Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Móc ngoặc là một câu chuyện dài lê thê, nhiều khê, nhiều tập không thua gì chuyện vượt biên. Nó là một bức tranh không mấy gì đẹp đẽ, được vẽ lại phong cảnh của nước Việt Nam ta sau ngày bị CS chiếm đóng.Những mẫu chuyện nầy không hay ho cũng không phải là đáng để cho người trong cuộc tự hào gì cả. Nếu không muốn nói là quá xấu hổ cho những ai đã làm cái việc móc ngoặc đó. Cho nên tôi chỉ xin nói với các bạn rằng:
"Những câu chuyện mà tôi viết ở đây là những chuyện tưởng tượng dựa trên thực tế của đất nước Việt Nam từ sau 1975 đến năm 1978. Nếu có trùng tên, trùng địa danh, trùng hoàn cảnh với những người thật ngoài đời, đó là việc ngoài ý muốn của tôi xin các bạn miễn chấp".
Lanh Nguyễn
Sau ngày 30-04-1975 ít lâu quân nhân, công chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đều bị bắt đi học tập cải tạo còn các thầy cô giáo thì chưa nghe ai nói năng hay đá động gì tới cả.
Hằng ngày không có chuyện gì làm, mà đúng ra cũng không ai có tinh thần để làm bất cứ việc gì cả. Cho nên Long chỉ cà nhỏng long bong lết đi tán dóc chuyện thời sự từ nhà nầy sang qua nhà khác, trong khi đám thanh niên, thanh nữ "choai choai" trong xóm của chàng đa số mang băng đỏ trên cánh tay áo, tốp theo mấy tay nằm vùng ra chợ Rạch Sỏi, Rạch Giá "mần việc lớn", tốp thì tham gia trong xã nhà, đứa vô làm cửa hàng thương nghiệp, đứa vô làm cửa hàng xăng dầu, đứa vác súng đi long nhong theo mấy tay cán ngố nằm vùng thấy mà ứa gan...
Long có bịnh ghiền thuốc hút, bởi vì hồi còn nhỏ phải làm lụng ngoài ruộng cho nên anh đã biết hút thuốc vấn để ung muỗi, ung con bù mắt và chống lạnh lúc đó rồi. Tới khi lớn lên ra học ở chợ, rồi đi dạy thì không còn hút thuốc vấn nữa mà là hút toàn thuốc gói không thôi. Không tiền thì Bastos xanh, Bastos đỏ còn như mới lãnh lương thì Ruby, Capstan.
Từ hôm "giải phóng" tới nay tự dưng các tiệm tạp hóa không mua hàng được nên chẳng còn món gì để bán ra, ghiền quá Long đành lết qua nhà chú Út kế bên để hút ké thuốc rê.
Thường thường thuốc rê được người ta xếp thành bánh bề ngang khoản 1 tấc dài chừng 2 tấc nên còn được gọi là thuốc bánh, mỗi lần gặp thuốc ngon có khi người dân quê mua cả chục bánh thuốc để dành hút trọn năm.
Thuốc rê được vấn bằng giấy quyến mỏng, lúc kẹt không còn giấy quyến thì người ta lấy giấy báo ̣(còn gọi là giấy "nhựt trình") vò vò cho nó mềm ra rồi mới dùng vấn thuốc mà hút đỡ.
Đến lúc thuốc rê cũng hiếm người dân chế ra cái ống kéo để tiết kiệm thuốc.
Rõ khổ thân cho những tay ghiền thuốc sống trong thời đại "phải dóng"...
Đang bập bập điếu thuốc rê đắng nghét mà nghe chú Út than:
- Cái thời buổi mắc dịch, mắc gió gì mà kỳ cục thấy bà, mua cái giống gì cũng phải mần đơn xin phép, mà tưởng xin phép ai khác tao cũng cam lòng, đằng nầy lại đi xin phép cái thằng Ba Gà Mổ làm tao tức muốn ói máu, cái thằng đó tao có thấy nó làm cái giống gì từ trước tới giờ đâu, vậy mà bây giờ hổng biết sao nó lại thành tổ đảng ở xóm mình.
Long hỏi chú:
- Anh Ba Gà Mổ. Sao lại có cái tên nghe ngộ vậy chú? Đúng lý ra ảnh có một con mắt thì phải đặt tên là Ba Độc Nhãn, hay Ba Chột mới phải chứ chú.
Chú Út nghe hỏi thì cười nhe nguyên cái hàm răng ám khói vàng khè:
- Con hổng biết thiệt à? Chưa có ai kể cho nghe sao?
Long nôn nóng hỏi tới:
- Chưa! Đâu chú kể nghe chơi cho đỡ buồn coi.
- Chuyện cũng hổng có gì ly kỳ cho lắm. Số là hồi thằng Ba mới về cất nhà ở xóm dưới, hồi đó nó kẹt tiền nên hay đi ăn cắp gà của lối xóm mà đem ra chợ Rạch Sỏi bán.
Lúc nó bắt gà người ta thì nó thoa tỏi vô lòng bàn tay nên con gà say tỏi khờ căm hổng kêu la gì ráo trọi, mà cũng không cắn mổ gì hết trơn, vậy mà đến lúc nó đem ra chợ bán, tỏi bay hơi hết mùi nên mấy con gà đã tỉnh queo.
Ta nói thằng Ba bị trời hại, cái lúc nó cầm con gà lên nhóng thử coi mập hay ốm để định giá bán cho người ta, sơ ý thế nào mà nó lại đưa con gà vô gần sát cái bản mặt của nó, bất thình lình con gà mái mổ một cái trúng phóc ngay cái con ngươi ta nói nó bị lọt trồng con mắt ra ngoài.
Đúng là trời hại cái quân ăn cướp trên mồ hôi nước mắt của người khác mà.
Long thắc mắc:
- Làm sao mà chú biết được dzậy? Hổng lẽ anh Ba về nhà khai thiệt chuyện ăn cắp gà sao?
Chú Út cười nghiên ngửa:
- Ta... ta nó...i ông trời có hai con mắt, "Thiên bất dung gian" là đúng y chang mà. Trời xui đất khiến thế nào mà hôm đó Hai Cà Lăm cũng đi chợ Rạch Sỏi, thấy thiên hạ bu quanh một đám quá đông, nó cũng hiếu kỳ nên chen vô coi thử, khi thấy thằng Ba tay bụm con mắt mà mặt mày máu me tùm lum nó hoảng hồn kêu xe lam chở đi nhà thương. Lúc ôm mấy con gà lên xe thì nó mới tá hỏa khi thấy 2 con gà của nó bỏ nhà mà chạy ra chợ nằm chung với đám gà hàng xóm.
Thằng Hai giận quá la lên:
- H..ai..h.h..ai..co..n c.. c..on..gà nầy của..của tui mà...
Cái tên Ba Gà Mổ bắt đầu ra đời từ hôm đó...
Long cầm cái đơn mua thuốc hút lơn tơn tới nhà Ba Gà Mổ nhờ anh ta chứng cho mua 2 cây thuốc Capstan.
Nói nào ngay trong cái xóm nghèo mà còn dốt đó thì Long được xem như là anh chàng chột mắt ngự trị trong xóm mù nên người ta cũng có chút nể chàng. Ba Gà Mổ gặp Long thì ân cần hỏi:
- Chú Long đi đâu dưới nầy mà sớm dzậy?
Long cười cầu tài:
- Xuống tìm anh chứng cho cái đơn mua thuốc hút, hổm rày hút thuốc rê ké đắng thấy bà cố.
Ba Gà Mổ sốt sắng cầm cái đơn của Long xem, khi thấy chàng ghi số lượng là 2 cây thuốc Capstan thì la lên:
- Ý chèn ơi! Mua nhiều quá hổng được đâu chú. Ở chên có quy định phân phối mỗi người hút thuốc với tiêu chuẩn được mua là 2 gói cho 1 tháng, nhà chú có 3 người đàn ông, mà ông Tám và chú Hai hổng hút thuốc dzậy thì mua được chỉ có 2 gói thôi.
Long la lên:
- Anh Ba cũng hút thuốc mà. Anh vấn một ngày mấy điếu thì tui cũng đốt như vậy thôi. Hai gói nhín lắm thì hút được 2 ngày mà dù cho ráng hết sức thì cũng không qua nổi bốn ngày, hổng lẽ 26 ngày còn lại tui phải đi xin thuốc rê nữa sao? Mà xin hoài ai có thuốc đâu nữa để cho chứ?
Ba Gà Mổ gãi đầu than:
- Nhưng mà kẹt lắm, ở chên quy định như dzậy thì tui phải mần theo, nhưng thông cảm cho chú thì tui ghi 3 người 6 gói là hết khả năng tui gồi. Còn như chú muốn mua thêm nữa thì đến hỏi cô Hai cửa hàng trưởng hổng chừng cổ bán thêm cho chú.
Chưa tới ngày tựu trường nên người ta lấy một cái phòng học, lập tạm thành một cửa hàng thương nghiệp. Cửa hàng đó có 2 người, một cửa hàng trưởng và một phó cửa hàng. Cửa hàng mới thành lập dân chúng chưa biết nhiều, hơn nữa dân quê hồi nào tới giờ có thói quen tự do muốn mua gì thì lâu lâu qua chợ ngang sông hay ra Rạch Sỏi, Rạch Giá mà mua đồ rinh về. Viết đơn viết từ ít có người biết rành chữ nghĩa nên họ không thích...
Vậy cho nên cửa hàng thương nghiệp lúc mới mở ế lắm, cô phó thì về nhà, chỉ có cô cửa hàng trưởng đang ngồi đập ruồi...
Thấy Long vừa bước tới trước cửa thì cô Cửa Hàng trưởng mừng rở la lên:
- Anh Long. Anh tới mua đồ hả?
Cái cô nầy có duyên ghê, bán hàng cho nhà nước, người ta tới cửa hàng hổng phải mua đồ, chả lẽ để ghẹo cô ta sao? Lại còn chơi cái nón tai bèo trên đầu trong lúc ngồi ở trong mát thiệt là hết thuốc chữa. Long đang rủa thầm.
Nhưng khi nghe tiếng của cô ta thì chàng cảm thấy quen quen, đến khi bước vô cửa thì mới rỏ là người quen thiệt. Anh hơi mừng nên reo lên:
- Ủa Cô Vân. Cô công tác ở đây hả? Vậy mà tôi tưởng cô còn bán quán cà phê chứ.
Các bạn đừng đoán già đoán non chuyện quen với cô Hai Vân nghen nó chỉ vỏn vẹn có chừng nầy thôi nè...
Số là sau tết Nguyên Đán năm đó Long từ Kiên An được đồi về trường Mong Thọ 19 thế chỗ cho một đồng nghiệp khác cũng được đổi về quê quán ở Vĩnh Long.
Cái trường Mong Thọ 19 nầy cũng là cái trường mà mười mấy năm trước Long học lớp ba ở đó.
Mỗi ngày thằng nhóc nhỏ đều cuốc bộ từ nhà tới trường hơn cây số bất kể trời mưa hay nắng. Vậy mà khi lớn tồng ngồng nó lại làm biếng, cũng khoảng đường hơn cây số đó ngày nào nó cũng lấy xe Honda chạy lên, chạy xuống thấy mà phát mệt...
Một hôm vừa tan học thì anh Sĩ khi đó đang phụ trách dạy lớp 5 chận ngang cửa lớp hỏi:
- Long nè, nhà chú mầy ở gần cây số 17 phải hông?
Tưởng anh Sĩ muốn tới nhà chơi nên Long sốt sắng mời:
- Nhà tôi ở khỏi cây số 18 chút xíu thôi, cách số 17 cũng xa lắm. Anh muốn tới chơi thì tôi chở cho, chừng nào về tôi đưa về, nhưng nếu đi bộ cũng mau lắm.
Anh kéo tay Long vừa đi lại văn phòng vừa nói:
- Hổng phải chuyện tới nhà chơi, mà anh muốn nhờ chú mầy một chuyện khác.
Vào văn phòng hiệu trưởng, anh chỉ một thằng nhóc nhỏ đang ngồi ôm cái chân nói:
- Em Lợi là học trò của mình, hồi nãy lúc ra chơi, giỡn hớt thế nào mà bị trật chân, đứng không nổi mà nhà nó thì ở khỏi cây số 17 một đổi nên không thể nào về nhà được, hơn nữa nó còn kẹt chiếc xe đạp, chú em mầy ở gần đó dùm chở nó về nhà rồi nhắn gia đình họ lên lấy xe đạp về được hông?
Long chở thằng học trò anh Sĩ về nhà nó. Đó là một cái quán cà phê nhỏ, phía trước thì có 3, 4 cái bàn để cho khách uống cà phê, còn gia đình thì quây quần sống ở phía sau.
Long vừa kè thằng bé vô quán thì cả nhà ùa ra rối rít hỏi:
- Chuyện gì dzậy con? Sao cái chưn đi cà nhắc dzậy? Có bị gãy xương không?...
Long từ từ kể cho mọi người nghe về việc của Lợi, cả nhà luôn miệng cám ơn chàng lại còn mời uống cà phê để trả ơn...
Phải công nhận cô Vân chủ quán, pha cà phê ngon hết xẩy không thể chê chỗ nào được... Vì thế để trả tiền ly cà phê Long hỏi:
- Còn cái xe đạp trên trường học, ở nhà người nào muốn đi lấy về, tiện đường về tôi chở lên dùm luôn cho, chứ đi bộ 3 cây số cũng xa lắm đó...
Cô Vân lên xe nhưng mà ngồi xa lắc, xa đến độ Long không cảm nhận được có người ngồi sau xe mình.
Vì vậy trước khi cho xe chạy Long quay ra sau nhắc nhở:
- Cô vịn cho chắc coi chừng rớt xuống đất nghen. Trặc chân tui không đền nổi đâu đó.
Chiếc xe vừa nhích ga lên là có ai đó chộp ngang eo ếch chàng liền...
Chuyện hôm đó chỉ có vậy thôi, mãi cho đến đầu tháng Long đi lãnh lương khi chạy ngang quán cà phê Vân thì thấy cô ta đang đứng xớ rớ để đón xe ra chợ Rạch Sỏi mua đồ. Tiện đường chàng cho nàng quá giang thêm lần nữa...
Rồi thì đến hôm nay đi mua thuốc hút hai người mới gặp lại nhau còn chuyện xảy ra sau nầy như thế nào mời các bạn xem kỳ tới sẻ rõ....
(Xin mời xem tiếp kỳ 2)
Lanh Nguyễn
Móc ngoặc là một câu chuyện dài lê thê, nhiều khê, nhiều tập không thua gì chuyện vượt biên. Nó là một bức tranh không mấy gì đẹp đẽ, được vẽ lại phong cảnh của nước Việt Nam ta sau ngày bị CS chiếm đóng.Những mẫu chuyện nầy không hay ho cũng không phải là đáng để cho người trong cuộc tự hào gì cả. Nếu không muốn nói là quá xấu hổ cho những ai đã làm cái việc móc ngoặc đó. Cho nên tôi chỉ xin nói với các bạn rằng:
"Những câu chuyện mà tôi viết ở đây là những chuyện tưởng tượng dựa trên thực tế của đất nước Việt Nam từ sau 1975 đến năm 1978. Nếu có trùng tên, trùng địa danh, trùng hoàn cảnh với những người thật ngoài đời, đó là việc ngoài ý muốn của tôi xin các bạn miễn chấp".
Lanh Nguyễn
Sau ngày 30-04-1975 ít lâu quân nhân, công chức làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đều bị bắt đi học tập cải tạo còn các thầy cô giáo thì chưa nghe ai nói năng hay đá động gì tới cả.
Hằng ngày không có chuyện gì làm, mà đúng ra cũng không ai có tinh thần để làm bất cứ việc gì cả. Cho nên Long chỉ cà nhỏng long bong lết đi tán dóc chuyện thời sự từ nhà nầy sang qua nhà khác, trong khi đám thanh niên, thanh nữ "choai choai" trong xóm của chàng đa số mang băng đỏ trên cánh tay áo, tốp theo mấy tay nằm vùng ra chợ Rạch Sỏi, Rạch Giá "mần việc lớn", tốp thì tham gia trong xã nhà, đứa vô làm cửa hàng thương nghiệp, đứa vô làm cửa hàng xăng dầu, đứa vác súng đi long nhong theo mấy tay cán ngố nằm vùng thấy mà ứa gan...
Long có bịnh ghiền thuốc hút, bởi vì hồi còn nhỏ phải làm lụng ngoài ruộng cho nên anh đã biết hút thuốc vấn để ung muỗi, ung con bù mắt và chống lạnh lúc đó rồi. Tới khi lớn lên ra học ở chợ, rồi đi dạy thì không còn hút thuốc vấn nữa mà là hút toàn thuốc gói không thôi. Không tiền thì Bastos xanh, Bastos đỏ còn như mới lãnh lương thì Ruby, Capstan.
Từ hôm "giải phóng" tới nay tự dưng các tiệm tạp hóa không mua hàng được nên chẳng còn món gì để bán ra, ghiền quá Long đành lết qua nhà chú Út kế bên để hút ké thuốc rê.
Thường thường thuốc rê được người ta xếp thành bánh bề ngang khoản 1 tấc dài chừng 2 tấc nên còn được gọi là thuốc bánh, mỗi lần gặp thuốc ngon có khi người dân quê mua cả chục bánh thuốc để dành hút trọn năm.
Thuốc rê được vấn bằng giấy quyến mỏng, lúc kẹt không còn giấy quyến thì người ta lấy giấy báo ̣(còn gọi là giấy "nhựt trình") vò vò cho nó mềm ra rồi mới dùng vấn thuốc mà hút đỡ.
Đến lúc thuốc rê cũng hiếm người dân chế ra cái ống kéo để tiết kiệm thuốc.
Rõ khổ thân cho những tay ghiền thuốc sống trong thời đại "phải dóng"...
Đang bập bập điếu thuốc rê đắng nghét mà nghe chú Út than:
- Cái thời buổi mắc dịch, mắc gió gì mà kỳ cục thấy bà, mua cái giống gì cũng phải mần đơn xin phép, mà tưởng xin phép ai khác tao cũng cam lòng, đằng nầy lại đi xin phép cái thằng Ba Gà Mổ làm tao tức muốn ói máu, cái thằng đó tao có thấy nó làm cái giống gì từ trước tới giờ đâu, vậy mà bây giờ hổng biết sao nó lại thành tổ đảng ở xóm mình.
Long hỏi chú:
- Anh Ba Gà Mổ. Sao lại có cái tên nghe ngộ vậy chú? Đúng lý ra ảnh có một con mắt thì phải đặt tên là Ba Độc Nhãn, hay Ba Chột mới phải chứ chú.
Chú Út nghe hỏi thì cười nhe nguyên cái hàm răng ám khói vàng khè:
- Con hổng biết thiệt à? Chưa có ai kể cho nghe sao?
Long nôn nóng hỏi tới:
- Chưa! Đâu chú kể nghe chơi cho đỡ buồn coi.
- Chuyện cũng hổng có gì ly kỳ cho lắm. Số là hồi thằng Ba mới về cất nhà ở xóm dưới, hồi đó nó kẹt tiền nên hay đi ăn cắp gà của lối xóm mà đem ra chợ Rạch Sỏi bán.
Lúc nó bắt gà người ta thì nó thoa tỏi vô lòng bàn tay nên con gà say tỏi khờ căm hổng kêu la gì ráo trọi, mà cũng không cắn mổ gì hết trơn, vậy mà đến lúc nó đem ra chợ bán, tỏi bay hơi hết mùi nên mấy con gà đã tỉnh queo.
Ta nói thằng Ba bị trời hại, cái lúc nó cầm con gà lên nhóng thử coi mập hay ốm để định giá bán cho người ta, sơ ý thế nào mà nó lại đưa con gà vô gần sát cái bản mặt của nó, bất thình lình con gà mái mổ một cái trúng phóc ngay cái con ngươi ta nói nó bị lọt trồng con mắt ra ngoài.
Đúng là trời hại cái quân ăn cướp trên mồ hôi nước mắt của người khác mà.
Long thắc mắc:
- Làm sao mà chú biết được dzậy? Hổng lẽ anh Ba về nhà khai thiệt chuyện ăn cắp gà sao?
Chú Út cười nghiên ngửa:
- Ta... ta nó...i ông trời có hai con mắt, "Thiên bất dung gian" là đúng y chang mà. Trời xui đất khiến thế nào mà hôm đó Hai Cà Lăm cũng đi chợ Rạch Sỏi, thấy thiên hạ bu quanh một đám quá đông, nó cũng hiếu kỳ nên chen vô coi thử, khi thấy thằng Ba tay bụm con mắt mà mặt mày máu me tùm lum nó hoảng hồn kêu xe lam chở đi nhà thương. Lúc ôm mấy con gà lên xe thì nó mới tá hỏa khi thấy 2 con gà của nó bỏ nhà mà chạy ra chợ nằm chung với đám gà hàng xóm.
Thằng Hai giận quá la lên:
- H..ai..h.h..ai..co..n c.. c..on..gà nầy của..của tui mà...
Cái tên Ba Gà Mổ bắt đầu ra đời từ hôm đó...
Long cầm cái đơn mua thuốc hút lơn tơn tới nhà Ba Gà Mổ nhờ anh ta chứng cho mua 2 cây thuốc Capstan.
Nói nào ngay trong cái xóm nghèo mà còn dốt đó thì Long được xem như là anh chàng chột mắt ngự trị trong xóm mù nên người ta cũng có chút nể chàng. Ba Gà Mổ gặp Long thì ân cần hỏi:
- Chú Long đi đâu dưới nầy mà sớm dzậy?
Long cười cầu tài:
- Xuống tìm anh chứng cho cái đơn mua thuốc hút, hổm rày hút thuốc rê ké đắng thấy bà cố.
Ba Gà Mổ sốt sắng cầm cái đơn của Long xem, khi thấy chàng ghi số lượng là 2 cây thuốc Capstan thì la lên:
- Ý chèn ơi! Mua nhiều quá hổng được đâu chú. Ở chên có quy định phân phối mỗi người hút thuốc với tiêu chuẩn được mua là 2 gói cho 1 tháng, nhà chú có 3 người đàn ông, mà ông Tám và chú Hai hổng hút thuốc dzậy thì mua được chỉ có 2 gói thôi.
Long la lên:
- Anh Ba cũng hút thuốc mà. Anh vấn một ngày mấy điếu thì tui cũng đốt như vậy thôi. Hai gói nhín lắm thì hút được 2 ngày mà dù cho ráng hết sức thì cũng không qua nổi bốn ngày, hổng lẽ 26 ngày còn lại tui phải đi xin thuốc rê nữa sao? Mà xin hoài ai có thuốc đâu nữa để cho chứ?
Ba Gà Mổ gãi đầu than:
- Nhưng mà kẹt lắm, ở chên quy định như dzậy thì tui phải mần theo, nhưng thông cảm cho chú thì tui ghi 3 người 6 gói là hết khả năng tui gồi. Còn như chú muốn mua thêm nữa thì đến hỏi cô Hai cửa hàng trưởng hổng chừng cổ bán thêm cho chú.
Chưa tới ngày tựu trường nên người ta lấy một cái phòng học, lập tạm thành một cửa hàng thương nghiệp. Cửa hàng đó có 2 người, một cửa hàng trưởng và một phó cửa hàng. Cửa hàng mới thành lập dân chúng chưa biết nhiều, hơn nữa dân quê hồi nào tới giờ có thói quen tự do muốn mua gì thì lâu lâu qua chợ ngang sông hay ra Rạch Sỏi, Rạch Giá mà mua đồ rinh về. Viết đơn viết từ ít có người biết rành chữ nghĩa nên họ không thích...
Vậy cho nên cửa hàng thương nghiệp lúc mới mở ế lắm, cô phó thì về nhà, chỉ có cô cửa hàng trưởng đang ngồi đập ruồi...
Thấy Long vừa bước tới trước cửa thì cô Cửa Hàng trưởng mừng rở la lên:
- Anh Long. Anh tới mua đồ hả?
Cái cô nầy có duyên ghê, bán hàng cho nhà nước, người ta tới cửa hàng hổng phải mua đồ, chả lẽ để ghẹo cô ta sao? Lại còn chơi cái nón tai bèo trên đầu trong lúc ngồi ở trong mát thiệt là hết thuốc chữa. Long đang rủa thầm.
Nhưng khi nghe tiếng của cô ta thì chàng cảm thấy quen quen, đến khi bước vô cửa thì mới rỏ là người quen thiệt. Anh hơi mừng nên reo lên:
- Ủa Cô Vân. Cô công tác ở đây hả? Vậy mà tôi tưởng cô còn bán quán cà phê chứ.
Các bạn đừng đoán già đoán non chuyện quen với cô Hai Vân nghen nó chỉ vỏn vẹn có chừng nầy thôi nè...
Số là sau tết Nguyên Đán năm đó Long từ Kiên An được đồi về trường Mong Thọ 19 thế chỗ cho một đồng nghiệp khác cũng được đổi về quê quán ở Vĩnh Long.
Cái trường Mong Thọ 19 nầy cũng là cái trường mà mười mấy năm trước Long học lớp ba ở đó.
Mỗi ngày thằng nhóc nhỏ đều cuốc bộ từ nhà tới trường hơn cây số bất kể trời mưa hay nắng. Vậy mà khi lớn tồng ngồng nó lại làm biếng, cũng khoảng đường hơn cây số đó ngày nào nó cũng lấy xe Honda chạy lên, chạy xuống thấy mà phát mệt...
Một hôm vừa tan học thì anh Sĩ khi đó đang phụ trách dạy lớp 5 chận ngang cửa lớp hỏi:
- Long nè, nhà chú mầy ở gần cây số 17 phải hông?
Tưởng anh Sĩ muốn tới nhà chơi nên Long sốt sắng mời:
- Nhà tôi ở khỏi cây số 18 chút xíu thôi, cách số 17 cũng xa lắm. Anh muốn tới chơi thì tôi chở cho, chừng nào về tôi đưa về, nhưng nếu đi bộ cũng mau lắm.
Anh kéo tay Long vừa đi lại văn phòng vừa nói:
- Hổng phải chuyện tới nhà chơi, mà anh muốn nhờ chú mầy một chuyện khác.
Vào văn phòng hiệu trưởng, anh chỉ một thằng nhóc nhỏ đang ngồi ôm cái chân nói:
- Em Lợi là học trò của mình, hồi nãy lúc ra chơi, giỡn hớt thế nào mà bị trật chân, đứng không nổi mà nhà nó thì ở khỏi cây số 17 một đổi nên không thể nào về nhà được, hơn nữa nó còn kẹt chiếc xe đạp, chú em mầy ở gần đó dùm chở nó về nhà rồi nhắn gia đình họ lên lấy xe đạp về được hông?
Long chở thằng học trò anh Sĩ về nhà nó. Đó là một cái quán cà phê nhỏ, phía trước thì có 3, 4 cái bàn để cho khách uống cà phê, còn gia đình thì quây quần sống ở phía sau.
Long vừa kè thằng bé vô quán thì cả nhà ùa ra rối rít hỏi:
- Chuyện gì dzậy con? Sao cái chưn đi cà nhắc dzậy? Có bị gãy xương không?...
Long từ từ kể cho mọi người nghe về việc của Lợi, cả nhà luôn miệng cám ơn chàng lại còn mời uống cà phê để trả ơn...
Phải công nhận cô Vân chủ quán, pha cà phê ngon hết xẩy không thể chê chỗ nào được... Vì thế để trả tiền ly cà phê Long hỏi:
- Còn cái xe đạp trên trường học, ở nhà người nào muốn đi lấy về, tiện đường về tôi chở lên dùm luôn cho, chứ đi bộ 3 cây số cũng xa lắm đó...
Cô Vân lên xe nhưng mà ngồi xa lắc, xa đến độ Long không cảm nhận được có người ngồi sau xe mình.
Vì vậy trước khi cho xe chạy Long quay ra sau nhắc nhở:
- Cô vịn cho chắc coi chừng rớt xuống đất nghen. Trặc chân tui không đền nổi đâu đó.
Chiếc xe vừa nhích ga lên là có ai đó chộp ngang eo ếch chàng liền...
Chuyện hôm đó chỉ có vậy thôi, mãi cho đến đầu tháng Long đi lãnh lương khi chạy ngang quán cà phê Vân thì thấy cô ta đang đứng xớ rớ để đón xe ra chợ Rạch Sỏi mua đồ. Tiện đường chàng cho nàng quá giang thêm lần nữa...
Rồi thì đến hôm nay đi mua thuốc hút hai người mới gặp lại nhau còn chuyện xảy ra sau nầy như thế nào mời các bạn xem kỳ tới sẻ rõ....
(Xin mời xem tiếp kỳ 2)
Lanh Nguyễn
Anh LN ơi
Trả lờiXóaĐúng 100/100
Anh gợi nhớ chi cái thời bao cấp đối với NXHT là cơn ác mộng
Đọc và thương dân mình ....
Thanks anh L N
Nhờ quen biết cửa hàng trưởng thương nghiệp mà mua được nhiều thuốc hút. Đó chỉ là mở màng của chuyện móc ngoặc. Xin mời NXHT và tất cả các đọc giả nhín chút thời giờ cùng tôi quay trở lại thời kỳ vừa bị mất nước để thấm thía nổi đau của những người từ bỏ đất nước mình ra đi.
Trả lờiXóaRất cám ơn.