoài sao được? Ngày mai là bắt đầu đổi tiền mới. Tiền cũ sau ngày mai sẽ thành tờ giấy lộn...
Vậy là có chuyện lớn thiệt rồi, nhưng đổi thế nào đây Long thắc mắc hỏi em:
- Em có biết họ đổi thế nào không vậy?
Con Nhanh kê sát vô tai Long nói nhỏ:
- $500 tiền cũ đổi lấy $1 tiền mới. Mà mỗi nhà tối đa chỉ cho đổi $200 tiền mới mà thôi. Còn bao nhiêu ký gởi lại đó chờ sau giải quyết.
Nó còn nói thêm nhân viên cán bộ nhà nước ưu tiên mỗi người được $200 tiền mới còn cơ quan nhà nước thì không giới hạn...
Rồi nó hỏi:
- Anh hai có tiền hông, đưa em đổi dùm cho, một lát chiều khi cán bộ ở ngoài phường đem tiền mới vô là em phải tới nhà nó ở luôn trong đó cho đến khi đổi tiền xong mới được về nhà.
Long cười cười:
- Sao hổng hỏi má? Hồi nào tới giờ anh có bao nhiêu tiền đều đưa má hết mà. Trong mình có khi nào nhiều hơn $10.000 đâu mà lo?
Long chạy vội qua cửa hàng thương nghiệp tìm cô Vân, chắc cô nàng cũng đã biết trước chuyện đổi tiền rồi nên hỏi chàng trước:
- Mấy cây thuốc hồi sáng nầy anh bán cho người ta chưa vậy?
- Bán hết rồi.
- Vậy thì uổng quá...phải chi chưa bán.
Long cười cười làm như mình không biết chuyện gì sắp xảy ra:
- Hổm rày mỗi khi lấy thuốc xong là tôi bán liền chứ có khi nào để lại đâu mà cô hỏi.
Nói xong Long đem tiền ra chia lại cho cô. Hai người nói chuyện đời một hồi trước khi ra về Long hỏi:
- Cô còn tất cả bao nhiêu cây thuốc vậy?
Cô cửa hàng trưởng nhìn chàng một lúc như dò xét nhưng cô vẫn trả lời:
- Hôm qua nhận hàng mới cho tháng nầy số lượng còn bằng phân nửa tháng trước, không chừng tháng tới hết đồ rồi dẹp tiệm luôn cũng không chừng.
Long cũng đoán được, chuyện rồi cũng đi đến nước đó mà thôi. Không sản xuất ra hàng thì lấy cái gì để mà phân phối hoài đây.
Cho nên chàng liền đề nghị:
- Hay là cô giao hết thuốc cho tôi giữ đi. Chừa lại mỗi thứ 1 cây để khi kẹt phải bán cho người cần bán thì có mà giải quyết. Còn dân ở xóm mình hút thuốc vấn không thôi đâu có ai mua thuốc điếu làm gì mà cô lo.
- Nh..ưng..mà.
-Thôi khỏi nhưng nhị gì hết. Tôi không bán liền đâu mà cô sợ. Nhưng tôi sẽ giao tiền vốn trước cho cô giữ để trả cho phường.
Cô Vân ngần ngại một chút rồi nói:
- Còn nhiều lắm đó nghen, em kiểm hàng lúc nãy để làm sổ sách, chắc phải hơn 70 cây đủ loại. Làm sao mình đem ra ngoài mà người ta hổng thấy bây giờ?
-Dể ẹt, để tôi bỏ vô ba-lô rồi quảy ra từ từ đi năm, sáu chuyến là xong rồi. À còn bột giặt đồ nữa người ta không có mua nhiều dư bao nhiêu cô gom hết tôi tìm mối bán dùm cho. Dân chợ xài xà bông giặt nhiều hơn dân quê....
Giao tiền cho cô Vân xong thì Long sạch sẽ không còn một đồng dính túi cho nên anh yên chí ngủ một giấc ngon lành. Đến 6 giờ sáng thì cái loa của phòng thông tin phái ra inh ỏi thông báo cho người dân đi đổi tiền. Còn đám con nít cách mạng 30 thì đi từng nhà thông báo miệng.
Thiệt ra dân quê ít ai có tiền để đổi. Nhiều nhà chưa đủ đổi được một đồng chứ nói chi đến chuyện ký gởi, cho nên tình hình vẫn yên ổn chẳng có một chút gì náo động cả.
Lúc đó Thằng Tài qua hỏi:
- Ê! Long mầy có dư tiền hông đưa má tao đổi dùm cho, bả còn có $1200 thôi, đổi chưa tới $3 tiền mới nên tao cũng chưa muốn đi.
Nghe thằng Tài kêu đổi dùm Long chợt nhớ có lần má cô Hoa kể:
"Người em gái của bà gởi tiền trong Tín Nghĩa ngân hàng lúc tiếp thu không rút ra được đồng nào, bị mất hết 20 triệu nên người em đó khóc quá trời. Ông anh của bà thì giữ tiền mặt vẫn còn nguyên cho nên lúc đó ông ta cười quá xá".
Long nhớ lại vụ đó nên phát cười lên một mình, chắc bây giờ đến lượt ổng đang khóc tiếng Tiều rồi.
Thằng Tài la lên:
- Tự nhiên cười một mình, mầy bị điên hả?
Chưa tới 9 giờ sáng Long đã dừng xe trước nhà cô Hoa. Người dân ở chợ thì xôn xao như gà mắc đẻ. Người nào cũng có tiền mặt một đống không biết phải làm sao. Bỏ thì uổng công cắt củm chắt mót để dành bấy lâu nay, ký gởi thì cái gương Tín Nghĩa ngân hàng còn sờ sờ ra đó đâu có ai ngu dạy gì mà làm. Long hỏi cô Hoa:
- Tình trạng gia đình cô thế nào? Có bi đát lắm không?
Má cô trả lời:
- Tui mua vàng cũng gần hết tiền rồi chắc bỏ cở một triệu là cùng. Để coi mấy người nghèo có ai thiếu thì tui cho, chỉ tội cha anh ba của tui ảnh muốn ngồi trên đống tiền rồi tẩm xăng mà tự thiêu. Lúc nãy tụi nhỏ khóc quá trời ai cũng khuyên can cho nên ảnh chưa chết chắc còn ngồi khóc ở đằng nhà.
Cô Hoa hỏi Long:
- Chắc trong anh cũng bình thường cho nên anh mới ra đây chơi được phải không?
Long cười:
- Thì cô biết rồi đó. Dân quê nghèo rớt mồng tơi làm ngày nào xơi ngày đó tiền đâu có mà sợ đổi.
Nói tới đó Long chợt nhớ lời thằng Tài đề nghị đổi tiền dùm cho mình. Trong đầu chàng thoáng qua một ý tưởng táo bạo nên Long đề nghị với cô Hoa:
- Tôi có đề nghị nầy muốn nói với cô nhưng không biết có nên chăng?
- Anh muốn đề nghị cái gì. Chứ thuốc với xăng thì tui không có mua bán gì lúc nầy hết à nghen. Phải để một vài ngày coi tình hình ra sao đã. Nhưng tôi cá chắc với anh giá cả không giống như hổm rày đâu.
Long nhìn cô Hoa rồi nói rõ ràng đề nghị của mình:
- Tôi có thể thử đổi dùm cho cậu cô một ít tiền, nhưng phải chia với những người dân không có tiền đó. Còn đổi được bao nhiêu thì tôi chưa biết chắc.
Cô Hoa cặp mắt sáng rực hỏi dồn tới:
- Nói rõ chút cho người ta nghe coi.
-Dân trong xóm tôi ít ai có tiền mặt trong nhà cở $100.000, giỏi lắm là vài ngàn tới vài chục ngàn là cùng. Tôi đưa cho họ đồi dùm cho đủ số quy định, nhưng chắc phải chia cho họ phân nửa, chỉ còn lại phân nửa thôi.
Cái phân nửa nầy tôi phải lấy tiền công tìm người rồi còn vô ra cũng nguy hiểm lắm, rồi công cô đứng trung gian nữa. Như vầy đi phân nửa số tiền còn lại chia ra làm 5 phần, tôi lấy 2 phần, cô 1 phần cậu cô còn 2 phần. Cô thử đề nghị với ông ta coi, tôi sẽ mang về 10 triệu đổi thử, còn như không đổi được tôi cũng mang xác tiền về trả lại cho cô để dành làm kỷ niệm.
Má cô Hoa ngồi kế bên nghe xong thì vọt miệng trả lời liền:
- Vậy là may quá còn gì nữa? Của đổ hốt lại, hốt được bao nhiêu thì hốt. Con đi lẹ lẹ đem tiền về liền để chiều không kịp giờ thì uổng lắm...
Cô Hoa đi một chút rồi về cô không mang về 10 triệu mà đem tới 20 triệu. Vậy chắc là cậu cô nhiều tiền mặt lắm...
Long mang bao tiền mới tinh đem về nhà, chàng thuật lại cho thằng Tài nghe rồi đề nghị chia lại cho nó phân nửa phần của mình nếu nó tìm được người đổi dùm. Thằng Tài mang 5 triệu đi về hướng kinh Tư, Long ôm 15 triệu đi về hướng kinh 3 chùa.
Mới vừa mời được chừng 10 cái nhà thì đã vô phụp trong vàm kinh 3 rồi.
Chuyện gì không biết chứ chuyện tiền từ trên trời rớt xuống thì thiên hạ ùng ùng kéo lại. Lúc đó Long đang ở nhà chú hai Lư chưa kịp đi ra thì người ta tới đem theo sổ gia đình để xin đổi tiền dùm, cũng kể từ chỗ đó thiên hạ truyền miệng với nhau lan dần vô sâu tận trong kinh, chẳng bao lâu 15 triệu thiên hạ chia nhau sạch sẽ. Người thì lấy nguyên $100.000, kẻ $90.000 có người $80.000, $75.000 đủ cở. Long chỉ cần ghi tên và số tiền chứ không mất công đi tới tận nhà.
Chẳng những vậy mà số người đến trể Long không còn tiền để giao cho họ đi đổi vì vậy chàng đành hẹn hờ:
-Tôi sẽ ra chợ tìm xem coi còn người nào muốn đổi chia nữa không, rồi mang tiền về nhà nhờ bà con đổi dùm.
Chừng nửa giờ sau là thiên hạ đổi xong tiền trở lại giao cho Long từ từ, họ cám ơn chàng luôn miệng.
Người dân quê tuy nghèo nhưng luôn trọng chữ tín, cho nên không có người nào mang tiền đi luôn. Mọi người hỉ hả vui cười, chấp nhận những gì đã giao ước lúc đầu.
Hai giờ trưa Long mang ba lô tiền mới đem tới nhà cô Hoa để giao lại. Cậu ba của cô đang thất thần bất động ngồi chờ. Long bước vô nhà thì cô Hoa chộp hỏi liền:
- Sao rồi anh? Đổi được bao nhiêu?
Long cười cho cô yên lòng:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, phần gia đình cô còn lại $12.000 tiền mới đây. Tui cũng xin thay mặt bà con trong cái xóm nghèo đó, nói lời cám ơn cô và gia đình cô.
Cậu Ba cô lúc đó mới nở nụ cười. Nụ cười không thể nào diễn tả được nó vui hay buồn, nó đau khổ hay là sung sướng nó thoả mãn hay là nuối tiếc, nó còn sức sống hay thật sự quá chán chường...Ông cất tiếng nói đầu tiên từ khi tin đổi tiền được thông báo:
- Cám ơn chú thầy giáo nghen.
Rồi như không còn đủ sức kềm chế mình, ông khóc mùi mẫn, khóc tức tưởi như đứa con nít bị bắt ép làm chuyện mà nó không muốn khiến cho má cô Hoa phải ôm ông ta mà an ủi...
Long từ giã ra về thì ông kéo tay chàng lại nói:
- Tui biết giờ nầy đã trễ rồi, cũng chiều quá rồi, chỗ đổi tiền người ta sắp đóng cửa nhưng mà cả đời tui gom góp để dành tiền xây nhà lầu, nhà chưa xây thì đã bị sụp mất. May mà có chú đổi dùm nên vớt vác lại chút đỉnh nhưng nói thiệt với chú nó không có thấm thiá gì hết, tui còn cả đống đây nè, đốt đi thì không nở mà đem giao cho tụi nó thì cũng không đành. Hay là chú đem vô trổng coi có nhờ ai đổi được nữa không, đổi hổng xong thì đốt dùm tui chớ thiệt tình tui không nở đốt chúng...
Ông vô trong nhà lôi ra một bao tiền lớn tiếp tục van cầu:
- Trong nầy còn hơn 20 chục triệu toàn là giấy $500 và $1000, chú đem về ráng sức tìm người đổi dùm tôi nghen, được bao nhiêu tui cũng mừng cũng cám ơn.
Long về tới nhà đã gần 4 giờ chiều chỉ còn hơn 2 tiếng đồng hồ nữa thì người ta khóa sổ. Bao tiền đó tức thì biến thành đống giấy lộn không còn một chút giá trị gì nữa. Bên thằng Tài thì còn khoảng hơn 10 người chờ nhận tiền đi đổi, phía nhà chú Hai Lư cũng có khoảng trên dưới 20 chục. Như vậy thì 17 triệu còn lại chỉ có nước đốt bỏ mà thôi.
Long chợt nhớ lời cô em gái nói hôm qua."Cơ quan nhà nước đổi tiền không giới hạn". Long định mang hết bao tiền qua rủ cô Vân đổi chia, nhưng suy đi tính lại thấy không ổn cho cô nàng. Cái gì cũng có sổ sách nếu lỡ người ta kiểm tra thì khổ cho nàng, chẳng những mất tiền đền số sai biệt mà không chừng còn liên lụy tới mình vì vậy Long quyết định sang đó hỏi thử xem cô có thể đổi dùm được bao nhiêu.
Vừa bước vô cửa chưa kịp mở lời là bị cô đánh phủ đầu:
- Anh Long bữa nay giàu rồi, dzậy mà cũng còn nhớ qua thăm em, tưởng anh quên tuốt luốt rồi chớ.
Long giật thót mình. Con nhỏ nầy nó định nói cái gì đây ta. Nhưng mà chàng cũng làm bộ phớt tỉnh Ăng-Lê.
- Cô nói gì mà tui hổng hiểu dzị? Tự nhiên đang nghèo sặc máu làm sao biến thành giàu được?
Cô Vân nheo mắt cười:
- Anh hổng giàu thì tiền ở đâu mà nhờ bà con lối xóm đổi dùm quá trời quá đất dzậy?
À! Thì ra cái vụ đó. Long biết sớm muộn gì người ta cũng hay mà, nhưng không ngờ sớm quá cho nên anh chỉ cười mà trả lời:
- Tiền đó đâu phải của tôi. Của thằng bạn học chung, nhà nó là hãng nước mắm nên thiếu gì tiền. Tôi chỉ là người đem tiền về nhờ bà con lối xóm đổi chia cho nó thôi.
Cô Vân hỏi tới:
- Chia thế nào vậy?
-Thì chia đôi nhà nó còn phân nửa, người đổi lấy phân nửa.
Cô ta bổng cười dòn:
- Còn anh được cái gì mà sốt sắn dữ dzậy?
Long định nói thiệt cho cô ta nghe nhưng nghỉ sao chàng lại trớ đi:
- Tôi à. Người ta cho bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Bạn bè mà cô.
Cô Vân bỗng kéo Long lại kề tai hỏi nhỏ:
- Anh còn tiền hông? Đưa em đổi dùm cho một ít. Nhưng mà chiều mai em mới đưa tiền mới lại cho anh để anh giao cho bạn anh được hông?
Long còn đang phân vân không biết cô nàng nói chơi hay thiệt thì cô Vân lại tiếp tục:
- Anh đi tìm cho em hai triệu đồng đi. Đổi được em cho anh luôn mớ hàng hôm qua, anh khỏi phải chia tiền lời cho em...
Cô nầy rộng rãi thấy sợ luôn. Hai triệu đổi được bốn ngàn, có chia 2 cô ta cũng đớp được hai ngàn. Còn 70 cây thuốc nếu tính theo thời giá lúc chưa đổi tiền sự chênh lệch chưa được $200.000 chia tam xẻ tứ thì đâu có còn bao nhiêu.
Nhưng mà Long cũng đâu có nói thiệt với cô ta là mình cũng có được chia phần trong đó. Vậy cho nên không thể trách ai được, đó chẳng qua hoàn cảnh khiến con người ta phải dối trá với nhau, bởi vì ai cũng sợ đối phương hết. Ai cũng thủ lại cho mình một chút gì đó để phòng hờ, cho dù có thân thiết cách mấy cũng vẫn còn một khoản trống vô hình...
Long nhìn trân trối cái bao tiền trong đó còn hơn 15 triệu. Số tiền quá lớn đối với chàng. Trước đây Long chưa hề thấy chứ nói chi là chạm đến, vậy mà giờ đây nó đang nằm trước mặt anh mà anh dửng dưng như không, vô cảm như nhìn một đống rác. Mà thật sự một vài tiếng đồng hồ sau là nó biến thành giấy lộn hết rồi. Chắc là Đức Trần Hưng Đạo và vua Quang Trung đang đau buồn vì mình sắp bị mất ngôi, rồi đây đâu còn ai nhớ tới nữa...
Đang chán nản chuyện đời thì thằng Tài mặt mày tươi rói như vừa mới cưới vợ xong chạy qua rủ:
- Mầy qua nhà tao chơi chút đi, hôm nay ổng bả mở đại tiệc đãi mầy kìa.
Vừa nói nó vừa nắm tay Long lôi đi:
- Tao đâu có đi đâu mà mầy đãi? Tự dưng mở tiệc mở tùng Chú Út nổi hứng chuyện gì dzậy?
Thằng Tài cười hề hề:
- Nhà tao bây giờ ở xóm nầy giàu đứng hàng thứ nhì rồi nghen mậy. Giàu quá hổng xài tiền để nó mục hết rồi sao?
Long vừa qua tới cửa là thím Út bô lô ba la cái miệng:
- Chời ơi, chận nầy cám ơn anh em con quá mạng nhờ hai đứa bây quen với con ông Hai Bầu mà tụi tao đở nghèo hết sức.
Nghe thím nhắc con ông Hai Bầu làm Long giật mình nhớ cô Anh, phải rồi đâu thử đi hỏi xem cô ta dám làm như cô Vân không. Vì sợ trễ giờ nên Long từ chối không dự tiệc. Thím Út cố kèo nài:
- Bây hổng ăn thì múc đem về bển cho em bây ăn.
Thím Út hôm đó làm thịt một cặp gà mái tơ nên thím kêu thằng Tài lấy cái dĩa và cái tô lớn múc cháo cùng gỏi gà đem qua cho Long. Thấy tô cháo bốc khói nghi ngút Long chợt có ý định đem tới cho em mình, tiện thể nói chuyện đổi tiền với cô Anh có lẽ tiện hơn, chứ tự dưng a thần phù nhào vô đó thì biết mở đầu bằng cách nào.
Long đến trạm đổi tiền thì đã hơn 5 giờ chiều, việc đổi tiền sắp kết thúc rồi, mà giờ đó cũng không còn ai tới lui nữa.
Nhà cô Anh là một căn nhà kê tán nhỏ nhưng rất tươm tất, không chừng cô là cháu ngoại của ông bá hộ Hoành nên mang giòng máu phong lưu sạch sẽ gọn gàng. Trước cửa còn có hai chú nhóc cách mạng 30 đang ngồi tán dóc, 2 cây súng dựng nghiêng trên vách nhà, một thằng thì lạ mặt hổng biết con ai, còn thằng kia là Sáu Tửng con ông mười Lu ở xóm rẫy.
Long vai mang ba-lô tiền, tay xách gà-men cháo vừa bước vào thì thằng Tửng lên tiếng:
- Anh Hai đi đổi tiền hả? Sao chể dzậy. Người ta sắp đóng cửa gồi đó. Thôi vô lẹ lẹ đi.
Long cười trả lời nó:
- Đóng đâu mà đóng? Còn cả tiếng đồng hồ nữa mà.
Thằng nhóc kia nhìn Long dò xét:
- Đi đổi tiền mà còn cầm cái gà-men theo chi dzậy cha? Làm như là bận gộn dữ dằn lắm dzậy...
Long ngồi xuống bên chúng lấy thuốc thơm ra mời rồi làm quen:
- Anh đem cháo tới cho nhỏ em gái và cô thủ trưởng nhưng ngại quá hổng dám vô em nào đem vô dùm đi anh tặng luôn gói thuốc cho hai đứa.
Thằng Tửng vọt miệng:
- Mầy đem vô cho chị Anh đi, lấy điểm luôn còn tao quen quá gồi...
Tên nhóc kia đi rồi Long kéo thằng Tửng nói nhỏ:
- Đổi cho anh $200 tiền mới đi, anh chia cho em phân nửa.
Thằng Tửng không cần suy nghỉ hay hỏi nguyên nhân xuất xứ tiền ở đâu ra mà lẹ làng trả lời:
- Thiệt hông? Tiền đâu đưa đây liền đi sắp hết giờ gồi.
Long kéo trong ba-lô ra đưa cho nó một cọc cột sẵn $100.000 ngàn. Thằng Tửng nhận tiền xong rồi còn dặn lại chàng:
- Anh còn dư nữa hông đưa cho thằng bạn em nó đổi dùm cho. Nó cũng hổng có đồng nào để đổi hết.
Trong nhà cô Anh, phía trước cửa buồn được dẹp trống trải chỉ còn để 2 cái bàn ghép sát vào nhau, trên bàn sổ sách tùm lum tá lả, cặp hai bên vách tiền mới tiền cũ được đựng trong những thùng chứa đạn bằng cây, lớp đã khui ra, lớp còn niêm phong...
Hai cô gái vừa ăn cháo gà xong đang ngồi nghỉ xả hơi. Con Nhanh lên tiếng:
- Anh muốn đổi tiền hả ? Bao nhiêu dzậy?
Long cười cười:
- Anh cô thì tiền đâu mà đổi? Có bao nhiêu đưa má giữ hết rồi. Bộ má chưa đi đổi tiền sao mà em hỏi dzậy?
-Má đổi rồi. Mà anh hai biết hông nhà mình coi dzị mà nghèo nhứt xóm. Ai cũng có đủ $100.000 để đổi chỉ có má mình thì ít nhất có $80.000 thôi. Nhìn bề ngoài tưởng nghèo ai dè người nào cũng dấu tiền để dành, mà còn là tiền giấy lớn mới tinh luôn.
Long thăm dò:
- Trạm nầy có 2 người làm thôi hả cô Anh?
Cô ta chưa kịp trả lời thì con Nhanh đã lẹ miệng:
- Đâu có. Cán bộ Phường nữa, họ tới kiểm tra cả đoàn, hồi sáng tới bây giờ đã kiểm 4 lần rồi, nhưng mà không có làm gì hết chỉ liếc mắt vô cuốn sổ thu và xuất ra rồi thôi.
- Vậy người ta đem sổ gia đình theo làm chi dzậy?
Cô Anh đưa cái con dấu nhỏ lên :
- Thì để tui đống vô đó cho biết là họ đổi rồi.
Long cười cười hỏi lại:
- Còn tui thì sao?
Cô Anh cũng cười trả lời:
- Anh là chuẩn giáo viên khỏi đống dấu...
Long bước lại sát bên cô nói nhỏ:
- Thú thiệt với cô tui thì hổng có tiền để đổi nhưng mà nhà bạn tui thì dư quá nhiều nó nhờ tui đổi chia hai, nhưng một mình tui đổi được có $100.000 hổng nhằm nhò gì hết.
Cô Anh chắc có giòng máu của ông bá hộ nên hỏi liền:
- Dzậy thiệt ra anh muốn đổi bao nhiêu tui đổi dùm cho?
Long hỏi lại:
- Cô đổi cho tôi được bao nhiêu?
Cô Anh cười giòn chỉ mấy cái thùng cây nói:
- Anh có thấy mấy cái thùng tiền mới không? Mà bày đặt hỏi dzặn tui dzậy? Anh muốn bao nhiêu tui đổi bấy nhiêu nhưng mà tui đổi chia chứ hổng phải đổi dùm khơi khơi đâu mà ham.
Long để ba lô tiền lên bàn rồi nói:
- Hai cô đếm rồi tính đi. Trong đó người ta cột sẵn mỗi cục là $100.000. Tui ra ngoài nói dóc với tụi nhỏ...
Đổi tiền là một hình thức ăn cướp trắng trợn, ăn cướp mà khổ chủ êm re, sợ đến rụng rời tay chưn, không dám la, không dám hó hé.
Những người giàu có bị mất không biết bao nhiêu mà kể, mất tiền mà không dám than, lại sợ người ta biết mình bị mất rồi bắt đi kinh tế mới...
Nhưng đổi tiền lại làm cho đám cán bộ bổng chốc trở nên giàu có.
Những thùng giấy lộn mang hình một lũ cướp cạn đang di chuyển trên đoàn công voa Molotova trước đó một đêm không ai thèm để ý, vậy mà sau khi soán ngôi của Đức Thánh Trần nó tồn tại mãi cho đến ngày bị lão già râu thay thế mới thôi
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi những thùng tiền mới chưa đổi cho người dân đó, ước lượng là bao nhiêu không? Và họ sẽ làm gì với chúng?
Chỉ tội cho Ngài Hưng Đạo Đại Vương và đám con cháu bị lưu vong không nơi nương tựa...
(Còn tiếp... xin mời đón xem Móc ngoặc kỳ 5)
Lanh nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét