Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Ngày xưa tìm lá diêu bông
Ai mà lấy được là chồng của em
Bây giờ em đã hết thèm
Nếu anh có gặp chớ đem lá về
Diêu bông nay em đã chê
Bây giờ em chỉ có mê Diêu Hồng
Thịt ngon mà ít xương trong
Chưng tương, lăn bột chắc không gì bằng
Buồn buồn nấu ngót thêm măng
Làm mấy mươi món anh ăn món nào?
Diêu Hồng nuôi ở trong ao
Trong lồng, sông rộng lớn mau vô cùng...
Trên đồng mặc sức vẫy vùng..
Nước lên nước xuống vui cùng rô phi.
Cá diêu hồng có người còn gọi là cá điêu hồng. Nhưng cho dù là Diêu hay Điêu gì gì đi nữa thì nó cũng có cái tên Mỹ là Red Tilapia. Là một giống cá nước ngọt được lai từ gốc Tilapia, nó có kỳ, vi, vảy màu hồng hồng trông khá đẹp mắt . Còn cá Tilapia nguyên thủy vảy có màu xám xám. Người Việt Nam đặt cho cái tên là cá rô Phi để phân biệt với cá rô biển cũng như rô đồng mà xứ ta đang có.
Cá rô Phi đi vào Việt Nam từ ngày nào thì tui không nhớ rõ, cũng không rành mấy, nhưng tui biết chắc một điều là khi có chương trình Hương Quê thì nhiều người miền Nam đã nuôi nó rồi, trong đó có tôi. Cá rô Phi sanh sản cực kỳ mau lẹ. Tui bỏ 2 cặp cá giống vừa xin ở nhà thằng bạn vào trong một cái ao mới đào, không bao lâu cá rô Phi đã dày đặt.
Thường thì tui cho nó ăn cám trộn với hèm có khi thả rau muống hay bèo cám hoặc da chuột đồng bầm nhuyễn nó cũng đớp sạch bách. Nói chung cá rô phi ăn tạp vô cùng cái gì nó cũng xực ngon lành vì vậy chúng rất mau lớn.
Nhưng mà thời xưa ở Miền Nam cá sông cá đồng nhiều vô số, lại có nhiều giống cá khác ít xương mà thịt lại ngon hơn cá rô phi nhiều, cho nên rô phi không có giá trị về kinh tế. Vì thế mà phong trào nuôi cá rô phi lúc đó không được người dân tích cực hưởng ứng.
Tui bỏ nước ra đi, mười mấy năm sau mới len lén trở về thăm lại quê hương nhà cửa ruộng vườn. Ở quê tui lúc sau nầy làm lúa thần nông ba vụ một năm. Đất ruộng bị khai thác triệt để, thuốc diệt cỏ thuốc trừ sâu được sử dụng tối đa. Môi trường bị nhiểm độc nặng nên các loài thủy sản không có nơi sinh sống.
Tôm cá biến mất từ từ. Để có nguồn thực phẩm cung cấp cho đời sống hằng ngày, người dân quay sang nuôi cá, nuôi tôm. Càng về sau họ nuôi đủ các loại thủy sản.
Nhưng mấy cái mương lớn sau nhà tui, mấy đứa em lại không thích nuôi cá Diêu Hồng hay cá rô Phi, chúng chỉ chịu nuôi cá tra, cá vồ để giúp cho bà con chòm xóm có chổ giải quyết bầu tâm sự. Thiệt là tình mà.
Tui nhớ có lần tui dắt má mình về quê ngoại để thăm bà con. Người cậu, em bạn cô cậu với má tui. Cái ông chủ nhà mà tui ở trọ đi học lúc đầu còn để chỏm "ba vá miếng dừa" đó, bây giờ đang làm nghề nuôi cá giống. Cả chục công đất sau nhà để tránh bị cộng sản sung công vô hợp tác xã nông nghiệp ông ta đã cho đào mương lên líp lập vườn nuôi cá. Trên líp thì trồng cam sành, trồng quýt, trồng đủ loại cây ăn trái.
Dưới ao lớp nuôi cá giống để bán, lớp nuôi cá thịt để cân.
Nghe tin má con tui đến thăm ông mừng lắm cả nhà vui vẻ hàn huyên tâm sự. Chuyện xưa chuyện nay chuyện ngày mất nước, chuyện vượt biển ra đi cho tới chuyện sống nơi xứ người được kể vang rền cả buổi...
Đến chiều ông kêu thằng con trai lại dặn:
- Mầy lấy tay lưới rồi kêu đứa nào theo mầy ra cái mương sau cùng kéo bắt 2 con cá tai tượng lên 1 con chiên xù một con chưng tương để cô Sáu với anh Hai mầyăn thử chơi.
Mợ tui, một tiểu thư miệt vườn chánh hiệu con nai vàng của thời xa xưa còn sót lại. Là một người công dung ngôn hạnh đầy đủ, lại nấu ăn tuyệt vời. Lúc tui còn nhỏ ở đó trọ học, tui nhớ hoài cái món canh chua cua đồng.
Cua đồng ở quê, hồi đó không ai ăn vì nó không có nhiều thịt như cua biển. Cua đồng chỉ có thể để cho những tay thợ nấu bắt chúng đập dập vắt lấy nước và gạch để nấu bún riêu thôi. Còn bọn con nít chúng tui thì lấy 2 cái càng bự tổ chảng vùi than hồng nướng ăn chơi. Vậy mà bà mợ tui lúc không có đồ ăn lại dùng cua đồng vừa nấu canh chua lại còn kho mặn mà món nào ăn cũng ngon lành thử hỏi có tay thợ nấu nào giỏi bằng không nè.
Hôm đó bà làm 2 món cá chiên xù và cá chưng tương. Về cá chưng tương thì hồi nhỏ tui khoái nhứt trên đời là món cá bóng mú chưng dừa do bà nấu. Nhưng cá chưng tương cũng là ngon bá cháy, còn món cá chiên xù thì hôm đó tui mới xơi lần đầu tiên.
Úi chu choa ơi. Cái vi cá nó giòn rụm cắn vô một miếng vừa béo béo mặn mặn còn thịt cá đã thơm lại giòn, cuốn với bánh tráng rau sống thì trời ơi ngon hết ý. Mới ăn có mấy miếng là tui thấy thèm một cốc rượu đế rồi, nhưng mà tui vốn sợ ông cậu khó tánh của mình từ hồi còn nhỏ nên đâu có dám rủ ông ta nhậu.
Tui vừa ăn vừa khen cá tai tượng ngon không tiếc lời. Còn ông cậu tui thì nín thinh tới khi tàn bữa ăn, ông hầm hầm kêu thằng con trai lại cự:
- Ba biểu mầy kéo bắt hai con cá tai tượng sao lại đi bắt cá diêu hồng vậy?
Thằng nhỏ lí nhí trả lời:
- Dạ! Tại cái mương đó rộng quá mà cá tai tượng còn lại rất ít chưa tới chục con nên kéo hoài nó vẫn hổng chịu vô lưới, vậy thì làm sao mà bắt cho được nên con mới qua mương nhà anh Ba kéo cá diêu hồng cho dễ.
Ông cậu tui làm thinh nhưng lại quay sang tui nói như ra lịnh:
- Thằng hai mầy ở lại chơi thêm một ngày nữa đi. Chiều mai hẳn về, con Bé Tư đi giao cá giống bên Đồng Tháp hôm nay không về kịp mà em nó muốn gặp con lắm.
Bé Tư là con bé mà lúc tôi ở trọ thường được giao cho nhiệm vụ coi chừng nó.
Dễ chừng gần 20 năm rồi anh em chưa gặp lại lần nào cả, nhưng mà má tui thì còn rất nhiều anh chị em ruột cũng như bà con xa gần đã lâu lắm bà chưa tới thăm nên bà từ chối:
- Cậu để cho tụi tui dzìa đi. Còn phải ghé qua nhà Dì Bảy và Cậu Út cho nó thăm nữa chứ.
Ông Cậu tui cố dụ khị:
- Thì ngày mai đi cũng được mà. Ở lại đi tui kêu tụi nó tát luôn cái mương bắt cá tai tượng nướng muối ớt để anh em tụi nó nhậu chơi.
Nghe nhậu là tui mê rồi lại muốn xem coi con cá tai tượng mặt mũi ra sao nên tui làm thinh chờ ý kiến của má mình nhưng mà bà còn muốn đi nhanh để thăm mấy người em ruột của mình nên nhất định đòi ra về làm tui tiếc hùi hụi...
Đi thăm hết gia đình bên ngoại tui, mỗi nhà ghé chơi một chút cũng mất hết 2 ngày trời. Về nhà tui tiếc mấy con cá tai tượng chưa được ăn thử, nên luôn miệng khen mấy con cá diêu hồng chiên xù cuốn bánh tráng ngon bá cháy. Mấy đứa em tui cười khì ghẹo tui:
- Tưởng cá gì quí giá cho lắm, khó tìm chứ cá diêu hồng chợ nào mà hổng có, bây giờ người ta nuôi nhiều lắm, sáng mai tụi em qua chợ nhà coi thử. Nếu có cá lớn tụi em sẽ mua về nấu canh chua hay là kho lạt với khóm cho anh ăn.
Ba tuần lễ qua nhanh còn mấy ngày nữa là tui phải trở về Mỹ để đi cày. Một đêm tối trời ngủ không được tui ra gốc xoài sau nhà ngồi hút thuốc, bỗng dưng tui nhớ thằng Tài quá cở, nhớ những tối hai đứa tui ngồi nhâm nhi rượu đế với khô cá chạch nướng cũng dưới cái gốc cây xoài nầy, bây giờ chỉ còn lại mình tui, nó thì đang nằm trong lòng đất lạnh. Buồn...
Ở miền quê thời xưa quanh năm đều có nguồn thực phẩm thiên nhiên rất phong phú từ chim chóc, chuột, rắn, rùa cho đến cá sông, cá đồng ... mà nhiều nhất vẫn là cá đồng. Cá có nhiều ít tùy theo tháng và tùy theo mùa. Mỗi mùa đều có cách bắt cá khác nhau. Khi thì cắm câu giăng lưới, lúc thì chài cá lúc lại đi soi, đồng khô thì tát đìa bắt chúng...
Mùa cá bắt được nhiều ăn không hết người ta thường làm khô hoặc làm mắm để dành qua mùa ít cá lấy ra ăn dần dần. Bây giờ cá ít quá không có đủ để ăn nên mắm và khô cũng hiếm đi...
Lúc trước cuối tháng 10 nước bắt đầu rút xuống. Cá trên ruộng theo con nước để ra sông. Nước trên ruộng có độ phèn rất cao gặp nước sông gây ra phãn ứng hóa học thế nào đó mà tui không rành mấy khiến cho tôm cá chịu không nổi phải trồi lên hết trên mặt nước. Người dân quê chúng tui gọi hiện tượng đó là "Cá Dại".
Mùa cá dại kéo dài 2 hay 3 ngày là cùng. Cá dại nổi trên mặt nước từng bầy, nhỏ thì vài chục con, lớn có khi vài chục ngàn con, đủ cả các loại cá.
Người lớn thì dùng chài hay vợt ra sức vớt cá để dành ăn, con nít tụi tui thì dùng chỉa ban đêm đi soi tôm, còn ban ngày thì dùng rổ xúc cá chạch để làm khô.
Cá chạch cũng không chịu nổi hai thứ nước đụng nhau nên chúng chui vào rể lục bình mà trốn trong đó. Tụi tui chỉ cần hứng cái rổ ở phía dưới dề lục bình rồi nhẹ nhàng nâng nó lên dề lục bình nằm gọn trong rổ vậy là chỉ còn dùng tay giũ giũ mạnh một chút, thế nào cũng có vài chú cá chạch lọt ra.
Cá chạch để nguyên con nhún vô nước muối rồi đem phơi khô. Nắng tốt chỉ cần 2 nắng là biến thành khô rồi.
Khô cá chạch nướng than cháy cháy lấy cây đập sơ sơ cho bung ra hết mấy cái da khét rồi đem chấm nước mắm me, đưa cay với rượu đế Đường Xuồng thì cho dù không thấy đường mương cũng thấy gốc cây hay nền đất...
Sáng hôm đó tui kêu thằng cháu tới hỏi:
- Bên chợ mình có bán khô cá chạch không dzị?
Nó cười cười trả lời:
- Cậu đi vượt biên rồi cá tôm cũng đi theo số còn lại đâu có bao nhiêu. "Cá chạch khôn" còn không có, có đâu "cá chạch dại" mà mần khô. Ở miệt trên người ta nuôi cá mới có cá để làm khô xuất khẩu. Dưới mình cá tươi còn không đủ ăn, cá đâu có mà làm khô. Ngoài chợ Rạch Sỏi chắc là có khô cá đuối ăn cũng ngon lắm.
Chiều hôm đó tui nhảy lên chiếc Honda theo nó ra chợ cá Rạch Sỏi tìm mua khô cá đuối để tối nhậu lai rai mà nhớ lại những ngày chưa mất nước. Tui đang đứng chờ nó trả giá mua khô thì nghe 2 cô bán cá kế bên than với nhau:
- Lúc nầy thiên hạ tu hành nhiều quá cho nên ngày gằm cá bán chẳng có ai mua. Chời ơi! Ế gì mà ế dữ thần dzậy nè. Cá của bà ít chết còn có thể gộng để ngày mai qua gằm bán tiếp còn cá của tui chết nhiều quá biết đem về làm cái gì đây? Phải chi mua cá lóc hay sặc gằn còn làm khô bán lại cũng được. Ba con cá diêu hồng nầy mà muối lại để bán cá muối hổng biết có ai mua hông đây. Hôm nay chắc là lổ "sặc máu mũi sủi máu mồm" gồi...
Cô bên kia cũng nhăn nhó trả lời:
- Của tui cũng dzị mà thôi, chết chước hay chết sau có gì khác nhau đâu? Thứ Diêu hồng nầy phải gộng nó chổ có nước chảy thì nó mới sống được, gộng nước lu nó cũng ngủm hết chơn mà thôi.
Nghe 2 cô gái than với nhau làm tui chạnh lòng nhớ lại chuyện hồi nhỏ tui cũng theo mẹ mình đi bán hàng rong ngoài chợ, những lúc bán ế tui cũng rao khan cả cổ họng còn trong bụng thì vái lầm thầm xem coi có quới nhân nào đến mua ủng hộ không. Vì thế mà khi thằng cháu tui trở lại tui mới hỏi nó:
- Cá diêu hồng chết rồi mình làm được món gì ăn ngon ?
Nó cười cười:
- Cá sống thì làm được nhiều món còn cá chết thì chỉ có muối xã chiên thôi. Nhưng mà nhà mình còn thiếu gì đồ ăn chắc mẹ con với dì ba hổng chịu cho cậu ăn cá muối đâu.
Tui chưa biết làm cách nào để giúp 2 cô bán cá nên quay ra hỏi cô gái ngồi gần nơi tôi đứng:
- Cá diêu hồng nầy làm khô được hông cô?
Cô gái bán cá nghạc nhiên ngước cặp mắt "nai già" nhìn tôi rồi mỉm cười:
- Cá nào mà làm khô không được. Có điều em chưa thấy ai làm khô cá diêu hồng.
Tôi cũng cười cười:
- Thì hôm nay cô thấy rồi đó. Mà cô bán cá chết một ký bao nhiêu. Cô có làm dùm cho khách mua không vậy?
Buổi chợ chiều cá đang bị ế mà có người hỏi mua cá chết cô gái mừng rân:
- Mua dùm em ít kí đi anh em để giá gẻ làm quen em sẽ đánh vãy chặt kì mổ bụng dùm luôn cho.
Thằng cháu tui hỏi lại:
- Mà chị bán bao nhiêu một kí vậy?
-Gẻ mà. Cá sống 22 ngàn còn cá chết tui tính 18 ngàn 1 kí thôi.
Thằng cháu tui cũng là dân thường bị vợ bắt đi chợ mua đồ nên nó cười lớn trả lời:
- Chị hai ơi! Chợ sáng sớm người ta bán chỉ có 20 ngàn một kí cá sống mà thôi, bây giờ xế chiều rồi chị còn nói thách cở đó làm sao mà cá của chị hổng còn y nguyên cho được?
Cô bán cá không hề giận mà vui vẻ hỏi lại:
- Vậy anh muốn em bán bao nhiêu 1 kí thì vừa?
- Cá sống 20 ngàn còn cá chết mất nửa giá 10 ngàn thôi nghen.
Cô bán cá thở ra như quả bong bóng bị xì hơi. Chắc cô nàng đang thất vọng nảo nề vì gặp phải một anh chàng nội trợ đảm đang, nhưng bạn hàng thời buổi nào cũng vậy nếu chưa bán được hàng thì cái miệng vẫn ngọt sớt như cục đường phèn:
- Anh hai ơi! Em nói thiệt cho anh thương. Cá em mua vô đã là 15 ngàn 1 kí gồi, anh chả có 10 ngàn một kí điệu nầy em lổ thắt họng về nhà có nước lấy mo bó đít chứ còn không thì sẽ bị má đánh no đòn cho coi. Thêm cho em chút đỉnh dùm đi.
Thằng cháu tui cũng đã có vợ rồi nên không hề động lòng:
- Từ sáng đến giờ chị bán cá sống lấy lời biết bao nhiêu còn cá chết thì phải chịu lổ chút ít chứ. Bán buôn có khi vầy khi khác mà.
- Vậy thôi dứt giá em để cho anh 15 ngàn 1 kí đó. Em làm dùm luôn cho, khỏi tính tiền công. Muốn cân mấy kí? 1 kí hay 2 kí?
Thằng cháu tui vẫn còn làm thinh.Cô bán cá đưa mắt sang tui như cầu cứu. Tui cười cười hỏi cô ta:
- Nếu tui mua hết cá chết cá sống trong 2 cái thau của cô, cô có thể chở nó về dùm cho tui được không? Nhà tui cách đây chừng 7,8 cây số là cùng.
Tưởng tui nói chơi cô ta nhanh nhẹn trả lời:
- Sao mà hổng được. Em còn có thể mổ bụng móc guột luôn cho anh nữa kìa nói chi cái chiện đánh vãy chặt kỳ hay chở cá về nhà dùm. Mà anh nói chơi hay nói giởn dzậy đừng làm em mừng hụt nghen.
-Tui nói thiệt mà.
Cô ta nhanh nhẹn đi mua 2 cái túi xách bằng vải nylon rồi cân hết số cá còn lại trong 2 cái thau. Cô gái bên kia cũng sang phụ đánh vãy cắt kỳ, khi làm xong rồi cô nàng cũng năn nỉ tui mua luôn số cá còn lại của cô ta...
Thấy 4 bao cá bự bành ki, dể chừng cở 5,6 chục kí. Mấy đứa em gái tui la làng:
- Anh hai mua cá chi mà nhiều dữ thần dzậy? Cá diêu hồng mở nhiều lắm đâu có làm mắm được. Hổng lẻ muốn đem chia cho hết cái xóm nầy sao?.
Má tui rầy:
- Muốn tặng ai thì mua cá sống mà tặng. Đâu thể nào đem bố thí cá chết cho người ta được. Làm mắm hổng được thì mần khô cho nó đem về Mỹ ăn đở ghiền.
Má tui lúc nào cũng nhớ tui là cái đứa "đạo khô, đạo mắm". Tui có thể ăn mắm hay khô liên tục hằng tháng trời mà không hề biết ngán. Hai đứa em kế đều lên tiếng một lượt:
- Còn 2 ngày nữa là anh hai phải lên Sài Gòn rồi. Cá nầy lớn quá đâu thể nào phơi khô cho kịp.
Thằng cháu đưa ý kiến:
- Hay là xẻ banh ra như cá lóc đi, làm dzị sẻ mau khô hơn nhiều. Trời lúc nầy nắng gắt 2 ngày là khô queo hết rồi...
Thế là cháu gái, cháu dâu, cháu hàng xóm mười mấy đứa xúm nhau cắt đầu mổ bụng xẻ banh ra lấy cái xương sống chính giữa bỏ ra, chẳng bao lâu 4 bao cá diêu hồng đã thanh toán xong xuôi.
Đầu cá, xương cá tui kêu chúng nó bỏ đi nhưng đứa nào cũng nói:
- Con cá ngon nhất cái đầu mà cậu kêu bỏ thì con cá còn gì mà ăn? Xương nầy còn thịt dính nhóc luôn bỏ đi rất uổng vậy thì nấu nồi bún cá thiệt bự ăn cho đã đời Vân Tiên...
Mấy đứa em gái tui thường hay đi đám giổ ở quê ngoại cũng học được chút ít kinh nghiệm về nấu ăn nên thay vì làm khô thì chỉ có việc ướp muối vô cá để qua đêm cho thấm muối rồi lấy ra phơi, nhưng sáng hôm sau tụi nó còn đâm tỏi ớt, vắt nước trái gất trộn lại với nhau, sau đó lấy từng miếng cá muối lăn đều rồi mới đem ra phơi...
Hai ngày sau đó khô cá diêu hồng hoàn tất. Tui lấy một miếng chiên thử. Chu choa ơi nó ngon vô cùng. Chưa thấy một loại khô đồng nào ngon bằng. Màu khô hồng hồng của trái gất, thịt cá vừa béo lại có vị cay cay của ớt thiệt là một thứ đặc sản hiếm thấy ở xứ Mong Thọ của tui mà không ai có thể tìm mua được...
Kể từ lần đó mỗi khi về thăm nhà trở qua Mỹ lần nào tui cũng cộ về một thùng 50 pound khô cá diêu hồng để làm quà biếu.
Lâu lắm rồi từ ngày mẹ mất, tui không trở về quê cũ thêm lần nào nữa nên hầu như quên đi món khô nầy.
Hai tuần lễ trước đứa em kế qua thăm con gái, nó đã mang từ quê nhà sang cho tôi một thùng khô cá diêu hồng làm tui nhớ lại chuyện xưa quá cở...
Các bạn nào còn ở Việt Nam không tin có loại khô tên "diêu hồng", thì hảy thử bắt cá diêu hồng đem ra làm khô theo cách tui vừa kể xem sao, để coi thử tui nói có đúng không nha. KKK
Lanh Nguyễn
Khô Cá Diêu Hồng |
Ai mà lấy được là chồng của em
Bây giờ em đã hết thèm
Nếu anh có gặp chớ đem lá về
Diêu bông nay em đã chê
Bây giờ em chỉ có mê Diêu Hồng
Thịt ngon mà ít xương trong
Chưng tương, lăn bột chắc không gì bằng
Buồn buồn nấu ngót thêm măng
Làm mấy mươi món anh ăn món nào?
Diêu Hồng nuôi ở trong ao
Trong lồng, sông rộng lớn mau vô cùng...
Trên đồng mặc sức vẫy vùng..
Nước lên nước xuống vui cùng rô phi.
Cá diêu hồng có người còn gọi là cá điêu hồng. Nhưng cho dù là Diêu hay Điêu gì gì đi nữa thì nó cũng có cái tên Mỹ là Red Tilapia. Là một giống cá nước ngọt được lai từ gốc Tilapia, nó có kỳ, vi, vảy màu hồng hồng trông khá đẹp mắt . Còn cá Tilapia nguyên thủy vảy có màu xám xám. Người Việt Nam đặt cho cái tên là cá rô Phi để phân biệt với cá rô biển cũng như rô đồng mà xứ ta đang có.
Cá Diêu Hồng |
Cá Rô Phi |
Nhưng mà thời xưa ở Miền Nam cá sông cá đồng nhiều vô số, lại có nhiều giống cá khác ít xương mà thịt lại ngon hơn cá rô phi nhiều, cho nên rô phi không có giá trị về kinh tế. Vì thế mà phong trào nuôi cá rô phi lúc đó không được người dân tích cực hưởng ứng.
Tui bỏ nước ra đi, mười mấy năm sau mới len lén trở về thăm lại quê hương nhà cửa ruộng vườn. Ở quê tui lúc sau nầy làm lúa thần nông ba vụ một năm. Đất ruộng bị khai thác triệt để, thuốc diệt cỏ thuốc trừ sâu được sử dụng tối đa. Môi trường bị nhiểm độc nặng nên các loài thủy sản không có nơi sinh sống.
Mương nuôi cá vồ |
Nhưng mấy cái mương lớn sau nhà tui, mấy đứa em lại không thích nuôi cá Diêu Hồng hay cá rô Phi, chúng chỉ chịu nuôi cá tra, cá vồ để giúp cho bà con chòm xóm có chổ giải quyết bầu tâm sự. Thiệt là tình mà.
Tui nhớ có lần tui dắt má mình về quê ngoại để thăm bà con. Người cậu, em bạn cô cậu với má tui. Cái ông chủ nhà mà tui ở trọ đi học lúc đầu còn để chỏm "ba vá miếng dừa" đó, bây giờ đang làm nghề nuôi cá giống. Cả chục công đất sau nhà để tránh bị cộng sản sung công vô hợp tác xã nông nghiệp ông ta đã cho đào mương lên líp lập vườn nuôi cá. Trên líp thì trồng cam sành, trồng quýt, trồng đủ loại cây ăn trái.
Dưới ao lớp nuôi cá giống để bán, lớp nuôi cá thịt để cân.
Nghe tin má con tui đến thăm ông mừng lắm cả nhà vui vẻ hàn huyên tâm sự. Chuyện xưa chuyện nay chuyện ngày mất nước, chuyện vượt biển ra đi cho tới chuyện sống nơi xứ người được kể vang rền cả buổi...
Đến chiều ông kêu thằng con trai lại dặn:
- Mầy lấy tay lưới rồi kêu đứa nào theo mầy ra cái mương sau cùng kéo bắt 2 con cá tai tượng lên 1 con chiên xù một con chưng tương để cô Sáu với anh Hai mầyăn thử chơi.
Mợ tui, một tiểu thư miệt vườn chánh hiệu con nai vàng của thời xa xưa còn sót lại. Là một người công dung ngôn hạnh đầy đủ, lại nấu ăn tuyệt vời. Lúc tui còn nhỏ ở đó trọ học, tui nhớ hoài cái món canh chua cua đồng.
Cua đồng ở quê, hồi đó không ai ăn vì nó không có nhiều thịt như cua biển. Cua đồng chỉ có thể để cho những tay thợ nấu bắt chúng đập dập vắt lấy nước và gạch để nấu bún riêu thôi. Còn bọn con nít chúng tui thì lấy 2 cái càng bự tổ chảng vùi than hồng nướng ăn chơi. Vậy mà bà mợ tui lúc không có đồ ăn lại dùng cua đồng vừa nấu canh chua lại còn kho mặn mà món nào ăn cũng ngon lành thử hỏi có tay thợ nấu nào giỏi bằng không nè.
Hôm đó bà làm 2 món cá chiên xù và cá chưng tương. Về cá chưng tương thì hồi nhỏ tui khoái nhứt trên đời là món cá bóng mú chưng dừa do bà nấu. Nhưng cá chưng tương cũng là ngon bá cháy, còn món cá chiên xù thì hôm đó tui mới xơi lần đầu tiên.
Úi chu choa ơi. Cái vi cá nó giòn rụm cắn vô một miếng vừa béo béo mặn mặn còn thịt cá đã thơm lại giòn, cuốn với bánh tráng rau sống thì trời ơi ngon hết ý. Mới ăn có mấy miếng là tui thấy thèm một cốc rượu đế rồi, nhưng mà tui vốn sợ ông cậu khó tánh của mình từ hồi còn nhỏ nên đâu có dám rủ ông ta nhậu.
Tui vừa ăn vừa khen cá tai tượng ngon không tiếc lời. Còn ông cậu tui thì nín thinh tới khi tàn bữa ăn, ông hầm hầm kêu thằng con trai lại cự:
- Ba biểu mầy kéo bắt hai con cá tai tượng sao lại đi bắt cá diêu hồng vậy?
Thằng nhỏ lí nhí trả lời:
- Dạ! Tại cái mương đó rộng quá mà cá tai tượng còn lại rất ít chưa tới chục con nên kéo hoài nó vẫn hổng chịu vô lưới, vậy thì làm sao mà bắt cho được nên con mới qua mương nhà anh Ba kéo cá diêu hồng cho dễ.
Ông cậu tui làm thinh nhưng lại quay sang tui nói như ra lịnh:
- Thằng hai mầy ở lại chơi thêm một ngày nữa đi. Chiều mai hẳn về, con Bé Tư đi giao cá giống bên Đồng Tháp hôm nay không về kịp mà em nó muốn gặp con lắm.
Bé Tư là con bé mà lúc tôi ở trọ thường được giao cho nhiệm vụ coi chừng nó.
Dễ chừng gần 20 năm rồi anh em chưa gặp lại lần nào cả, nhưng mà má tui thì còn rất nhiều anh chị em ruột cũng như bà con xa gần đã lâu lắm bà chưa tới thăm nên bà từ chối:
- Cậu để cho tụi tui dzìa đi. Còn phải ghé qua nhà Dì Bảy và Cậu Út cho nó thăm nữa chứ.
Ông Cậu tui cố dụ khị:
- Thì ngày mai đi cũng được mà. Ở lại đi tui kêu tụi nó tát luôn cái mương bắt cá tai tượng nướng muối ớt để anh em tụi nó nhậu chơi.
Cá Tai Tượng |
Đi thăm hết gia đình bên ngoại tui, mỗi nhà ghé chơi một chút cũng mất hết 2 ngày trời. Về nhà tui tiếc mấy con cá tai tượng chưa được ăn thử, nên luôn miệng khen mấy con cá diêu hồng chiên xù cuốn bánh tráng ngon bá cháy. Mấy đứa em tui cười khì ghẹo tui:
- Tưởng cá gì quí giá cho lắm, khó tìm chứ cá diêu hồng chợ nào mà hổng có, bây giờ người ta nuôi nhiều lắm, sáng mai tụi em qua chợ nhà coi thử. Nếu có cá lớn tụi em sẽ mua về nấu canh chua hay là kho lạt với khóm cho anh ăn.
Ba tuần lễ qua nhanh còn mấy ngày nữa là tui phải trở về Mỹ để đi cày. Một đêm tối trời ngủ không được tui ra gốc xoài sau nhà ngồi hút thuốc, bỗng dưng tui nhớ thằng Tài quá cở, nhớ những tối hai đứa tui ngồi nhâm nhi rượu đế với khô cá chạch nướng cũng dưới cái gốc cây xoài nầy, bây giờ chỉ còn lại mình tui, nó thì đang nằm trong lòng đất lạnh. Buồn...
Ở miền quê thời xưa quanh năm đều có nguồn thực phẩm thiên nhiên rất phong phú từ chim chóc, chuột, rắn, rùa cho đến cá sông, cá đồng ... mà nhiều nhất vẫn là cá đồng. Cá có nhiều ít tùy theo tháng và tùy theo mùa. Mỗi mùa đều có cách bắt cá khác nhau. Khi thì cắm câu giăng lưới, lúc thì chài cá lúc lại đi soi, đồng khô thì tát đìa bắt chúng...
Mùa cá bắt được nhiều ăn không hết người ta thường làm khô hoặc làm mắm để dành qua mùa ít cá lấy ra ăn dần dần. Bây giờ cá ít quá không có đủ để ăn nên mắm và khô cũng hiếm đi...
Lúc trước cuối tháng 10 nước bắt đầu rút xuống. Cá trên ruộng theo con nước để ra sông. Nước trên ruộng có độ phèn rất cao gặp nước sông gây ra phãn ứng hóa học thế nào đó mà tui không rành mấy khiến cho tôm cá chịu không nổi phải trồi lên hết trên mặt nước. Người dân quê chúng tui gọi hiện tượng đó là "Cá Dại".
Mùa cá dại kéo dài 2 hay 3 ngày là cùng. Cá dại nổi trên mặt nước từng bầy, nhỏ thì vài chục con, lớn có khi vài chục ngàn con, đủ cả các loại cá.
Người lớn thì dùng chài hay vợt ra sức vớt cá để dành ăn, con nít tụi tui thì dùng chỉa ban đêm đi soi tôm, còn ban ngày thì dùng rổ xúc cá chạch để làm khô.
Cá chạch cũng không chịu nổi hai thứ nước đụng nhau nên chúng chui vào rể lục bình mà trốn trong đó. Tụi tui chỉ cần hứng cái rổ ở phía dưới dề lục bình rồi nhẹ nhàng nâng nó lên dề lục bình nằm gọn trong rổ vậy là chỉ còn dùng tay giũ giũ mạnh một chút, thế nào cũng có vài chú cá chạch lọt ra.
Cá chạch để nguyên con nhún vô nước muối rồi đem phơi khô. Nắng tốt chỉ cần 2 nắng là biến thành khô rồi.
Khô cá chạch nướng than cháy cháy lấy cây đập sơ sơ cho bung ra hết mấy cái da khét rồi đem chấm nước mắm me, đưa cay với rượu đế Đường Xuồng thì cho dù không thấy đường mương cũng thấy gốc cây hay nền đất...
Sáng hôm đó tui kêu thằng cháu tới hỏi:
- Bên chợ mình có bán khô cá chạch không dzị?
Nó cười cười trả lời:
- Cậu đi vượt biên rồi cá tôm cũng đi theo số còn lại đâu có bao nhiêu. "Cá chạch khôn" còn không có, có đâu "cá chạch dại" mà mần khô. Ở miệt trên người ta nuôi cá mới có cá để làm khô xuất khẩu. Dưới mình cá tươi còn không đủ ăn, cá đâu có mà làm khô. Ngoài chợ Rạch Sỏi chắc là có khô cá đuối ăn cũng ngon lắm.
Chiều hôm đó tui nhảy lên chiếc Honda theo nó ra chợ cá Rạch Sỏi tìm mua khô cá đuối để tối nhậu lai rai mà nhớ lại những ngày chưa mất nước. Tui đang đứng chờ nó trả giá mua khô thì nghe 2 cô bán cá kế bên than với nhau:
- Lúc nầy thiên hạ tu hành nhiều quá cho nên ngày gằm cá bán chẳng có ai mua. Chời ơi! Ế gì mà ế dữ thần dzậy nè. Cá của bà ít chết còn có thể gộng để ngày mai qua gằm bán tiếp còn cá của tui chết nhiều quá biết đem về làm cái gì đây? Phải chi mua cá lóc hay sặc gằn còn làm khô bán lại cũng được. Ba con cá diêu hồng nầy mà muối lại để bán cá muối hổng biết có ai mua hông đây. Hôm nay chắc là lổ "sặc máu mũi sủi máu mồm" gồi...
Cô bên kia cũng nhăn nhó trả lời:
- Của tui cũng dzị mà thôi, chết chước hay chết sau có gì khác nhau đâu? Thứ Diêu hồng nầy phải gộng nó chổ có nước chảy thì nó mới sống được, gộng nước lu nó cũng ngủm hết chơn mà thôi.
Nghe 2 cô gái than với nhau làm tui chạnh lòng nhớ lại chuyện hồi nhỏ tui cũng theo mẹ mình đi bán hàng rong ngoài chợ, những lúc bán ế tui cũng rao khan cả cổ họng còn trong bụng thì vái lầm thầm xem coi có quới nhân nào đến mua ủng hộ không. Vì thế mà khi thằng cháu tui trở lại tui mới hỏi nó:
- Cá diêu hồng chết rồi mình làm được món gì ăn ngon ?
Nó cười cười:
- Cá sống thì làm được nhiều món còn cá chết thì chỉ có muối xã chiên thôi. Nhưng mà nhà mình còn thiếu gì đồ ăn chắc mẹ con với dì ba hổng chịu cho cậu ăn cá muối đâu.
Tui chưa biết làm cách nào để giúp 2 cô bán cá nên quay ra hỏi cô gái ngồi gần nơi tôi đứng:
- Cá diêu hồng nầy làm khô được hông cô?
Cô gái bán cá nghạc nhiên ngước cặp mắt "nai già" nhìn tôi rồi mỉm cười:
- Cá nào mà làm khô không được. Có điều em chưa thấy ai làm khô cá diêu hồng.
Tôi cũng cười cười:
- Thì hôm nay cô thấy rồi đó. Mà cô bán cá chết một ký bao nhiêu. Cô có làm dùm cho khách mua không vậy?
Buổi chợ chiều cá đang bị ế mà có người hỏi mua cá chết cô gái mừng rân:
- Mua dùm em ít kí đi anh em để giá gẻ làm quen em sẽ đánh vãy chặt kì mổ bụng dùm luôn cho.
Thằng cháu tui hỏi lại:
- Mà chị bán bao nhiêu một kí vậy?
-Gẻ mà. Cá sống 22 ngàn còn cá chết tui tính 18 ngàn 1 kí thôi.
Thằng cháu tui cũng là dân thường bị vợ bắt đi chợ mua đồ nên nó cười lớn trả lời:
- Chị hai ơi! Chợ sáng sớm người ta bán chỉ có 20 ngàn một kí cá sống mà thôi, bây giờ xế chiều rồi chị còn nói thách cở đó làm sao mà cá của chị hổng còn y nguyên cho được?
Cô bán cá không hề giận mà vui vẻ hỏi lại:
- Vậy anh muốn em bán bao nhiêu 1 kí thì vừa?
- Cá sống 20 ngàn còn cá chết mất nửa giá 10 ngàn thôi nghen.
Cô bán cá thở ra như quả bong bóng bị xì hơi. Chắc cô nàng đang thất vọng nảo nề vì gặp phải một anh chàng nội trợ đảm đang, nhưng bạn hàng thời buổi nào cũng vậy nếu chưa bán được hàng thì cái miệng vẫn ngọt sớt như cục đường phèn:
- Anh hai ơi! Em nói thiệt cho anh thương. Cá em mua vô đã là 15 ngàn 1 kí gồi, anh chả có 10 ngàn một kí điệu nầy em lổ thắt họng về nhà có nước lấy mo bó đít chứ còn không thì sẽ bị má đánh no đòn cho coi. Thêm cho em chút đỉnh dùm đi.
Thằng cháu tui cũng đã có vợ rồi nên không hề động lòng:
- Từ sáng đến giờ chị bán cá sống lấy lời biết bao nhiêu còn cá chết thì phải chịu lổ chút ít chứ. Bán buôn có khi vầy khi khác mà.
- Vậy thôi dứt giá em để cho anh 15 ngàn 1 kí đó. Em làm dùm luôn cho, khỏi tính tiền công. Muốn cân mấy kí? 1 kí hay 2 kí?
Thằng cháu tui vẫn còn làm thinh.Cô bán cá đưa mắt sang tui như cầu cứu. Tui cười cười hỏi cô ta:
- Nếu tui mua hết cá chết cá sống trong 2 cái thau của cô, cô có thể chở nó về dùm cho tui được không? Nhà tui cách đây chừng 7,8 cây số là cùng.
Tưởng tui nói chơi cô ta nhanh nhẹn trả lời:
- Sao mà hổng được. Em còn có thể mổ bụng móc guột luôn cho anh nữa kìa nói chi cái chiện đánh vãy chặt kỳ hay chở cá về nhà dùm. Mà anh nói chơi hay nói giởn dzậy đừng làm em mừng hụt nghen.
-Tui nói thiệt mà.
Cô ta nhanh nhẹn đi mua 2 cái túi xách bằng vải nylon rồi cân hết số cá còn lại trong 2 cái thau. Cô gái bên kia cũng sang phụ đánh vãy cắt kỳ, khi làm xong rồi cô nàng cũng năn nỉ tui mua luôn số cá còn lại của cô ta...
Thấy 4 bao cá bự bành ki, dể chừng cở 5,6 chục kí. Mấy đứa em gái tui la làng:
- Anh hai mua cá chi mà nhiều dữ thần dzậy? Cá diêu hồng mở nhiều lắm đâu có làm mắm được. Hổng lẻ muốn đem chia cho hết cái xóm nầy sao?.
Má tui rầy:
- Muốn tặng ai thì mua cá sống mà tặng. Đâu thể nào đem bố thí cá chết cho người ta được. Làm mắm hổng được thì mần khô cho nó đem về Mỹ ăn đở ghiền.
Má tui lúc nào cũng nhớ tui là cái đứa "đạo khô, đạo mắm". Tui có thể ăn mắm hay khô liên tục hằng tháng trời mà không hề biết ngán. Hai đứa em kế đều lên tiếng một lượt:
- Còn 2 ngày nữa là anh hai phải lên Sài Gòn rồi. Cá nầy lớn quá đâu thể nào phơi khô cho kịp.
Thằng cháu đưa ý kiến:
- Hay là xẻ banh ra như cá lóc đi, làm dzị sẻ mau khô hơn nhiều. Trời lúc nầy nắng gắt 2 ngày là khô queo hết rồi...
Thế là cháu gái, cháu dâu, cháu hàng xóm mười mấy đứa xúm nhau cắt đầu mổ bụng xẻ banh ra lấy cái xương sống chính giữa bỏ ra, chẳng bao lâu 4 bao cá diêu hồng đã thanh toán xong xuôi.
Đầu cá, xương cá tui kêu chúng nó bỏ đi nhưng đứa nào cũng nói:
- Con cá ngon nhất cái đầu mà cậu kêu bỏ thì con cá còn gì mà ăn? Xương nầy còn thịt dính nhóc luôn bỏ đi rất uổng vậy thì nấu nồi bún cá thiệt bự ăn cho đã đời Vân Tiên...
Mấy đứa em gái tui thường hay đi đám giổ ở quê ngoại cũng học được chút ít kinh nghiệm về nấu ăn nên thay vì làm khô thì chỉ có việc ướp muối vô cá để qua đêm cho thấm muối rồi lấy ra phơi, nhưng sáng hôm sau tụi nó còn đâm tỏi ớt, vắt nước trái gất trộn lại với nhau, sau đó lấy từng miếng cá muối lăn đều rồi mới đem ra phơi...
Hai ngày sau đó khô cá diêu hồng hoàn tất. Tui lấy một miếng chiên thử. Chu choa ơi nó ngon vô cùng. Chưa thấy một loại khô đồng nào ngon bằng. Màu khô hồng hồng của trái gất, thịt cá vừa béo lại có vị cay cay của ớt thiệt là một thứ đặc sản hiếm thấy ở xứ Mong Thọ của tui mà không ai có thể tìm mua được...
Kể từ lần đó mỗi khi về thăm nhà trở qua Mỹ lần nào tui cũng cộ về một thùng 50 pound khô cá diêu hồng để làm quà biếu.
Lâu lắm rồi từ ngày mẹ mất, tui không trở về quê cũ thêm lần nào nữa nên hầu như quên đi món khô nầy.
Hai tuần lễ trước đứa em kế qua thăm con gái, nó đã mang từ quê nhà sang cho tôi một thùng khô cá diêu hồng làm tui nhớ lại chuyện xưa quá cở...
Các bạn nào còn ở Việt Nam không tin có loại khô tên "diêu hồng", thì hảy thử bắt cá diêu hồng đem ra làm khô theo cách tui vừa kể xem sao, để coi thử tui nói có đúng không nha. KKK
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét